CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

ĐÔI CÕI, ĐI ĐI VỀ VỀ, NHAI LẪN NHAU - Thơ Chu Vương Miện

 
  


ĐÔI CÕI
 
Thân Việt mà đầu lại ở Ngô
 Chiết Giang ờ ngó lại Giang Tô
Đêm đêm sóng võ duềnh Thượng Hải
Mà hong đời bạc kiếp thương hồ
 
Mưa gió phong trần đời lưu lạc
Lưng còng năm tháng nắng cùng mưa
Sóng vỗ bao thời lên bãi cát
Mà sao lòng biển vẫn chưa vừa?
 
Ôi những chiếc thùng không còn rượu
Ngỗn ngang trôi nổi chả bến bờ
Dòng thơ tiền chiến nào đâu đó
Sót lại trong hồn “Cô gái mơ”
 

ĐỌC "ĐOẢN THƠ ZULU DC" (BÀI 2) - CHÂU THẠCH

 
ZuLu DC và Châu Thạch
                                
ĐÔI LỜI PHI LỘ:
 
Đây chỉ là những suy nghĩ bắt chợt khi đọc đoản thơ của ZULU DC và viết đăng ngay. Mong quý vị xem bài viết như những phát ngôn bên bàn trà, có đúng có sai nhưng để thư giản cùng nhau là chính     
                                                                                          Châu Thạch
 
5- VÌ AI
 
Môi thì môi xinh mộng mơ
Hoa thì hoa tím của chờ đợi mong
Sen anh không biết ai trồng
Môi em không biết tô hồng vì ai!
 
Tạo hoá ban cho đời nhiều loại hoa với màu sắc và ý nghĩa khác nhau, trong đó hoa sen tím tượng trưng sự chân thành, đằm thắm nhất. Hoa sen tím còn là biểu tượng cho các giáo phái huyền bí, nó bộc lộ cho sự tỉnh ngộ và sự thật qua bốn cánh hoa sen tím mà Đức Phật đã dạy.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (3) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                                    (Rượu và Ly Uống Rượu)
  
Tiếu Ngạo Giang Hồ  
                                                                        
Đọc truyện võ hiệp "Tiếu Ngạo Giang Hồ 笑傲江湖", không ai là không trầm trồ đoạn luận về uống rượu và các ly chén dùng để uống rượu rất điệu nghệ của Đại Hiệp KIM DUNG thông qua các nhân vật và văn thơ cổ được ông đưa vào để dẫn chứng một cách tài tình và lý thú. Nào ta hãy cùng đọc bài thơ sau đây: 

   Lan lăng mỹ tửu uất kim hương,          
 

MA MỊ - Thơ Lê Phước Sinh

 
   
                          Nhà thơ Lê Phước Sinh
 

MA MỊ 
 
Tơ hồng cố tình sa xuống Nụ xanh mơn mởn
trang sử ghép
nguỵ tạo mơ hồ sương khói
trơ gốc
rã rượi
nhánh lúa xép khô
công nông cần lao
Chiều tàn.
Còn đợi ai mà Em trang điểm
lăng nhăng trò hề
cuộc chơi đã đến hồi chấm dứt. 
 
LÊ PHƯỚC SINH 

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (6) - Nguyên Lạc

 
 

VII. CÁCH THỬ NẾM VÀ THƯỞNG THỨC RƯỢU VANG
 
1.   Thử nếm rượu vang

Một khi bạn đã biết uống và thưởng thức rượu vang thì tức là bạn đã có một bước tiến đến quá trình thử nếm rượu vang. Thử nếm rượu trước hết là phân tích những cảm giác bạn nhận được khi nếm rượu vang, rồi sau đó là sự diễn đạt những cảm xúc đó bằng những từ ngữ cụ thể, chính xác và thích hợp. Thử nếm rượu vang, hay nói khác đi, là phân giải những cảm quan cho phép bạn đánh giá chất lượng của rượu vang và tìm ra những nhược điểm, nếu có. Thử nếm rượu vang được chia ra làm 3 giai đoạn, nhờ 3 giác quan chính: mắt, mũi và miệng.

CÔ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI BÌNH HIỂU VỀ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN – Đoàn Dự

 

Ngày 9 tháng 1 năm 2007, trong trò chơi “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3 Hà Nội, do MC Lại Văn Sâm điều khiển, người được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình.
 
Câu hỏi nguyên văn như sau:

Trong nhóm tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn, ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?
 
A. Thạch Lam.
B. Hoàng Đạo.
C. Nhất Linh.
D. Khái Hưng.
 

TÚY HỒNG, TIẾNG HÁT PHỐ VẮNG ĐÈN KHUYA... – Hồ Trường An

 

Vào năm 1955, 56 gì đó, tôi đã nghe Túy Hồng diễn kịch truyền thanh trên đài Sài Gòn trong ban Dân Nam. Thuở ấy cô nữ sinh Trương Ánh Tuyết vừa chân ướt chân ráo từ tỉnh Bình Dương xuống Sài Gòn đầu quân cho ban Dân Nam lấy nghệ danh là Túy Hồng. Lúc đó bên phe nữ, ban này đã có Túy Hoa, Tuyết Vân, Tuý Phượng.
Túy Hồng vừa diễn kịch truyền thanh vừa ca hát chút ít. Thuở ấy, cô hát thua xa Tuý Phượng vì giọng hát cô chưa thuần thục lắm. Khi ông bầu Anh Lân của ban Dân Nam quyết lòng đem vở kịch "Áo Người Trinh Nữ" lên sân khấu có mời kỳ nữ Kim Cương vốn là đào hát cải lương để thủ vai chính trong thoại kịch ấy.

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

“CHÂN VỊT, THỊT GÀ, DA TRÂU, ĐẦU RẮN” LÀ CON GÌ? - Hiếu Đan

“Chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn” là con gì?” - Câu hỏi khiến rất nhiều cư dân mạng "bó tay". Rất nhiều đáp án được đưa ra: cá sấu, vịt xiêm, kỳ nhông, kỳ đà... Tuy nhiên, câu trả lời không nằm trong danh sách những con vật kể trên.

Con vật này vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đặc biệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.

Tuy ba ba là động vật sống hoang dã, nhưng rất dễ nuôi trong ao, bể nhỏ

Trên thực tế, loài vật "kỳ lạ" trong câu đố khá thân quen. Nó không chỉ được nuôi làm cảnh mà còn làm thức ăn, có giá trị kinh tế cao. Đáp án chính là con... Ba ba.

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (2) – Đỗ Chiêu Đức

                         NHỮNG MỐI TÌNH OAN NGHIỆT

Nhà văn Kim Dung 
                                                                                     
          
四張機,                  TỨ TRƯƠNG CƠ
            
鴛鴦織就欲雙飛,   Uyên ương chức tựu dục song phi,           
可憐未老頭先白。   Khả lân vị lão đầu tiên bạch.            
春波碧草,               Xuân ba bích thảo,           
曉寒深處,                Hiểu hàn thâm xứ,            
相對浴紅衣。            Tương đối dục hồng y.
      
Đó là bài TỪ  của bà Anh Cô 瑛姑 (trước là Lưu Quý Phi của Đoàn Nam Đế) thêu trên chiếc khăn tay để tặng cho Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông 周伯通. Châu Bá Thông là người không sợ trời không sợ đất, bình sinh ông ta chỉ sợ có hai người: Sư huynh Vương Trùng Dương và... Hoàng Dung, cô em dâu bất đắc dĩ của thằng bạn kết nghĩa vong niên Quách Tĩnh. Mỗi lần muốn khống chế và đối phó với Lão Ngoan Đồng thì Hoàng Dung chỉ cần đọc ba chữ "TỨ TRƯƠNG CƠ..." thì Chu Bá Thông y như là trúng phải tà, như Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng niệm chú khẩn cô, nhất nhất nói gì cũng nghe theo cả! Thì ra...
 

NGHE THANH LAM GỌI NẮNG – Thơ Bùi Chí Vinh


       


NGHE THANH LAM GỌI NẮNG
 
Sau khi Tuấn Ngọc đổi tên VIỆT NAM thành CHIỀU NAY
Thợ hát Thanh Lam hết hồn GỌI NẮNG
Bởi vì chiều nay mà hoàng hôn đi vắng
Thì phải gọi nắng lên để nhạc Trịnh mơ màng
Quá sợ tiếng gào thất thanh của quái nữ dịu dàng
Quá ớn tiếng gầm “đề xi pen” ngang động cơ phản lực
Hồng nhan thời này quả thiệt đa truân
Muốn làm “đi va” phải rống lên cho… nắng cực !
“Thương nữ bất tri vong quốc hận” còn phải rơi nước mắt
Giặc ngoài, thù trong gọi nắng giống trò hề
“Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa” càng thêm nhục
Nắng cực tưng bừng cho đất nước hôn mê !
 
                                                                  Bùi Chí Vinh

BÙI GIÁNG VIẾT VỀ THƠ TUỆ SĨ



Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u…. Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
 
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
 
Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết:
 
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty
 
Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.
 

MỘT BÀI VIẾT THIẾU LƯƠNG THIỆN CỦA ÔNG TRẦN TRUNG ĐẠO – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Tình cờ đọc được bài “Việt Nam Buồn Lắm Em Ơi” của Trần Trung Đạo trên trang Nỗi Niềm viết về việc ca sĩ Tuấn Ngọc khi hát đã tự ý sửa lời bản nhạc Tình Bơ Vơ của nhạc sĩ Lam Phương.
 
Từ nguyên bản “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” Tuấn Ngọc đã sửa lại thành “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”
 

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023

GẶP NHAU GIỮA MÙA ĐẦU TIÊN – Thơ Trần Thoại Nguyên


  


GẶP NHAU GIỮA MÙA ĐẦU TIÊN
(Tặng anh Đỗ Tư Nhơn, anh trai của Bạn Vàng Đỗ Tư Nghĩa.)
 
Nửa thế kỷ đã già nua
Còn duyên nhau, gặp giữa mùa đầu tiên!
Hẹn nhau từ bữa sinh tiền
Đỗ Tư Nghĩa đã về miền Bồng Lai!
 
Bây giờ mới gặp nhau đây!
Đỗ Tư Nhơn hỡi! Sáng nay Hoa Vàng
Phạm Thiên Thư ngó nhìn sang
Cùng vui cười nói rộn ràng quán không!
 
Bây giờ tóc trắng như bông
Đỗ Tư Nghĩa! Nhắc Bạn! Lòng nhớ thương!
Trần gian ngọn gió vô thường
Bạn đi trước! Hẹn quán đường thiên thu!
 
Ở đây sương khói bụi mù
Vui từng khoảnh khắc theo phù hoa bay!
Chén tình rót uống hồn say
Cõi nhân gian mộng cỏ cây xanh bờ!
 
Gặp anh đây, tặng vần thơ
Chút tình lưu niệm giấc mơ cuộc đời!
Mai sau nhật nguyệt mù khơi
Còn xanh rêu đá mây trời nghìn thu.
 
Quán Hoa Vàng, sáng 27/9/2022.
BỤI ĐỜI THI SĨ Trần Thoại Nguyên

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2023

THƯƠNG... – Thơ Tịnh Bình



 
THƯƠNG...
 
Thương trong màu nội cỏ
Chân phương dáng quê nhà
Thương trong màu nắng lóa
Dáng mẹ về xa xa...
 
Thơ ngây con diều biếc
Bơi trong gió chiều vàng
Ước về làm trẻ nhỏ
Rộn rã tiếng cười vang
 
Ta về bên sông cũ
Thương vầng trăng dậy thì
Nửa mảnh vàng neo đợi
Lau lách tiễn mùa đi
 
Hoàng hôn trôi bảng lảng
Bông ô môi rụng thầm
Khói đồng cay mắt gió
Thương một chiều xa xăm
 
Ta về qua ngõ vắng
Rong rêu mùa ấu thơ
Nghe thương miền hoa nắng
Tháng năm chẳng phai mờ...
 
                     TỊNH BÌNH
                      (Tây Ninh)

MINH ĐỨC HOÀI TRINH, NGƯỜI SÁNG LẬP TRUNG TÂM VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI - Trịnh Thanh Thủy

 
 Minh Đức Hoài Trinh
 
Có ai ngờ, thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh, người phụ nữ rất sợ hãi cô đơn trong thơ của bà, đã ra đi và phải lên đường một mình.
 
Như một lời tiên tri, người con gái nhỏ bé, ăn mặc lịch lãm vững chãi, từng bước tự tin trên đại lộ thênh thang của thành phố Paris ngày nào, đã nức nở trong những lời thơ “Đừng bỏ em một mình”, cuối cùng chịu thua, nằm xuống, thôi chống chọi với cuộc sống và mặc cho côn trùng rúc rỉa.
 

https://www.youtube.com/watch?v=Wd1_dPwcJJg
 
Đừng bỏ em một mình
Cho côn trùng rúc rỉa
Cỏ dại phủ mộ trinh
Cho bão tố bấp bênh
 
Đừng bỏ em một mình
Môi vệ thần không linh
Tiếng thời gian rền rĩ
Đường nghĩa trang gập ghềnh
 
Tôi thường gặp bà và phu quân, nhà văn Nguyễn Quang trong các buổi họp mặt văn nghệ. Bà gầy, nhỏ, mong manh và chịu đựng sự tàn phá của thời gian, mất đi trí nhớ, ngồi bên chồng, níu lấy ông, một cây tùng chở che vững chãi. Bà lặng lẽ, nét thanh lịch vẫn còn đó, nhưng chỉ còn như một cái bóng. Tôi không thể hình dung bao nhiêu năm trước sức sống và sự tranh đấu của người phụ nữ này kiên cường đến mức nào. Lịch sử cuộc đời bà là những trang hoạt động tích cực và có ý nghĩa biết là bao.
 
 
Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, bà thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử. Bà sinh ngày 15 tháng 10 năm 1930 tại Huế, sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964. Sau đó bà đến định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ từ năm 1982. Mất ngày 9 tháng 6, 2017.
 

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

DÒNG THƯ – Thơ Phan Quỳ

 
   

 
DÒNG THƯ
 
Em viết cho anh những dòng thư,
Thư tình không gởi đẹp như mơ.
Mực xanh nắn nót trên giấy trắng.
Viết đến bao nhiêu để cho vừa?
 
Em viết cho anh những dòng thơ
Thơ tình vần điệu đẹp như mơ
Xoá đi viết lại bao lần nữa
Em cũng không hay mấy là vừa.
 
Em viết cho anh những sớm trưa
Hôm nay, hôm nữa tựa ngày xưa
Thư anh em đọc anh đâu biết
Xấp nọ, chồng kia anh chẳng ngờ.
 
Em đem câu chữ tập làm thơ
Đọc đi đọc lại rồi ngẩn ngơ
Tình em gói ghém trong trang giấy
Em thấy thương em mấy cho vừa.
 
                                     Phan Quỳ

NỖI BUỒN CHÍN BÓI – Thơ Trần Mai Ngân


 


NỖI BUỒN CHÍN BÓI
 
Nỗi buồn em chín bói
Treo trên cành đa đoan
Nửa trăm năm phận người
Em mỏi mòn mình ơi!
 
Tháng Ba Xuyến Chi nở
Trắng bên bờ cỏ xanh
Năm mươi năm loanh quanh
Phận mong manh duyên lạt...
 
Đêm trôi trên tràng hạt
Lần in dấu đơn côi
Nhớ dòng sông xa xôi
Em làm người chết hụt...
 
Chuông đổ tiếng trầm nghiêng
Vang lên lòng độ lượng
Để được nói tiếng thương
Mình ơi! vàng khuôn thước
 
Đôi bàn chân nhẹ bước
Ngày mỗi một xa hơn
Đưa tay đây mình ạ
Dẫu gì cũng ngày xưa...
 
          Trần Mai Ngân

KHẢO BÌNH VỀ “SỐNG CHỤ SON SAO” (BÀI 3) - Nguyễn Khôi

SO SÁNH CÁC BẢN DỊCH “SỐNG CHỤ SON SAO” VỚI BẢN GỐC (Tiếng Thái phiên âm)


- Sống (xống) = Tiễn đưa
- Chụ = nhân tình, người tình
- Son = răn, dạy bảo, (son tạy = dạy dỗ), dặn dò
- Sao = gái, cô gái
Sống chụ son sao = Tiễn đưa người tình, dặn dò cô gái.
 

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (1) - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


Nhà văn Kim Dung
                                                        
Ai cũng biết truyện võ hiệp của Kim Dung đều toàn là những câu truyện HƯ CẤU, nhưng sao tất cả mọi người già trẻ lớn bé, bất kể sang hèn nam nữ, từ bình dân đến trí thức đều mê như điếu đổ. Truy nguyên, ta sẽ thấy được những HƯ CẤU của Kim Dung đều dựa vào những thực tế của cuộc sống hằng ngày, của tâm lý tình cảm chân thật của con người, của những sự kiện lịch sử có thật kết hợp với những dã sử trong dân gian, những phong tục tập quán của từng địa phương hòa vào trong các tình tiết khúc chiết ly kỳ gây cấn để hấp dẫn người đọc bằng lối kể truyện vừa bình dân vừa bác học, vừa chất phác vừa văn chương, vừa xen vào cái không khí trinh thám như của Sherlock Holmes... Tất cả Lịch sử, Địa lý, Chính trị, Văn hóa, văn chương, tâm lý tình cảm của con người, tất cả tất cả... hòa quyện vào nhau trong câu truyện VÕ HIỆP HƯ CẤU một cách tài tình hợp lô-gích và phù hợp với cuộc sống thực tại của con người !
 

THẾ CHÂN VẠC - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Khổng Minh Gia Cát Lượng đứng ngoài ngõ trúc cầm tay thân ái tiễn từng người một. Thôi Châu Bình về Bắc Lăng, Mạnh Công Uy về Nhữ Nam, Tư Mã Thuỷ Kính về Tân Dã. Mọi người đều hẹn nhau tuần sau đến Dĩnh Châu thăm Thạch Quảng Nguyên sẽ bàn tiếp chuyện thiên hạ sự.
 

ĐÔI DÒNG TƯỞNG NHỚ GIÁO SƯ NGUYỄN THẾ ANH (1936 – 2023) – Hoàng Đằng

 
Ảnh mượn trên mạng: GS. Nguyễn Thế Anh lúc trẻ và lúc già
 
Trên facebook, tin loan GS. Nguyễn Thế Anh qua đời hôm 19/3/2023, lòng tôi dậy lên nỗi bồi hồi thương nhớ.
 
Tôi có may mắn thụ giáo với Thầy năm học 1965 – 1966 ở chứng chỉ “Sử Việt Nam và Đông Nam Á” tại Đại Học Văn Khoa Huế. Tiếc là do điều kiện, hoàn cảnh riêng, tôi phải bỏ dở việc học.
 
Tôi tìm trên mạng một số bài viết về Thầy để viết nên những dòng này, xem như đốt nén hương lòng vọng bái tiễn đưa Thầy về nơi an nghỉ ngàn thu.
 

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2023

PHIẾM LUẬN VỀ “NHŨ DANH” – La Thụy



Đọc sách báo tôi thấy có hai quan niệm về NHŨ DANH khác nhau
 
Quan niệm 1:

Ngày nay, trong các bản tin cáo phó cho một người đàn bà, người ta thường viết “nhũ danh” hoặc ghi tiếng Anh là “Maiden name” (Tên thời thiếu nữ)
 
Ví dụ:

Nam Phương Hoàng Hậu nhũ danh là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan (4.12.1914 – 16.9.1963)

Bà Sarah DeRemer Knauss, nhũ danh Clark (24.9.1880 – 30.12.1999)
 
Hoặc trên thiệp cưới ghi:

Bà quả phụ..................
Nhũ danh  ..................

Từ “nhũ danh” ở đây được hiểu là tên của người đàn bà khi chưa lấy chồng.
 
Có người nói “nhũ danh” chỉ dùng riêng cho phụ nữ mà thôi.
Có lẽ do họ quan niệm: “Nam tu 男須 (trai râu), nữ nhũ 女乳 (gái vú)”
 
Và:
Đàn ông không râu bất nghì,
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con!”
 
Đôi dòng phiếm luận:
 
Với quan niệm như trên thì vú là bộ phận tượng trưng cho phái nữ, râu cằm là bộ phận tượng trưng cho phái nam.
 
Đàn ông có khuôn mặt chữ điền râu quai nón hay “râu hùm hàm én mày ngài” thì oai phong lẫm liệt rất xứng đáng là “bậc tu mi nam tử”. Người đàn ông râu rậm, râu tốt, râu dài được khen là “mỹ nhiệm công” như Quan Vân Trường chẳng hạn
 
Phụ nữ đẹp với tiêu chuẩn “đào kiểm”, “tế yêu”, “trường túc”, “ngọa tằm mi” (má đào, eo thon, chân dài, mày tằm) vẫn chưa đủ mà còn thêm tiêu chuẩn bộ ngực tròn trịa, đôi mông đầy đặn mới đạt tiêu chuẩn về số đo 3 vòng, cùng với chiều cao, cân nặng phù hợp.
 
Nhà văn Mạc Ngôn, (nhà văn đầu tiên mang quốc tịch Trung Quốc, được trao giải Nobel Văn học năm 2012) có tác phẩm  “Phong nhũ phì đồn” xuất bản năm 1995, một thời được dư luận xôn xao bàn tán.

Tác phẩm “Phong nhũ phì đồn” lúc đó khi chuyển ngữ tiếng Việt đã phải đổi tựa thành “Báu vật của đời” để gọi là” cho nhã hơn.

“Phong nhũ phì đồn” 丰乳肥臀  nghĩa là “vú đầy mông nẩy” hay “mông to ngực nở”. Dịch là “vú đầy mông nẩy” vừa sát sao, chẳng có gì là thô tục cả. Không hiểu sao mấy ngài dịch giả Việt Nam phải e ngại đi vòng quanh cho dài dòng...

“Vú đầy mông nẩy” thường được quý ông thích đùa gọi “ngực tấn công, mông phòng thủ” chỉ thân hình khêu gợi hấp dẫn bốc lửa của quý bà... làm mấy quý ông cứ “dùng dằng”
 
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở ở không xong
       
Ông bà ta đã dặn nên chọn vợ phải là tướng “mông nở, ngực to”. Giải thích theo khoa học thì mông nở tức là xương chậu rộng, khi sanh đẻ sẽ dễ dàng, ít rủi ro cho bé sơ sinh hơn người xương chậu hẹp, ngực to thì tuyến sữa phát triển tốt, có nhiều sữa để nuôi con
 
Sự căng tràn của đôi bồng đảo do sự dồi dào của estrogen, ngoài ra còn cần đóng góp của “hạ tầng cơ sở” (mô, tuyến sữa) được quy định tại gien. Cặp tuyết lê  của nữ giới vừa là bộ phận quyến rũ về giới tính và vừa là cơ quan hậu cần cung cấp dinh dưỡng cho thiên thần nhỏ sau này.
 
NHŨ   có nghĩa là vú và có nghĩa khác là sữa

Vú là bộ phận đặc trưng của phái nữ nên một số danh xưng có từ NHŨ thường chỉ phái nữ chẳng hạn:

NHŨ MẪU (chữ Hán: 乳母; tiếng Anh: Wet nurse), tiếng Việt gọi nôm na là Bà vú hay Vú em, là danh từ để chỉ những người phụ nữ có chồng, có con làm công việc chăm sóc và cho ăn những đứa trẻ sơ sinh của những gia đình khác bằng sữa mẹ.
 
Quan niệm NHŨ DANH là tên chỉ dành riêng cho phái nữ xem ra cũng có lý...

 *
Tuy nhiên

Quan niệm 2:
 
Theo Wiktionary tiếng Việt, theo từ điển Hán Nôm và một một số từ điển như vtudien... thì:

NHŨ DANH: Tên đặt lúc mới sinh.
 

Tên mà người Việt gọi là tên tục thì người Trung Quốc gọi là tiểu danh, được đặt lúc đứa bé còn nhỏ và cũng gọi là nhũ danh vì tên này được đặt lúc đang bú
 
Đôi dòng phiếm luận:
 
NHŨ   có nghĩa là vú, sữa. Ngoài ra còn có nghĩa là con non, sơ sinh.

Nên:
乳名 nhũ danh:  Tên đặt lúc mới sinh.
Nhũ danh trong Tiếng Anh là Milk Name (tên sữa)
 
Mọi đứa trẻ đều có quyền được đặt nhũ danh không kể là trai hay gái. “Nhũ” ở đây chỉ “cái vú” và “sơ sinh”. NHŨ DANH hàm ý tên của “trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ”.
 
Tên cha mẹ đặt gọi là nhũ danh, đó là tên từ khi còn bú vú mẹ - có khi là tên cúng cơmtên tục
 
Quý bạn có ý kiến gì về NHŨ DANH theo hai quan niệm trên nhỉ!
 
                                                                                          La Thụy