THÁNG BA NĂM ĐÓTháng ba người nhớ hay không?"Tháng ba gãy súng" não nùng đời nhau [*]1.Tháng ba lại tháng ba nàoTháng ba năm đó làm sao quên người?Tháng ba vỡ mộng tình đôiTháng ba thảm lắm tình tôi nghìn trùng!Mười năm về lại dã nhânThấy đời hụt hẫng đoạn trường bể dâuTìm người giờ biết tìm đâu?Tìm trong ký ức những câu nhạc tình?"Chanh đường uống ngọt môi trinh""Hẹn hò cuốn quít thiên đường lối xưa" [**]Lối xưa lạ lẫm hững hờPhố xưa đã đổi màu cờ máu timĐường xưa giờ đã đổi tênNhà xưa đổi chủ buồn tênh cổng gàiTin người ? Như khói sương phai!Dã nhân lê bước thở dài mưa rơiThôi tôi mất dấu em rồiTrùng dương cuồng nộ vùi đời thanh xuân!2.Tha hương kiếp "luân lạc nhân"Ai người tri kỷ cùng ngâm Hồ Trường?"Hồ trường, hồ trường, ta biết rót về đâu?Rót về Đông phương, nước bể Đông chảy xiết sinh cuồng loạnRót về Tây phương, mưa Tây rơi từng trận chứa chạnRót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút đá chạy cát dươngRót về Nam phương, trời Nam mù mịt,có người quá chén như điên như cuồng" [***]Mùa về đắ́ng chén lưu vongThống ngâm thơ cổ ngất hồn tháng ba!Tháng ba cuộc đó đã xaXa rồi... xa lắm... sao ta vẫn buồn?Tháng ba mưng mủ vết thươngNgười ơi nhức nhối... đoạn trường sao quên?!.Tháng ba nâng chén mình ênHồn người lính cũ buồn tênh phận mìnhTháng ba đắng chén nhân sinhMất, còn bạn hữu bóng hình khói sươngThì thôi nhân thế vô thườngBầu nghiêng, rượu rưới thay hương khóc người!Tháng ba lại tháng ba rồiHồ trường cô lữ lệ mời tháng ba!Nguyên Lạc
..............
[*] Tên hồi ký của Cao Xuân Huy
[**] Mượn ý "Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt" và câu nhạc khác của Phạm Duy
[***] Hồ Trường-Nguyễn Bá Trác
.......................
[*] Tên hồi ký của Cao Xuân Huy
[**] Mượn ý "Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt" và câu nhạc khác của Phạm Duy
[***] Hồ Trường-Nguyễn Bá Trác
.......................
“Tháng Ba Gãy Súng” – hồi ký Cao Xuân Huy: Ghi lại cuộc “di tản chiến thuật” của các người lính Thủy Quân Lục Chiến (VNCH) tháng 3, 1975 tại cửa biển Thuận An – Quảng Trị. Ngoài một số bị giết, đa số các TQLC còn lại bị bắt làm tù binh, rồi đi “cải tạo”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét