CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

CHUYỆN VUI CÔ GIÁO DẠY HỌC SINH PHÂN BIỆT S/X



                    “Sờ cứng là sờ chim, sờ mềm là sờ bướm”...


Chắc các bạn đều đã có lúc nhầm lẫn giữa sờ cứng (S) và sờ mềm (X), nhất là cách phát âm của người Hà Nội không phân biệt 2 kiểu “sờ” này.
Riêng tôi, tôi không bao giờ nhầm vì từ khi còn nhỏ, tôi đã được cô giáo dạy cách phân biệt - rất đặc biệt - mà đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ về buổi học đó.
 Xin kể lại để các bạn tham khảo tránh nhầm lẫn, sờ đúng lúc, đúng chỗ, đừng sờ lung tung.
Trong giờ ngữ pháp, cô nói:
- Hôm nay chúng ta sẽ học cách phân biệt sờ cứng và sờ mềm.
Để các em dễ nhớ, cô chỉ cho các em nhé. Các em có nhìn thấy chữ sờ cứng (S) này không?
Các em có thấy nó có cái mỏ như mỏ chim không?
 

Còn đây là chữ sờ mềm (X), trông nó giống như cánh bướm đúng không nào?
 

Bây giờ cả lớp đọc đồng thanh 3 lần theo cô nhé. Sờ cứng là sờ chim, sờ mềm là sờ bướm... 
 
“Sờ cứng là sờ chim, sờ mềm là sờ bướm...”
Sờ cứng là sờ chim, sờ mềm là sờ bướm...
Sờ cứng là sờ chim, sờ mềm là sờ bướm...”
 
Cả lớp cùng đồng thanh đọc theo cô, sau đó, cô bảo:
- Bây giờ các em đã biết thế nào là sờ cứng (S), sờ mềm (X) rồi. Em nào có thể lấy ví dụ cho cô nào?
Một bạn gái đứng lên:
- Em thưa cô, sờ chim (S) là sờ Sung Sướng ạ.


- Đúng rồi, em giỏi lắm, đấy là sờ cứng (S). Thế ai lấy ví dụ cho cô về sờ mềm (X) nào?
Một em trai phát biểu:
- Em thưa cô, sờ bướm (X) là sờ Xấu Xa  ạ.


- Ôi, các em giỏi quá. Đúng rồi, thế bây giờ chúng ta cùng đọc lại cho thật thuộc nhé.
Và thế là cả lớp đồng thanh đọc:
 
“Sờ cứng là sờ chim
Sờ chim là sung sướng (S)”
Sờ mềm là sờ bướm
Sờ bướm là xấu xa.(X)”
 
Cô Giáo “sờ c..” này sẽ được cấp danh hiệu “Nhà giáo Nhân Dân” XHCN đấy...!
Liệu các bạn đã đã biết cách phân biệt hai kiểu “sờ” này chưa ???
 
                                                                                           Sưu tầm



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét