CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

TẨU VI THƯỢNG SÁCH - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện

 


Trong pho binh pháp "Tam Thập Lục Kế" được phác thảo vào thời Nam Bắc triều cỡ thế kỷ thứ sáu sau Công Nguyên, sách này thuộc vào loại Vô Danh Thị, ghi lại những mưu kế của nhiều nhà, từ thời nhà Tây Châu, qua nhà Tần nhà Hán nhà Tam Quốc, nhà Tấn... Chỉ ghi lại rất là giản đơn [đơn giản] những mưu kế xuất hiện trong giai đoạn nào đó thành công hay thất bại, ghi chép chung chung và có nhận xét chút chút. Không Thành Kế thuộc vào loại kế thứ 32, Liên Hoàn Kế là kế thứ 35, và sau chót cùng là Kế "Tẩu Vi Thượng Sách" còn một tên khác là "Dĩ Đào Vi Thượng" là Kế thứ ba Mươi Sáu nói nôm na là Kế Sách "Rút Lui", Rút Lui có trật tự hoặc Di Tản Chiến Thuật.
 

LÊ MAI LĨNH, NGƯỜI TRUNG THỰC - Nguyên Lạc


Nhà thơ Lê Mai Lĩnh
 
Chắc các bạn đã biết về Diogenes thành Sinope, triết gia cổ Hy Lạp (412-323 TCN)
Vài giai thoại về ông:

– Diogenes thành Sinope và Alexander Đại đế

Theo sử gia Plutarch, khi Alexander Đại Đế tới Corinth, những người đứng đầu thành phố và các triết gia đã lũ lượt kéo nhau tới yết kiến Alexander, chỉ riêng Diogenes vắng mặt. Alexander bèn đích thân đi tìm Diogenes, và thấy ông này đang nằm dài sưởi nắng bên cái thùng ông dùng làm chỗ ngủ. Khi Alexander Đại Đế hỏi: “Hỡi nhà hiền triết, ngươi có muốn ta làm gì giúp ngươi không?”, Diogenes đã trả lời: “Ngài hãy đứng tránh sang một bên để khỏi che lấp ánh mặt trời của tôi.” Các triết gia và đám tùy tùng của Alexander Đại Đế nghe vậy cười phá lên, trong khi chính Alexander Đại Đế nói: “Nhưng thành thật mà nói, nếu ta không phải là Alexander, ta ước mình là Diogenes.”
                                                                                        (Wikipedia)
 
– Diogenes xách đèn tìm người ban ngày

Diogenes từng xách đèn lồng đi ngoài phố giữa ban ngày. Khi được hỏi làm gì đấy, ông trả lời: Tôi đang tìm kiếm một “con người” (thường được dịch thành “tìm kiếm một con người trung thực”). Tương truyền ông chỉ gặp toàn bọn bất lương và vô lại.
 
Tôi may mắn hơn Diogenes, không cần phải xách đèn đi rong ngoài phố giữa ban ngày để tìm người, vì tôi đã gặp được người trung thực, lương thiện: thi văn sĩ Lê Mai Lĩnh. Lê Mai Lĩnh trước đă gởi tặng tôi thi phẩm THƠ TÌNH THẾ KỶ, LƯƠNG QUYỀN – CÔ LÁNG GIỀNG, TUYỂN TẬP LÊ MAI LĨNH và gần đây quyển CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH – thi sĩ miền Nam Lê Mai Lĩnh (nhà xuất bản Nhân Ảnh năm 2023). Qua một thời gian đọc, tôi xin được ghi ra đây vài hàng về tiểu sử của ông, vài cảm nhận chủ quan về thơ văn ông xem như lời cảm ơn trân trọng đến thi văn nhân.
 

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2023

TRỞ VỀ, XƯƠNG RỒNG, VĂN NGHẼO VỀ CHIỀU – Thơ Chu Vương Miện

 
 


TRỞ VỀ
 
có con chim khóc trên rừng sim
tím lá giữa rừng bịn rịn lìa
cây đêm chầy nay đó mai đây
đâu như tảng đá mướt đầy những
rêu thác nước chẩy đều đều năm
tháng hoa lan chùm buông cạn chân
non dẫu cho gan héo đá mòn
nhành cây sim tím vẫn còn thướt
tha ta du tử đi qua đi
lại miền đồng bằng cỏ dại lùm
tre một mai mạn ngược sơn khê
ta đi rồi lại lộn về như
xưa này mái lá giấc trưa còn
đó tiếng sáo diều bản đó chuyển
qua một đời ta vẫn là ta
quê cha vẫn đó rừng hoa vẫn
rừng nay đôi ngả nửa vòng trái
đất vẫn quê mình lẩn quất đâu
đây dù cho trôi trọn kiếp này
kiêp sau xin sẽ làm mây trở
về
 

CHÙM THƠ VỀ EM 1 - Châu Thạch

 
  


EM CÓ PHẢI BÊN TÔI?
 
Những bài thơ tôi viết cho em
Những ngày còn rất trẻ
Sao em lại xé
Để bây giờ tôi nhớ mãi khôn thôi!
 
Em vẫn ở bên tôi từ buổi ấy
Nhưng thơ tình ngày xưa không còn thấy
Đã chôn vào dĩ vảng xa xôi
Nên tình xưa hình như đã đi rồi!
Thơ tôi viết bây giờ như xếp chữ.
 
Ôi kỷ niệm đã đi vào quá khứ
Đêm nằm mơ thấy thất lạc người yêu
Mở mắt ra em cũng vẫn yêu kiều
Nhưng cô bé ngày xưa chừ đâu nhỉ?
 
Tôi như kẻ thất tình ủy mị
Tôi như tên đánh mất động hoa vàng
Một đêm nào nằm mơ thấy em ngoan
Sao nước mắt lại đầm đìa trên gối
 
Mở mắt nghi ngờ
Em có phải bên tôi?
                 

ĐẦU HẠ - Thơ Lê Phước Sinh

 
   


ĐẦU HẠ
 
Như Con Bún tơi tả
ngắc ngoải thật sống sường
Xe chẳng buồn ngó lại
Người khao khát bóng cây.
 
Nhựa đường khét như nghiện
-kiểu xưa "ngã bàn đèn"
Nắng trời đến Cực Tím
Bọc Tay kèm Phủ Đầu.
 
Tháng 2 mà đã thế
Da thịt cứ như rang...
 
LÊ PHƯỚC SINH 
 

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2023

MỪNG TUỔI 70 – Nhã My cùng quý thi hữu


 
      Ảnh Nhã My , Huỳnh Tâm Hoài & Ac Nguyễn Hữu Tân (Cali 2022)


MỪNG TUỔI 70
 
Mới đó mà nay bảy chục rồi
Thời gian lặng lẽ cứ buông trôi
Dòng đời sóng gió qua mau quá
Thế cuộc u hoài cũng vậy thôi
Xuân tới đếm thêm màu tóc bạc
Ngày qua tăng mãi sắc da mồi
Cầu mong sức khoẻ an lành đến
 Hạnh phúc bên nhau miệng mỉm cười
 
Nhã My
 
 
BÀI HOẠ:
 
 
HẠNH PHÚC TUỔI 70
(Tặng NM)
 
 
Hạnh phúc yêu thương với nụ cười
Dẫu cho tóc bạc lẫn da mồi
Tình già nồng ấm như còn trẻ.
Bóng xế hoàng hôn vẫn sáng tươi.
Thức giấc năm canh không lẻ bóng
Dìu nhau sáu khắc mãi chung đôi
Kề bên cùng ngắm hoa bừng nở
Xuân đến càng thêm đẹp cuộc đời
 
Huỳnh Tâm Hoài

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

TÀO THÁO (TAM TỀ VƯƠNG HÀN TÍN) - Tạp ghi và phiếm luận của Chu Vương Miện



Trong quân doanh Đại Đô Đốc Chu Du nói với tham mưu trưởng Lỗ Túc:
- Muà đông rét mướt như thế này này, làm gì mà có gió Đông Nam, chắc Khổng Minh Gia Cát Lượng nổ chơi cho vui chuyện mà thôi?
Lỗ Túc khẩn trương đáp :
- Con người của Khổng Minh không bao giờ nói đùa đâu?

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (4) - Nguyên Lạc

                                                    (Kỳ 4)


V. CÁC QUỐC GIA TRỒNG NHO VÀ LÀM RƯỢU CHÍNH CỦA THẾ GIỚI
 
Hiện trên thế giới có khoảng 8 triệu héc ta đất trồng nho với sản lượng 248,2 triệu hl (Hectolit [hl] = 100 Lít) [năm 2012]. Diện tích trồng nho ở Tây Ban Nha đứng đầu, kế là Ý và Pháp đứng thứ 2, thứ 3 trên thế giới, nhưng Ý và Pháp lại đứng đầu thế giới về sản lượng rượu vang với lần lượt 40,83 triệu hectolit và 40,48 triệu hectolit năm 2012 so với 31,5 triệu hectolit của Tây Ban Nha.
 

ĐỌC “NGƯỜI ĐÀN BÀ LÀM THƠ” CỦA THI SĨ ÁI NHÂN – Phạm Đức Nhì

 
Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Lời Nói Đầu
 
Tôi chưa quen thi sĩ Ái Nhân nhưng biết anh, nghe tiếng anh qua bạn bè anh, những người yêu thích thơ anh trên Facebook. Thỉnh thoảng tôi cũng “gặp” thơ anh trên vài trang web văn học mà tôi cộng tác.
 
Nói chung, anh có kỹ thuật thơ vững, ngôn ngữ hình tượng đẹp, câu cú chắc gọn, ý tứ “dễ bắt”.
 

VÔ VI – Thơ Lê Kim Thượng


  
                   Nhà thơ Lê Kim Thượng
 

VÔ VI
 
1.
Chiêm bao… chạm nỗi nhớ nhà
Thời gian nét cọ phết qua bụi dày
Bước ra từ cõi mù say
Cạn be rượu trắng, rót đầy sầu mơ…
Trò chơi Cút bắt… tuổi thơ
Đường cong ký ức xa mờ sơn khê
Trò chơi Bịt mắt bắt dê
Gọi về tuổi nhớ… miền quê thanh bình
Con sông phơi ngực nguyên trinh
Chảy qua miền lúa, chung tình thảo thơm
Nắng mân mê những cọng rơm
Trời thương mùa trúng, áo cơm đủ đầy
Cuối mùa gió thổi về Tây
Mồ hôi nhỏ giọt, luống cày ủ hương
Đồng sâu, đồng cạn thân thương
Xa xa thấp thoáng cổng trường hoa Mua
Ráng chiều nhuộm đỏ mái chùa
Trải lên núi trắng già nua câu thề
Nghe câu Vọng Cổ rớt… “Xề…”
Sài Môn gió lách cổng quê ngại ngần…
 
2.
Chỉ là hoài niệm bâng khuâng
Trông về quê cũ bần thần viễn khơi
Bước chân hụt hẫng hổ ngươi
Trò chơi lẫn quẫn, trò đời đắng cay
Tráo trơ phủ định tháng ngày
Trò đời sấp ngửa, trả vay miệt mài
Đường đời cạm bẫy chông gai
Còn ai bội tín, mấy ai mở lòng
Bao giờ cho tới cuối cùng
Chìm trong dị mộng, trùng trùng Nam Kha
Bây giờ hát khúc bi ca
Ảo ngôn ngữ nghĩa, cho qua nỗi chờ
Nửa đêm không khắc, không giờ
Vô vi hóa bướm, lời thơ rập rờn
Bên đời có Kẻ thiệt hơn
Phố đông, đông cả cô đơn riêng mình
Đêm đêm đối thoại bóng mình
Đèn khuya, vách cũ cuộc tình riêng đau
Trăm ngàn năm trước, năm sau
Nhớ quê chỉ có một câu… “Đắng lòng…”
         
                      Nha Trang, tháng 02. 2023              
                            LÊ KIM THƯỢNG

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2023

VÀI Ý KIẾN VỀ CUỐN “NGÓN TAY VÀ MẶT TRĂNG: NÓI VỚI 18 TÁC GIẢ GIAO ĐIỂM” CỦA ÔNG ĐỖ MẠNH TRI - Trần Chung Ngọc

 Trích trong cuốn “Phê bình những bài phê bình cuốn ‘Đối thoại với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II  Tập 2’ ” – Trả lời ông Đỗ Mạnh Tri Giao Điểm Xuất Bản 1997)

                            
            
Tôi vừa đọc xong cuốn "Ngón Tay và Mặt Trăng: Nói Với 18 Tác Giả Giao Điểm" của ông Đỗ Mạnh Tri, do nhóm thân hữu của ông tái bản tại Cali, mùa hè 1997. Là một trong 18 tác giả Giao Điểm, tôi đã lắng tai nghe một cách trân trọng, và phân vân tự hỏi: có nên góp ý kiến với ông Đỗ Mạnh Tri và có cần thiết hay không? Thực ra thì không cần thiết, vì cuốn "Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan PhaoLồ II: Nhân Đọc Cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng", (từ đây về sau được viết gọn là "Đối Thoại.."), Giao Điểm xuất bản từ cuối 1995, đến nay đã được gần 2 năm. Hồi ứng của độc giả cho biết đa số đón nhận cuốn sách này với nhiều thiện cảm và đã ủng hộ Giao Điểm về vật chất cũng như về tinh thần. Để đáp ứng sự đòi hỏi của độc giả, Giao Điểm đã phải tái bản cuốn sách này ngay sau khi phát hành ấn bản đầu tiên. Sự kiện đa số độc giả có cảm tình với cuốn "Đối Thoại.." cũng dễ hiểu, vì cuốn "Đối Thoại..." không phải là tiếng nói của bất cứ một tổ chức tôn giáo hay lực lượng dân tộc nào, nhưng cuốn "Đối Thoại.." đã phần nào nói lên tâm tư của những người Việt yêu nước, phản ánh một tinh thần bất khuất truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là tiếng nói trí thức phát huy tinh thần dân tộc, tinh thần vô úy, của một số người cảm thấy mình có trách nhiệm phải trả lại những sự thực cho lịch sử, những sự thực đã bị xuyên tạc và bóp mép bởi những chính quyền thực dân đô hộ, hay chính quyền tôn giáo trị dựa vào thế lực tư bản và ngụy trang dưới chiêu bài chống Cộng như chính quyền Ngô Đình Diệm... Tiếng nói này cất lên với tinh thần tôn trọng sự thực, bất kể những sự thực này liên hệ đến vấn đề tế nhị tôn giáo của một thế lực toàn cầu, vừa mạnh về chính trị, vừa giàu có về tiền bạc, như Giáo hội Công Giáo. Tiếng nói này cất lên không ngoài mục đích giải hoặc và khai sáng tâm tư của một số người mà vì hoàn cảnh éo le của lịch sử cũng như vì thiếu một sự hiểu biết chính xác về tôn giáo của mình nên đã bị lừa dối, mê hoặc để đi vào con đường xa lìa dân tộc như lịch sử đã chứng minh, và sống như người ngoại quốc trên chính đất nước của mình. (Nguyễn Văn Trung: "Nhận Định 1, Nam Sơn, Saigon").
 

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023

NHỮNG LUẬN ĐIỂM PHẢN TRÍ THỨC CỦA TRẦN CHUNG NGỌC (GIAO ĐIỂM, HOA KỲ) - Dương Ngọc Dũng

Quyển sách “Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phaolô II” do nhóm Giáo Điểm ấn hành tại Hoa Kỳ năm 1995 đã tạo nên sự xôn xao dư luận trong và ngoài nước. 



Giáo sư Dương Ngọc Dũng, một nhân vật trí thức ngoài Công Giáo hiện đang sinh sống tại Sài Gòn đã viết tác phẩm “NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC TRÍ THỨC PHẬT GIÁO TRONG NHÓM GIAO ĐIỂM HOA KỲ” ấn hành lần đầu tại Sài Gòn cuối năm 1996 để phản bác.

Tác phẩm này của giáo sư Dương Ngọc Dũng đã tạo nên một cuộc bút chiến sôi nổi. Theo giáo sư Dũng thì vào mùa thu năm 1996, sau khi kết thúc học trình về chuyên đề Phật Giáo tại Đại Học Harvard đang chuẩn bị về nước, tình cờ ông được đọc qua cuốn "Đối Thoại... " của nhóm Giao Điểm. Cảm thấy bất bình vì “những lý luận nhảm nhí, cách trình bày vụng về, đầy thâm ý xuyên tạc tràn ngập trong tác phẩm này” nên ông đã phải lên tiếng nhận định.


*
Hiện nay Trần Chung Ngọc là cây bút hung hăng nhất của tạp chí Giao Điểm tại Mỹ. Hình như ông không còn việc làm gì khác hơn là viết bài bút chiến với người khác và cũng không tiếc lời thóa mạ cá nhân bất kỳ ai có can đảm phê bình ông, phê bình thái độ hồ đồ kỳ quặc của ông trong mọi vấn đề liên quan đến tôn giáo. Đọc ông người ta có cảm giác ông có một lòng căm thù vô hạn đối với Thiên Chúa Giáo trong khi vẫn luôn mồm thanh minh rằng mình “không hề có ác cảm với bất cứ ai” và tự so sánh bản thân với Bồ Tát “những người sẵn sàng vén tay áo, sắn ông quần, nhảy vào lửa địa ngục để cứu vớt chúng sinh nặng nghiệp”. Tôi đã viết bài phê bình thái độ hồ đồ và phản trí thức này của TCN, nhưng tác giả họ Trần, trong lúc mù quáng vì phẫn nộ khi bản ngã kiêu căng của mình bị chà đạp đau đớn, đã vùng lên, tung ra những luận điệu còn khó nghe hơn, những luận điệu chỉ cho thấy một người đang quằn quại trong hố sâu mặc cảm. Ông đã đặc ân dành riêng 18 trang của tạp chí Giao Điểm số mới ra gần đây để trút hết hờn giận lên đầu cá nhân tôi, Dương Ngọc Dũng, người đã dám cả gan chọc đến oai hùm “Giao Điểm”.
 

MƯA BỤI – Thơ Tịnh Bình


   


MƯA BỤI
 
Không phải là hạt bụi
Sao lại gọi bụi thôi
Mưa như là dáng khói
Choàng khăn sương tinh khôi
 
Mưa như nàng thiếu nữ
E ấp búp tay thon
Hôn lên bờ môi lá
Ươn ướt chùm mưa non
 
Xuân như còn tơ nõn
Vạt nắng khẽ buông hờ
Con đường mưa nho nhỏ
Lời tình rung phím tơ
 
Nhen vần thơ lơ đãng
Chạm mưa xuân rắc trời
Không hoa xoan tím ngõ
Bụi tình rơi... rơi... rơi...
 
               TỊNH BÌNH
                (Tây Ninh)

TAM PHÂN - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Cuộc họp thượng đỉnh cuả Tào Tháo [tức Hàn Tín], Tôn Quyền [tức Cửu Giang Vương Anh Bố] và Lưu Dư Châu [tức Lương Vương Bành Việt] mỗi vị kèm theo một vài gia tướng thân cận. Bên Tào Tháo thì có Trương Liêu, Trình Dục. Bên Giang Đông cuả Anh Bố thì có Lỗ Túc, Gia cát Cẩn. Còn phía bên Lưu Bị thì có Khổng Minh Gia cát Lượng, Quan Vũ và Trương Phi. Tất cả đều ngôì ở vị trí chủ toạ bình đẳng, tức là bàn tròn, mở đầu Tào Tháo nói:
 

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2023

ÓNG ÁNH – Thơ Lê Phước Sinh

 

  
               Nhà thơ Lê Phước Sinh


ÓNG ÁNH
 
Tình như là cá biển
mới kéo từ lưới lên
mằn mặn thoang thoảng gió
xanh tươi thật ngon lành.
Lặng,
để nghe giọng hát
của nàng mỹ nhân ngư.
 
           Lê Phước Sinh

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2023

PHẠM CÔNG THIỆN, TRIẾT GIA GIẢ CẦY ĐI CHƯA HẾT ĐÊM HOANG LIÊU TRÊN MẶT ĐẤT - Vũ Ngọc Anh

 

“Phạm Công Thiện là triết gia”: Nhiều người nói như vậy và xưng tụng như vậy … như: <Trang Nhà Quảng Đức …Cáo bạch Tang Lễ Giáo Sư Triết gia Phạm Công Thiện. HT Thích Trí Chơn…> ...và một Web. lấy tên <Phạm Công Thiện> tôn vinh PCT là “philosopher” = triết gia.
 
Những người say mê, hâm mộ, đệ tử, kẻ xu nịnh, đàn em, bạn bè đều ngó Phạm Công Thiện là một “triết gai”... như một thiên tài... mà người tĩnh trí khác gọi là thiên tai đẻ non!
 
Có cần phải định nghĩa “triết gia là gì?”...” triết gia là ai...ai là triết gia... không?
 
Nếu học đòi ai đó xà quần “là gì” là gì...là gì là gì là gì?... để trở thành triết gia thì tới Tết Congo cũng chưa đi hết một vòng cầu tiêu công cộng!
 
Thôi thì dành cho các vị tung hô PCT là triết gia... họ đưa ra định nghĩa và xác nhận... thì mình ắt rõ!
 
Cho đến hôm nay (8/3/2014) vẫn chưa thấy một gs. triết của đại học nào trên thế giới kể cả Việt Nam trong cũng như ngoài nước nói đến “triết học Phạm Công Thiện” là gì (?).
 

PHÍA TÀ DƯƠNG QUÊ NHÀ – Thơ Tịnh Bình


   
             Nhà thơ Tịnh Bình

 
PHÍA TÀ DƯƠNG QUÊ NHÀ
 
Một bông hoa vừa nở
Trên rào dây thép gai
Hình như trong nắng sớm
Tiếng chim thôi u hoài
 
Hơn thua cùng được mất
Thời gian đôi cánh bay
Còn ai bên ta nữa
Mắt nhòa dư lệ cay
 
Gió về đâu lối gió
Hư ảo đường mây qua
Giấc chiêm bao hư thực
Phía tà dương quê nhà
 
Nhủ lòng thôi an tĩnh
Ngoài kia cơn sóng đời
Lặng yên cùng huyên náo
Chẳng làm buồn hay vui...
 
                  TỊNH BÌNH
                   (Tây Ninh)

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (3) - Nguyên Lạc

                                                   (Kỳ 3)

 
IV. CÁCH LÀM RƯỢU VANG TRUYỀN THỐNG
 
Cách làm rượu vang là quá trình chuyển hóa nước nho ép thành rượu. Thường cần khoảng từ 1,3-1,5kg nho tươi để thu được 1 lít rượu vang.
 
1. Các giai đoạn chủ yếu
Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình sản xuất rượu là:
– tách cuống nho khỏi chùm nho,
– ép nước nho, ủ nho
– lên men.
Tùy theo ý muốn của nhà sản xuất rượu, muốn thu được rượu vang đỏ, hồng hay trắng mà các công đoạn sản xuất sẽ khác nhau. Giống nho làm rượu cũng ảnh hưởng đến loại rượu thu được.
Giai đoạn lên men rượu – giai đoạn chủ yếu của quá trình làm rượu – là một quá trình tự nhiên, trong đó đường có ở nho chuyển hóa thành cồn, do tác động của vi khuẩn và chất lên men có sẵn trong vỏ nho. Rượu trong quá trình lên men sẽ thải ra khí CO2 (Carbon dioxide). Chính loại khí này trong các chai rượu Champagne sẽ làm bật nút chai và làm rượu Champagne sủi bọt trông rất hấp dẫn.
Sau khi ép, nước nho được lọc cặn, cho thêm một lượng nhỏ khí sulfua để diệt khuẩn và được nuôi trong thùng inox hoặc thùng bê tông quét sơn thực phẩm (Epoxy) hay thùng gỗ sồi. Thời gian nuôi trong thùng gỗ do nhà sản xuất tính toán tùy theo tính chất của giống nho. Một thời gian sau, vang được rút ra khỏi thùng, lọc và đóng chai trước khi đem ra bán cho người tiêu dùng.
 

PHÓ TỔNG THỐNG JOE BIDEN CŨNG LẨY KIỀU – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Lời Nói Đầu
 
Bài viết Tổng Thống Mỹ Bill Clinton Lẩy Kiều gởi đến trang web Câu Lạc Bộ Văn Chương (HNVVN) không lâu thì tôi nhận được một bình luận thẳng thắn của bác Vũ Nho (chủ trang web). Nhận thấy bình luận của bác chỉ ra mấy điểm rất hữu ích trong việc Lẩy Kiều nên tôi đã dựa vào đó để thêm thắt vài điều trong bài viết mới này.
Cũng xin nói thêm, tên tôi là Phạm Đức Nhì chứ không phải Phạm Đức Nhị.
Xin chân thành cảm ơn bác Vũ Nho
 

TIẾNG CHIM, THƠ XƯA, TỈNH VÀ ĐIÊN – Thơ Chu Vương Miện


  


TIẾNG CHIM
 
chim nó theo chim
quạ nói theo quạ
nói theo tiếng người
nghĩa theo một đàng
nói đi một nẻo
thường là nói láo
con yểng con nhồng
thường là loạn xạ
nước lã cầm hơi
nói là ăn cháo
ngày chỉ ăn khoai
nói là khoai mài?
đôi khi nhịn đói
nói ăn lai rai?
con cá bơi qua
con cá bơi lại
con thằng chài đậu
trên cành sung thoáng
một cái đớp mất
tiêu con cá xong?
thu lá tên cành
mùa thu lá bay?
suốt cả đêm ngày
thi sĩ ngồi trên
bờ sông với chó
chả có gì trôi?
chó và thi sĩ
rách nát cả lòng
buổi sáng họp chợ
buổi chiều chợ tàn
không có ăn xin
không có khảy đàn
 

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC TẠI SÀI GÒN TRƯỚC 1975 - Dương Ngọc Dũng


Về phương diện chính trị văn hóa có thể khẳng định ngay thành phố Sài Gòn là trung tâm của miền Nam, giống như Huế ở miền Trung hay Hà Nội ở miền Bắc. Cái gọi là triết học phần lớn phát xuất từ các trí thức Nam bộ có may mắn được đi học trường Tây và hấp thu văn hóa Pháp, chẳng hạn Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Giàu, Phan Văn Hùm, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long. Mặc dù tất cả những người này không ai được đào tạo chính qui trong ngành triết, nhưng do tình hình lịch sử khách quan đã tập trung sự chú ý của họ (tôi muốn nói Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, và Trần Văn Giàu) vào triết học, chủ yếu là triết học Marx. 

VỀ HIỆN TƯỢNG PHẠM CÔNG THIỆN – Như Hạnh

(Trích bài của Như Hạnh [Pháp danh của Giáo sư Nguyễn Tự Cường], PhD, Harvard University).
 

Nếu có thì giờ mời quý bác đọc trọn bài theo đường link sau:

https://tapchitriet.com/?p=598
 
Đa số những người lớn lên ở Saigon trước 1975 mà có lưu ý đến văn học, triết học thì hẳn cũng nghe đến cái tên Phạm Công Thiện. Theo tôi ông là một scandal [𝑠ự tai tiếng] học thuật đáng tiếc tạo ra bởi một nhóm Phật Giáo. Mà thương thay lại là nhóm elite [𝑡𝑖𝑛ℎ 𝑙𝑜̣𝑐] của Phật Giáo, tức là nhóm chủ trương Đại Học Vạn Hạnh. Trước đó thì ông có viết báo và xuất bản mấy cuốn sách cũng chẳng ra thể thống gì. Cứ cho ông có credit [𝑡𝑖́𝑛 𝑐𝑖̉] là biết đọc tiếng Anh tiếng Pháp và cũng chịu khó đọc sách. Nhưng vì ông không bao giờ học đại học, ông thuộc loại “tự học miệt vườn”, lại thêm vì sống ở Việt Nam sách vở khan hiếm, cho nên đọc sách không có lớp lang, cuốn đực cuốn cái. Bất cứ cuốn sách ngoại quốc nào ông đọc được thì tác giả đều là “thiên tài”.
 

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2023

SAO TA CÒN Ở ĐÂY… - Thơ haiku của Trần Mai Ngân


   

 
SAO TA CÒN Ở ĐÂY…
 
** Chim bay về lối mây
Sao ta còn ở đây
Bầy Ve kêu như khóc!
 
** Buổi sáng pha tách trà
Con bướm bay la đà
Say tình một đóa hoa…
 
** Đôi môi sao run rẩy
Khi nói tiếng yêu em
Con Trăng trôi qua thềm…
 
** Nụ cười trong chiếc gương
Đôi mắt gửi người thương
Thoắt mây băng qua đường!
 
** Màu xanh của bầu trời
Đánh dấu một bình minh
Tĩnh tâm người thức dậy…
 
              Trần Mai Ngân

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023

NGŨ XUẤT KỲ SƠN - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện

 

Để cho cuộc Bắc Chinh kỳ này cho được vẹn toàn, Tướng phụ Khổng Minh Gia Cát Lượng góp ý với Hậu Chúa Lưu Thiện là mở một cuộc họp khoáng đại giữa hai bên, một là Ba Thục hai là Đông Ngô cùng hợp tác lao động, hợp đồng đánh úp tập thể quân Tào Ngụy, chơi một ván bài xả láng, rồi cho toàn quân giải ngũ không thèm đánh với chác nữa. Vốn là vua gật, nên tướng phụ nói gì là ô kê nấy. Cuộc họp song phương Ngô Thục diễn ra rất là hoành tráng bánh tráng ở Kinh Châu. Vua cậu là Tôn Quyền thì cũng có vẻ già nua, đi có người dẫn dắt, vua cháu là Lưu Thiện "tên cúng cơm là Ả Đẩu" thì toàn người bình thường, chỉ duy cái cần cổ là to mà thôi? Vì làm vua nhưng đại quyền trong tay tướng phụ nên chỉ only gật mà gật nhiều quá xá, nên bộ phận cổ phát huy và to ra. 

ĐỌC BÀI THƠ MÙA ĐÔNG “ĐI VỀ NƠI ĐÂU” CỦA THH - Châu Thạch

                                    
                                 
Nhà bình thơ Châu Thạch

Vừa ăn tết xong, lòng đang vui khi đọc được bài thơ “Mở Cửa Trái Tim” của bạn tôi, nhà thơ Bụi Đời Trần Thoại Nguyên, tôi liền viết được ngay bài cảm nhận cho “Mở Cửa Trái Tim” ấy.
 
Sáng nay, nắng hồng xuân làm ấm áp bầu trời. Trong niềm cảm xúc thú vị đầu năm đó, tôi lại vui thêm khi tình cờ đọc được bài thơ không phải viết về mùa xuân mà ngược lại viết về mùa đông, không phải là của bạn tôi mà là của một người tôi chưa quen biết, thấy tên facebook là Tuy Hoa Huynh và bút hiệu đề dưới thơ là THH.