CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

THỂ THƠ 1-2-3 / Trần Mai Ngân

Thể thơ 1-2-3 (do VHSG phát động thể nghiệm)
Một bài thơ gồm 6 câu, chia làm ba khổ thơ.
Khổ 1 gồm 1 câu tối đa 11 từ, cũng là câu đề bài; khổ 2 gồm 2 câu, tối đa mỗi câu là 12 từ; khổ 3 gồm 3 câu, tối đa 13 từ.

     

       
EM CHỈ MUỐN GIẤU RIÊNG CHO MÌNH EM BIẾT

Một mùa thu ngày cũ đã vĩnh viễn rời xa
Đoá hoa Cúc vàng cúi đầu im lặng kiêu sa

Và câu chuyện của chúng ta giống như bài làm nháp
Viết sai rồi lại xé bỏ... lại viết sai
Để cuối cùng ngã rẽ chia hai không bao giờ quay trở lại...


ĐÊM CHỈ CÓ VẦNG TRĂNG LẠNH 
ĐỨNG IM NGOÀI CỬA

Căn phòng tắt hết đèn duy nhất ánh sáng của trăng
Nên anh vô tình không thấy giọt nước mắt của em

Lặng lẽ rơi tự lặng lẽ một mình lau khô lấy
Đêm cứ thế nối tiếp đêm và trôi qua như vậy
Cũng quen rồi đêm lặng lẽ với ánh trăng im!


CHIỀU XUÂN 
THUYỀN VỀ ĐẦY TRÊN BẾN SÔNG DINH

Con nước cứ dập dình như đứng lại
Có một người đi về lòng như thiếu phụ

Một chuyến tàu xa chẳng thể quay về
Não nề
Nhưng không bật khóc!

                                    Trần Mai Ngân

THÁNG SÁU TRỜI KHÔNG MƯA, THÀ CHỈ LÀ ẢO VỌNG, THÀ EM LÀ NHƯ THẾ - Thơ Lê Văn Trung


        
                         Nhà thơ Lê Văn Trung
    

THÁNG SÁU TRỜI KHÔNG MƯA

thế là đã qua tháng sáu rồi đó em
trời vẫn không đành mưa dù lòng nhau đã ướt
tôi đếm hoài những chiếc lá rơi mà chẳng bao giờ tìm được
chiếc lá cuối cùng đã rụng xuống những mùa xưa
chiếc lá cuối cùng em đã ướp trong thơ
thơ buổi ấy còn thơm mùi tóc rối
thơ buổi ấy còn nguyên màu sương gội
và mắt người nhuộm biếc một hồn thu
thế là đã qua tháng sáu rồi sáu tháng xa nhau
tôi ngồi đợi mưa như thuở đợi em về ngang qua khu vườn cũ
khu vườn có những con bướm ngu ngơ đi tìm hoa hồng đỏ
đã ươm nồng nhụy thắm đóa môi ngoan
khu vườn có những con chuồn chuồn tương tư một chút nắng vàng
bay chạm xuống cánh tay trần mê hoặc
rồi đậu xuống áo lụa người ngây ngất
để lòng tôi tháng sáu trời chưa mưa
để lòng tôi rụng chiếc lá mong chờ
em xa hút sợi mưa chiều tháng sáu
tôi một phương buồn đợi mãi những cơn mưa.
                                            

CÔ ĐƠN - Thơ Nguyên Lạc


    


CÔ ĐƠN

Lất phất chiều mưa bay phố núi
Mắt vời xa. Ly cà-phê đắng... Ta chờ!
Chờ ai? Em? Người từ tiền kiếp?
Đến rồi đi! Tan rồi hợp? Huyễn mơ

Người đến nhé. ta vẫn chờ em đó!
Phố chiều nay mưa sợi nhỏ... rất buồn
Khói thuốc mờ. mắt đợi. mong manh
Người sẽ đến! Có. không? Mộng. thực?

Đừng vội vã nếu là có thật
Ta vẫn chờ
chờ mãi... đến lai sinh
Sẽ hạnh ngộ?
Nào ai biết được
Chỉ một điều... ta. vẫn mãi chờ em!

Lất phất chiều nay mưa phố núi
Khói thuốc cay. Ly cà-phê đắng... Ta chờ!
Chờ ai? Đợi chờ ai đây hở?
Chỉ một điều rất rõ... cô đơn!

                                              Nguyên Lạc

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

LA GI, PHƯỚC HỘI XƯA - Phan Chính


           

           LA GI, PHƯỚC HỘI XƯA  
                                                                  Phan Chính

           Là một địa danh tồn tại khá lâu trước năm 1975 - xã Châu thành Phước Hội gồm 9 ấp thuộc quận Hàm Tân (Bình Tuy). Lúc ấy bao trùm các phần đất của các phường Phước Hội, Phước Lộc, Tân Thiện, Tân An và xã Tân Phước thuộc thị xã La Gi ngày nay với dân số gần 11 ngàn người. Sau năm 1975, Phước Hội, Phước Lộc là xã Tân Hòa và từ cuối 1979 là thị trấn La Gi (huyện Hàm Tân). Phước Hội trở lại với tên cũ từ cuối năm 2005 khi chia tách huyện Hàm Tân và thành lập thị xã La Gi, trên địa giới mới có diện tích 177 ha, dân số gần 17 ngàn người.

                                    Phường Phước Hội, thị xã La Gi

          Không những như hiện nay mà trước năm 1975, Phước Hội đã là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa của tỉnh Bình Tuy. Xa hơn nữa, ban đầu có tên ấp Hàm lý rồi thành làng Hàm Tân nơi đặt huyện sở khi thành lập đơn vị hành chính huyện Hàm Tân vào năm 1916 dưới triều Nguyễn. Lúc đó địa danh vùng đất này được gọi là La Gi và trở thành địa chỉ quen thuộc trong quan hệ hành chính, thương mại cho vùng đất mới này. Nhân vật được người dân địa phương coi như có công mở đất lập làng là Phan Văn Kỳ, về sau mua được chức cửu phẩm và được mang họ Nguyễn của vua, từ đó được gọi là Cổ Kỳ (là chức Cổ làng Hàm Tân) và dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa được đặt tên cho một con đường dài trên 1 km. Người ta kể ông có sức khỏe phi thường, bằng tay không có thể hạ cả cọp beo. Nằm ngay trung tâm huyện hạt, cho nên các hoạt động văn hóa tiến bộ ở La Gi ra đời khá sớm như nhóm thơ “thi xã”, câu lạc bộ đọc sách, tổ chức thanh niên hướng đạo, hội đá banh…

          Từ sau năm 1945, đất này thuộc vùng căn cứ kháng chiến chống Pháp, các cơ sở đình chùa, nhà ở phải tháo dỡ thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”. Cho nên dù là đất xưa nhưng không lưu giữ được những di tích có giá trị lịch sử. Dười chế độ cũ tại đây tập trung nhiều cơ sở quản lý quan trọng của tỉnh mới Bình Tuy. Có hai khu vực gọi là Chợ Cũ (Phước Lộc), Chợ Mới (Phước Hội).Trụ sở quận lỵ Hàm Tân và Tòa hành chính tỉnh Bình Tuy tồn tại được vài năm rồi dời đi về khu vực quy hoạch cùng các cơ sở của bộ máy hành chính tỉnh (Tân An). Nhưng ngôi chợ Phước Hội vẫn là chợ trung tâm của thị xã ngày nay. Cạnh đó là rạp xi-nê Dân Tiến, chiếu phim nhựa phải có người thuyết minh trực tiếp.

        Ngôi chùa Quảng Đức có lịch sử truyền thống lâu đời nhất của người theo đạo Phật và là tổ đình của Phật giáo địa phương. Trước đó, chùa nằm trong hệ thống An Nam Phật học hội Nam phần- thuộc hội Phật học Bình Thuận. Đại sư Thích Quảng Nhơn khai sơn từ một ngôi thảo am cạnh con rạch nối với sông Dinh, đến năm 1956 dựng chùa mới với tên chùa Phật học Bình Tuy. Kế tục từ năm 1962-1975, trụ trì ĐĐ.Thích Quảng Thành vận động xây dựng mới và được Viện hoá đạo GHPGVNTN công nhận là cơ sở đại diện Phật giáo tỉnh Bình Tuy. Từ năm 1965 đổi tên là chùa Quảng Đức trên phần đất chùa ngày nay. 


         Có ba giáo xứ Thiên chúa giáo lớn là Vinh Thanh, Vinh Tân và Thanh Xuân. Từ năm 1955 một số nhóm dân quê Thanh Dã, Yên Đại thuộc giáo xứ Vinh di cư vào Nam, tách ra từ giáo xứ Vinh Tân, lập họ đạo Thanh Xuân và xây dựng nhà thờ vào năm 1957. Đến năm 1960 được công nhận là giáo xứ Thanh Xuân, thuộc giáo phận Nha Trang. Phần đất này ngày xưa có một sân banh (sân bóng đá) và cạnh đó là đầm nước rậm rạp cây đước, tre gai với con rạch chảy thông ra sông Dinh.

                         Đài Kitô Vua trước mặt nhà thờ giáo xứ Thanh Xuân (La Gi)

        Đánh dấu sự phát triển cư dân qua các thời kỳ có thể thấy những xóm nhà, khu vườn cây dài gần 1 km bờ hữu ngạn sông Dinh và gò nghĩa địa Thanh Minh phía nam của phường. Những địa danh Chợ Cũ, Chợ Mới, Cầu Chợ, Sân Banh, Lò Vôi, Gò Thanh Minh… chỉ còn trong ký ức bởi sự đổi thay của những con đường đô thị nhộn nhịp với nhà tầng nguy nga, khang trang. Có thể nói phường Phước Hội là “đặc trưng” của thị xã La Gi về đời sống xã hội, văn hóa và con người. Rất khó mà phân biệt nét riêng biệt về cư dân ở đây bởi mỗi một thời kỳ có những đợt di cư từ nơi khác đến sinh sống và hoà nhập. Là nơi thị tứ ngay buổi đầu lập huyện rồi lên tỉnh, môi trường thương mại sôi động nhưng người Hoa cũng chỉ chiếm số ít và “lai” dần khi lấy vợ, lấy chồng không còn giữ quốc tịch gốc. Có còn chăng ở những bảng hiệu buôn ngày trước như Cần Phong, Liên Phong, Diệu Ký, Bình An, Bành Văn Thành, Đại Đồng… trong hoạt động kinh doanh tạp hóa, thuốc bắc. Lớp người có mặt thời khai phá vùng đất lập làng từ miền Trung đất Quảng đến đây lập nghiệp được coi là dân bản địa. Nhưng đến sau năm 1957, khi lập tỉnh Bình Tuy mới có đợt di cư khá đông từ vùng biển Nghệ An vào hình thành hai xứ đạo Vinh Tân và Thanh Xuân.
        Trên một địa bàn chưa đến 2 km2, tưởng chỉ sống bằng nghề kinh doanh, dịch vụ nhưng lại có một bộ phận khá lớn làm nghề khai thác, chế biến hải sản, số lượng tàu thuyền gần 450 chiếc với năng suất khai thác hàng năm chiếm khoảng 30% sản lượng của thị xã. Tuy nay địa giới được xác lập theo tổ chức quản lý hành chính xã, phường nhưng cư dân Phước Hội vẫn có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng qua các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian và tập tục, thờ cúng vùng biển, đình làng như lễ hội Cầu ngư, ngày Thanh minh hàng năm mà trở thành nét văn hóa của vùng biển La Gi.

                                                                                        Phan Chính

THI 9 HÀO NGUYỄN BÍNH, THI ĐỒNG ẤM HIẾU, NHÀ ĐẠI “VDĂNG QUÁ”


        


THI 9 HÀO NGUYỄN BÍNH

Tên thật Nguyễn Trọng Bính “1918-1966”
Xong một kiếp làm ngừơi ?
Xong nợ trần ai khoai củ
Y nhà văn 8 hào Nguyễn Tuân
Ban đêm say rượu tụt quần
Đái tưới hạt sen trên vũng nước
Xong
Nhìn mặt mình và ánh trăng nơi đó
Văng tục: “đời chó quá ?”
Dòng đời nào cũng thế ? và thế thôi ?
Cũng “cuốn theo chiều gió”
Cũng gió chiều nào che chiều ấy
Chữ nghĩa thủa bấy giờ
“hàng hàng châu ngọc hàng hàng gấm thêu”
Dành hết cho villa thơ Tố Hữu
Đồng loạt khen phò mã tốt áo
Không còn sót lại một chữ nào
Cho Quang Dũng, Hoàng Cầm, Nguyễn Bính, Yên Thao
Trọn thế kỷ 20
Nguyễn Bính chỉ sau có mỗi một Tản Đà
Còn thiên hạ
Nói thẳng “dây” thừng
Là Nguyễn Bính đứng trên đầu đái xuống
Sòng bài con đỏ con đen
Chiếu rựợu chén đục chén trong
Sòng đời có sơn ca hoạ mi
Có dòi và bọ hung
Sòng thơ văn cũng vậy ?
Không thể cứ bổn cũ soạn lại
Bình mới rượu cũ
Toàn tuồng tích cũ
Diễn tới diễn lui
“biết rồi khổ lắm nói mãi”
Một chiều tay dẫn chiếc xe đạp
Vai xắc cốt dừng chân bờ ruộng nhà
Đói quá làm bát cơm nguội
Vừa xong thì hộc máu tươi lăn ra chết ?
Trên hố vôi
Còn con heo đụng sáu người
Chưa kịp thịt
Đã thác ?
Thôi hoàn cảnh chừ
Tôi kẻ đi sau ngừơi miền Nam
“Chúc mừng Huynh thoát”

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

SÔNG - Thơ Trần Mai Ngân


    



SÔNG

Sông hôm nay đầy lắm
Chở nỗi buồn em đi
Có một cánh chim Di
Cũng vừa bay qua bão

Một nhánh hoa Lục Bình
Dập duềnh còn sót lại
Cứ miên man khờ dại
Đi tìm bến bờ xưa...

Trưa hôm nay giăng mưa
Trắng nơi ta hò hẹn
Xoá dấu ngồi năm xưa
Cho trôi vào quá khứ...

Sông hôm nay đầy lắm
Thuyền thì cứ xa xăm
Đôi bờ lỡ âm thầm
Một vết trầm thiên thu...

Sông hôm nay đầy lắm
Chở nỗi buồn em đi
Có một cánh chim Di
Cũng vừa bay qua bão...

           Trần Mai Ngân
               7-6-2020

Hôm qua một ngày mưa tôi về lại bến sông... tháng sáu!

ĐỘC ẨM, SẦU QUÊ - Thơ Nguyên Lạc


    


ĐỘC ẨM

Dallas tìm đâu người tri kỷ?
Để ngất cùng ta khúc Hồ Trường
Nhìn quanh nhìn quất cao ốc Mỹ
Rượu uống mình ên có đau không?


SẦU QUÊ

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu” [*]

Chiều xuống vời quê nơi nao hở?
Đèn Cali xanh đỏ phát rầu
Trên sông khói sóng nơi đâu tỏa?
Ở đây cao ốc dựng bóng sầu

Tri kỷ nhìn quanh… một tiếng thở!
Rượu uống mình ên có sao đâu?

                                   Nguyên Lạc

…………

[*] Trời về chiều muộn, tự hỏi quê nhà nơi đâu?/ Trên sông khói toả, sóng gợn, khiến người sinh buồn! – Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu

NẮNG CHIỀU - Thơ xướng họa Mộng Liên Lynn Phan & Đức Hạnh


    


NẮNG CHIỀU
[Thuận nghịch độc]
(1 GCĐ)

Thuận:

Rơi nhẹ nắng chiều trải bước êm
Gối chăn hờ hững bóng nghiêng thềm
Trời sương buốt lạnh ngày đưa tiễn
Lối mộng hoen mờ tủi ngõ đêm
Vơi nỗi lặng thầm mong nẻo đến
Đợi trăng tàn đẫm ướt vai mềm
Lời ru trắc ẩn ngàn mây quyện
Khơi lộng gió sầu trĩu nặng thêm

Nghịch:

Thêm nặng trĩu sầu gió lộng khơi
Quyện mây ngàn ẩn trắc ru lời
Mềm vai ướt đẫm tàn trăng đợi
Đến nẻo mong thầm lặng nỗi vơi
Đêm ngõ tủi mờ hoen mộng lối
Tiễn đưa ngày lạnh buốt sương trời
Thềm nghiêng bóng hững hờ chăn gối
Êm bước trải chiều nắng nhẹ rơi

Mộng Liên Lynn Phan
16 06 2020


THU HÁT
[Thuận nghịch đọc]

Rơi vàng cánh mộng chở dòng êm
Hỡi đóa hồng hoa nở giữa thềm
Trời nhớ biển lòng trao những điểm
Cuội chào trăng nước tưởng ngày đêm
Vời mây sóng vọng tình âu yếm
Đợi ngõ nàng ươm nụ dẻo mềm
Lời hát cội nguồn thương lệ diễm
Khơi ngàn gió trỗi nhạc đời thêm…

Thêm đời nhạc trỗi gió ngàn khơi
Diễm lệ thương nguồn cội hát lời
Mềm dẻo nụ ươm nàng ngõ đợi
Yếm âu tình vọng sóng mây vời
Đêm ngày tưởng nước trăng chào Cuội
Điểm những trao lòng biển nhớ trời
Thềm giữa nở hoa hồng đóa hỡi
Êm dòng chở mộng cánh vàng rơi.

Đức Hạnh
17 06 2020