CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

TRÊN HÀNH TRÌNH THỜI GIAN – Thơ Tịnh Bình


             
 

TRÊN HÀNH TRÌNH THỜI GIAN
 
Sẽ gợi lại miên man hồi ức
Khi vô tình gặp bầu trời màu xanh trứng sáo
Giấc mơ tách vỏ ra ràng
Cánh diều tuổi thơ những chiều thơm nắng
 
Ngày và đêm
Cô độc đã trở thành người bạn
Ta không còn ấu thơ để vô tư cười khóc
Khu vườn đầy nắng mai và tiếng chim chợt thành một điều hiển nhiên quen thuộc nhàm chán
Bình lặng hay không còn bình lặng nữa rồi?
 
Biết sẽ không trở lại
Người ra đi và đi mãi
Và một ngày nào đó ta cũng thế
Chẳng có gì xáo trộn
Hỡi dòng chảy miên man bất tận
Cảm ơn mây trời đã cho loài chim mượn đường bay
 
Ôm nắng ca dao, bầy mưa cổ tích
Những câu thơ rơi rụng đường trời
Hỡi cánh cò cánh vạc
Thênh thang trên hành trình thời gian
Ta là một dấu chấm nhỏ
Đậm nhạt vệt sắc màu...
 
                                                                  Tịnh Bình
                                                                  (Tây Nin

TẠP LỤC THI 16, 17, 18 – Thơ Chu Vương Miện


   
 
 
TẠP LỤC THI 16
 
chữ nhân đá ngược
chữ chủ chia ba phần
tam phân
 
bây chừ con trai thiến làm con gái
con gái gắn cu giả
làm con trai
từ 18- 40
quá nửa không lập gia đình
chỉ độc thân
thích đồng tình
thích nuôi con nuôi
nuôi chó
mèo
rắn rùa
thông minh
khờ
 

LAN MAN CHUYỆN TRÊN FACEBOOK, TỪ “KHÚC THỤY DU” ĐẾN “GIẤC THỤY DU” – La Thụy



Một số bạn trên facebook lấy nick là “Khúc Thụy Du”. Ắt hẳn các bạn ấy yêu thích bài hát “Khúc Thụy Du” do nhạc sĩ Anh Bằng phổ thơ của thi sĩ Du Tử Lê. Bài hát có nội dung như sau:
 
KHÚC THỤY DU

Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi, và tình ơi
Như loài chim bói cá
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
Trong vũng nước cuộc đời
Trong vũng nước cuộc đời
Thụy ơi, và tình ơi
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu

                Anh Bằng
 
Văn bản ca khúc "Khúc Thụy Du".
 
“Khúc Thụy Du” qua lời nhạc của Anh Bằng là một khúc tình ca mà hình ảnh, ca từ cũng như giai điệu đã chất chứa những nỗi buồn và tiếc nuối về một ân tình dĩ vãng, và những cảm xúc đó trong bài hát dường như là ai cũng đã một lần trải qua.
    

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

MÙA ĐÔNG – Thơ Lê Văn Trung


  
 

MÙA ĐÔNG
 
Hình như mùa đông!
Mùa đông!
Lòng xưa giờ đã mù sương lối về
Mắt người thắp ánh sao khuya
Soi giùm tôi chút tình phai cuối cùng
Mùa chớm đông
Lòng chớm đông
Gió nghìn phương thổi
Nghìn phương áo vàng
Mùa đã sang
Lòng còn ươm
Nắng mùa xanh cũ áo hoàng hôn phai
Tìm nhau giữa hội trùng lai
Lạc nhau từ bóng mây bay cuối trời.
 
                                   Lê Văn Trung

MÙA GIÓ CHƯỚNG, NẮNG ẤM ĐẦU ĐÔNG – Thơ Tịnh Bình


    
              Nhà thơ Tịnh Bình


MÙA GIÓ CHƯỚNG
 
Men chiều lam khói cong cong
Chợt nghe gió chướng mùa đông đang về
Đồng xanh chấm trắng cò quê
Liêu xiêu dáng mẹ triền đê tảo tần
 
Chạm mùa gió cũ bâng khuâng
Chân cầu sóng gợn tình bần chát chua
Vàng sông điên điển ban trưa
Thương ai nón lá nắng mưa qua cầu
 
Đắng môi ngọt dạ sầu đâu
Nước trong leo lẻo tình đầu chưa phai
Phất phơ lau sậy vì ai ?
Trở mùa chướng gió rét ngày sang đêm
 
Chưa nghe ấm áp buồng tim
Cành khô rơi một tiếng chim năm nào
Ngỡ như thức dậy chiêm bao
Ta cùng với gió cồn cào âm xưa...
 

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2023

PHIẾM LUẬN VỀ BÀI BÌNH THƠ “TUỆ SỸ” CỦA BÙI GIÁNG - La Thụy

 Tiếc thương Hòa thượng Thiền sư Thích Tuệ Sỹ viên tịch chiều 24.11.2023. Trong niềm suy niệm về Tuệ Sỹ khi Thầy vừa tạ thế, chúng ta hãy cùng thắp nén hương cầu nguyện cho linh thức của Người được siêu thoát.
 

PHIẾM LUẬN VỀ BÀI BÌNH THƠ “TUỆ SỸ” CỦA BÙI GIÁNG

Trong quyển “ĐI VÀO CÕI THƠ”, Bùi Giáng viết về Tuệ Sỹ:
 
“Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u...
Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
 
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
 
Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ Ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết:
 
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty
 
Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.
 
Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ “KHÔNG ĐỀ” của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ”

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

BÙI GIÁNG VIẾT VỀ THƠ TUỆ SỸ


Tuệ Sỹ - Tác phẩm của Dominique de Miscault
 
Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u...
 
Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
 
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
 

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2023

TẠP LỤC THI 13, 14, 15 – Thơ Chu Vương Miện


   


TẠP LỤC THI 13
 
ở ống thì dài
ở bầu thì tròn
chả biết trách ai?
cái phận tép tôm
 
trăng khi tròn khi khuyết
người sanh đủ hai chân
người mặc áo sơ mi cụt tay
người com plet cà vạt
người ôm cột đèn mà khóc
kẻ ôm cột đèn mà cười
ngày trước là thế kỷ 19
vừa rồi là thế kỷ 20
bây giờ là thế kỷ 21
có chùa nhiều cột
có chùa một cột
có chè đậu đen đậu đỏ
có chè khoai lang
có chè bà cốt
có khỉ cả bầy
có khỉ độc

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023

CÔ GÁI ĐỒ LONG LÀ AI ??? - Theo "thế giới kiếm hiệp"



Nhiều người đọc truyện hay xem phim thường thắc mắc Cô Gái Đồ Long (cô gái giết rồng) là ai. Những cái tên được đưa ra tranh luận nhiều nhất là Chu Chỉ Nhược, Hoàng Sam nữ tử,  Quách Tương.
Thực ra trong truyện hay trong phim không có ai là cô gái Đồ Long cả. Nguồn gốc cái tên Cô Gái Đồ Long bắt nguồn từ câu truyện sau đây.

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

SỰ TÍCH BỒ NHÍ - Ngô Phạm Hạnh Thúy


Hình minh họa Adam & Eva
 
Ngày xưa, sau khi mất sáu ngày để tạo nên trời đất vũ trụ, Thượng đế ngồi ngẫm nghĩ thấy đất trời đẹp đẽ thế này với bao nhiêu tinh túy của chất xám mà Ngài đã sáng tạo ra lại không có tạo vật nào hưởng thụ và làm sinh động lên thì uổng phí quá bèn lấy một mẩu đất đẹp nhất thế gian nặn ra Adam (người đàn ông) con người đầu tiên trên quả đất, rồi hà hơi cho Adam sự sống.

Adam tung tăng vui mừng chạy nhảy trong vườn địa đàng, ăn trái cây, uống mật ngọt, ngắm trăng lên và hoàng hôn xuống. Nhưng rồi Adam thấy cô đơn buồn chán vì không có ai chơi cùng, không có việc gì làm vì mọi thứ ở vườn đều có sẵn (nên đa phần đàn ông sau này đều làm biếng và quen ăn đồ ăn có sẵn là vì lí do này).
Adam nghĩ ra cách tiêu sầu bằng cách lấy mật ong pha với trái cây, phơi ba lần nắng bốn lần trăng nhằm giết thì giờ rảnh rỗi, ai dè cái món ấy lên men thành một loại thức uống khiến người ta điên đảo đầu óc, hoang mang tinh thần, thăng hoa cảm xúc - cái thức ấy gọi là RƯỢU và tồn tại đến ngày nay, chỉ có điều đã biến tướng ra thành nhiều thể loại khác nhau từ rượu đế Gò Đen đến rượu vang, vốt-ka, cô-nhắc và thỉnh thoảng bị lễnh loãng do một vài tay chế biến lại gọi là BIA.

KỲ TÍCH MỞ CÕI CỦA CHÚA NGUYỄN - Hoàng Hải Vân

Việc đem Sài Gòn và vùng đất Nam bộ về cho Tổ Quốc một cách hòa bình và hợp pháp là công lao vĩ đại của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và các Chúa Nguyễn kế tiếp. Di sản mà tiền nhân để lại không chỉ là một vùng đất đai biển trời rộng lớn mà còn là những bài học vô giá về mở cõi an dân, về dựng nước và giữ nước.

Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi

Vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, nước Chân Lạp suy yếu toàn diện. Bên trong thì rối ren bất ổn, bên ngoài thì bị Xiêm La (Thái Lan) uy hiếp. Để tránh nguy cơ mất nước, triều đình Chân Lạp không thể không dựa vào Chúa Nguyễn. Đó là lý do quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II sang cầu hôn xin lấy con gái Chúa Sãi. Chúa Sãi nhận lời, quốc vương Chey Chettha II trở thành con rể của Chúa, công chúa Ngọc Vạn (*) trở thành hoàng hậu, sau đó trở thành hoàng thái hậu nước Chân Lạp. Sự kiện đó diễn ra vào năm 1620.
 
Cần biết, chính quyền Đàng Trong của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã xác lập lãnh thổ đến Thạch Bi Sơn (Phú Yên), như vậy là lúc đó nước Chiêm Thành vẫn đang giữa Chân Lạp và cương vực phía Nam của nước ta. Đến thời Chúa Sãi, lãnh thổ phía Nam vẫn dừng lại ở đó, tuy nhiên nhiều cư dân người Việt đã đến khai phá lập nghiệp ở lưu vực sông Đồng Nai và nhiều nơi khác ở khu vực lân cận, có lẽ họ đến đây chủ yếu bằng đường biển.

GIAI THOẠI VĂN CHƯƠNG: SƠ ĐƯỜNG TỨ KIỆT (1) – Đỗ Chiêu Đức


Người đứng đầu Tứ Kiệt: Vương Bột
        
SƠ ĐƯỜNG TỨ KIỆT 初唐四傑 là "VƯƠNG DƯƠNG LƯ LẠC 王楊盧駱", đó chính là VƯƠNG BỘT 王勃, DƯƠNG QUÝNH 楊炯, LƯ CHIẾU LÂN 盧照鄰 và LẠC TÂN VƯƠNG 駱賓王. Họ đều là những văn thi sĩ sống dưới thời Đường Cao Tông và Võ Hậu, họ đã bứt phá ra khỏi Cung Thể Thi của thời Lục Triều, mặc dù lúc đó có rất nhiều người chỉ trích bài bác cười chê, nhưng họ đã thành công trong việc phát triển và hoàn chỉnh thể Ngũ ngôn Luật thi trong buổi sơ Đường. Thi Thánh ĐỖ PHỦ của buổi thịnh Đường đã có thơ về họ như sau:
                   
王楊盧駱當時體, Vương Dương Lư Lạc đương thời thể,   
輕薄為文哂未休。 Khinh bạc vi văn sẩn vị hưu.                   
爾曹身與名俱滅, Nhĩ tào thân dữ danh câu diệt,                   
不廢江河萬古流。 Bất phế giang hà vạn cổ lưu!    

Có nghĩa:
                    
VƯƠNG, DƯƠNG, LƯ, LẠC, xướng thơ,                   
Những phường khinh bạc mù mờ chê bay.                    
Lũ ngươi chết chẳng còn ai...                    
Thơ kia như nước chảy hoài muôn năm!
      
Quả nhiên, thơ văn của TỨ KIỆT như "giang hà vạn cổ lưu" chảy mãi cho đến ngày nay. Nào, ta hãy bắt đầu bằng người đứng đầu của Tứ Kiệt là VƯƠNG BỘT nhé! 
   

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

TRI KỶ, TRI ÂM – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


      
TRI  là Biết, Kỷ  là Mình; nên TRI KỶ 知己 là người hiểu biết về mình, không phải chỉ hiểu biết hời hợt bên ngoài, mà hiểu biết một cách sâu sắc tận tâm can và suy nghĩ của mình, thì mới gọi là TRI KỶ được. Như khi nghe Thúy Kiều nói lên cái ý định xưng bá đồ vương của mình, thì Từ Hải tỏ ra rất hài lòng:
                         
Nghe lời vừa ý gật đầu,              
Cười rằng: TRI KỶ trước sau mấy người!                        
Khen cho con mắt tinh đời,                  
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!

 
                         
Đôi bạn TRI KỶ đầu tiên hiểu rõ nhau nhất là Quản Trọng 管仲 và Bào Thúc Nha 鮑叔牙 thời Chiến Quốc, theo Sử Ký ghi lại như sau:  
 

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2023

NHỮNG THÁNG NGÀY, VỚI VÀM CỎ ĐÔNG - Thơ Đan Thụy


   


NHỮNG THÁNG NGÀY...
 
Nỗi buồn như ngày đông
nước mắt cho ta làm người tình
tóc chiều gom nhớ mùa hương bưởi
chắt lọc trên tay những tháng ngày
 
Xin anh đừng như con sóng vỗ
gieo thênh thang nỗi nhớ quay vòng
ngày trôi giữa nghìn trùng khắc khoải
anh và em
chợt hiểu... ngỡ ngàng
 
Là làn gió
hay làn sương khói
tình khói sương mỏng mảnh đời chiều
em chân thật như nắng hè khát bỏng
muốn thật nhiều
nhưng mùa đã qua mau
 
Tình chợt đến rồi đi vô biên quá
bóng hoàng hôn rót vọng tiếng sóng ngầm
anh im lặng quanh tiếng đời dâu bể
để trái tim lưu dấu những nợ nần
 

ĐƯA TIỄN MỘT MÙA THU – Thơ Lê Văn Trung


   

 
ĐƯA TIỄN MỘT MÙA THU
 
Em vội tiễn mùa thu tôi đi biệt
Nắng vườn xanh vài giọt đã phai vàng
Còn sót lại một chùm bông cúc nhỏ
Nhuộm sương chiều tiếc nuối sắc hương tan
 
Em vội tiễn mùa thu tôi đi biệt
Đường tương tư mỗi nhịp bước khuya về
Chiếc lá úa ngày xưa buồn trên tóc
Áo chưa vàng từ buổi lá bay đi
 
Em cầm giữ chi tôi mùa thu biếc
Trên bàn tay còn thơm cả hồn tôi
Em cầm giữ chi tôi lời thơ ngọc
Mà hương xưa còn ngọt đắm trên môi
 
Em phong kín màu trăng xanh hàm tiếu
Vườn thanh xuân khao khát nụ hoa rằm
Ai biết được trong hồn thu vời vợi
Tôi đợi chờ thương tiếc tuổi thơ tôi
 
Tôi gọi mãi mùa thu không trở lại
Để vàng phai nhuộm thắm nỗi mong chờ
Tôi gom nhặt mù sương mùa thơ dại
Tưởng hương người còn ướp chín cơn mơ.
 
                                             Lê Văn Trung

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2023

ĐỌC “CHỜ ĐẾN THIÊN THU MỘT BÓNG NGƯỜI” THƠ PHƯƠNG TẤN - Châu Thạch


   
                                   Nhà thơ Phương Tấn

 
CHỜ ĐẾN THIÊN THU
MỘT BÓNG NGƯỜI
 
Chiều xuống sâu buông tiếng thở dài
Đêm Sài Gòn chạm bóng thu phai
Có cô gái nọ ngồi hong tóc
Ngỡ gió lùa mây xỏa xuống vai.
 
Sóng cuộn đời sông, sông bạc phếch
Giang hồ xếp vó tự bao năm
Nhớ em mình nhớ thời yêu mệt
Ngóng mãi bên đường bóng biệt tăm.
 
Ai lỡ đưa người qua bến sông
Hình như bến lạc sóng mênh mông
Sóng xô thuyền mắc bờ nước lạ
Mình, kẻ lạc loài giữa gió đông.
 
Và như pho tượng bên triền núi
Chờ đến thiên thu một bóng người
Chờ đến xuân già sông rã nhánh
Ô hay, mình cứ tuổi hai mươi.
 
                      (Sài Gòn 2017)
                         Phương Tấn

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2023

TẢN VĂN MIÊN MAN… - Trần Mai Ngân



Có những ngày qua đi cùng nắng gió, đôi khi là bão giông em vẫn lặng im ở nơi này - nhớ N đầy tràn nhưng vẫn không gọi, không nói… Và cứ thế thời gian trôi đi, trôi đi từ những tháng năm đó.
Mùa Thu đã qua. Những con lũ tràn mênh mông về thành phố nhỏ xíu này cũng đã hết, trả lại những sinh hoạt bình thường, trả lại mặt đường khô ráo lặng câm.

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

TÔ LÂN, NHÀ THƠ “LƯỜI BIẾNG” NHẤT - Trần Văn Phúc



Nhà thơ Tô Lân cả đời chỉ viết 1 bài thơ, một bài thơ chỉ có đúng 2 câu, nhưng hậu thế phải lấy đó làm bài học thuộc lòng.
 
“Cận thuỷ lâu đài tiên đắc nguyệt,
hướng dương hoa mộc dị vi xuân.”      
 
Trong lịch sử cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại, các nhà thơ là nhóm người được quan tâm nhiều nhất. Ngay cả hôm nay, cho đến ngàn vạn năm sau, đã và sẽ có những bài thơ được cất lên thành câu hát, có những ý thơ dạy cho con người hiện đại một số quy tắc ứng xử với thế giới xung quanh. Chẳng hạn như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Lục Du và những nhà thơ khác.

ĐẠI BÀNG ARGENTINA LOÀI CHIM LỚN HƠN CẢ MÁY BAY



Vào thời cổ đại, trên trái đất có rất nhiều động vật biết bay, những loài động vật đó to lớn đến mức gần như có thể thống trị toàn bộ thế giới, ngay cả con người cũng không phải là đối thủ của chúng.
 
Loài chim lớn nhất mà loài người biết đến là đại bàng khổng lồ Argentina, đại bàng khổng lồ Argentina còn lớn hơn cả chiếc máy bay hiện tại, người ta ước tính nếu lúc này đại bàng khổng lồ Argentina bay trên không thì sẽ rất kinh ngạc.
 
1. Sự lớn lên và lối sống của đại bàng khổng lồ Argentina
 
Vào thời cổ đại, hầu hết các loài động vật có vú đều sinh sản bằng cách sinh trứng, và đại bàng khổng lồ Argentina, loài chim bay nặng nhất thế giới, cũng không phải là ngoại lệ. Do kích thước của đại bàng khổng lồ Argentina quá lớn nên đại bàng mẹ khổng lồ Argentina chỉ đẻ trứng hai năm một lần, còn trứng của đại bàng khổng lồ Argentina rất lớn, mỗi quả trứng sẽ nặng hơn một kg, và mỗi thời gian đẻ sẽ chỉ có 1 đến 2 quả trứng. Do đó, trứng của đại bàng khổng lồ Argentina lớn hơn trứng đà điểu hiện tại, và quá trình ấp trứng của đại bàng khổng lồ Argentina cũng đặc biệt khó khăn.
 

BỎ 2 VIÊN ĐÁ LẠNH VÀO NỒI CƠM: KẾT QUẢ NGẠC NHIÊN!!!



Thoạt đầu nghe có vẻ lạ lẫm nhưng việc cho đá vào nấu cơm là một trong những phương pháp giúp cơm ngon hơn bội phần.
Chúng ta thường dùng nước lã, hoạc nước nóng nấu cơm chứ ít khi nghe cho thêm đấ lạnh để nấu. Vậy bạn hãy thử bỏ 2 viên đá lạnh vào nồi để nấu, kết quả sẽ hết sức bất ngờ.

CHUYỆN VUI CÔ GIÁO DẠY HỌC SINH PHÂN BIỆT S/X



                    “Sờ cứng là sờ chim, sờ mềm là sờ bướm”...


Chắc các bạn đều đã có lúc nhầm lẫn giữa sờ cứng (S) và sờ mềm (X), nhất là cách phát âm của người Hà Nội không phân biệt 2 kiểu “sờ” này.
Riêng tôi, tôi không bao giờ nhầm vì từ khi còn nhỏ, tôi đã được cô giáo dạy cách phân biệt - rất đặc biệt - mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ về buổi học đó.
 

TRĂNG VÔ PHIỀN – Thơ Tịnh Bình


   


TRĂNG VÔ PHIỀN
 
Ta về bạn với cùng ta
Chợt nghe cây cỏ lá hoa mỉm cười
Cùng nhau ngồi xuống thảnh thơi
Thong dong rót tách trà mời gió trăng
 
Ta về giặt áo rửa chân
Bao năm nhuốm bụi phong trần thế gian
Cúi nhìn mây trắng thênh thang
Sông xưa in bóng lỡ làng đục trong
 
Ta về gió lặng thuyền không
Hành trang nửa mảnh trăng cong nhu mì
Lửa lòng nhàn nhạt sân si
Niệm tâm từng niệm A Di nhiệm mầu
 
Ta về quên hết bể dâu
Sớm nghe chim hót đôi câu thật hiền
Chiều nghe nắng xuống bình yên
Trăng xa tỏa ánh vô phiền chiếu soi...
 
                                        Tịnh Bình
                                        (Tây Ninh)