CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

PHẬN ĐỜI GIÁP NGỌ - Quang Tuyết

 
Tác giả bài viết Quang Tuyết

Mẹ tôi nói: “Ngựa chạy đường dài, gà gáy khuya”
Con gái tuổi Giáp Ngọ cao số nên đường đời lắm truân chuyên, dù con may mắn sinh vào cuối thu, có nghĩa là được mùa sinh, nhưng hạnh phúc chỉ có thể đến với con cuối cuộc đời, khi con đã trãi qua nhiều biến cố…

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

THÁNG 8 MÙA TRĂNG – Thơ Lê Phước Sinh


   
                Nhà thơ Lê Phước Sinh
  

THÁNG 8 MÙA TRĂNG 
 
Trung Thu ế ẩm,
hàng che dựng tạm quán bên đường.
Cô bán ngáp chừng như ngái ngủ,
thỉnh thoảng giật mình khi khách hỏi mua.
1 phần 1 hộp
trôi xuống 2 phần 1 hộp
lại trôi 3 phần 1 hộp
4 phần 1 hộp...
 lốc giá xoáy,
hụt hẫng.
"Đồng Khánh""Kinh Đô""Như Lan"...
cấp cao cấp thấp méo mặt chẳng chút gượng cười,
tơi tả.
Chú Cuội vứt bỏ Rìu dưới gốc Cây Đa hu hu nằm khóc.
Cô Hằng xiêm áo phấn son nhợt nhạt, chẳng còn huyền ảo như năm nảo năm nào...
Găng ơi là Giăng.
Trung Thu lại thủng Trống thúc Lân.
Ông Địa xề bụng, uể oải vén áo đẩy lên giấu xuống.
Sài gòn ảm đạm.
mùa Trung Thu tháng Tám, Hai Không Hai Ba.
 
Lê Phước Sinh

TẠP LỤC THI 1, 2, 3 - Thơ Chu Vương Miện


   


1.TẠP LỤC THI
 
thế sự như diệp đa
hắc như cẩu khẩu
trên bảo
dưới không nghe?
nhậu quất cần câu
cho chó ăn chè
 
trảm phụ thế sự
hai tai chưa điếc
nhưng
làm không được
huề
 
con cò con trai
con cò vừa đi vừa bay
con trai chỉ nằm yên một chỗ
thật quá khổ
được bạc thất tình
được tình thua bạc
huề vốn
làm thinh
chỉ là chim
chỉ là bướm
chỉ là thế thôi?
mà khốn khổ khốn nạn
một kiếp người
 
Tôn Ngộ Không
Một tay thiết bảng
Một tay kính chiếu yêu
nam chinh bắc thảo
mệt bở hơi tai
chuyện dài dài
Trư Bát Giới
chỉ ăn uống ngủ
chuyện thiên hạ
chuyện ruồi bu
ngoài tai?
 
còn sống còn thở
còn thở còn làm thơ
làm cho chính mình
cho tỉnh không mơ
không cần cho mai sau?
dòng sông dòng đời
y như nước qua cầu?
 

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023

“EM XA LẠ QUÁ, ĐÂU CÒN PHẢI...”, KỶ NIỆM MỘT CHUYỆN TÌNH CỦA VŨ HOÀNG CHƯƠNG... - Trần Trung Sáng

 Em xa lạ quá, đâu còn phải
Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi.
 

Theo ông Vũ Hoàng Ðịch (tác giả bài thơ Ba Đình nắng, được Bùi Công Kỳ phổ nhạc), em ruột của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, nhân vật “nàng Tố” có tên là Tố Uyển, họ Trần. 

Vũ Hoàng Chương làm thơ gọi tên nàng là Tố Vân. Ông Địch cũng cho biết, việc “Tố của Hoàng trở thành Tố của... ai”, ai ở đây là ông Ðào Bá Cương, tốt nghiệp Tiến sĩ Luật ở Pháp, từ Pháp về làm đám cưới nàng Tố ở Hà Nội.

Tập thơ Mây, tập thơ gắn với giai thoại một chuyện tình của Vũ Hoàng Chương với nàng Tố Vân. Tập thơ Mây (nghĩa là Vân) được Đời Nay xuất bản năm 1943, bìa tập thơ lại do một họa sĩ tên Vân vẽ, đó chính là Tô Ngọc Vân. Tố Vân là con gái một gia đình khá giả và đã cùng thi sĩ họ Vũ trao nhau những lời yêu đương mặn nồng. Những rồi bỏ mặc những lời thề ước, nàng bỏ chàng đi lấy chồng vào ngày 12 tháng 6. Vì vậy trong tập thơ Mây có bài thơ mang tên Mười Hai Tháng Sáu, là một trong những bài thơ ông viết trong trạng thái mê man của men say, cái thứ men chất chồng tuyệt vọng:
 
“Tháng sáu, mười hai, từ đây nhé
Chung đôi, từ đây nhé lìa đôi!
Em xa lạ quá, đâu còn phải
Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi.
 
Men khói đêm nay sầu dựng mộ
Bia đề tháng sáu, ghi mười hai,
Tình ta, ta tiếc! cuồng, ta khóc.
Tố của Hoàng nay Tố của ai?…”
 
Dù hai người yêu nhau, nhưng Tố Vân đã được gia đình hứa hôn từ năm 12 tuổi. Theo tục lệ, nếu thoái hôn thì gia đình nhà gái phải trả lễ cho nhà trai. Gia đình Vũ Hoàng Chương lúc đó khá giả, sẵn sàng làm được việc này, nhưng “nàng thơ” nhút nhát của ông đã không dám hé răng với cha mẹ. Bởi vậy, họ đành chia tay nhau. Nhờ mối tình không thành với Tố Vân, Vũ Hoàng Chương có tập thơ Mây đi vào lịch sử thi ca Việt Nam, bên cạnh đó còn có kịch thơ Vân muội nổi tiếng được diễn ở Nhà Hát Lớn Hà Nội ngay sau khi được sáng tác.

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

MÀU TRĂNG QUÊ, TRĂNG ĐÊM – Thơ Tịnh Bình


   
                     Nhà thơ Tịnh Bình


MÀU TRĂNG QUÊ
 
Hoa súng tím
Hay màu chiều lặng lẽ
Chớm tịch liêu
Hoàng hôn giăng đỏ phía đồng xa
 
Ran rát tiếng ve
Ngưng bặt giữa trưa hè
Điệu ru hời ai ngân nga câu hát
Gió khẽ khàng man mác khúc sông quê
 
Thèm tiếng chim gù giữa sớm mai thu
Quang gánh mẹ đơm vàng bông bí
Giọt sương mắt tròn ngủ quên bờ cỏ
Ấu thơ hò reo í ới
Năm mười cút bắt còn đâu
 
Cánh diều cõng ước mơ tôi
Bỏ lại sau lưng màu hoa ngơ ngác
Mùi phố thị hầm hập
Giấc mơ đêm ú ớ trở mình
Ánh trăng treo nghiêng ngoài cửa sổ
Bàng bạc tỏa màu quê...
 

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (6) - Nguyên Lạc

 
Phạm Công Thiện

VỀ PHẠM CÔNG THIỆN
Những điều Phạm Công Thiện đã viết:
 
1. Văn
 
– Bi tráng là gì?
Bi tráng không phải là bi đát và bi thảm. Bi tráng là chuyển hoá nỗi đau khổ kinh hoàng thành ra niềm cực lạc ngất trời. Bi tráng là nhảy múa ca hát bên hố thẳm. Bi tráng là cuồng say ngây ngất trong sự đau đớn quằn quại. Nietzsche, Nikos Kazantzakis, Ulysse, Alexis Zorba là hình ảnh trung thực của con người bi tráng. Tóm lại, bi tráng (tragique) là đội vương miện trên nỗi đau đớn khôn cùng của cuộc đời.
Dù bên ngoài là nghịch cảnh tai hoạ khủng khiếp, nhưng bên trong vẫn là niềm kiêu hãnh vô biên và vô tận.
Đó là ý thức bi tráng. (Ý thức mới trong văn nghệ và triết học – Phạm Công Thiện)
 
– Đừng bao giờ tìm ý nghĩa của cuộc đời; cuộc đời không bao giờ có ý nghĩa. Không ai có thể hiểu được bất cứ cái gì trên đời này: không gian, thời gian, thế gian, một chiếc lá khô, một vết mực đen, tất cả đều bí mật và huyền ảo. Tất cả những triết gia, tất cả những hiền nhân, tất cả những nhà thông thái, những nhà toán học, những nhà khoa học đều là những kẻ tự đánh lừa và đánh lừa người khác rằng họ có thể đi vào được hang tối của sự vật. Không. Không bao giờ sự vật hé ra một tý cho họ thấy. Sự vật vẫn đen tối như đêm ba mươi, dù nhân loại có trường tồn đến một tỷ triệu năm nữa thì sự vật vẫn đen tối như đêm hai mươi chín Tết vào mỗi năm nước không chảy.
Hơi thở, chỉ có hơi thở là quan trọng nhất. Biết thở mới là khó nhất. Hơi thở, tìm ý nghĩa cho hơi thở có khác gì tìm mặt trời trong bảo tàng viện đóng kín đầy bụi. (Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực – Phạm Công Thiện).

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023

RỖNG RANG PHỐ CŨ – Thơ Đỗ Tư Nhơn


   


RỖNG RANG PHỐ CŨ
 
Trở về với
dốc Nhà Chung
Ngồi
càfé sáng                                                       
một mình với tôi
Hai năm nước chảy hoa trôi
Tro hòa hồ nước
giữa trời
bao la
Trúc Lâm chuông vọng ngân nga
Dã Quỳ sẽ nở vàng hoa bên đường
Vắng Người
phố cũ rỗng rang
Thánh đường chiêu niệm hồn mang mang sầu!
 
Đỗ Tư Nhơn
Dalat.16-9-2023 

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2023

BÀI THƠ “QUAN THƯ” TRONG KINH THI - Hoàng Nguyên Chương



Nguồn:
http://thohoangnguyenchuong.weebly.com/th417-d7883ch-ch7919-haacuten/bi-th-quan-th-trong-kinh-thi

Bài “quan thư” (chim Thư kêu) là bài tình ca mở đầu ở phần Quốc phong (thiên Châu Nam) và cũng là mở đầu cho toàn bộ quyển Kinh Thi. (Kinh Thi là một tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc được sáng tác khoảng từ đầu thời Tây Chu đến cuối thời Xuân Thu. Hiện nay nó còn 311 bài thơ, chia làm 3 bộ phận lớn là Phong, Nhã, Tụng). Như vậy, bài thơ “quan thư” này đã xuất hiện hơn 2600 năm, nó đã đi vào lòng người và còn tồn tại đến hôm nay mặc dù Kinh Thi đã từng bị Tần Thủy hoàng cho đốt sạch. Thế mới biết sự tồn tại của bài thơ hay còn bền bỉ hơn cả những tòa lâu đài cung điện đã từng có ở trên mặt đất

Ngự bút bài thơ Quan thư (Chu Nam) của vua Thanh Càn Long và bức tranh minh họa

BÀI THƠ “QUAN THƯ” TRONG KINH THI

關雎 QUAN THƯ (1)

   鳩, Quan quan (2) thư cưu (3)
   洲。 Tại hà chi châu.
   女, Yểu điệu thục nữ (4)
   逑。 Quân tử (4) hảo cầu

   菜, Sâm si hạnh thái (5)
   之。 Tả hữu lưu chi
   女, Yểu điệu thục nữ,
   之。 Ngụ mị cầu chi.

   得, Cầu chi bất đắc,
   服。 Ngụ mị tư phục
   哉。 Du tai! du tai!
   側。 Triển chuyển phản trắc.

   菜, Sâm si hạnh thái,
   之。 Tả hữu thái chi
   女, Yểu điệu thục nữ,
   之。 Cầm sắt (6) hữu chi

   菜, Sâm si hạnh thái
   之。 Tả hữu mạo chi
   女。 Yểu điệu thục nữ.
   之。 Chung cổ lạc chi

* Khuyết danh

* Dịch nghĩa:

QUAN THƯ

(CHIM THƯ KÊU)

I) Chim Thư cưu cất tiếng kêu quan quan
Ở trên cồn bãi sông.
Như người con gái hiền thục dịu dàng
Sánh đẹp đôi cùng người quân tử.

II) Rau hạnh mọc so le um tùm
Cả bờ trái bờ phải theo dòng nước chảy
Người con gái hiền thục dịu dàng
Ta thức ngủ đều mơ tưởng đến nàng

Mơ tưởng đến nàng mà không được gặp
Thức ngủ đều mong nhớ
Ôi ! Triền miên! Triền miên!
Để ta luôn trằn trọc trăn trở.

III) Rau hạnh mọc so le um tùm
Hái bên trái rồi hái bên phải
Người con gái hiền thục dịu dàng
Ta ước mong được cùng nàng kết duyên cầm sắt

Rau hạnh mọc so le um tùm
Chọn hái cả bên trái rồi bên phải
Người con gái hiền thục dịu dàng
Ta muốn giúp cho nàng vui bằng tiếng chuông trống

* Dịch thơ:

QUAN THƯ...

(Chim thư kêu...)

I) Chim thư cưu họa tiếng
Hót trên cồn bãi sông
Như cô gái dịu hiền
Sánh đẹp đôi quân tử

II) Rau hạnh mọc lô nhô
Ven theo dòng phải trái
Người con gái dịu hiền
Thức ngủ ta mơ mãi

Mơ nàng chưa được gặp
Thức ngủ đều nhớ mong
Ôi! Nỗi nhớ triền miên
Cứ bâng khuâng trằn trọc.

III) Rau hạnh mọc lô nhô
Trái phải trông nàng hái
Người con gái dịu hiền
Ta ước duyên cầm sắt.

Rau hạnh mọc lô nhô
Trái phải gom từng cọng
Người con gái dịu hiền
Xin chào vui chuông trống.

* Hoàng Nguyên Chương dịch

   
               Đọan đầu Kinh Thi trên trúc (ảnh Internet)

======/= =====

Chú thích

1 - Quan thư: Tên đề bài thơ. Những bài thơ trong Kinh Thi hầu hết đều không có đầu đề nên người biên soạn thường lấy một hai từ đầu của bài thơ để đặt tên đề cho dễ nhớ. Riêng ở đây từ “quan thư” có thể hiểu là tiếng “chim thư kêu”.
2- - Quan quan: Theo chú giải của Chu Hy (đời Tống): Quan quan là tiếng chim trống và chim mái ứng họa nhau.Như vậy đây là từ tượng thanh nếu đọc theo âm bạch thoại là “Kwuan kwuan” vì “quan quan” chỉ là âm Hán Việt.
3- Thư cưu: Cũng theo Chu Hy : thư cưu là loài chim nước, loài chim này còn có một tên khác nữa là “vương thư”, hình dạng giống như chim phù y, chúng thường xuất hiện ở khoảng sông Trường giang và sông Hoài. Chim này sống có đôi nhất định, người ta chưa hề thấy chúng sống lẻ loi hay sống dư cặp. Chúng thường lội chung, tình ý đậm đà nhưng không hề lả lơi.(Lược trích chú giải của Chu Hy)
4- Thục nữ, quân tử: Theo ý của Khuông Hành (đời Hán) và sách của Mao công ( đời Hán) thì cho thục nữ (người con gái hiền lành) là bà Thái Tự (Hậu phi của Chu Văn vương), lúc bà còn thôn nữ. Còn quân tử (người có tài đức nhân cách hơn người) là vua Văn vương. Quan niệm này đã bị giới phê bình ngày nay bác bỏ. Bỡi vì đây là bài dân ca mang tình điệu chất phác thật thà đã xuất phát từ giới bình dân, nói lên tình cảm đơn phương của chàng trai với cô gái hái rau. Nó không hề dính dáng gì đến chuyện của phi tần vương đế.
5- Hạnh thái: Rau hạnh. Theo Chu Hy nó còn có tên là rau tiếp dư, rễ mọc ở đáy nước, lá màu đỏ tía hình tròn, đường kính hơn một tấc, nổi trên mặt nước. Rau này mọc ven theo hai bên bờ trái phải dưới dòng sông .
6- Cầm sắt: Đàn cầm (Có 5 dây) và đàn sắt (có 25 dây). Là hai loại đàn cổ thường dùng hòa âm với nhau. Cầm sắt mang biểu tượng chỉ tình vợ chồng hòa hợp.
Bởi vậy, câu “cầm sắt hữu chi” nếu hiểu là đem đàn cầm, đàn sắt ra để đánh cho người thiếu nữ nghe thì không hợp lý mà nó chỉ có nghĩa là chàng trai mơ ước muốn được cùng thiếu nữ hái rau sánh duyên cầm sắt (duyên chồng vợ) mà thôi.
Cũng do cách lý giải của Chu Hy và các người thời trước mà ta lại thấy có những ý như “u nhàn thục nữ, hoặc cảnh vua cho người hái rau về nấu chín rau rồi bày hai bên…” chứ thực ra trong nguyên tác không hề có những ý này.

         
                              Chim Thư Cưu - theo google

Giới thiệu một số bản dịch khác:

1)  Bản dịch của Tản Đà

Thư cưu kêu quan quan
Quan quan cái con thư cưu,
Con sống con mái cùng nhau bãi ngoài.
Dịu dàng thục nữ như ai,
Sánh cùng quân tử tốt đôi vợ chồng.

Muốn ăn rau hạnh theo dòng
Muốn cô thục nữ mơ mòng được đâu.
Nhớ cô dằng dặc cơn sầu,
Cho ta dằn dọc dễ hầu ngủ yên.

Muốn ăn rau hạnh hái về,
Muốn cô thục nữ nay về cùng ta.
Tiếng chuông tiếng trống vui hòa,
Tiếng cầm tiếng sắt mặn mà yêu đương.

                                          Tản Đà dịch

    

2) Bản dịch của Tạ Quang Phát: (Tác giả đã dịch Kinh Thi thời nay)

+ Quan thư 1:

Quan quan kìa tiếng thư cưu
Bên cồn hót họa cùng nhau vang dầy
U nhàn thục nữ thế này
Xứng cùng quân tử sánh vầy lứa duyên.

+ Quan thư 2:

So le rau hạnh lơ thơ
Hái theo dòng nước ven bờ đôi bên
U nhàn thục nữ chính chuyên
Nhớ khi thức ngủ triền miên chẳng rời
Nếu cầu mà chẳng được người
Khi mơ khi tỉnh bồi hồi nhớ thương
Xa xôi trông nhớ đêm trường
Chiếc thân trằn trọc trên giường nào yên.

+ Quan thư 3:

 Vắn dài rau hạnh bên sông,
Kiếm tìm mà hái theo dòng đôi bên.
Được người thục nữ chính chuyên,
Mến nàng, cầm sắt đánh lên vang dầy.
Bên sông rau hạnh vắn dài,
Đem về nấu chín mà bầy hai bên.
Được người thục nữ chính chuyên,
Để nàng vui thích, vang rền trống chuông.

                                Tạ Quang Phát dịch

3) Bản dịch chưa rõ tên tác giả:

Quan quan kìa tiếng thư cưu
Đôi chim hót họa bãi sau sông Hà
Nết na cô gái mặn mà
Cùng chàng quân tử thật là xứng đôi

So le rau hạnh ngắn dài
Cô em ngắt hái ngọn ngòai ngọn trong
Yêu nàng anh những ước mong
Cầu mà chẳng được anh trông đêm ngày
Chao ôi là cái đêm dài
Băn khoăn trằn trọc thức hòai nhớ em
So le rau hạnh mọc xen,
Cô em ngắt hái đôi bên nhịp nhàng,
Nết na cô gái dịu dàng
Ước ao cầm sắt cùng nàng hợp duyên
So le rau hạnh mọc xen,
Cô em ngắt hái đôi bên nhịp nhàng
 Nết na cô gái dịu dàng
Ước ao chuông trống cùng nàng hòa vui

            (Chưa tìm ra tên tác giả đã dịch)

                                                             Hoàng Nguyên Chương



Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2023

VÁY ĐÌNH BẢNG BUÔNG CHÙNG CỬA VÕNG - Tâm thức dân gian, tâm hồn quê hương

 
 
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ
 
Chiếc “váy Đình Bảng” khắc một vệt buồn thương khắc khoải trong văn học Việt qua một câu chuyện thực thực hư hư. Liệu đó có phải là hình bóng giai nhân lay động một đời thơ Hoàng Cầm. Là người mà chàng trai mải mê đầu non cuối bể để tìm lá, hay tìm hình bóng mà duyên phận đã mãi lỡ làng.
 

TRÊN NHÁNH PHÙ VÂN – Thơ Trần Mai Ngân


      
                         Nhà thơ Trần Mai Ngân


TRÊN NHÁNH PHÙ VÂN
 
Treo trên nhánh biếc phù vân
Chút ngày xưa cũ ân cần đã trao
Bây giờ xuân nhạt phai Đào
Mỉm cười thôi chút ngọt ngào còn đây
 
Gửi theo trăm gió nghìn mây
Thuở tình ngây dại của ngày uyên ương
Hết yêu học cách còn thương
Đa đoan trần tục miên trường khắc ghi
 
Trái tim khắc khoải bỏ đi
Hôm nay sóng xoá những gì hôm qua
Ú oà trong cõi ta bà
Có không - không có… đó là đôi ta!
 
Trần Mai Ngân
15-9-2023