CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

TƯ MÃ THỦY KÍNH - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chu Vương Miện



Đây nói về xứ Kinh Châu, là một nửa tỉnh Hồ Bắc về phía tây, còn nửa về phía đông là Tương Dương, là đất cát cứ cuả Lưu Biểu [tức Lưu Cảnh Thăng]. Kinh Châu là phiá trên và Hồ Nam là phía dưới sông Dương Tử. Hai bên là bên này và bên kia cuả Động đình Hồ, xứ này có tất cả là tám quận và 41 châu [huyện], so với giòng họ thì Lưu Biểu cũng là hoàng tộc nhà Đại Hán vai trên cuả Lưu Bị và Lưu Chương, vốn không có tái cán gì, mà lại già bệnh, trong lúc thiên điạ phong trần, bốn phương loạn lạc biết rằng không thể giữ được vùng đất này cuả tổ tiên nên có ý mời Lưu Bị một người em họ có khả năng và lực lượng lúc bấy giờ tới giao phó, nếu không thì sớm muộn gì cũng lọt vào tay người khác. Nhưng bà Thái phu nhân là vợ sau cuả Lưu Biểu và những người em trai cuả phu nhân là Thái Mạo, thì nhân cơ hội này cướp luôn sự nghiệp cuả Lưu Biểu, cướp giang san cho người con thứ là Lưu Tông con ruột của Thái phu nhân sinh ra. Còn người con cả là Lưu Kỳ con bà đại phu nhân, bà này đã chết, tình cảnh xứ Kinh Châu lúc này như chỉ mành treo chuông. Bố là Lưu Biểu thì vô kế khả thi lại thêm già bệnh, người con cả là Lưu Kỳ thì ăn chơi lêu lổng trắc táng luôn luôn bệnh theo, con thứ là Lưu Tông thì không có khả năng gì cả, chỉ trông chờ vào mấy người cậu [tức là em Thái Phu Nhân] những người này thì khả năng cũng không có gì xuất sắc, nên tìm mọi cách hạ sát Lưu Bị cho bằng được.

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (7) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                               Các triều đại và sự kiện lịch sử

Truyện Võ hiệp KIM DUNG qua các Thời đại
 
Không như những truyện kiếm hiệp vớ vẩn khác, người hiệp sĩ của Kim Dung có cuộc sống như người thật và được lồng vào một khung cảnh lịch sử nào đó rất thật. Mặc dù là truyện HƯ CẤU nhưng những Đại hiệp của Kim Dung không phải chỉ cứu khổn phò nguy mà còn có lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước mà gác bỏ mọi tình cảm riêng tư. Kim Dung cũng đã HƯ CẤU một cách rất khéo léo tạo nên những nhân vật và sự kiện nghĩa hiệp để giải thích cho những sự kiện lịch sử CÓ THẬT. Trong cuối truyện "Thần Điêu Hiệp Lữ", lúc quần hùng đang giúp An Vũ Sứ Lữ Văn Đức thủ thành Tương Dương khi bị quân Mông Cổ tấn công, có đoạn như sau...
 

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

KHÚC HẠ - Thơ Tịnh Bình


  
                            Nhà thơ Tịnh Bình

 
KHÚC HẠ
 
Nợ quê vi vút sáo diều
Người đi bỏ lại đồng chiều chân mây
Thầm lời rơm rạ mờ cay
Làm sao quên được những ngày còn thơ
 
Nợ mùa hạ cũ dại khờ
Khắc riêng nỗi nhớ vô bờ hồn nhiên
Tan trường bướm trắng luyên thuyên
Mùa thi cuối với bao niềm ước mong
 
Xốn xang mây hạ tầng không
Bằng lăng nghiêng tím phượng hồng ấp e
Ve trưa hay khúc nhạc hè
Cầm lòng không đặng mây nhòe lệ mưa...
 
                                           TỊNH BÌNH
                                             (Tây Ninh)

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

QUÊ HƯƠNG TRONG NỖI NHỚ - Thơ Khê Kinh Kha


  


quê hương trong nỗi nhớ
 
tháng tư, cúi đầu, nhớ
những đoạn đường đã qua
những bờ sông, ngọn cỏ
những lũy tre, bờ đê
 
tháng tư, âm thầm, nhớ
những vầng trăng xa xưa
năm tháng giờ héo úa
như cánh đồng cháy khô
mẹ gìa như lá thu
em thơ như cỏ dại
bạn bè như bèo trôi
tháng ngày như độc dược
tưới vào giữa tim tôi
quê hương, quê hương ơi!
 
tháng tư, gục đầu, tủi
ôi cuối đời rồi sao
quê hương ai thay đổi
tình người ai vá khâu
 
tháng tư, ngậm ngùi, khóc
quê hương trong nỗi nhớ
đoạn trường trong nước mắt
như sóng trên đại dương
như mưa giữa Trường Sơn
như nước giòng Cửu Long
như rêu xanh Nội Thành
như điêu tàn Tháp Chàm
như Đà Lạt Than Thở
như niềm đau Vọng Phu
tình em dù mặn mà
lòng mẹ dù bao la
con thơ như nụ hoa
không xóa nỗi xót xa
 
tháng tư, ôm mặt, khóc
quê hương, quê hương ơi!
tháng ngày theo gió bay
trăm năm rồi cũng hết
về đâu hồn ta ơi?
về đâu hồn ta ơi?
 
                   khê kinh kha

GIANG ĐẦU, HỮU VÔ SẮC, GỬI T/S KHÔI ĐÌNH BẢNG – Thơ Chu Vương Miện


   


GIANG ĐẦU
 
ngồi không ở bến nưóc giang đầu
con lạch dẫn vào vụng Tô Châu
Hàn San cổ tự Phong Kiều Trấn
Hàng phong thu nhuộm đỏ một mầu
Một con thuyền nho neo nơi bến
lửa chài le lói giữa đêm thâu
hồi chuông thong thả rơi từng tiếng
sóng vỗ nghe buồn mé thuyền câu
giấc mơ hồ điệp còn đâu đó
sầu miên không rõ ở phương nào?
 

THỔ LÀ ĐẤT – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức


THỔ  là ĐẤT, đất là ĐỊA , trong chữ Địa có Bộ Thổ, nên Địa cũng là Đất. Ta có từ kép Thổ Địa 土地 là Đất Đai. Thổ cũng thuộc một trong 214 bộ của CHỮ NHO... DỄ HỌC, theo diễn tiến của chữ viết như sau:
 
     
 Giáp Cốt Văn     Kim Văn     Đại Triện      Tiểu Triện      Lệ Thư
            
Ta thấy:
        
Từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Triện đều là hình tượng của một mô đất trên mặt đất, nên Thổ vừa là chữ Tượng Hình vừa là chữ Chỉ Sự, chỉ một đống đất trên mặt đất, đến Tiểu Triện thì các nét mới được kéo thẳng ra thành biểu tượng của chữ viết, cho đến Chữ Lệ thì mới hoàn chỉnh như chữ viết hiện nay THỔ  là ĐẤT.
 
Có tất cả 463 chữ được ghép bởi bộ Thổ nầy để chỉ những gì có liên quan đến Thổ là Đất. Ta có các từ về Thổ là Đất rất lý thú và cũng không kém phần rắc rối như sau:
 
  - Thổ Địa 土地 : là Đất Đai, chỉ tất cả các loại đất trên đời nầy.
  - Thổ Nhưỡng 土壤 : cũng là Đất Đai, chỉ tất cả các loại đất dùng để trồng trọt.
  - Thổ Cư 土居 : chỉ tất cả các loại đất dùng để ở.
  - Thổ Canh 土耕 : là tất cả các loại Đất dùng để canh tác, làm ruộng.
  - Thổ Trạch 土宅 : là tất cả các loại Đất dùng để cất nhà ở, biệt thự.
  - Thổ Mộ 土墓 : là tất cả các loại Đất dùng để chôn cất người trong gia tộc, còn gọi là Đất Hương Hỏa, là đất dùng để lo nhang đèn hương khói cho người thân đã chết. 
 

TỨ́ TUYỆT THÁNG TƯ, RƯỢU CHIÊU HỒN – Thơ Nguyên Lạc


   
                          Nhà thơ Nguyên Lạc

 
TỨ́ TUYỆT THÁNG TƯ
 
1.
Thanh xuân tuổi mộng ngôi trường
Tháng Tư thôi đã vô thường còn đâu?
Hẹn nhau thôi nhé kiếp nào
Viễn phương thăm thẳm biển sâu nghìn trùng
 
2.
Hồ trường biết rót về đâu
Ai người tri kỷ cạn sầu cùng ta?
Lệ ngân luân lạc chiều tà
Tháng Tư rưới rượu... xót xa Hồ trường
 
3.
Nâng ly thất chí Hồ trường
Đắng cay uống trọn đau thương kiếp người
Cố nhân hề viễn mộng thôi
Âm dương xa biệt ta đời phiêu linh!
 
4.
Tháng Tư cuộc đó tang thương
Đắng cay vong quốc Hồ Trường xót xa!
Ai người tri kỷ cùng ta?
Nâng ly thống hận chiều tà lưu vong
 
5.
Huơ tay ôm cuộc phù trầm
Soi gương bóng nguyệt buồn căm mặt người
Viễn phương hề cố nhân ơi!
Nâng ly ngấn lệ ta đời điêu linh!
 

LÁ, GIẤC LIÊU TRAI – Thơ Tịnh Bình

 


   
                     Nhà thơ Tịnh Bình

 
 
Tuế nguyệt rêu phong hồn cổ tự
Một thời hoa bướm gió reo ca
Hỏi tiểu năm xưa còn quét lá
Sao sót lòng ta chiếc lá đa...?
 
 
GIẤC LIÊU TRAI
 
Thả vào khung nắng lời chim sớm
Thăm thẳm ngày lên đợi giấc chiều
Buồn hay vui ừ thì chẳng rõ
Mùa hạ phả vào ngàn tiếng ve kêu
 
Soi đêm muộn màu trăng cũ rích
Giấc liêu trai nào tỏ mặt người
Thèm một lần được trơ mặt mộc
Thật với nhân gian nét khóc cười
 
Ta cô độc qua miền lặng lẽ
Đỉnh trời hun hút lối thung sâu
Tiếng sóng chạm vào bờ xa vắng
Xao động lòng ai muôn tiếng sầu...
 
                                TỊNH BÌNH
                                 (Tây Ninh)

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (6) – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

                       Chiêu thức Võ công thông qua Thư Pháp
 
                                                      Võ Công Thư Pháp                                                                  
Một đặc điểm nữa của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung mà những tác giả khác không có là: Ông đã đưa nghệ thuật và kỹ thuật thư pháp vào trong các thế võ công trong các truyện của ông một cách lý thú và hấp dẫn. Đây cũng là một sáng tạo độc đáo của riêng ông vừa đặc sắc vừa lôi cuốn đầy sức quyến rủ mà ta sẽ lần lượt tìm hiểu sau đây.
 

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

THƠ VỀ TAM QUỐC CHÍ CỦA CHU VƯƠNG MIỆN


   

 
TÔN SƯ
 
TƯ MÃ ĐỨC THÁO
 
người Dĩnh Châu
có vài người học trò
tài đức ngang nhau
chia thiên hạ ra làm ba
ổn định được 52 năm
 
gia trang trong vườn đủ
mai lan trúc cúc
non bộ
tiên phong đạo cốt
nhìn trời mà cười
nhìn đất loạn mà khóc
tài truyền cho các môn đồ
toàn là hào kiệt
bốn bể lưu danh
 
Đại tôn sư võ học
Chừ cũng đành bó tay
Bầu trời tuy bát ngát
Rộng hẹp ở chốn nào?
Nhận ra thời với thế
Nặng nề cánh chim bay
Xoải cánh bay chả nổi
đành ngừng chân chốn này
sách vở dành nhóm bếp
sưởi ấm mùa đông thôi?
dăm ly trà để nguội
lầm than luôn kiếp người
 
BÀNG ĐỨC CÔNG
 
là sư phụ của Gia Cát Lượng
và là chú ruột của Bàng Sĩ Nguyên
tổ sư môn phong thủy
truyền cho Khổng Minh
đến thế kỷ thứ 14 thì truyền cho Lưu Bá Ôn
"tức Lưu Cơ"
thất truyền cho tới ngày nay

HOÀNG THỪA NGẠN
 
Một trong ba vị tôn sư
võ học
lại là nhạc phụ của Ngọa Long
phu nhân của Ngọa Long
là Hoàng Ngọc Anh
là một nhà bác học bác vật
lỗi lạc
chế ra ngựa gỗ trâu máy
một trợ thủ đắc lực của Rồng Nằm
 
Tiên sinh qua cầu ván
Dẫn theo một con lừa
Tuyết ngoài trời lả tả
Rơi trên những nóc gia
Hai hàng cây đọng tuyết
Mà mùa đông chưa qua
Áo mũ bay lất phất
Đoạn đường gần hoá xa?
Quán bên đàng không khách
Khói bếp bay la đà
Nhòm lại con đường cũ
Tuyết trắng bay lưa thưa
Cây cầu gỗ chìm khuất
Người lừa trong sương mờ?
 

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

THOÁT THAI – Thơ Trần Mai Ngân


    


THOÁT THAI
 
Đêm trở mình, đêm trằn trọc
Vậy mà đóa Quỳnh vẫn rực rỡ ngát hương
Mưu tính cùng không gian
Với bài hoà tấu của côn trùng
Lấy giây phút này làm bằng chứng yêu đương…
 
Đêm sáng trăng, đêm tân hôn
Chiếc áo Quỳnh tinh khôi trắng
Cơn gió mạnh bật chiếc nhuỵ khuy phong kín
Quỳnh biết đâu là tình yêu
Đêm lả lơi Quỳnh run run cất lời
Từng cánh hoa chơi vơi, chơi vơi…
Đêm ơi! Đêm ơi!
 
Đêm, côn trùng, gió, trăng và Quỳnh
Hợp thành bản tình ca bất hủ
Để rồi sau giấc ngủ… Quỳnh chờ thoát thai!
…Trong căn phòng vắng đêm nay
Có một bàn tay buông trên tràng hạt - tiếng thở dài!
 
                                                         Trần Mai Ngân
                                                             16-4-2023

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2023

KHI ÔNG TRỜI CHỘT DẠ - Thơ Lê Phước Sinh


   
                Nhà thơ Lê Phước Sinh

 
KHI ÔNG TRỜI CHỘT DẠ
 
Hầm hầm hực hực
Nư giận làm Giông
Gió lạnh kinh phong
Cây cối giựt giựt...
 
Dừng chân vệ đường
Xòe trăm cánh bướm
như hút nhụy hoa
những giọt mưa sa
ròng ròng kết mật...
 
Thật sướng đã đời
mát ơi là mát...
 
Lê Phước Sinh

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2023

VỚI XƯA – Thơ Tịnh Bình


   
             Nhà thơ Tịnh Bình

 
VỚI XƯA
 
Con về tìm lại thơ ngây
Thương con diều biếc xa bay thuở nào
Chuồn kim giỡn nước lao xao
Ban trưa bất chợt mưa rào cười vang
 
Thương con dế gáy mùa sang
Cầu ao khế tím khẽ khàng rụng bông
Chờ ai vạt cải uốn ngồng
Rau răm ngậm đắng bưởi bòng nuốt chua
 
Cánh đồng thông thốc gió lùa
Cỏ may vụng mũi thêu thùa đường kim
Con về vịn buổi chiều im
Trông theo ngọn khói bay tìm vu vơ
 
Con về tìm lại ấu thơ
Mái nhà xưa với cũ mờ ngày xưa
Chị gà cục tác nắng trưa
Sau hè buồng chuối cũng vừa vàng ươm...
 
                                            TỊNH BÌNH
                                              (Tây Ninh)

HƯ CẤU TRONG VÕ HIỆP KIM DUNG (5) – Phiếm Luận của Đỗ Chiêu Đức

                                  (Võ Công và Các Thế Võ TT)
Thần Điêu Hiệp Lữ  神雕侠
                                                                                          
Đêm xuống trên núi Hoa Sơn...
Sau khi đã ổn định các vị trí và tên gọi cho Võ Lâm Ngũ Bá mới là : Đông Tà, Tây Cuồng, Nam Tăng, Bắc Hiệp và Trung Ngoan Đồng 東邪,西狂,南僧,北俠,中頑童。 Dương Quá 楊過 đưa tay chào mọi người và nói lời từ biệt, đoạn nắm lấy tay của Tiểu Long Nữ 小龍女, sánh vai cùng Thần Điêu đi xuống núi... Lúc đó vầng trăng thu đang vằng vặc trên bầu trời xanh biếc, làn gió thu hiu hắt đang cuốn những chiếc lá vàng rơi xào xạc; đầu cành tiếng quạ oang oát kêu sương... làm cho cô bé Quách Tương 郭襄 không còn cầm lòng được nữa, nhìn theo bóng Đại ca ca Dương Quá và Tiểu Long Nữ mà nước mắt cứ đoanh tròng rồi rơi xuống áo... Quả là:
           
秋風清,秋月明。     Thu phong thanh, thu nguyệt minh     
落葉聚還散,           Lạc diệp tụ hoàn tán,          
寒鴉栖復驚。           Hàn nha thê phục kinh.          
相思相見知何日 ?    Tương tư tương kiến tri hà nhật?          
此時此夜難為情 !     Thử thời thử dạ nan vi tình!
 
Có nghĩa:
              
Gió thu mát, Trăng thu sáng.            
Lá rụng hợp rồi tan         
Quạ lạnh kêu sương xuống        
Nhớ nhau muốn gặp biết ngày nao?            
Cảnh ấy tình nầy thêm áo não!
      

LY RƯỢU ĐỜI, CÔ ĐƠN, CÕI TẠM - Thơ Khê Kinh Kha


   
                   Nhà thơ Khê Kinh Kha   

 
LY RƯỢU ĐỜI
  
ta rót vào ly, men rượu đời
mời em cạn chén giữa đêm nay
đêm nay trăng sáng ngập hồn vắng
rượu cay hay nước mắt ta cay?
 
ta rót vào ly, rượu tình buồn
tình ta như quán trọ không đèn
đời còn lận đận theo năm tháng
uống đi em, quên hết muộn phiền
 
ta rót vào ly, rượu đau thương
mời em cạn chén cho vơi lòng
say cùng ta, quên đi cuộc sống
tủi hờn chi đời vẫn lệ buồn
 
ta rót thêm kỷ niềm xót xa
kỷ niềm hằn thương tích trong ta
bởi sự thật ta không khóc nổi
dĩ vãng buồn, kể mãi không ra
 
ta rót thêm giọt rượu ưu tư
bởi vì đời biển mặn phù du
rượu ưu tư có ta choáng váng
hay có em say mướt bên ta?
 
khóc chi em, đời còn buồn lắm
và mai đây hồ rượu vỡ tan
như tình mình cạn ly rượu đắng
như đời mình tàn mạt đau thương
 
                             Khê KinhKha
                                   (1970)
 

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2023

CAO NHÂN NÚI THANH THÀNH - Tam Quốc Chí ngoại truyện của Chuvươngmiện

 

Trong lúc chờ ngày lành tháng tốt để lên đường làm một cuộc noí chuyện phải quấy với phía bên Đông Ngô, bá quan văn võ tháp tùng cùng tâu với Tiên Chuá là về phía tây núi Thanh Thành gần Thành Đô, có một vị kỳ nhân dị sĩ sống trên ba trăm tuổi, từ cuối đời nhà Tây Hán cho tới bây giờ, moị chuyện trên đời dưới đất vị lão tiên sinh này đều đoán biết hết. Vậy xin chúa công cho mời vị cao nhân tiền bối này đến chơi xơi nước, tiện thể hỏi thăm chút chuyện nhân tình thế thái ra sao? Tiên Chúa vui lòng hoan hỉ truyền cho thượng tướng Trần Chấn mang chiếu chỉ đi mơì ngay tức thì. Trần Chấn phục mệnh, đến nơi thì được biết thự danh của cao nhân là Lý Ý, dòng dõi Lý Đam [Lão Tử ] thời Chiến Quốc ngày trước, nói dăm điều ba chuyện, biết là có từ chối cũng chẳng đặng bèn thành thật nói vơí tướng Trần Chấn rằng:
- Tướng quân cứ tự tiện về quân doanh phục mệnh, sáng sớm ngày mai bỉ nhân sẽ có mặt ở cống thành Lăng Trung ngay để chờ lệnh, nhưng tránh mọi nghi thức giao tế đời thường không cần thiết, nhưng có một điều bỉ nhân muốn được thấu đáo con ngươì thật cuả Tiên Chuá, thì mơí trả lời đúng được những điều gì ngài cần biết, bỉ nhân là khách và Tiên Chuá là chủ, phải đích thân chủ nhân đón rước và lo mọi chuyện trà nước, nếu sai quân hầu phục thị thì moị chuyện lớn nhỏ sẽ hỏng.
Đúng ngày giờ thì cao nhân Lý Ý xuất hiện, đúng theo ý cuả cao nhân Tiên Chuá Hán Trung Vương ra tận cổng thành đón rước, gặp nhau chưa kịp chào hỏi thì Tiên Chuá đã ngã ngay về phiá đằng trước mặt, cũng may cao nhân Lý Ý vừa đỡ kịp. Hai người vào thư phòng đàm đạo. Tiên Chuá hai tay run run rót trà ra ly mời khách, tay lẩy bẩy làm một nửa nước trà rơi ra ngoài. Chủ khách đều nâng ly xong xuôi Tiên Chuá mở đầu:

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

ĐỜI NGƯỜI TỰA, GẶP NHAU, DÔNG LUÔN – Thơ Chu Vương Miện


  


ĐỜI NGƯỜI TỰA
 
Bóng câu cửa sổ
Đời ong ruồi làm tổ cành cao
Giựt mình tỉnh giấc chiêm bao
Thì ra toàn những tào lao báo đời?
Khó cũng đó mà cười cũng đó
tuồng tích nào mặt đỏ mặt xanh
thân chim đâu được lìa cành
làm sen thân ở dưới bùn muôn năm?
12 tháng chỉ nằm dưới đất
Nhìn khung trời vằng vặc toàn sao
Năm canh gió thổi lào xào
Bên ao bèo với kiếp nghèo nối nhau
Kiếp bò với lại kiếp trâu
Nhai trầu nhả bã trắng đầu nhớ thương
 

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

TRONG NẮNG VÀNG..., SEN, CHIÊM BAO – Thơ Tịnh Bình


   
                   Nhà thơ Tịnh Bình


TRONG NẮNG VÀNG...
 
Hư không ai thả cánh diều
Một chiều mây trắng đánh liều sang ngang
Nhẹ rơi trong ánh nắng vàng
Tàn thu đời lá đa mang niềm gì
 
Giọt sầu vương khẽ bờ mi
Dẫu là giả tạm sinh ly vẫn buồn
Người về chầm chậm chiều buông
Hành trang một đóa trăng suông cuối trời
 
Trần gian tàn cuộc rong chơi
Nhấp nhô bọt bóng rã rời sân mưa
Chào người buổi ấy về chưa
Sen cười hàm tiếu dạ thưa nắng vàng...
 

TƯỞNG NIỆM – Thơ Lê Phước Sinh


    
                    Nhà thơ Lê Phước Sinh


TƯỞNG NIỆM 
 
Đất Nước có 30 tháng 4 như Cái Ngạch
Vấp ngã Va đụng Chúi mũi Ê ẩm mặt mày
Chiều chiều bế Con, Thiếu phụ ngóng nhìn ra cửa
Rừng núi Sơn khê chưa thấy bóng Chồng về...
 
                                               Lê Phước Sinh