CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

CHÙM THƠ “HỒN TÔI” CỦA LÊ VĂN TRUNG


  

 
HỒN TÔI CHIẾC LÁ VÀNG THU
 
Hồn tôi chiếc lá mùa thu cũ
Một hôm vàng rụng dấu chân người
Em về qua lối tình xưa ấy
Nhặt lá tình xưa có ngậm ngùi
 
Xác lá thơm nồng năm ngón tay
Thơm cả mùi rêu đã úa phai
Và mắt tình ơi xin đừng lệ
Rơi trên xác lá giọt sương gầy
 
Hãy gói vào trong vuông áo lụa
Cho từng gân lá cũng vang ngân
Lời trăm năm chép thành kinh nguyện
Tim người thánh lễ sẽ rung chuông
 
Xin ướp vào lòng em ngát hương
Xác lá còn in ngấn lệ vàng
Nghìn năm hồn lá xanh như ngọc
Réo rắc đàn ơi khúc nguyệt cầm
 
Nghe chăng chiếc lá mùa thu cũ
Rơi chạm vào thơ đã thắm vàng
Em về qua lối tình xưa ấy
Cúi nhặt giùm tôi những lãng quên.
 

PHIẾM LUẬN "CHỮ LÒNG TRONG TRUYỆN KIỀU" (2) - Đỗ Chiêu Đức

 
Học giả Đỗ Chiêu Đức


Này con thuộc lấy NẰM LÒNG, (51)                                  
Vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề.   
     
         
       
Thuộc NẰM LÒNG, làm cho ta nhớ đến những bài HỌC THUỘC LÒNG hồi nhỏ, mà mãi cho đến hiện nay đã bảy tám chục tuổi rồi ta vẫn còn nhớ rõ như in. Nên THUỘC NẰM LÒNG là ghi vào lòng, tạc vào dạ như thành ngữ "GHI LÒNG TẠC DẠ" xuất phát từ câu chữ Nho là "MINH TÂM KHẮC CỐT 銘心刻骨". MINH TÂM là "Tạc vào tim", KHẮC CỐT là "Chạm vào xương" mà cụ Nguyễn Du dịch là CHẠM XƯƠNG CHÉP DẠ để chỉ việc Thúy Kiều ghi lòng tạc dạ cái ơn của Từ Hải đã giúp nàng báo ân báo oán:
                                
CHẠM XƯƠNG CHÉP DẠ xiết chi,                                 
Dễ đem gan óc đền nghì trời mây !

HALLOWEEN - Tùy bút Nguyễn Đức Tùng



Halloween nhằm ngày cuối tháng Mười, cũng là ngày cuối của mùa thu. Thời tiết chuyển giao, người ta tin rằng có một thế giới siêu nhiên hiện ra khi mùa màng thay đổi, lúc con người có thể chạm được vào thế giới thần linh. Đêm nay trong cảnh đất trời mờ ảo, vật chất và tinh thần giao hòa nhau, người sống và người chết nhìn thấy nhau. Ma quỷ không sợ hãi con người như mọi khi, cũng không làm con người sợ hãi bằng họ sợ hãi nhau. Tối nay, bạn đi ra đường, nếu sẵn sàng đón nhận thế giới vô hình bạn sẽ nhìn thấy những điều ngày thường không thấy được. Đêm nay bạn đặt mấy chiếc đèn lồng trên lối vào nhà, nhiều kẹo trước cửa, trong một cái giỏ ngay ngắn, ghi một tấm giấy nhỏ bên cạnh "take one", lấy một cái, "take two", lấy hai cái. Những đứa trẻ sẽ lấy đúng như thế. Đôi khi cũng có một thằng bé sáu hay bảy tuổi quay lại, thò tay lấy thêm một cái nữa, vì không cưỡng nổi cám dỗ. Thằng bé ấy là Tony. Hay chính bạn thời bé.
 

TIẾNG CHIM TRÊN NGÓI CŨ, PHẬN KIẾN – Thơ Tịnh Bình


   


TIẾNG CHIM TRÊN NGÓI CŨ
 
Này hỡi chùm lau trắng xóa
Thả gì vào gió đông?
Ta chợt thấy cánh thiên di run rẩy
Trên những lọn khói mềm...
 
Đêm qua nằm mơ thấy mình thành đứa trẻ
Chạy băng qua cánh đồng
Chạy mãi về phía đường chân trời màu tím
Theo tiếng gọi của hoàng hôn từ từ khuất lịm
Trượt ngã vào đám cỏ may và bừng thức
Chẳng còn tung tích gì từ bàn chân của một thời thơ dại
Chỉ vết cỏ xước dấu thời gian
 
Biết nói gì cùng mùa đông ?
Khi đám lúa chét gục chết trên lưng cánh đồng
Mặc lũ chim trời ăn vạ
Giọt mồ hôi lã chã
Vẫn khát thèm một mùa xanh sinh sôi
 
Biết nói gì cùng gió đông?
Cọng hoa lau không còn trẻ nữa
Mùa nhuộm sương tóc mẹ
Tiếng chim về đậu trên ngói cũ
Thả từng hồi rêu phong...
 

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

HUYỀN THOẠI TT KH VÀ HAI SẮC HOA TY GÔN – Thụy Khê

 Nguồn:
https://tchanhpb.violet.vn/entry/huyen-thoai-ttkh-va-hai-sac-hoa-ty-gon-thuy-khue-3733226.html
 


Trong những bài thơ tác giả ẩn danh hoặc ký tên nhưng không biết rõ người ấy là ai, Hai sắc hoa ty gôn và TTKh là một huyền thoại lãng mạn đã gây mối trắc ẩn cho nhiều thế hệ yêu thơ.
 
Câu chuyện bắt đầu cách đây 70 năm, ngày 27/9/1937 trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, số 174 xuất bản tại Hà Nội, có đăng truyện ngắn Hoa ty gôn của Thanh Châu, nội dung kể lại mối tình tan vỡ của đôi trai gái ngày trước đã hò hẹn dưới giàn hoa ty gôn. Ít lâu sau, có người đàn bà trẻ, dáng dấp bé nhỏ, nét mắt u buồn, mang đến tòa soạn Tiểu Thuyết Thứ Bẩy một phong bì dán kín, gửi cho ông chủ bút, trong có bài thơ Hai sắc hoa ty gôn, ký tên TTKh. Bài thơ Hai sắc hoa ty gôn được đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bẩy số 179, ra ngày 30/10/1937, và sau đó còn ba bài nữa cũng ký tên TTKh được gửi bằng đường bưu điện đến tòa soạn: 

Bài thơ thứ nhất, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy số 182 (20/11/1937),
Đan áo cho chồng, đăng trên Phụ Nữ Thời Đàm,
Bài thơ cuối cùng, Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, số 217 (23/7/1938).

Bài thơ thứ nhất xuất hiện sau Hai sắc hoa ty gôn gần một tháng, và Bài thơ cuối cùng đăng tám tháng sau.
 
Ngay khi Hai sắc hoa ty gôn ra đời, giới văn nghệ sĩ đã xôn xao, thi sĩ J. Leiba, người cùng tâm sự với TTKh và là tác giả hai câu thơ nổi tiếng "Người đẹp vẫn thường hay chết yểu. Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai", chép lại nguyên văn bài Hai sắc hoa ty gôn trên Ngọ Báo với lời mở đầu:
 
Anh chép bài thơ tự trái tim
Của người thiếu phụ lỡ làng duyên
Lời thơ tuyệt vọng ca đau khổ
Yên ủi anh và để tặng em.
 
Nguyễn Bính sau khi đọc Bài thơ thứ nhất đã viết bài Dòng dư lệ để tặng TTKh, in lại trong tập Lỡ bước sang ngang và Thâm Tâm có ba bài Màu máu ti gôn, Dang dở và Gửi TTKh, và nhiều thế hệ sau còn có những bài thơ khác sụt sùi thương cảm cho số phận TTKh. Vậy TTKh là ai ?
 

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

CHỈ TẠI CHIỀU THU, SÁNG NGHE THU KHẼ - Thơ Nguyên Lạc


    

 
CHỈ TẠI CHIỀU THU
 
Chỉ nhạt nhòa nghiêng nắng
Sao se sắt chiều tà?
Chỉ là một chiếc lá
Sao nỗi niềm trong ta?
Chỉ là một chiếc lá
Dĩ nhiên... chuyển mùa qua
Chỉ là một nỗi nhớ
Có gì đâu xót xa?
 
Chiếc lá nào vương tóc?
Nhan sắc nào lìa xa?
Môi thu nào hương quế?
Mùa thu nào thiết tha?
 
Đời bạo cuồng lốc xoáy
Chim thiên di người là
Tình mong manh sương khói?
Thời gian màu phôi pha
 
Ngàn năm đời vẫn thế
Biệt li ai không sầu?
Ngàn năm thu vẫn thế
Tiếng thu gọi nhớ nhau
 
Bao năm rồi vẫn thế
Từ ngày cuộc ly tao
Tha hương đời vẫn thế
Thu về nhạc thơ đau!
 
Chiều thu hồn cô lữ
Sầu theo tiếng lá ru
Trăm năm dài có đủ?
Quên cuộc tình phù du!
 
"Chỉ là một chiếc lá
Sao thấy cả mùa thu"? (*)
Chỉ sợi chiều rất mảnh
Sao ngất sầu thiên thu?
 
                Nguyên Lạc
............
 
(*) Mượn ý thơ cổ
 
 

PHIẾM LUẬN “CHỮ LÒNG TRONG TRUYỆN KIỀU” – Đỗ Chiêu Đức


            Học giả Đỗ Chiêu Đức        
                           
                                                          
Đầu LÒNG hai ả tố nga,                                       
Thuý Kiều là chị, em là Thúy Vân.
 

Đó là hai câu thơ trong phần mở đầu của Truyện Kiều giới thiệu về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. "Sanh đôi ?" Vì "đầu lòng" mà đến "hai ả tố nga" lận ! Về tuổi tác thì "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê".  Tuổi cập kê 及笄" là tuổi cài trâm, là tuổi mười lăm, tuổi thành niên của các cô gái ngày xưa đã có thể xuất gía (lấy chồng) hợp pháp; nói theo tâm lý tình cảm, là tuổi đã biết rung động, biết yêu. Cho nên khi nghe Vương Quan kể về ca nhi Đạm Tiên, rồi kết luận là:
                                         
Trải bao thỏ lặn ác tà,                                  
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm !
 
thì Thúy Kiều đã...
                                        
LÒNG đâu sẵn mối thương tâm,                                  
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
         
Chữ LÒNG trong ĐẦU LÒNG là chữ PHÚC , là cái Bụng; còn chữ LÒNG trong câu thơ trên là chữ TÂM , là trái tim, là tấm lòng. Đến khi Đạm Tiên hiển linh cho xem thì Thúy Kiều lại:
                                        
LÒNG THƠ lai láng bồi hồi,                                    
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.
         
LÒNG THƠ ở đây là cái HỒN THƠ của Thúy Kiều. Kịp đến khi về lại nhà "Một mình lặng ngắm bóng nga", nhớ đến Đạm Tiên, nhớ đến Kim Trọng, nên chi ...
                                     
Ngổn ngang trăm mối bên LÒNG,
  

BOLERO TÍM – Thơ Hồng Thúy, nhạc Phạm Mạnh Cương, ca sĩ Ngọc Mỹ trình bày


  

 
BOLERO TÍM
 
Xin nỗi buồn chỉ còn là mây khói
Cho quên đi dư lệ của thời gian
Bao yêu thương ước mơ tình mê đắm
Bão giông nào mưa phủ xám trường giang
Cà phê đắng như cuộc tình chợt vắng
Nghe bồi hồi lá rụng úa trời xa
Mộng tàn phai trái tim sầu đông giá
Áo phố dài chờ ai giữa mùa hoa
Mang tâm tư chơ vơ… từng bước về
Chiều theo chiều sương lạnh ướt hoàng hôn
Nửa vầng trăng tiễn đưa mù mịt gió
Nửa u buồn soi mắt biển mầu khuya
Sao không đến nắng vàng hong tay ấm
Để bờ môi không tím giọt lời ru
Chẳng còn nhau chuyện xưa giờ đã cũ
Hẹn hò nhau… nên muôn kiếp nợ thiên thu…
                                       
                                                   Hồng Thúy


       

Thơ: Hồng Thúy
Nhạc: Phạm Mạnh Cương
Ca sĩ: Ngọc Mỹ
Hòa âm: Đỗ Hải
PPS: Hùng Đặng

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

ÔNG KHAI TRÍ CỦA “SÀI GÒN, MỘT THỜI VANG BÓNG” - Trịnh Thanh Thủy


Nhà sách Khai Trí


Cάch đây 13 nᾰm khi nghe tin ông chὐ nhà sάch Khai Trί Nguyễn Hὺng Trưσng mất đi, giới yêu sάch Sài Gὸn ai cῦng bὺi ngὺi thưσng mến. Ngày 4 thάng 11, 2018 vừa qua, người vợ đầu ấp tay gối cὐa ông Khai Trί cῦng đᾶ mᾶn phần theo gόt ông về cōi tịnh, cὺng ông an giấc ngàn thu. Cụ bà Phὺng Thị Bông hưởng thọ 89 tuổi, mất tᾳi Little Sài Gὸn vào cuối mὺa thu.

 
Ông Bà Khai Trί trong toà soᾳn bάo Thiếu Nhi trước 75

 
Tôi đến viếng tang lễ cὐa cụ bà và gặp gỡ những người thân cὐa đᾳi gia đὶnh họ Nguyễn. Những tấm ἀnh slide show chiếu trên màn hὶnh nhà tang lễ đᾶ ghi lᾳi những kỷ niệm đẹp cὐa gia đὶnh và cụ ông, cụ bà như một nhắc nhở ân cần đến hὶnh bόng cὐa kẻ ra đi.

 
Ông Khai Trί ngồi trên giường đầy sάch
 

Tôi được dịp trὸ chuyện với người con trai thứ cὐa cụ là anh Nguyễn Hὺng Tâm và tὀ lὸng ngưỡng mộ cụ ông Khai Trί cὺng đức độ cὐa cụ khi cὸn sinh thời. Tiếng vang thσm ngάt về lὸng yêu thiếu nhi và mối tὶnh gắn bό cὐa cụ với sάch vở đᾶ khiến tôi quу́ trọng con người cụ dὺ tôi chưa gặp cụ bao giờ.
 

BÂNG KHUÂNG THÁNG MƯỜI – Thơ Nhật Quang


   


Bâng Khuâng Tháng Mười
 
Tháng Mười Thu ngát lối về
Hưong mềm mại gió tóc thề nghiêng bay
Long lanh ánh mắt mơ say
Chắt chiu hẹn ước… tháng ngày yêu thương
 
Tháng Mười dệt mộng tơ vương
Trao em một đoá diệu hương nồng nàn
Tình anh trăng sáng mơ màng
Đong đưa em giấc mộng vàng đêm Thu
 
Tháng Mười ấm áp lời ru…
Môi ngoan đắm đuối ngọt từ tiếng yêu
Tình Thu ủ ấp hương chiều
Chờ đêm Nguyệt mộng bao điều thầm trao…
 
Ươm vần thơ đắm ngọt ngào
Ru em vào giấc chiêm bao… tình nồng
Nâng niu nhẹ áng Thu hồng
Bâng khuâng tay chạm… mênh mông tháng Mười.
 
                                                            Nhật Quang
 

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

CÁNH CÒ QUA SÔNG – Thơ Trần Mai Ngân

 
   


CÁNH CÒ QUA SÔNG
 
Chiều nay mênh mông mênh mông
Cánh Cò trắng bay qua sông qua sông
Nước lũ tràn về ngập đồng
Cánh Cò bay trong bão giông một mình…
 
Đôi cánh chao nghiêng tội tình
Chở lao đao nỗi buồn in bóng nước
Thân Cò lặn lội sau trước
Thương sáng chiều trăm vết xước đường bay…
 
À ơi… đôi cánh chẳng may
À ơi… chập chùng đường dài quạnh quẽ
Cánh Cò về - con chờ mẹ
Đường chông gai mẹ mạnh mẽ vượt qua…
 
Chiều nay mênh mông mênh mông
Cánh Cò trắng bay qua sông qua sông…
 
                                    Trần Mai Ngân

MƯA – Thơ Nguyên Lạc


  


MƯA
 
1.
Mưa chi? Mưa mãi không thôi!
Mưa ơi! Có biết động tôi một trời?
Tôi van mưa hãy thôi rơi!
Để tôi đừng nhớ một thời bể dâu
 
Mưa ơi! Ngừng đi thôi
Mưa buốt lạnh lắm rồi
Tôi ơi! Ngừng đi thôi
Nhớ thêm chi? Đủ rồi!
 
2.
Đêm nay gió len vào hồn cô lữ
"Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi" *
"Giọt mưa trên lá tiếng khóc chơi vơi" **
Tiếng ca dĩ vãng ngày đó xa rồi!
 
Sầu khúc mưa rơi nhung nhớ buồn ơi!
Tiếc thương thanh xuân mộng vỡ một thời
Một thời để yêu một thời để nhớ
Cần Thơ mưa đêm Cần Thơ yêu người
 
Ngoài trời mưa rơi thánh thót mưa rơi
Bùi ngùi lời than thôi mất nhau rồi
Buốt giá đời rồi sá chi thêm chút lạnh!
Mưa đời cứ rơi! Nặng hạt cứ rơi!
 
Cô lữ. Mưa đêm. Tí tách tiếng buồn
"Dạ Cổ Hoài Lang" sầu khúc đêm nao
Từ li mưa đêm trên bến Gành Hào 
Não nùng lời ca than trách bể dâu! 
 
Quê hương tôi ơi biết đến khi nào?
Mưa đời luân lạc mưa kiếp tha hương!
Thiên cổ nỗi sầu cùng ai chia sẻ ?
Tri kỷ còn đâu mà cạn Hồ trường!
 
Hồ trường thống hận Hồ trường
Nghìn trùng thăm thẳm quê hương!
"Trời Nam nghìn dặm thẳm, non nước một màu sương
Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc, trăm năm thân thế bóng tà dương.
Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi, trời đất mang mang ai người tri kỷ,
lại đây cùng ta cạn một Hồ trường." ***
 
3.
Mưa... mưa... mãi mưa đi!
Mưa trôi mất xuân thì
Mưa Cần Thơ ngày đó
Mưa gác trọ tình si
Mưa Gành Hào một thuở
Mưa khóc tiễn người đi!
Dạ khúc mưa thê thiết
Hoài Lang khúc ai bi!
Cố nhân ơi vĩnh biệt
Nghìn trùng đành phân li

                   Nguyên Lạc
 
..............
 
* Giọt mưa thu - Đặng Thế Phong
** Giọt Mưa Trên Lá -Phạm Duy
*** Hồ Trường- Nguyễn Bá Trác
- Cửa Gành Hào thuộc huyện Đông Hải - tỉnh Bạc Liêu
 

TẠP GHI VÀ PHIẾM LUẬN: CHỮ PHẬN TRONG TRUYỆN KIỀU – Đỗ Chiêu Đức


Học giả Đỗ Chiêu Đức

 
PHẬN HỒNG NHAN có mong manh,                                
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
 
           
      
Trong chữ Nho, chữ PHÂN  thuộc dạng chữ Hội Ý, vì được ghép bởi bộ BÁT  là số 8 ở trên và bên dưới là bộ ĐAO  là Cây Dao; với Hội Ý là : Cái gì đó được xắt 8 dao là đã CHIA nhỏ ra rồi. Nên nghĩa đầu tiên của PHÂN là CHIA. Trong tiếng Nôm ta có từ kép PHÂN CHIA. Khi đã chia thì nó sẽ Thành từng Phần một, cụ thể là 8 phần như chữ Hội Ý ở trên, nên ta lại có từ kép THÀNH PHẦN 成分. Bây giờ thì Động từ PHÂN được đọc thành Danh từ PHẦN (dấu huyền) để chỉ một đơn vị đã được chia ra. Đó là trong đời sống vật chất thực tại thực tế trước mắt; còn về đời sống tinh thần, tâm linh, tôn giáo và tín ngưỡng dân gian thì Thượng Đế, tức ông Trời cũng chia đời sống con người ra nhiều Thành Phần kể cả tâm linh và vật chất như cụ Nguyễn Du đã lý luận trong Truyện Kiều:
                     
Ngẫm hay muôn sự tại trời,                    
Trời kia đã bắt làm người có thân.                      
Bắt phong trần phải phong trần,                   
Cho thanh cao mới được PHẦN thanh cao. 
 
Cái "PHẦN thanh cao" đó là cái số PHẬN của con người, trong chữ Nho gọi là DUYÊN PHẬN 緣分. Chữ PHÂN bây giờ lại được đọc là PHẬN (dấu nặng) chỉ sự đặt để xếp đặt sẵn của "ông Trơi" để dành riêng cho ai đó. Bây giờ thì ta hãy lần lượt tìm hiểu xem cái THÂN PHẬN 身分 và cái PHƯỚC PHẦN 福分 của những vai nữ trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đã được cụ diễn dịch như thế nào trong xã hội phong kiến ngày xưa...
  

NHẬN XÉT LAN MAN VỀ BÀI THƠ “HOA TÍM” CỦA DƯ BÌNH – Phạm Đức Nhì

 

Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


LỜI NÓI ĐẦU
 
Chị Dư Bình - một bạn Facebook – có lẽ có cảm tình với cách nhìn nhận, đánh giá thơ ca của tôi nên đã nhắn tin cho tôi với lời yêu cầu:

“Em muốn được nghe ý kiến của nhà phê bình thượng thặng (chị đã quá khen) về một vài bài thơ (hoặc văn) anh thấy được nhất”
 
Ngoài việc bình thơ tôi thỉnh thoảng cũng góp ý kiến, nhận xét cho một số bài thơ bạn đọc gởi đến nên đã trả lời:

“Anh không bình thơ theo yêu cầu nhưng nếu em gởi cho anh bài thơ ưng ý nhất của em anh sẽ góp vài nhận xét về kỹ thuật thơ.”
 
Và trong số 2 bài thơ chị gởi đến tôi đã chọn Hoa Tím để “góp vài nhận xét”

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

HOA HẬU ĐẦU TIÊN CỦA MIỀN NAM & CÂU THƠ "CÒN 2 CON MẮT KHÓC NGƯỜI 1 CON" CỦA BÙI GIÁNG – Đông Kha

 Nguồn:
https://nhacxua.vn/hoa-hau-dau-tien-cua-mien-nam-va-cau-tho-con-2-con-mat-khoc-nguoi-1-con-cua-bui-giang/



Trong bài hát “Con Mắt Còn Lại” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có câu hát: Còn hai con mắt khóc người một con…
 
Nhiều người cho rằng bài hát này được Trịnh Công Sơn được dựa theo 1 câu thơ trong bài thơ Mắt Buồn của thi sĩ Bùi Giáng. Khi nghe bài hát Con Mắt Còn Lại, ai cũng hiểu nội dung của bài hát nói rằng có 2 con mắt, dùng 1 con mắt để khóc người, còn con mắt còn lại thì “nhìn cuộc đời tôi…” và “nhìn cuộc tình phai…”
 
Tuy nhiên, nội dung gốc của câu thơ “còn hai con mắt khóc người một con” của Bùi Giáng có phải có ý nghĩa như vậy hay không?
Thực ra, ý nghĩa của câu thơ Bùi Giáng không phải là “tâm thần phân liệt” như vậy, mà “Còn hai con mắt khóc người một con” tức là Bùi Giáng đã dùng cả hai con mắt để khóc cho người đẹp đã có một đứa con, là “gái một con trông mòn con mắt”.
 

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

GỬI MÙA HEO MAY – Thơ Tịnh Bình

 
            


GỬI MÙA HEO MAY
 
Neo chiếc lá chờ thu về lại
Bến heo may trơ bóng con đò
Mờ trăng cũ lạnh lòng sông vắng
Rụng vào khuya lệ vỡ sương nhòa
 
Mùa im tiếng lòng ta chực khóc
Đỉnh hoang vu thèm một tiếng cười
Bàn tay nắm mùa đi khô khốc
Lối rêu thôi đợi bước chân người
 
Chợt lảnh lót hiên ngoài ban sớm
Ấm lòng ta quen thuộc lời chim
Trong gió mỏng mùa về gọi cửa
Thoáng heo may se sắt đi tìm
 
Khung cửa khép chiêm bao vừa thức
Nụ hoàng hoa trao ước hẹn thề
Trên lá cũ bước mùa đang tới
Gửi heo may trầm mặc thu về...
 
                           TỊNH BÌNH
                            (Tây Ninh)
 

HỘI AN, HỒI SINH, HỘI NGỘ SAU CÙNG, HỠI NHỮNG TÌNH NHÂN CỦA LÃNG QUÊN - Thơ Lê Văn Trung


   


HỘI AN
 
Phố xưa Người bỏ về đâu
Viễn Lai Kiều Nỗi biển dâu Vẫn chờ
Tôi Người khách Cũ Nghìn xưa
Bước chân hụt giữa hai bờ Hoài giang.
 
 
HỒI SINH
 
Em uống đi! Ly rượu ái tình
Uống đi! Trời đất sẽ hồi sinh
Tôi về thắp lại vành trăng cũ
Nở trắng tinh khôi một đóa quỳnh.
   

VẪN CÒN ĐÓ... – Thơ Đan Thuỵ

 
  


VẪN CÒN ĐÓ...
 
Vẫn còn đó
lời nhẹ nhàng dấu kín
Thoảng đưa hương e ấp đóa đợi chờ
Ngày hôm qua còn đây đầy dấu ấn
Đã xa rồi... một thoáng nhớ mong manh 
 
 
Vẫn còn đó
trái tim gầy rung động
Nhịp lênh lang in dấu ngại ngùng
Chưa hẹn thề thăm thẳm lắng sâu
Như hoa nắng rơi rơi chiều nghiêng ngã
 
Vẫn còn đó
ánh mắt ngày... xưa ấy
Chạm vô tình sao bối rối... in sâu
Dõi trùng khơi hiên trời mây trắng quá
Khúc êm đềm chao cánh én mùa xuân
 
Ta còn đây
người nơi cuối ngả
Con dốc tháng năm chuyện cũ vui buồn
Bóng thời gian phũ phàng trong mắt nhớ
Ghềnh đá mòn con sóng bạc đẩy đưa
 
Sắp đi hết cuối đường khôn lớn
Mới nhận ra không thể xoá một người
Mỗi bước chân nối nhau con đường cũ
Bóng ai về nốt nhớ lại rung vang
 
                                    Đan Thụy
 
.....
 
Tên thật: Đàm Thị Hải
Hiện đang sống và làm việc tại
Công ty Tây Ninh SinCoCo
KM27, QL22B, Long Thành Nam
Hoà Thành - Tây Ninh
Điện thoại : 0918266282
Email : damhaitn@gmail.com
 

PHIẾM LUẬN “TIẾNG RAO HÀNG RONG XƯA” - Kha Tiệm Ly

 (Bài nầy chỉ nói trong phạm vi Thành Phố Mỹ Tho xưa, nhưng có lẽ những nơi khác cũng không khác mấy).

 

Cái tựa có vẻ hơi dư chữ “hàng rong”, vì nếu hàng không bán rong thì không ai rao cả. Lại dư chữ “xưa”, bởi nếu bán hàng rong là phải rao, không xưa, nay gì hết! Hi hi! Nó “dư” cũng như tiếng rao của người bán hàng rong: Nó “có kinh có kệ”, có bổng có trầm vậy thôi: Thay vì nói: “Chè đây! Chè đây!”, thì người bán rao trong veo, lanh lảnh có bài bản như vầy: “Ai… ăn chè… đậu đen, bột khoai, nước dừa , đường cát ho…ô…ng?”