CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

MUÔN TRÙNG ẢNH HIỆN – Thơ Tịnh Bình

 
  
                                       Nhà thơ Tịnh Bình


MUÔN TRÙNG ẢNH HIỆN
 
Sớm nghe tiếng động trên vòm lá
Sương trắng li ti điểm mái đầu
Không màu tuyết đọng phương trời cũ
Xanh thẳm đáy trời hun hút sâu
 
Cố nhớ giấc mơ đêm hôm trước
Chưa nguôi vọng tưởng chật kín lòng
Bờ nào mê, bờ nào chốn cũ ?
Thả lầm hạt bụi trở về không
 
Ngôi nhà ta làm bằng tứ đại
Bức tranh nhòa nhạt một hư dung
Ngóng loài chim trắng bên trời biếc
Quay về ảnh hiện giữa muôn trùng...
 
                                   TỊNH BÌNH
                                     (Tây Ninh)

CON ĐƯỜNG LÀNG – Thơ Vĩnh Thuyên


 
                               Nhà thơ Vĩnh Thuyên


CON ĐƯỜNG LÀNG
 
Con đường làng thuở xưa đi học
Bây giờ trải nhựa phẳng phiu
Sân làng ngày xưa đầy lúa
Được thay bằng gạch lát ciment
 
Lâu lắm rồi nông dân không còn phơi lúa
Sự thay đổi tích cực đôi khi thành nỗi buồn
Có nghe không khi đất trở mình
Chợt thèm một nụ hôn
Là nụ hôn của đất
 
Nhớ lắm!
Những dấu chân đầu đời
Khắc ghi những giọt nước mắt ngày đầu tiên đi học
Chính giọt nước mắt và những dấu chân đã cùng tôi khôn lớn
Và chính sự khôn lớn này biến tôi ngày một cô đơn
 
Em ơi anh đã về
Không còn em chỉ còn nỗi nhớ
Cho đến khi nào sự trống vắng đến tột cùng
Còn một dòng sông uốn khúc về đâu!?
 
VĨNH THUYÊN
 
*
 
Tên thật: Dương Văn Thạnh.
STK: 050003147761
NH Sacombank.
Chi Nhánh PGD TX Hòa Thành tỉnh Tây Ninh.
 
ĐT: 0913955275
Cty Tây Ninh Cosinco. 
610 Long Yên Long Thành Nam - Hoà Thành - Tây Ninh.
 

NGUYỄN BẮC SƠN, TÊN “TÀ LỌT” CỦA THẦN THƠ, THÁNH THƠ – Phóng bút của Lê Mai Lĩnh

 (Bài này viết khi nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn còn sống)


Tác giả Lê Mai Lĩnh
(Nhà thơ Sương Biên Thùy)

MỘT.
 
Điều không may cho Nguyễn Bắc Sơn, cũng là điều không may cho chúng tôi, những người bạn, những độc giả đang muốn viết về ông, là cho tới nay ông vẫn chưa về bên kia chín suối. Tại sao lại là điều không may cho ông, là tại vì Đời Là Một Bể Khổ, như Phật nói. Do vậy, chưa chết là chưa hết khổ. Mà, điều cũng là lạ, là đã rất nhiều lần ông muốn chết.
 

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ VĂN CHƯƠNG CỔ - Đỗ Chiêu Đức


            Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức               

 
Nàng rằng: Thiên tải nhất thì,                                               
Cố nhân đã dễ mấy khi bàn hoàn.                                                 
Rồi đây bèo hợp mây tan,                                              
Biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu ?!
     

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2022

SÔNG THẠCH HÃN, NGUỒN GỐC ĐỊA DANH / Yến Thọ - Trương Thị Thúy Kiều

 Nguồn:
https://tapchicuaviet.com.vn/nguoi-dat-que-huong/song-thach-han-nguon-goc-dia-danh-8202.html


Sông Thạch Hãn là con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Trị, có chiều dài tới 155km, có lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 130m/s, có nhiều phụ lưu (37 phụ lưu) với lưu vực rộng lớn tới 2.600km2, chiếm tới hơn 50% diện tích của tỉnh 1.
 
Xét trên hình thế địa cuộc của tiểu vùng phía nam (thuộc huyện Triệu Phong - xưa là huyện Lợi Điều/Đăng Xương/Võ Xương/Thuận Xương và huyện Hải Lăng - xưa là huyện An Nhân) nói riêng và toàn địa hạt nói chung, sông Thạch Hãn được coi là long mạch chủ đi kèm với Non Mai/Mai Lĩnh sơn/núi Mai Lĩnh để trở thành cặp đôi sông núi biểu trưng văn hoá Quảng Trị: Non Mai - Sông Hãn.
 
Sông Thạch Hãn trên bản đồ

Sách “Đại Nam nhất thống chí” của triều Nguyễn mô tả: Sông Thạch Hãn “ở hai huyện Ðăng Xương và Hải Lăng, phát nguyên từ trong sách Man, chảy về tây bắc hơn 40 dặm đến bãi Ái Tử, lại chảy chừng 33 dặm, thì có nước nguồn Viên Kiệu chảy vào, rồi chảy sang phía đông nam chừng 10 dặm, qua cửa Ngưu Cước, tục gọi là nguồn Trang, lại 17 dặm qua bến Lương Mai, lại 14 dặm qua bến Trinh Thạch, lại 2 dặm thì có dòng khe phía nam qua phường Trà Trì mà chảy vào, lại chảy 17 dặm qua khe Trái, lại chảy 15 dặm qua phía đông chợ Như Lệ, lại chảy 16 dặm qua xã Thạch Hãn, ở đây có một thân đá nhô lên mặt nước, nằm ngang từ tả sang hữu, cốt đá chập chùng, lại chảy 10 dặm qua bến đường quan ở phía tây thành đạo Quảng Trị, lại ba dặm qua ngã ba Cổ Thành, đến địa phận 2 xã An Tiêm và Xuân An thì chia làm 2 nhánh: một nhánh chảy về phía đông nam vào sông Vĩnh Ðịnh; một nhánh chảy về phía đông bắc 11 dặm qua ngã ba Vĩnh Phúc tục gọi bến Quyết, lại chảy 9 dặm qua ngã ba Ðại Ðộ, tục gọi ngã ba sông Tương, lại 7 dặm qua ngã ba Giáo Liêm, lại 10 dặm mà ra cửa biển Việt Yên” 2.
 
Sông Thạch Hãn vốn có tên dân gian là Nguồn Hàn. Sách “Phủ biên tạp lục” gọi nguồn này là nguồn Viên Kiều (hay Viên Kiệu), nguồn sông Hiếu là nguồn Cảo Cảo. Sông Thạch Hãn được hợp lưu bởi hai nguồn Viên Kiều và Cảo Cảo: “Huyện Võ Xương có Cửa Việt, sông từ hai nguồn Viên Kiều và Cảo Cảo đổ về” 3. Đầu nguồn Viên Kiều thuộc huyện Hải Lăng, nằm trong các trang, sách của châu Thuận Bình. Đầu nguồn Cảo Cảo thuộc huyện Võ Xương, nằm trong các trang, sách của châu Sa Bôi. Hai châu này ngày nay thuộc huỵện Đakrông, Hướng Hoá.
 

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

ĐỌC TRĂNG NGHẸN CỦA HOÀI TƯỜNG PHONG - Ngã Du Tử



 
TRĂNG NGHẸN
 
Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.
 
Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
 
Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
 
Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
 
Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẻn lẻn ngó bàn chân.
 
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
 
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
 
Chặp tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.
 
                                                     Hoài Tường Phong
 

CHÙM THƠ VÔ ĐỀ – Nguyên Lạc


  
               Nhà thơ Nguyên Lạc


CHÙM THƠ VÔ ĐỀ
 
1.
Đi về thì cũng thế thôi
Những trang sách sử người rồi lật qua
Còn đâu quá khứ đã xa
Có gì ngoài những phôi pha cuộc đời
 
2.
Đêm nay đáy rượu in bóng nguyệt
Ta uống em rồi hương sắc xưa
Cổ kim tình sử sầu li biệt
Nhân thế tìm say vọng hoang mơ!
 
3.
Lặng nhìn con nhện giăng tơ
Kéo lòng đan sợi lưới mơ bắt sầu
Cuộc tan khanh tướng công hầu
Cuối đời nát mộng còn sầu tha hương
 
4.
Thiên hạ ai người lòng lớn rộng?
Cùng ta uống cạn chén lưu vong!
Thanh xuân thất chí tiêu đại mộng
Thống hận cuồng ngâm khúc hư không!
 
                                          Nguyên Lạc

KHAI SINH – Thơ Trần Mai Ngân


  

 

KHAI SINH
 
Giữa phong phanh cõi người
Tôi lạnh buốt run lên
Có bàn tay không tên
Choàng lên đôi vai gầy
Chiếc áo dệt tầm gai…
 
Giữa chông chênh cuộc đời
Tôi rơi dòng nước mắt
Chiếc khăn thơm dịu mát
Lau khô và ôm chặt
Vỗ về rồi bình minh….
 
Giữa long đong sinh linh
Người gieo vào niềm tin
Cứu rỗi tâm hồn chết
Như đã hóa vàng tôi
Và khai sinh kiếp mới!
 
           Trần Mai Ngân
 

DUYÊN QUÊ KẾT TÌNH - Thơ Huỳnh Tâm Hoài, nhạc Phan Ni Tấn, ca sĩ Phúc Duy trình bày.

 
  
                     Nhà thơ Huỳnh Tâm Hoài
 

DUYÊN QUÊ KẾT TÌNH
 
Con cá lia thia bơi hoài trong chậu.
Con cá bãi trầu nó ngoe nguẩy bờ mương.
Thấy em đẹp lại dễ thương
Bởi cái nghèo nó dính hết đường em ơi!
Sông dài chèo chống hụt hơi
Mải mê con bạn anh bỏ lời bâng quơ.
Em biết mà cứ giả vờ
Hất chi lọn tóc để hờ bờ vai.
Cười duyên con mắt nguýt dài
Anh thời chết điếng ngó hoài trân trân.
Phải chi mà đến được gần
Nói lên một tiếng trăm lần yêu em.
Em bậu mà lại ừ liền
Anh dìa nói với má kết duyên hai đứa mình.
Trăng treo sáng rực mái đình
Anh thề anh sẽ chung tình sắt son.
Thôi thì dzậy dzậy nghen em!
 
                                 HUỲNH TÂM HOÀI


     

Thơ: Huỳnh Tâm Hoài.
Nhạc: Phan Ni Tấn.
Ca sĩ trình bày: Phúc Duy.
 

GIẢI THOÁT - Truyện ngắn của Tiểu Lục Thần Phong

Một truyện ngắn vui vui, mang tích cách châm biếm một cách dí dõm của nhà văn Tiểu Lục Thần Phong.
 

Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt. Sau nhiều năm lăn lộn chốn quan trường, mỗ ngán ngẩm lắm rồi. Mọi người mang mặt nạ để đối đãi nhau, đồng liêu cười cười nói nói, bắt tay, ôm hôn vỗ lưng bộp bộp nhưng sẵn sàng lụi nhau những phát chí tử. Quan trên thì hớt công đổ tội, bọn bên dưới thì rập rình đoạt ghế mỗ đang ngồi. Chính trường tràn gió tanh mưa máu, miệng lằn lưỡi rắn, tâm lang dạ sói, óc muỗi bụng voi. Triều đình đầy nghi kỵ, luôn rình mò từng cử chỉ hay lời nói, hễ lệch hướng một tí là triệt hạ ngay lập tức. Ở công đường là thế, về nhà càng mệt thêm, vợ suốt ngày chưng diện đua đòi làm phu nhân, bà lớn. Con trai nhập băng hút xách, đua xe, quậy phá tưng bừng. Con gái ăn chơi mát trời ông địa luôn. Mỗ ngán ngẩm tình đời, muốn tìm cách giải thoát. Suy nghĩ nhiều lắm, cuối cùng thấy chỉ có xuất gia đầu Phật là con đường giải thoát tuyệt nhất. Nghĩ là làm, tuy nhiên mỗ cũng thủ thế trước, kinh nghiệm quan trường dạy mỗ vậy. Trước hết mỗ xin nghỉ việc không lương trong ba tháng để đi chữa bệnh, sau là mở tài khoản nhà băng bí mật và gom hết giấy tờ tài sản đứng tên riêng cất kỹ. Mỗ cũng nghe nói Phật xuất gia lúc nửa đêm để tránh sự quyến luyến và cản trở. 

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

PHÂN BIỆT “CHIA SẺ” VỚI “CHIA XẺ” – Hoàng Tuấn Công



Trong tiếng Việt, “chia sẻ” và “chia xẻ” là hai từ thường bị dùng lẫn lộn hoặc đánh đồng làm một, dẫn đến lỗi sai chính tả. Đáng chú ý, những người mắc lỗi này thuộc đủ mọi trình độ, kể cả người cầm bút chuyên nghiệp, có học hàm học vị cao. Thậm chí ngay cả người hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ và biên soạn từ điển chính tả cũng nhầm lẫn, viết sai.
 

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

LỆ TUYẾT, MƯA CẦN THƠ – Thơ Nguyên Lạc


   
           Nhà thơ Nguyên Lạc


LỆ TUYẾT
 
Hồ trường ta rót về đâu hở?
Thôi rót lòng ta độc ẩm sầu!
Thơ buồn biết gởi về đâu hở
Quê hương chia biệt cuộc bể dâu

Bao năm xa cách bao năm nhớ
Đêm nay băng tuyết trắng một màu
Màu trắng tang thương màu tuyết lệ
Lệ tuyết rơi rơi lệ khóc nhau
Bao năm rồi đó đời vẫn thế
Năm mới lưu vong cố lý sầu
Tuyết ơi thôi nhé đừng khóc nữa
Thống thiết làm chi để thơ đau!
Đâu đó cố nhân người có biết?
Có kẻ xuân nay khóc bạc đầu
Bạc đầu tình vẫn không phai nhạt!
Làm cách gì thôi thương nhớ nhau?
 

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2022

THI SỸ THỊ XÃ LA GI, QUÁN SÔNG CHIỀU LA GI – Thơ Tâm Nhiên


 
THI SỸ THỊ XÃ LA GI
 
Xế trưa vừa đến cầu Tân Lý
Ta dừng vó ngựa bến sông xa
Ghé Lương Minh Vũ thăm Phan Chính
Thái Anh La Thụy với Giang Đà...
Trải bao nhiêu trận cuồng phong thổi
Thăng trầm mấy cuộc buốt tồn sinh
Mà vẫn còn nguyên hào khí vẹn
Trong tiếng thơ ngâm thấu tâm tình
Ta đi tơi tả qua dâu bể
Sa mạc trần gian nóng sục sôi
Về đây mát rượi như uống được
Vị cam lồ thủy quá bồi hồi...
 
                                       Tâm Nhiên
 
Thị xã La Gi tuy nhỏ nhắn nhưng có nhiều văn nghệ sỹ như:
Lương Minh Vũ, Phan Chính, Thái Anh, La Thụy, Giang Đà, Nguyễn Huỳnh Sa, Lê Ngọc Trác, Ngô Văn Tuấn, Hồ Minh Tuấn, Dũng Nguyên, Cao Hoàng Trầm, Hải Đăng, Trần Dạ Hành, Trần Vũ Minh, Bích Thuận, Bích Ngân, Đỗ Quyên, Bùi Kim Hường...
Mỗi người đều có những tác phẩm thơ văn đã xuất bản lâu nay...

 *


                Chiều tà, ngồi quán lai rai với La Thụy, Lương Minh Vũ, 
                hai nhà thơ ở thị xã La Gi, 19. 2. 2022
 
 
QUÁN SÔNG CHIỀU LA GI
 
Lại về trên bước rong rêu
Bập bềnh bến chợ sông chiều La Gi
Dòng sông cửa biển thầm thì
Lời sâu thẳm vọng từ khi xưa về
Cùng ngồi quán lặng im nghe
Những bài thơ mới bạn bè đọc chơi
Dẫu tàn phai úa mộng đời
Nhưng hồn phố cũ còn hơi thở nồng
Bụi sầu thả xuống ven sông
Để trôi đi hết nỗi lòng thế nhân
Dành cho nhau chút ân cần
Vẫn niềm nở rót tình thân thiết này...
 
                                     Tâm Nhiên

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2022

TRƯỚC ÁN TỬ HÌNH, BÓNG DÁNG TUỆ SỸ VÀ LÊ MẠNH THÁT - Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh

 (Bài trích từ Tạp chí Sáng tác, Nhận định Văn nghệ | Số đặc biệt về Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát, phát hành Tháng 12 năm 1988. Ban Chủ biên gồm các nhà văn Hồ Trường An, Phạm Quốc Bảo, Quyên Di, Võ Đình, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đức Lập, Định Nguyên, Vô Ngã, Nguyễn Tất Nhiên, Hoàng Khởi Phong, Bùi Vĩnh Phúc, Vũ Huy Quang, Đặng Phùng Quán, Nguyễn Văn Sâm, Nhật Tiến, Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Bá Trạc, Kiệt Tấn và Võ Thắng Tiết)
 
Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát
 
Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát bị kết án tử hình! Chỉ mấy chữ ngắn ngủi đó cũng đủ sức chấn động xô đẩy tôi đối mặt với cái gì bi tráng một cách kỳ dị của một cái gì đang còn sống một cách uy linh trên mảnh đất như chết của quê hương ngày nay.
 

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

ĂN HÀNG, ĂN QUÁN Ở HÀ NỘI - Đỗ Duy Ngọc

Nguồn:
https://www.facebook.com/100011386501930/posts/1782452548810945/?d=n


Hà Nội có nhiều món ngon, chuyện ấy ít người cãi. Nhưng món ăn ngon Hà Nội tập trung ở Phố cổ, mà nhà ở Phố cồ thì bé tẻo teo, thế nên hàng quán bày bán đầy vỉa hè, muốn ăn thì ngồi ngay đường đi, ghế thấp lè tè, toàn ghế nhựa. Món ăn cũng bày tràn ra đường mặc cho bụi đường và vi trùng ồ ạt, mà Hà Nội nổi tiếng là thành phố ô nhiễm bậc nhất cho nên thức ăn cũng thế thôi.
 

GIÁO SƯ CAO HUY THUẦN: LÀM THẾ NÀO PHỎNG VẤN ĐỨC PHẬT – Tuấn Khanh giới thiệu



Bất kỳ ai là người có tín ngưỡng, nhìn về một nước Việt Nam ngổn ngang chuyện đáng buồn của thế hệ Phật giáo trong chế độ vô thần, cũng khắc khoải, thậm chí là hoang mang. Chùa hôm nay thật đẹp, Phật hôm nay thật nguy nga, và chúng sinh quỳ lạy cũng rộn ràng. Nhưng ngoảnh đầu nhìn lại, rồi vọng đến tương lai lại cảm thấy đời sống Việt Nam như ảo ảnh, có cả điều gì đó như xa rời chân lý.
 
Nhắm mắt, mà thấy như trong một buổi chiều tàn phai của ánh đạo. Trước năm mới lại về, tôi gửi cho Thầy – giáo sư Cao Huy Thuần những câu hỏi giận dữ và chất vấn của đời thường – những câu hỏi mà có lúc tôi như hoàn toàn bối rối trước sự nông cạn của mình. Tôi hỏi, như kêu đòi làm sao để nghe được Đức Phật trả lời như ngàn năm trước? Làm sao để thấy mình đang lạc lối? Làm sao để thấy mình được thanh thản như Chu Lợi Bàn Đặc của thành Xá Vệ, chỉ quét chổi đã sạch bụi tâm hồn?
 
Thật bất ngờ, Thầy không trả lời trực tiếp điều tôi muốn hỏi mà đáp lại bằng một câu chuyện dẫn giải. Và rồi, tôi thấy mình như đứa trẻ được ngồi dưới gần cội Bồ đề để nghe lại lời Phật từ ngàn năm trước. Công án lại mở, và Thầy lại để xuống một trang tĩnh lặng cho thế hệ tôi khao khát bình an, hoan hỉ nhận lấy sự tĩnh lặng bình an

                                                                        Tuấn Khanh giới thiệu.


 

DỊU DÀNG GIÊNG HAI, MƯA ĐẦU NĂM – Thơ Tịnh Bình

 
  
                    Nhà thơ Tịnh Bình
 

DỊU DÀNG GIÊNG HAI
 
Mưa xuân như rắc bùa mê
Giêng Hai dìu dặt én về đưa thoi
Đào phai ửng nụ tinh khôi
Thoáng hương khép nép xa xôi mảnh tình
 
Rụng bông hoa bưởi im thinh
Trăng treo vời vợi bóng hình tương tư
Lối về hoa cỏ hồ như
Tình tang ong bướm buồn... hư vô buồn...
 
Ru vần lục bát trôi suông
Giêng Hai thèn thẹn in tuồng nhớ ai
Nàng xuân lược giắt trâm cài
Treo lên cành mộng lộc đài thanh tân
 
Thoảng nghe khúc gió bâng khuâng
Tình xuân e ấp tần ngần trao thương
Dịu dàng chút nắng tơ vương
Giêng Hai chúm chím môi hường lời yêu...
 

ĐỌC LẠI HOÀNG CẦM - Nguyễn Đức Tùng

 

Thơ Hoàng Cầm cao quý. Thơ ông tưởng xa mà gần. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách trò chuyện với người đọc, ngay cả khi đó không phải là ý định của người viết. Không phải nhà thơ nào cũng chủ trương mời gọi người đọc đi vào bài thơ của mình. Các nhà thơ siêu thực ở phương Tây có ngôn ngữ khó hiểu, cánh cửa vào bài thơ của họ không mở rộng. Bài thơ của Hoàng Cầm không nói với chúng ta, người đọc, mà trò chuyện với nhân vật của mình, trong thế giới riêng lẻ của mình. Một bài thơ thành công là khi những xúc cảm, thông qua ngôn ngữ, thiết lập được mối quan hệ với người đọc, khiến cho họ có thể tham dự vào quá trình sáng tạo. Việc đọc ngày càng nâng cao thì một ngôn ngữ chất phác trong thơ ngày càng bị loại bỏ. Những bài thơ của Hoàng Cầm viết sau Về Kinh Bắc rơi vào tình trạng hiện thực mộc mạc ấy. Cái còn lại của ông, cao điểm nhất của tài năng Hoàng Cầm, vẫn nằm ở tập Về Kinh Bắc, và cả Mưa Thuận Thành, một ngôn ngữ bàng hoàng siêu thực, mặc dù nhà thơ có thể không có chủ ý. Đó là chủ nghĩa siêu thực tự phát, hay như Hoàng Cầm nói, có tính tâm linh, từ giấc mơ. Khác với Thanh Tâm Tuyền ở miền Nam, có ý thức, cùng thời, nhưng xuất bản công khai, với sự tiếp nhận dè dặt của công chúng. Cố gắng của ông không phải là làm mới ngôn ngữ, và về phương diện này Hoàng Cầm đi sau Lê Đạt, Trần Dần, Đặng Đình Hưng, nhưng trong các nhà thơ thuộc nhóm Nhân Văn và Giai Phẩm, thành tựu trước mắt của ông có lẽ lớn nhất, không phải chỉ vì thơ ông phổ biến, được nhiều người yêu mến, mà vì Hoàng Cầm thực sự làm mới những xúc cảm của sự đọc. Ngay từ trước tập Về Kinh Bắc:
 
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
 
Là ẩn dụ mới. Và do đó, câu thơ mới, đặc trưng của Hoàng Cầm, một ngôn ngữ hình ảnh. Hình ảnh trong thơ Hoàng Cầm có thể xuất hiện như ẩn dụ trong một câu thơ, cũng có thể là hình ảnh trung tâm của toàn bài thơ. Những hình ảnh ấy không phải chỉ là sự trang trí, có thì đẹp lên, không có thì câu thơ vẫn tồn tại, trái lại hình ảnh trung tâm ấy, cái mà người xưa gọi là tứ thơ, quyết định toàn bộ giá trị hay phần lớn giá trị của một bài.
 
Chị đưa Em đến bến này
Cheo leo mỏm đá
Trước vực, sau khe
Thòng lọng tơ gì cuốn gót
 

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: “THỜI TIẾT VÀ LỄ TIẾT”, “GIA TỘC TIÊN TỔ VÀ CỬU HUYỀN THẤT TỔ” – Đỗ Chiêu Đức

 
                                              Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức                                                                                            

TỨ THỜI BÁT TIẾT canh chung thủy,                                           
Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang !   
    


Đó là đôi câu đối của Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến viết cho vợ chồng ông hàng thịt khi cận Tết; Vợ chồng nầy đã mang tặng cho cụ Nguyễn Khuyến một bát tiết canh và một đôi bồ dục (quả thận, miền Nam gọi là cật heo). Cụ đã xúc cảnh sinh tình viết đôi câu đối trên để tặng lại cho hai vợ chồng ông hàng thịt về treo trước của để mừng xuân đón Tết:
                  
四時八節更終始, TỨ THỜI BÁT TIẾT canh chung thủy,          
岸柳堆蒲欲點妝。 Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang.
 

ĐÊM XUÂN B’LÁ – Thơ Trần Mai Ngân


   


ĐÊM XUÂN B’LÁ
 
Đêm B’Lá mưa xuân
Những hạt mưa lưng chừng thao thức
Nghĩ về anh - mơ về anh
Thảo nguyên xanh, bờ cỏ mượt xanh cũng nhớ anh!
 
Đêm B’Lá không vì sao
Dấu hài đêm nao còn đây
Rượu giao bôi đôi ta say
Đêm tình xuân - mây xuân lơi lả…
 
Đêm B’Lá chân trời nghiêng ngả
Em trượt chân thềm rêu
Đưa bàn tay chới với
Giữa không gian đụng phải thời gian…
 
Vội vã và hoang mang
Đêm B’Lá mộng tràn
Thao thức sợ tan đi
Vòng tay siết ghì… khép chặt!
 
                      Trần Mai Ngân

NHỮNG ÔNG VUA VIỆT LÊN NGÔI NGÀY MỒNG MỘT TẾT - Dương Tâm

 

Trong lịch sử Việt Nam, nhiều ông vua lên ngôi vào “mùa xuân, tháng giêng”, nhưng sách sử không ghi chính xác ngày nào. Chỉ một số được ghi chép rõ ràng ngày lên ngôi vào mùng 1 Tết.