Các triều đại và sự kiện lịch sử
Không như những truyện kiếm hiệp vớ vẩn khác, người hiệp sĩ của Kim Dung có cuộc sống như người thật và được lồng vào một khung cảnh lịch sử nào đó rất thật. Mặc dù là truyện HƯ CẤU nhưng những Đại hiệp của Kim Dung không phải chỉ cứu khổn phò nguy mà còn có lòng yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước mà gác bỏ mọi tình cảm riêng tư. Kim Dung cũng đã HƯ CẤU một cách rất khéo léo tạo nên những nhân vật và sự kiện nghĩa hiệp để giải thích cho những sự kiện lịch sử CÓ THẬT. Trong cuối truyện "Thần Điêu Hiệp Lữ", lúc quần hùng đang giúp An Vũ Sứ Lữ Văn Đức thủ thành Tương Dương khi bị quân Mông Cổ tấn công, có đoạn như sau...
... Dương Quá vội vàng nhặt hai hòn đá, vận công búng vào sau ngựa của Mông Ca. Con ngựa trúng đá lồng lên, hai vó trước cất cao thiếu chút nữa thì đã quăng Mông Ca xuống đất. Mặc dù là Đại hãn của Mông Cổ, nhưng từ nhỏ đã quen chinh chiến trên mình ngựa nên Mông Ca phản ứng rất nhanh, rút tên lắp vào cung xoay mình bắn về phía Dương Quá. Dương Qúa nhanh mắt cuối đầu tránh khỏi, tay trái nhặt lên một hòn đá bằng bụm tay, vận công dùng "Đàn Chỉ Thần Công" bắn mạnh về phía sau lưng của Mông Ca. Hòn đá bay ra với kình lực thật mạnh xuyên qua áo giáp và qua ngực của Mông Ca. Vị Đại Hãn của Mông Cổ gục xuống chết liền tại chỗ...
Theo chính sử:
MÔNG CA HÃN 蒙哥汗 Tiếng Mông Cổ là:ᠮᠥᠩᠬᠡ ᠬᠠᠭᠠᠨ,Phiên âm La tinh:Möngke qaγan (1209-1259) là vị Đại Hãn thứ tư của Đại Mông Cổ, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, con trưởng của Đà Lôi, con nuôi của Oa Khoát Đài. Ông là một trong bốn Đại Hãn mạnh nhất của đầu nhà Nguyên. Trong Nguyên sử gọi là Nguyên Hiến Tông 元憲宗. Về nguyên nhân cái chết của ông đến nay còn chưa rõ ràng, có 3 thuyết sau đây:
- Ghi chú của Kim Dung cho rằng: Các trận đánh quyết liệt nhất giữa quân Mông Cổ và quân Nam Tống là ở Tương Dương Thành, kéo dài suốt mười mấy năm vẫn không hạ nổi thành. Nên, để cho câu truyện của tiểu thuyết thêm phần hấp dẫn, Kim Dung mới Hư Cấu cho Mông Ca vây đánh thành Tương Dương và trúng đá Đàn Chỉ Thần Công của Dương Quá mà chết.
Chính sử cũng chép là: Sau khi Nguyên Hiến Tông Mông Ca chết, quân Mông Cổ lui binh và phải đến 13 năm sau, khi nội bộ tranh chấp đã ổn định, Hốt Tất Liệt 忽必烈 lên ngôi Đại Hãn thì thành Tương Dương và triều đình Nam Tống mới bị xóa sổ hoàn toàn.
Trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, ta lại thấy những nhân vật lịch sử có thật và những nhân vật võ hiệp hư cấu lẫn lộn vào nhau một cách thật tự nhiên như thật. Như An Vũ Sứ Lữ Văn Đức (?-1269) là danh tướng cuối đời Nam Tống có công trấn giữ thành Tương Dương và chống quân Mông Cổ suốt 30 năm với sự giúp đỡ đắc lực của vợ chồng Quách Tĩnh và Hoàng Dung (nhân vật hư cấu) cùng rất nhiều các lộ anh hùng hảo hán khắp nơi tụ hợp lại.
Theo thứ tự thời gian, các tác phẩm võ hiệp của Kim Dung được lồng trong các triều đại lịch sử như sau:
1. THIÊN LONG BÁT BỘ 天龍八部 : Truyện xảy ra dưới thời Bắc Tống 北宋, đời Tống Triết Tông Nguyên Hựu 宋哲宗元祐, khoảng trước sau 1094 Công Nguyên, là khúc dạo đầu của "Xạ Điêu Anh Hùng Truyện 射鵰英雄"(Anh Hùng Xạ Điêu). Vì Cái Bang Bang Chúa Kiều Phong là Tiền bối của Hồng Thất Công sau nầy, và Đoàn Dự là... ông nội của Đoàn Trí Hưng (tức Nhất Đăng Đại Sư) trong Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Đại Hiệp .
* Những nhân vật có thật là:
- Đoàn Dự 段譽, Đoàn Diên Khánh, Đoàn Chính Thuần, Đoàn Chính Minh... của Nước ĐẠI LÝ 大理國 (Tỉnh Vân Nam ngày nay và các vùng phụ cận). Lập quốc trước sau 314 năm.
* Những nhân vật Hư Cấu:
- Cô Tô Mộ Dung 姑蘇慕容 : Dòng họ Mộ Dung lập nên nước Yên là có thật dưới thời Nam Bắc Triều, nhưng Mộ Dung Bác, Mộ Dung Phục... chỉ là hậu duệ được Hư Cấu của hoàng tộc Mộ Dung muốn khôi phục lại nước Yên mà thôi.
... Toàn truyện THIÊN LONG BÁT BỘ gồm có 231 nhân vật vừa có thật vừa hư cấu, nhưng cốt truyện là do Hư Cấu của Kim Dung vựa vào tình hình chính sử để tạo nên câu truyện võ hiệp có sự liên hệ giữa các nước Tống, Liêu, Tây Hạ, Thổ Phồn, Đại Lý là những nước có thật trong thời đại lúc bấy giờ.
2. XẠ ĐIÊU ANH HÙNG TRUYỆN 射鵰英雄傳 : Đây là bộ tiểu thuyết võ hiệp đã đưa Kim Dung lên hàng "Võ Lâm Chí Tôn" trong giới cầm bút chuyên viết truyện võ hiệp của Trung Hoa. Đây cũng là truyện đầu tiên trong "XẠ ĐIÊU TAM BỘ KHÚC 射鵰三部曲" bất hủ của Kim Dung (Hai bộ tiếp theo sau là :"Thần Điêu Hiệp Lữ" và "Ỷ Thiên Đồ Long Ký"). Truyện xảy ra dưới thời Nam Tống, năm Khánh Nguyên thứ năm đời Tống Ninh Tông 宋寧宗 (1199) cho đến khi Thành Cát Tư Hãn 成吉思汗 ta thế (1227). Trong bối cảnh lịch sử của 28 năm nầy phản ánh những tình tiết và các gương anh hùng hảo hán của thời Nam Tống vừa phải chống chọi với quân Kim lại vừa phải đấu tranh chống quân Mông Cổ. Quả là một giai đoạn lịch sử cam go hào hùng mà cũng đầy sắt máu, là môi trường tốt cho các anh hùng kiệt xuất thi thố tài năng và tỏ rõ đức độ, khí phách của một anh hùng hiệp sĩ.
Vì dựa theo chính sử, nên "Xạ Điêu Anh Hùng Truyện" cũng có những nhân vật lịch sử có thật hòa lẫn với những nhân vật hư cấu một cách tự nhiên trong nếp sống của các hiệp khách giang hồ. Cụ thể như...
Quách Tĩnh, Hoàng Dung, Dương Khang, Mục Niệm Từ, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái... đều là nhân vật Hư Cấu. Riêng Nam Đế Đoàn Trí Hưng là ông vua có thật của nước Đại Lý...
ĐOÀN TRÍ HƯNG 段智興(?-1200年)lại có tên là ĐOÀN DỊ TRƯỜNG HƯNG 段易長興 , lên ngôi từ 1172- 1200, làm vua nước Đại Lý 28 năm, xây dựng trên 60 ngôi chùa Phật...
Ngoài ra, Dương Trùng Vương, Châu Bá Thông, Toàn Chân Thất Tử (chính sử gọi là BẮC THẤT CHÂN 北七真), cả Doãn Chí Bình, Lý Chí Thường, Triệu Chí Kính... đều là những đạo sĩ có thật, chỉ có người yêu của Dương Trùng Vương là Nữ sĩ Lâm Triều Anh và phái Cổ Mộ là Hư Cấu mà thôi, và dĩ nhiên...
Nói chung, dù cho câu chuyện có diễn tiến theo võ hiệp hư cấu với các công phu tuyệt kỹ, với các pha đấu võ ngoạn mục hấp dẫn... Nhưng đoạn kết thì tất cả đều cùng quây quần về để giúp quan binh trấn giữ thành Tương Dương chống lại họa ngoại xâm của đại quân Mông Cổ. Đàn chỉ Thần công của Dương Quá lại bắn chết Mông Ca là vị Đại hãn thứ tư của Mông Cổ, làm cho quân Mông Cổ phải lui binh, giữ cho thành Tương Dương được yên ổn thêm mười ba năm nữa.
4. Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ 倚天屠龍記 : Là Bộ Khúc cuối của "Xạ Điêu Tam Bộ Khúc" kéo dài từ cuối đời nhà Tống, nhà Nguyên và qua đến đầu đời nhà Minh mới kết thúc. Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ là câu truyện được diễn tiến gần một trăm năm sau Thần Điêu Hiệp Lữ, từ cuối đời nhà Nguyên đến đầu đời nhà Minh, nhân vật chính duy nhất là Trương Quân Bảo còn sống từ thời Thần Điêu Hiệp Lữ đến Ỷ Thiên Đồ Long Ký là Tổ sư sáng lập ra phái Võ Đang, hiệu là Trương Tam Phong.
Câu truyện xoay quanh hai món binh khí sắc bén là "Đồ Long Đao" và "Ỷ Thiên Kiếm". Những nhân vật lịch sử có thật, ngoài Trương Tam Phong ra, còn có Chu Nguyên Chương (là Minh Thái Tổ lập nên nhà Minh), Trần Hữu Lượng, Thường Ngộ Xuân, Từ Đạt (đều là tướng của Chu Nguyên Chương), Nhữ Dương Vương Sát Hãn Thiếp Mộc Nhi, Vương Bảo Bảo, Hàn Lâm Nhi... Các vai chính như Trương Vô Kỵ, Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược, Tiểu Chiêu, Dương Bất Hối... đều là nhân vật hư cấu. Xã hội thì phân hóa chia làm hai phái: Minh Giáo đứng đầu tà phái; Thiếu Lâm, Võ Đang gồm lục đại môn phái là chính phái. Sự khởi nghĩa của Minh Giáo nổi dậy chống lại triều đình Mông Cổ. Các bí kíp võ công trong truyện có "Cửu Dương Chân Kinh", "Cửu Âm Chân Kinh", "Thất Thương Quyền"...
Câu chuyện bắt đầu từ năm Chí Nguyên thứ 2, đời Nguyên Thuận Đế, là ông vua thứ 11 của triều Nguyên, là vị Đại Hãn thứ 15 của Mông Cổ và cũng là vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyên trước khi rút quân về phương bắc.
- LIÊN THÀNH QUYẾT 連城訣.
Căn cứ theo một vài sự kiện được viết trong truyện, ta có thể đoán đại khái là những tác phẫm trên có bối cảnh lịch sử của đời nhà Minh. Nhưng không được rõ ràng chắc chắn. Như trong truyện...
LIÊN THÀNH QUYẾT 連城訣. Căn cứ vào các thiết trí của phủ huyện đương thời, các niên đại của bảo tàng... mà suy đoán thì câu truyện có thể xảy ra ở khoảng giữa triều đại nhà Minh. Còn trong...
6. BÍCH HUYẾT KIẾM 碧血劍 : Bối cảnh lịch sử của truyện là vào những năm Sùng Trinh ở cuối đời nhà Minh (1628-1644). Nhân vật chính là cha con Viên Sùng Huán và Viên Thừa Chí cùng Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi, cùng với cuộc khởi nghĩa của Sấm Vương Lý Tự Thành.
7. Các tác phẩm có bối cảnh lịch sử ở đầu các vua đời nhà Thanh gồm có :
- LỘC ĐỈNH KÝ 鹿鼎記 bối cảnh là đời vua Khang Hi của nhà Thanh, vì nhân vật Ngao Bái là người của đời Khang Hi. Quế Công Công là nhân vật có thật, còn Vi Tiểu Bảo là nhân vật hư cấu.
Nói chung,
Tiểu thuyết võ hiệp của KIM DUNG đều mang đặc tính sử thi và thắm đượm tình yêu nước nồng nàn. Kim Dung đã xử lý một cách khéo léo đưa những nhân vật võ hiệp của mình lồng vào trong bối cảnh lịch sử có thật, khiến cho những tình tiết hư cấu tự nhiên như có thật trong chính sử với những nhân vật võ lâm sống động, phản ánh một giai đoạn, thời kỳ lịch sử nào đó khiến cho người ta thấm nhuần và khó có thể quên đi được.
Hẹn bài viết tới !
ĐỖ CHIÊU ĐỨC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét