CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ? - La Thụy sưu tầm và biên tập




          VOI BIỂN LÀ “HẢI TƯỢNG” HAY “HẢI MÔ ?

Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn, khi mà ai cũng biết từ Hán Việt “tượng” là voi, tất nhiên VOI BIỂN phải là HẢI TƯỢNG. Nhưng, không phải tự dưng tôi đặt ra câu hỏi “ngớ ngẩn” trên. Việc gì cũng có nguyên do cả (như “nguyên lý túc lý” trong triết học).

Năm 1967, tôi học lớp nhất (tương đương với lớp năm hiện nay). Khi học môn Khoa Học Thường Thức, bài “động vật Bắc cực” thấy giới thiệu về gấu trắng, hải cẩu và hải mã. Nhìn hình vẽ thì con hải mã to lớn và đặc biệt có 2 cái ngà nhọn hoắt chỉa ra từ miệng. Sách Khoa Học Thường Thức lớp nhất hồi đó cho biết HẢI MÃ nặng trung bình 1,5 tấn. Tôi tự hỏi con vật to lớn, có ngà trông giống con voi, chẳng giống ngựa tí nào, tại sao không có tên là HẢI TƯỢNG mà lại mang tên HẢI MÃ. Bẵng đi một thời gian dài, đọc sách báo, tôi thấy có đề cập đến HẢI TƯỢNG. Tôi truy cập tìm hiểu “hải tượng” là con vật như thế nào, quả nhiên như suy nghĩ của tôi thời tiểu học: HẢI MÃ còn được gọi là hải tượng.

TÔN VINH NGÀNH Y TẾ - Đức Hạnh & Thi Hữu


    


TÔN VINH NGÀNH Y TẾ

Chiến sĩ Ngành y quyết bảo tồn
Quên mình chống dịch sẵn sàng luôn
Tình yêu bệnh chữa ngời nhân đức
Nghĩa cử lòng trao thắm cội nguồn
Dũng cảm trừ tiêu loài “Vũ Hán”
Kiên cường bảo vệ những làng thôn
Toàn dân cảm tạ tâm Thầy thuốc
Cả nước mừng vui sẽ thịnh phồn..!

Đức Hạnh
26 03 2020


BÀI HỌA:


TỔ QUỐC TRI ÂN

Tình yêu thể hiện mãi sinh tồn
Tiếng gọi sơn hà nghĩa khí luôn…
Bác sĩ anh hùng khai trận tuyến
Ngành y sáng tỏ trải muôn nguồn
Thành tâm chữa bệnh trừ vi rút
Tích cực lên đường giúp huyện, thôn…
Tổ quốc tri ân người chiến sĩ [*]
Toàn dân khỏe mạnh cảnh an phồn…

Hồng Xuyến
26 03 2020

[*] Những "chiến binh áo trắng” và cuộc chiến chống COVID-19

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

VỀ CÂU CHÚC MỪNG CÔ DÂU CHÚ RỂ “SẮT CẦM HẢO HỢP” - La Thụy


                                           BÁCH NIÊN HẢO HỢP


  VỀ CÂU CHÚC MỪNG CÔ DÂU CHÚ RỂ “SẮT CẦM HẢO HỢP”
                                                                                            La Thụy

Trong một lần ngồi ở một quán ăn (vừa mở cửa lại sau khi tổ chức đám cưới cho con họ), chợt thấy trên vách trang trí câu “Sắt cầm hảo hợp”, một người bạn của tôi buột miệng: “phải là SẮC cầm… mới đúng chứ”. Bạn ấy cho phải là “sắc”, trong từ “nhan sắc”. Có lẽ bạn ấy nghĩ rằng SẮC cầm hảo hợp có ý nghĩa tương tự với tài sắc song toànTôi thử giải thích nhưng xem ra bạn ấy không đồng ý.

Hôm nay, khá rảnh nên tôi ghi lại ít dòng bàn qua về câu chúc tụng bằng chữ Hán (hoặc âm Hán Việt) này

 Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc có câu:
 “Sắt cầm gượng gảy tiếng đàn,
Dây uyên kinh dứt phím loan ngại chùng”

Đoạn trường tân thanh có câu:  
“Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm”

“Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì”

Truyện Hoa tiên có câu:
“Chưa cầm sắt cũng tao khang”

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

TIẾT VĂN KÉO DÀI 46 NĂM - Hoàng Đằng


     
              Một dãy lầu của trường trung học Nguyễn Hoàng 
              Quảng Trị trước 1975


      TIẾT VĂN KÉO DÀI 46 NĂM 
                                             Hoàng Đằng                             

Năm nay (2013), chiều 15/11, tôi được nhóm học sinh cũ Nguyễn Hoàng – Quảng Trị khóa 1963 – 1970 mời dự họp mặt chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20/11) tổ chức tại tư gia anh Đinh Quang Tạo ở 228 Lý Thường Kiệt – thành phố Đông Hà.
Bên ngoài, trời mưa nặng hạt. Từ Thừa Thiên-Huế vô tới Bình Định, lũ lụt rất lớn. Lớn do mưa nhiều, mưa to, do rừng rú đã mất nhiều độ che phủ và do các đập thủy lợi, thủy điện xả nước vì sợ vỡ.
Căn phòng không lớn lắm được trang hoàng cẩn thận: banderole, lẵng hoa, hệ thống âm thanh, đàn organ. Bốn chiếc bàn tròn được xếp ngăn nắp kèm ghế nhựa, cứ mỗi bàn 10 ghế.
Người tham dự, ngoài khoảng 30 anh chị em là chủ, có một số khách: về thầy cô giáo có thầy Đỗ Tư Nhơn, thầy Hoàng Đằng, về đại diện ban liên lạc Nguyễn Hoàng tại Quảng Trị có anh Nguyễn Lớn, anh Nguyễn Văn Hoàng, chị Lê thị Dũng, về đại diện các khóa bạn có anh Văn Mạnh, anh Đoàn Văn Tầm, anh Lê Đình Phiến. Tất cả mọi người ngồi xây quanh đầy cả 4 bàn.
Anh Đinh Quang Tạo, một cây văn nghệ có tiếng của Nguyễn Hoàng xưa, đóng vai MC. Chương trình họp mặt chia 2 phần rõ rệt:

ĐỌC SÁCH “CHUYỆN MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ…NĂM CON” CỦA LÊ KHẮC THANH HOÀI – Phạm Trọng Chánh

Nguồn:
https://quangduc.com/a59080/chuyen-tinh-cua-triet-gia-pham-cong-thien

           
                                    Tiến sĩ Phạm Trọng Chánh


ĐỌC SÁCH “CHUYỆN MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ…NĂM CON” CỦA LÊ KHẮC THANH HOÀI 
                                                                       Phạm Trọng Chánh

Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 - 2011]  qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác viết :  anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học  Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy  trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?

Đâu là sự thật, đâu là huyền thoại ?

Được chị Lê Khắc Thanh Hoài tặng cho quyển tiểu thuyết đầu tiên của chị : Chuyện một  người đàn bà năm con,  tôi đọc say mê, với lối văn giản dị trong sáng tôi đọc một mạch, tôi không ngờ chị viết hay và hấp dẫn như thế về cuộc đời khổ đau gian truân của chị với một thi nhân, triết gia mà thời niên thiếu tôi đã từng say mê tác giả: “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học”, Phạm Công Thiện.


    
                 Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện (1941 – 2011)

TỪ TRÒ CHƠI ĐÁ DẾ TRẺ CON ĐẾN TRÒ CHƠI CHỌI CHÓ NGƯỜI LỚN - Hoàng Đằng


          
                               Tác giả Hoàng Đằng


            TỪ TRÒ CHƠI ĐÁ DẾ TRẺ CON 
            ĐẾN TRÒ CHƠI CHỌI CHÓ NGƯỜI LỚN                                                                                        Hoàng Đằng

Bây giờ đang là tháng 2 Âm Lịch, khoảng một tháng nữa, lúc sáng tinh mơ, ai có dịp đi ra đồng, đều nghe được tiếng dế vang lên chỗ này chỗ nọ.
Thuở trước, ở quê lão, trong những trò chơi trẻ con, có trò “đá rế” (rế là tiếng quê lão chỉ con dế). Dế đực mới đá nhau, dế cái thì không. Dế đen gọi là dế mọi, dế vàng gọi là dế lửa, dế có màu giữa đen và vàng gọi là dế pha.  


           

Bọn trẻ làng, cứ trời hửng sáng, chạy ra đồng, lần theo tiếng kêu tìm bắt dế. Dế bắt về được thả vào một hộp rộng; trẻ dùng một cái que đót nhỏ quét nhẹ vào miệng; dế mở rộng 2 càng hàm ra, căng 2 cánh trên lưng, xát kèn kẹt vào nhau, tạo thành tiếng kêu “reng reng” rất vui tai. Nếu trong hộp có 2 con đều được kích động như thế, chúng sẽ xáp đầu đấu. Khi thì húc nhau, con mạnh húc con yếu văng lui, khi thì giao hàm, cắn nghiến nhau. Con thua bỏ chạy, con thắng hùng dũng vừa chạy lui chạy tới, vừa cất tiếng “reng reng”. Thấy cũng “đã mắt”. Lũ trẻ phố thị muốn chơi đá dế, phải mua. Mỗi mùa dế, nhiều trẻ thôn quê kiếm được khá tiền, có thể may được quần áo, sắm được sách vở.



Đến tuổi thiếu niên, lão phải giúp đỡ cha mẹ trong công việc đồng áng. “Sáng đi trường, chiều lại theo trâu” (hay bò). Nhà lão nuôi trâu bò để cày kéo trong việc làm nông và sinh lợi để chi phí việc học hành của lão. Trong đàn trâu bò nhà, luôn có con đực nổi.
Bò đực nổi hay trâu đực nổi là những con có độ tuổi khoảng từ 4 đến 6, cổ to, riêng bò thì nổi u lớn giữa cổ và lưng


       
                                Bò đực nổi (ảnh mượn từ inernet)


Bò và trâu đực nổi giữa nhà này và nhà khác, giữa làng này và làng khác ra đồng cỏ thường đánh nhau do tranh đồng, tranh vai trò thủ lãnh đàn hay do tranh gái (bò hay trâu cái trong kỳ “dọi đực” – trứng rụng, muốn được “cọ” để mang thai). Lão chứng kiến nhiều vụ trâu, bò đánh nhau rất oanh liệt và kéo dài. Con nào, sau trận đấu, dù hơn hay thua, đều mang thương tích ở đầu, ở cổ, ở mắt, ở tai.
Dế đá nhau là một trò chơi trẻ con và sau trận đá, lão chưa hề thấy con nào mất mạng. Bò, trâu đánh nhau ngoài đồng chỉ là một trong những sinh hoạt tự nhiên của muôn loài trong cuộc cạnh tranh sinh tồn.
Chuyện lão muốn bàn ở đây có khác.  Loài vật bị con người bắt đá, đánh, chọi, cắn nhau đến chết để mua vui.

Chọi gà:
Gà được nuôi trong mỗi gia đình nông thôn Việt Nam để lấy thịt hay lấy trứng. Gà đi kiếm ăn trong môi trường tự nhiên, để giành phần, gà thường hay đá nhau. Khác với loài dế, gà mái cũng đá nhau. Gà mái gặp nhau, nếu không ưa ý nhau hay tranh chấp gì đó, hai con xông vào nhau, dùng mỏ mổ nhau vài cái, con thua bỏ chạy, con hơn chẳng thèm đuổi theo nhiều. Gà trống thì khác, hai con thấy nhau từ xa đã cất tiếng gáy, rồi tiến lại gần nhau, xáp la cà, cắn xé nhau dữ dội, con thua bỏ chạy, con thắng rượt theo nhiều vòng, rồi nhảy lên chỗ cao đứng, đập cánh, cất tiếng gáy “cô cô cồ”.
Một đàn gà chỉ chấp nhận một con gà trống làm thủ lãnh, gà mái có thể sống chung với nhau, nhưng gà trống thì không. Ngay cả lứa gà trống cùng một mẹ cũng đá nhau hoài để chọn ra con đứng đầu. Từ đấu đá nhau trong môi trường tự nhiên, gà được lựa giống, nuôi dưỡng chuyên dùng vào việc chọi để mua vui cho con người.

          

Loại gà chọi đấu với nhau rất dai, máu me đỏ cả mồng, cả đầu, thậm chí máu chảy rỉ, lông xơ tước tung tóe, rơi vãi. Qua chọi gà, trò đánh bạc bằng hình thức cá độ bày ra. Tuy nhiên, trò chơi đá gà trông ít hồi hộp và người xem ít có cảm giác rùng rợn; còn những loại trò chơi chọi dưới đây trông mới khủng khiếp.

Chọi trâu:
Từ môi trường tự nhiên, trâu đánh nhau đã được con người tổ chức nhằm mua vui. Để long trọng hóa, linh thiêng hóa, và để thu hút nhiều khán giả với mục đích thu lợi, con người dựng thành lễ hội – Lễ Hội Chọi Trâu.
Và mới đây (12/9/2013) Lễ Hội Chọi Trâu Đồ Sơn Hải Phòng được công nhận là là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia. Giáo sư Hà Văn Thịnh đã lên tiếng phản bác sự công nhận này; ông viết trong bài “Chọi trâu có nên là di sản văn hóa cấp quốc gia?” như sau: “... Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã có nhiều năm trước và mới phục hồi 24 năm nay là chuyện của Đồ Sơn; nâng nó lên tầm quốc gia thì lại hoàn toàn là chuyện khác. Bởi nhân danh văn hóa để thúc đẩy thêm cho tính phi văn hóa trượt dài là điều từ cổ chí kim chưa thấy bao giờ!”.

     

Đúng vậy, văn là vẻ đẹp, hóa là biến đổi. Chỉ được gọi là văn hóa những gì tạo ra biến đổi để chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. Văn hóa hướng con người đến chân, thiện, mỹ; chọi trâu trong lễ hội không còn là chân, nhất định không là thiện, nhất định không là mỹ. Trong sân chọi, 2 con trâu không thù ghét gì nhau, không tranh giành nhau bất cứ gì bị con người thúc; chúng dùng sức đẩy nhau, dùng sừng đâm nhau khiến mình mẩy bị thương tích nặng nề. Con thua không có đường thoát nhanh, đảo lui đảo tới nhiều vòng giữa sân. Thậm chí, trong quá trình húc nhau, có con phải chết ngay ở trận tiền. Mà không chết vì chiến trận phi lý như nói trên, cũng chết vì bàn tay con người. Trâu thắng, trâu thua đều bị đem mổ thịt bán với giá cao cho người mua về ăn lấy “hên” !!! Thế thì văn hóa gì nhỉ!

Chọi chó:
Ở xứ ta, ngày trước, nhiều gia đình nuôi chó để giữ nhà, để đi săn: chồn, thỏ ..., để vén vệ sinh cho con trẻ khi ỉa. Do hoàn cảnh thiếu đói của phần lớn dân chúng, phần ăn mỗi bữa dành cho chó rất ít – khoảng 1 chén cơm lưng, có khi, do đà ngon miệng, cả nhà ăn hết cơm, thế là chó không có phần, Bụng đói, chó phải tận dụng hết phân rơi ra và dùng lưỡi liếm đít trẻ rất sạch. Bà mẹ hay người giữ trẻ khỏi cần dùng giẻ hay giấy để lau. Nhiều nơi, khi chó già hay khi cần tổ chức liên hoan, người ta bắt chó làm thịt, cách giết thịt chó rất tàn nhẫn, bỏ vào bao bố, cột chặt bao rồi dìm xuống nước cho chết ngạt. Hiện nay, ở nước ta, việc ăn thịt chó đã phổ biến; ngày trước, thịt chó chỉ ăn nhiều ở miền Bắc. Nhiều người nước ngoài thấy dân mình ăn thịt chó, không bằng lòng, lên án. Đơn giản bởi vì chó là vật nuôi rất trung thành với chủ và khôn ngoan, tục ngữ Việt Nam đã có câu: “Lạc nhà theo chó, lạc ngõ theo trâu”.
Khi tiếp xúc với phương Tây, những gia đình quyền quý nước ta, ngoài nuôi chó giữ nhà, còn nuôi chó để làm bạn. Trong trường hợp này, chó có chế độ ăn uống đầy đủ, được chăm sóc y tế khi ốm đau.
Và gần đây, dân giàu nuôi chó còn để tham gia một trò chơi mới: chọi chó.


          

Giống chó nuôi để tham gia trò chơi là giống chó Pitbull - giống cắn nhau liều và dai. Vì vậy, trong và sau trận đấu, thân hình con chó bị rách nát, máu me khiến những ai có lòng trắc ẩn không thể nhìn được.
Trong trò chơi này, lão không tìm ra một ý nghĩa tốt đẹp nào hết mà thấy đó chỉ là một hình thức bạo lực tàn nhẫn.
“Sau khi trang tin tiếng Anh DTI news của Báo điện tử Dân trí đăng lại bài viết trên báo Tiền phong về thú chọi chó bạo lực đang được một số người du nhập vào Việt Nam, nhiều độc giả quốc tế đã bày tỏ phản ứng dữ dội về hoạt động tàn nhẫn này.
Chỉ trong thời gian ngắn sau khi bài viết được đăng tải hôm 10/3, nhiều độc giả nước ngoài đã có những bình luận bày tỏ sự ghê sợ, phẫn nộ, thậm chí yêu cầu cơ quan chức năng phải vào cuộc.”

Sau đây là một vài ý kiến điển hình.
Catherine Till viết “ ...Thế giới, với tôi, là một nơi rất đáng sợ…Tôi không thể tưởng tượng sự sợ hãi của những con vật không tự bảo vệ được mình kia, khi chúng bị buộc phải tham gia các cuộc đấu…”

T. Sanger còn tuyên bố tẩy chay du lịch đến Việt Nam: “ ... Tôi sẽ không tới thăm đất nước của các bạn cho tới khi việc làm này chấm dứt ...”
Trên thế giới, nhất là tại các nước phát triển, chọi chó bị xem là bất hợp pháp. 
Đạo luật cấm chọi động vật của Mỹ ban hành tháng 5/2007 xem chọi chó là trọng tội theo luật pháp liên bang, và có thể bị phạt tối đa 250.000 USD và 3 năm tù giam.
Tại Anh, đạo luật các giống chó nguy hiểm ban hành năm 1991 quy định cấm nuôi giống chó pitbull.



         
                                         Hậu quả sau cuộc chiến
                       (trong ảnh hàm dưới của Pitbull bị cắn cụt)

Ngày xưa, Khổng Tử (551 – 479 tr CN) nói: “Bản tính con người gần giống nhau, nhưng do môi trường sinh hoạt, do giáo dục, tính trở nên khác nhau xa giữa người này và người khác” (Tính tương cận dã, tập tương viễn dã). Như vậy, tính con người dù vốn là thiện như quan niệm của Mạnh Tử (372 – 289 tr. C.N.) hay là ác như quan niệm của Tuân Tử ( 298 – 238 tr. C.N.), qua quá trình sống chung đụng trong cộng đồng, qua giáo dục tốt hay xấu mà trở thành ác hay thiện.

Thế thì có ai trong chúng ta nghĩ rằng những ẩu đả giữa người và người trên đường chỉ vì một duyên cớ rất nhỏ nhặt, những vụ giết người cướp của với máu lạnh, thói vô cảm của con người trước nỗi đau của bà con, làng xóm, đồng bào mình... một phần bắt nguồn từ việc xem nhiều lần các trò chơi buộc động vật đấu chọi, cắn xé nhau không nhỉ?
                                                      
                                                                        Lão Gàn Hoàng Đằng
                                                                                17/3/2014

HOÀNG THỊ NGÀY XƯA, NGÀY NAY - Phanxipăng

Nguồn:   
http://chimvie3.free.fr/48/phanxipn_HoangThiXuaNay.htm
           
Bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị của thi sĩ Phạm Thiên Thư  được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát cùng nhan đề vào năm 1971,  được nhiều ca sĩ lần lượt thể hiện, tạo sức lan toả sâu rộng.  Cũng từ đó, đề cập đến nữ nhân vật trong tác phẩm Ngày xưa Hoàng Thị, vì lắm lý do, có những ngộ nhận đã xảy ra khá nực cười

   
                     Thi sĩ Phạm Thiên Thư. Ảnh: Phanxipăng


       THƠ BAY BẰNG CÁNH NHẠC

Phạm Thiên Thư có họ tên Phạm Kim Long, chào đời năm Canh Thìn 1940 tại Hải Phòng trong một gia đình Đông y mà cha gốc Thái Bình, mẹ gốc Bắc Ninh. Giai đoạn 1943 - 1951, Phạm Thiên Thư sống ở Hải Dương, rồi theo gia đình vào Nam, cư ngụ tại Sài Gòn từ năm 1954. Lớp đệ tam (tương đương lớp 10 hiện thời), Phạm Thiên Thư học trường Trung học tư thục Văn Lang ở khu Tân Định, quận 1, chung lớp với một nữ sinh gốc Hải Dương là Hoàng Thị Ngọ tuổi Nhâm Ngọ 1942. Phạm Thiên Thư kể:
- Hoàng Thị Ngọ dáng người thanh mảnh, tóc thả ngang vai. Xếp hàng vào lớp, nàng đứng đầu hàng nữ, tôi đứng cuối hàng nam. Vào lớp, nàng ngồi bàn đầu, tôi ngồi bàn cuối. Ngọ học giỏi, còn tôi thì giỏi... đánh lộn. Thế mà tôi yêu nàng. Yêu đơn phương. Nhà tôi ở đường Trần Khát Chân. Nhà Ngọ ở đường Trần Quang Khải. Mỗi lần tan trường, nàng ôm cặp đi bộ về nhà, tôi cứ lẽo đẽo theo sau.
Phạm Thiên Thư thi đỗ tú tài bán phần (1) rồi trở thành sinh viên phân khoa Phật học thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh (2). Từ năm 1964, Phạm Thiên Thư trở thành tu sĩ Phật giáo với pháp hiệu Thích Tuệ Không, trải qua các chùa Kỳ Quang(3), Từ Vân (4), Vạn Thọ(5). Mặc dầu ăn chay và khoác nâu sồng, những mỗi lần đi về khu Tân Định, Phạm Thiên Thư lại bâng khuâng luyến nhớ mối tình đơn phương thuở học trò. Xúc cảm, Phạm Thiên Thư sáng tác bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị, âu yếm gọi rõ tên nàng trong khung cảnh mây đỏ, cây đỏ, hoa đỏ, bụi đỏ:

Em tan trường về                                                          
Cuối đường mây đỏ                               
Anh tìm theo Ngọ                               
Dáng lau lách buồn                               
(...)                              
Mười năm rồi Ngọ                              
Tình cờ qua đây                              
Cây xưa vẫn gầy                              
Phơi nghiêng dáng đỏ

MƠ HỒ... - Thơ Trần Mai Ngân


 
                     Nhà thơ Trần Mai Ngân


     MƠ HỒ...

      Mơ hồ tôi thấy
      Chân đi vội vàng
      Rời bỏ trần gian...

      Ngày tôi xa ấy
      Nhiều chiếc lá Bàng
      Rơi nghe ngỡ ngàng
      Muôn trùng xót xa !

      Mơ hồ hương hoa
      Tiếng khóc bạn bè
      Vây quanh chỗ nằm
      Phận người rong rêu

      Mơ hồ, mơ hồ
      Những bước liêu xiêu
      Bình tâm nguyện cầu
      Giọt nước mắt khô !

      Mơ hồ, mơ hồ
      Nằm sâu dưới mồ
      Hồn còn lênh đênh...
                
          Trần Mai Ngân

NHỚ THƯƠNG PHẠM CÔNG THIỆN - Đặng Tiến

Nguồn:
http://www.art2all.net/tho/dangtien/dt_nhothuongphamcongthien.html


    
                        Thi sĩ triết gia Phạm Công Thiện


        NHỚ THƯƠNG PHẠM CÔNG THIỆN 
                                                                  Đặng Tiến

Phạm Công Thiện, mới qua đời tại Houston ngày 8.3.2011, với tôi là chỗ cố tri thân thiết, ngang trang ngang lứa, cùng tập tành bước vào nghề văn những năm đầu thập niên 1960.
Thời đó, Thiện đã có chút ít tiếng tăm vì từ 16 tuổi đã có soạn một từ điển tiếng Anh (Anh ngữ tinh âm Từ Điển, 1957) được Nguyễn Hiến Lê viết lời giới thiệu nồng hậu.

TẢN MẠN CÙNG "CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN" - Đoàn Anh Kiệt


            
                       Tác giả Đoàn Anh Kiệt
                          (Con trai út blogger Phú Đoàn)


     Tới giờ mới viết về phim Cánh Đồng Bất Tận quả thật đúng là … người lỗi thời! Nhưng mà tôi vốn là người xem phim cũ không chán, không ngại và không sợ! Hehe
Đọc nhiều bàn luận, chê khen trên mạng, có cả những người bạn mình quen, rồi tất nhiên giống như những phim khác, trên mạng chắc chắn sẽ có bản phim, tôi coi phần nhiều là vì tò mò, thứ nữa là tôi thích giọng văn của chị Nguyễn Ngọc Tư, chất phác, mộc mạc mà không quê mùa!

DÁNG XƯA - Thơ La Thuỵ, nhạc Bùi Tuấn Anh và Thanh Chương, ca sĩ Quốc Duy


     


DÁNG XƯA
(Cảm đề "Dáng ai" thơ VTT)                                      

Em đi gót nhỏ kiêu sa                                  
Nghiêng che vành nón, nắng pha má hồng  
Se se bấc lạnh chớm đông                                 
Chân chim nhẹ bước gió bồng tóc em                                       

Dáng xưa tóc mượt cài trâm                                 
Lòng gương ý lược em thầm mơ ai?                                  
Ờ, em kiều diễm trang đài                                 
Để ta xanh mộng dệt hoài tương tư                                  

Gởi hồn theo với ngàn mây                                 
Dáng xưa thoáng hiện vơi đầy trời mơ      
Chừ đây sóng đã xa bờ                                 
Nụ tình ươm thắm hoá thơ tặng người

                                              La Thụy       


          

Thơ: La Thuỵ
Nhạc: Bùi Tuấn Anh & Thanh Chương
Ca sĩ: Quốc Duy
Hoà âm: Trần Nhàn
Video clip: Phú Đoàn

NHỮNG DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT (PHẦN IV) : THƠ HÌNH - La Thụy sưu tầm và biên tập

Sau khi giới thiệu dạng thơ bình thanh, dạng thơ đọc nhiều cách, dạng thơ Việt đệm ngoại ngữ và dạng thơ nói lái đến quý bạn đọc. Hôm nay, chúng tôi mời quý bạn đọc thưởng thức thêm một dạng thơ Việt Nam đặc biệt thứ tư nữa, đó là dạng thơ hình

        
                                   La Thụy


     NHỮNG DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT
                      PHẦN IV : THƠ HÌNH
    
1/ THƠ HÌNH THOI  
  
                               MƯA RÀO

                                     Mưa
                                 Lưa thưa
                               Vài ba giọt…
                             Ai khóc tả tơi ,
                         Giọt lệ tình đau xót?...
                    Nhưng mây mù tịt, gió đưa
                   Cây lá rụng xào xạc giữa trưa.
            Mưa đổ xuống ào ạt, mưa, mưa, mưa !
         Thời gian trôi tan tác theo tiếng mưa cười!
       Không gian dập vùi tan nát theo thác mưa trôi          
   Đàn em thơ nhào ra đường, giỡn hớt chạy dầm mưa 
Cỏ hoa mừng nên vận hội, ngả nghiêng tắm gội say sưa
                 Nhưng ta không vui, không mừng. 
                     Lòng không ca, không hát!
          Ta đưa tay ra trời, xin giòng mưa thấm mát.
          Tưới vết thương, lòng héo hắt tự năm xưa!
          Nhưng, ô kìa! Mưa rụng, chóng tàn chưa!
                  Trời xanh xanh, mây bay tan tác.
                        Ai còn ươm hạt mưa đào,
                         Lóng lánh trong tim hoa
                               Ai ươm mơ sầu
                               Ôi mong manh,
                                   Trong tim
                                        Ta !
   
                               (NGUYỄN VỸ)  


NHỮNG DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT (PHẦN III) : THƠ NÓI LÁI - La Thụy

Sau khi giới thiệu dạng thơ bình thanh, dạng thơ đọc nhiều cách và dạng thơ Việt đệm ngoại ngữ đến quý bạn đọc. Hôm nay, chúng tôi mời quý bạn đọc thưởng thức thêm một dạng thơ Việt Nam đặc biệt nữa, đó là dạng thơ nói lái     

         
                                      La Thụy


     NHỮNG DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT - PHẦN III :
                                       THƠ NÓI LÁI

Những nhà thơ chuyên viết dạng thơ nói lái là nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nhà thơ Bùi Giáng, nhà thơ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi, nhà thơ Võ Quê.

Đọc thơ HỒ XUÂN HƯƠNG, chúng ta thấy bà nói lái thật dí dỏm:

     Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
     Trái gió cho nên phải lộn lèo. 
                          (Kiếp Tu Hành)

     Quán sứ sao mà cảnh vắng teo
     Hỏi thăm Sư cụ đáo nơi neo.
     Chày kình, tiểu để suông không đấm,
     Tràng hạt, vải lần đếm lại đeo. 
                           (Chùa Quán Sứ)

     Đang cơn nắng cực chửa mưa hè,
     Rủ chị em ra tát nước khe. 
                             (Tát nước)

     Thú vui quên cả niềm lo cũ
     Kìa cái diều ai nó lộn lèo. 
                        (Quán Khách)  


NHỮNG DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT (PHẦN II) : THƠ ĐỌC NHIỀU CÁCH, THƠ VIỆT ĐỆM NGOẠI NGỮ – La Thụy



     

   NHỮNG DẠNG THƠ VIỆT NAM ĐẶC BIỆT, PHẦN II: 
   THƠ ĐỌC NHIỀU CÁCH, THƠ VIỆT ĐỆM NGOẠI NGỮ 
                                                                                           La Thụy

Ngoài DẠNG THƠ BÌNH THANH đã đăng :

 a/ http://www.art2all.net/tho/lathuy/dangthobinhthanh.htm
b/ http://phudoanlagi.blogspot.com/2011/09/dang-tho-binh-thanh_21.html
c/ https://lathuybinhthuan.blogspot.com/2019/02/dang-tho-binh-thanh-la-thuy.html
Sau đây, mời các bạn đọc một số dạng thơ đặc biệt khác.

I - THƠ ĐỌC NHIỀU CÁCH

1. Đọc theo 2 cách:

 Đọc xuôi là bài thơ thuần Việt

      ĐỀ TRANH MỸ NỮ
      (Thuận nghịch độc)
   
       Hương tiên gác vắng nhặt ca oanh             
       Bận mối sầu khêu gượng khúc tranh                       
       Sương đỉnh trướng gieo từng dục mộng,                              
       Nguyệt bên rèm tỏ dễ si tình.                       
       Vàng thưa thớt cúc tan hơi dạm,                             
       Lục phất phơ sen đọ rạng thanh                           
       Trang điểm ngại chăm dừng trục gấm                               
       Phòng tiêu lạnh lẽo khoá xuân xanh
                     
 Đọc ngược là bài thơ Hán Việt  

      Thanh xuân toả liễu lãnh tiêu phòng                           
      Cẩm trục đình châm ngại điểm trang.                           
      Thanh rạng độ liên phi phất lục,                             
      Đạm hi tan cúc thát sơ hoàng.                                 
      Tình si dị tố liêm biên nguyệt,                             
      Mộng xúc tằng liêu trướng đỉnh sương.                               
      Tranh khúc cưỡng khiêu sầu mỗi bận,                             
      Oanh ca nhật vĩnh các tiên hương                  
                                     PHẠM THÁI