CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIAI THOẠI. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIAI THOẠI. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

TUYỆT TỊNH CỐC (HOA LƯ, NINH BÌNH) – Phạm Hữu Phước



Tuyệt Tịnh Cốc là nơi Thái Hậu Dương Vân Nga ẩn tu vào lúc cuối đời. Bà là hoàng hậu của Đinh Bộ Lĩnh, nhưng cũng là hoàng hậu của Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn, người khai sáng triều đại Tiền Lê.
 
Có giả thuyết cho rằng bà tư thông với Lê Hoàn, và giúp một tay cho Lê Hoàn giết Đinh Bộ Lĩnh. Cuối đời bà ân hận nên lên Tuyệt Tịnh Cốc ẩn tu và sám hối.
 
Nhiều người nói sai là Tuyệt Tình cốc. Tuyệt tình là dứt tình, trong khi Tuyệt Tịnh cốc mới đúng vì có nghĩa là cái hang hoàn toàn im lặng để ngồi Thiền.

                                                                                 Phạm Hữu Phước

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

CÔ “BẮC KỲ NHO NHỎ” BÂY GIỜ RA SAO? - Diệp Hoàng Mai



Thuyết phục mãi, chị Hoàng Thị Kim Oanh – nguyên mẫu trong bài thơ “Cô Bắc kỳ nho nhỏ” của nhà thơ quá cố Nguyễn Tất Nhiên – mới đồng ý chia sẻ với tôi những hoài niệm tuổi học trò… Chị kể khi xưa chị hiền lành, nhưng không khờ khạo đến mức, không biết có nhiều cây si trước ngõ nhà mình. Nhưng điều đó, chỉ khiến chị mỗi lúc một ngại ngùng giao tiếp. Dần dà, chị sống khép kín tựa cô chim non trong chiếc lồng son. Ba mẹ của chị đông con, nhưng các con của ông bà rất thuận hòa, hết lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Với suy nghĩ non nớt lúc bấy giờ, như vậy đã quá đủ cho cuộc sống riêng của chị.
 

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

CHẮC LÀ CHUYỆN GIAI THOẠI - Đặng Xuân Xuyến


Tác giả Đặng Xuân Xuyến

Lâu rồi, đọc trên facebook, nhà văn Nguyễn Quang Vinh kể chuyện đợt xét kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam lần đầu tổ chức tại Văn Miếu. Sau khi có kết quả bỏ phiếu, nhà thơ Trần Đăng Khoa rón rén vào nhà vệ sinh điện thoại báo cho nhà văn Nguyễn Quang Vinh biết ông vừa được xét kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, giọng nhà thơ thần đồng cứ lào thào rỏn rẻn vì sợ ông Hữu Thỉnh (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam lúc bấy giờ) đang đứng đái gần đấy mà "nghe được thì chết.". Tôi cười, nghĩ chắc nhà văn Nguyễn Quang Vinh viết giai thoại giỡn vui chứ chuyện đấy thì đâu đến nỗi nhà thơ Trần Đăng Khoa phải rón rén rỏn rẻn vậy.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

NHỮNG CÂU ĐỐI THÚ VỊ TRƯỚC MIẾU THỜ ÔNG QUAN VŨ – Đỗ Chiêu Đức


Quan Thánh Đế Quân miếu vũ
          
QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN MIẾU VŨ 關聖帝君廟宇 là nhóm từ chỉ chung các đền miếu thờ ông Quan Vũ 關羽 thời Tam Quốc. MIẾU VŨ 廟宇 là từ chỉ chung cho các "đình chùa miếu mạo"; nơi thờ cúng thần linh tiên phật. Nghĩa xưa MIẾU VŨ là nơi vua quan triều kiến hội họp; còn được gọi là LANG MIẾU 廊廟 hay TRIỀU ĐÌNH 朝廷, như trong bài hát nói Kẻ Sĩ của cụ Nguyễn Công Trứ có câu:
               
Trong LANG MIẾU ra tài lương đống.                 
Ngoài biên thuỳ rạch mũi can tương

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

NGÔ TẤT TỐ TỪNG HỎI NHÀ THƠ LƯU TRỌNG LƯ: "HUY CẬN LÀ THẰNG CHA NÀO MÀ LÀM THƠ HAY THẾ?"

 



Chuyện rằng, khi Huy Cận vừa làm xong bài thơ Tràng giang, ông gửi cho Xuân Diệu xem trước. Xuân Diệu vội vàng chép tay, rồi gửi theo đường bưu điện cho Thế Lữ.

Đọc xong, Thế Lữ khen hay và hỏi: "Huy Cận là tay nào mà làm thơ hay thế!". Xuân Diệu bảo: "Huy Cận là bạn tôi". Thế Lữ lại hỏi: "Là bạn sao không đưa thẳng cho tôi mà lại gửi thư?". Xuân Diệu đáp: "Tôi muốn gửi thế để kiểm tra xem thử thơ có hay thật không?"
Mấy ngày sau, Huy Cận ra Hà Nội, Xuân Diệu đưa ông đến báo Ngày nay giới thiệu với Ban biên tập. Đó là lần đầu tiên Huy Cận tiếp xúc với giới văn chương, báo chí. Từ đó, họ rất quý ông, đăng thơ ông đều đặn trên báo Ngày Nay.

Tuần ấy, báo đăng bài Tràng giang của Huy Cận. Ngay ngày hôm sau, mới 6 giờ sáng, Lưu Trọng Lư đã đến đập cửa phòng Huy Cận tại số 40 Hàng Than (lúc ấy Lưu Trọng Lư ở dưới nhà, Huy Cận và Xuân Diệu ở trên gác), mà rằng:  Trời, Tràng giang hay quá Cận ơi! Hôm nay cụ Ngô Tất Tố hỏi tôi: "Huy Cận là thằng cha nào mà làm bài thơ hay thế? Bài thơ này hồn thơ Đường mà hay hơn thơ Đường”...mình phải khao cậu mới được. Thế là hai nhà thơ đến hiệu phở Nghi Xuân (ở Hàng Quạt) nổi tiếng.

Lưu Trọng Lư chiêu đãi Huy Cận nhưng lại... quên mang tiền vì ông nổi tiếng là người lơ đãng. Rốt cuộc, Huy Cận lại mời phở Lưu Trọng Lư.
 
                                                                                          SƯU TẦM

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: THI TIÊN LÝ BẠCH (701-762) – Đỗ Chiêu Đức



Truyện kể, vào triều đại của Huyền Tôn hoàng đế đời Đường, có một tài tử họ Lý , tên Bạch , tự là Thái Bạch 太白, người đất Cẩm Châu (Tứ Xuyên), vốn là cháu 9 đời của Tây Lương Võ Chiêu Hưng Thánh Hoàng Đế Lý Hạo. Bà mẹ của Lý nằm mơ thấy sao Trường Canh rơi vào bụng mà sanh ra Lý; vì sao Trường Canh là Thái Bạch Kim Tinh, nên mới lấy tên Bạch và tự là Thái Bạch để đặt cho Lý. Lý sinh ra vốn đã mi thanh mục tú, cốt cách phi phàm; Mười tuổi đã làu thông kinh sử, xuất khẩu thành thơ, mọi người đều ca ngợi và xưng tụng là thần tiên giáng thế, nên mới đặt cho cái ngoại hiệu là Lý Trích Tiên 李謫仙 (Là tiên trên trời được trích giáng xuống trần gian). Có thơ của Thi Thánh Đỗ Phủ chứng thực:          

昔年有狂客,  Tích niên hữu cuồng khách,                   
號爾謫仙人。  Hiệu nhĩ trích tiên nhân.              
筆落驚風雨,  Bút lạc kinh phong vũ,                  
詩成泣鬼神!  Thi thành khấp qủi thần !

Có nghĩa:              

Năm xưa có khách ngông cuồng,                
Xưng là trời giáng xuống trần Trích Tiên.                
Huơ bút mưa gió kinh thiên,               
Thơ thành thần thánh qủi tiên cũng gờm !

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

PHẠM CÔNG THIỆN VS NGUYÊN SA

Nguồn:
http://nhilinhblog.blogspot.com/2012/06/pham-cong-thien-vs-nguyen-sa.html

Phạm Công Thiện


Phạm Công Thiện trả lời loạt bài của ông Lê Hải Vân về Trường hợp Phạm Công Thiện đăng liên tục vô tận trong nhật báo Độc Lập từ hạ tuần tháng 5 năm 1970.
 
(Xin lỗi độc giả Tư Tưởng về bức thư nầy và xin hãy xem bức thư này như là một việc đáng lẽ không nên làm ở đây.)
 
                                                                              Phạm Công Thiện
 

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

HOA HẬU ĐẦU TIÊN CỦA MIỀN NAM & CÂU THƠ "CÒN 2 CON MẮT KHÓC NGƯỜI 1 CON" CỦA BÙI GIÁNG – Đông Kha

 Nguồn:
https://nhacxua.vn/hoa-hau-dau-tien-cua-mien-nam-va-cau-tho-con-2-con-mat-khoc-nguoi-1-con-cua-bui-giang/



Trong bài hát “Con Mắt Còn Lại” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có câu hát: Còn hai con mắt khóc người một con…
 
Nhiều người cho rằng bài hát này được Trịnh Công Sơn được dựa theo 1 câu thơ trong bài thơ Mắt Buồn của thi sĩ Bùi Giáng. Khi nghe bài hát Con Mắt Còn Lại, ai cũng hiểu nội dung của bài hát nói rằng có 2 con mắt, dùng 1 con mắt để khóc người, còn con mắt còn lại thì “nhìn cuộc đời tôi…” và “nhìn cuộc tình phai…”
 
Tuy nhiên, nội dung gốc của câu thơ “còn hai con mắt khóc người một con” của Bùi Giáng có phải có ý nghĩa như vậy hay không?
Thực ra, ý nghĩa của câu thơ Bùi Giáng không phải là “tâm thần phân liệt” như vậy, mà “Còn hai con mắt khóc người một con” tức là Bùi Giáng đã dùng cả hai con mắt để khóc cho người đẹp đã có một đứa con, là “gái một con trông mòn con mắt”.
 

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

MỐI TÌNH QUÂN VƯƠNG DANG DỞ - Hoàng Hương Trang


        
                  Nhà văn Hoàng Hương Trang


MỐI TÌNH QUÂN VƯƠNG DANG DỞ
                                            Giai thoại Huế

Nữ tướng Bùi Thị Xuân là một nữ tướng tài ba của nhà Tây Sơn, đánh trận rất giỏi, thường cưỡi voi ra trận. Chồng bà là Trần Quang Diệu cũng là một vị tướng tài của nhà Tây Sơn. Năm đó, bà đã có thai, vẫn nai nịt gọn gàng, lên mình voi đi đánh trận. Vì vậy bà sinh ra một bé gái nhỏ thó, yếu ớt, đặt tên là Trần Bích Xuân.