CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

MƯỜI BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA NGUYÊN LẠC


   
                             Nhà thơ Nguyên Lạc

 
1. ĐÊM CHIA PHÔI
 
Ngấn lệ từ li mặn đắng môi
Cho nhau cho hết lúc chia phôi
Hành trang cuộc lữ đêm tình giữ
Mai phố nghìn xa chút hương người

 
2. ĐÊM CUỐI NĂM
 
Chong khuya lệ nến tiếng đêm trôi
Sầu khúc Hương xưa dáng ai ngời?
Đón Tết nơi nầy đêm trắng quá!
Rơi chi bông tuyết buốt tim người?!

 
3. TRẦM TƯ ĐÊM BÊN SÔNG
 
Tóc rồi sương điểm theo năm tháng
Sắc cũng tàn phai theo tuổi đời
Ai xui trăng rụng trên dòng lắng
Một kiếp người thôi thế nhân ơi!
 
 
4. PHONG VŨ
 
Phong là gió nhưng chắc đâu là gió?
Vũ là mưa nhưng có phải mưa đâu?
Khanh ơi gác trọ dâng hương sắc
Phong vũ nghìn năm cố lý sầu!
 
 
5ĐÊM MƯA THU
 
Giọt mưa nào lăn tròn trên lá nhớ?
Tí tách nào nhắc nhở thuở yêu em?
Trong ký ức tận cùng đêm mưa đó
Trăm năm dù dâu bể cũng không quên!
 
 
6. CĂN BỆNH TÌNH YÊU
 
Tình yêu căn bệnh lạ lùng
Ai mà nhiễm phải không khùng cũng điên
Điên thì ta hãy cứ điên!
Yêu thì ta cứ! Có phiền em không?
 
 
7. TỘI CHO QUA
 
Gió lay rụng trái mù u
Giận ai bậu nói đi tu cho rồi?
Tội cho qua lắm bậu ơi!
Bậu đi tu chắc sự đời qua xong!
 
 
8. ÁO HỞ DẬY THÌ
 
Mơ màng em giấc chiêm bao
Gió lay áo hở hoa đào phương phi
Anh nghe tiếng gọi tình si
Mãn khai hiển lộ dậy thì... điếng anh!
 
 
9. MÙI HƯƠNG ĐÊM NÀO
 
Cánh đồng trăng khuyết thầm thì
Ôm em thân quế nhu mì mến thương
Bể dâu một thuở đoạn trường
Thiên thu vẫn mãi mùi hương đêm nào!
 
 
10. GIÓ CHIỀU
 
Chiều nào gió nhẹ bên nương
Thổi em hở áo ngực hường chín cây
Có người không rượu mà say
Trăm năm vẫn nhớ ửng hây chiều chiều
 
                                           Nguyên Lạc

MƯA ĐÔNG HẠT MÉO HẠT TRÒN – Thơ Lê Phước Sinh


  
               Nhà thơ Lê Phước Sinh
 

MƯA ĐÔNG HẠT MÉO HẠT TRÒN
 
Chim Bói Cá nghiêng cổ nhìn trời
sợi mưa lơ lửng
lành lạnh
Thấp thoáng
điểm mặt cuối năm
cái ăn cái uống
dãn rộng ra
giờ phải co vào
bập bùng
khu trú
Mây xám thờ thững
đi tìm sợi nắng
lạc độ chốn nào
Tìm những vòng tay
bếp lửa
ma trơi
ẩn hiện.
 
Lê Phước Sinh

LÀ HỒ ĐIỆP, LẠI LỤC BÁT, LÊN XUỐNG – Thơ Chu Vương Miện


  


LÀ HỒ ĐIỆP
 
lúc lại là hồ điệp
lúc thôi đành Trang Sinh
nhẩm pho kinh một lúc
ờ tứ đại giai không?
hoa sứ rơi trên suối
đục trong chẩy một dòng
 
chuông thu không tịnh độ
danh lợi lầm bến mệ
chạy vội theo hư ảnh
quên mất luôn lối về
mấy vầng trăng cổ độ
trước mặt mất đàm khê
bên hông là đá lũng
ta là ai? bây giờ
 
gõ mãi trên mõ gỗ
dộng mãi quả chuông đồng
gỗ kêu theo âm gỗ
hồng chung vọng hồng chung
mỏi tay gần suốt kiếp
hiểu gì? được chữ không ?
 
niệm xong một bài kinh
con chim bay khuất khuất
chiếc lá giữa lòng đường
chờ tái sinh kiếp khác
ta vẫn chỉ là ta
sao kiếp xưa đi lạc
 

THƠ HAIKU, NGƯỜI ĐIÊN, CÁNH ĐỒNG TÌNH – Trần Mai Ngân

 
  


THƠ HAIKU
 
** Thế giới này
Bao nhiêu đường chim bay
Tôi mãi tìm ai…
 
** Khi nào tôi chết
Sẽ đẹp như mùa Thu
Không khóc!
 
** Để lại đôi dòng thơ
Tập di cảo ố vàng
Giấc Thuỵ Du!
 
** Một tia chớp giữa khuya
Bừng sáng đêm tăm tối
Soi đường cánh vạc bay
 
** Sự yên lặng của đá
Trăm năm, nghìn năm
Vọng âm lời cũ!
 
                  Trần Mai Ngân
 
P/S: Kính nhớ Thầy Lưu Đức Trung
 

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

ĐỊA LÀ ĐẤT - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức



Thổ  là Đất, Địa  cũng là Đất, là Địa Cầu 地球 , là qủa đất mà chúng ta đang cư trú. Theo bài học thuộc lòng của lớp Đồng Ấu ngày xưa:
                   
Đi cho biết đó biết đây,                  
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.                  
Kìa thế giới năm châu quanh quất,                   
Đường bao nhiêu thì đất bấy nhiêu,                   
Sông to núi lớn cũng nhiều,                   
Đường đi lối lại trăm chiều ngổn ngang...
      
Thế giới có Năm Châu Bốn Biển.     
Năm Châu là:
       Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc ( còn gọi là Châu Đại Dương  ). Nhưng theo quy ước của đa số các nước trên thế giới thì có đến 6 Châu, vì sau nầy người ta còn khám phá ra một vùng đất mới ở Nam Cực, gọi là Châu Nam Cực. Nhưng... lại nhưng, theo Mỹ thì Châu Mỹ gồm 2 châu lục là Nam Mỹ Châu và Bắc Mỹ Châu. Nên Thế Giới của người Mỹ có đến 7 châu lục, chớ không còn là 5 châu nữa ! Còn ...
      
Bốn Bể là bốn Đại Dương gồm có:
        Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Ngày trước còn có thêm một Nam Băng Dương nữa, vì người ta cứ ngỡ là nếu băng tan chảy hết thì sẽ là một đại dương như ở vùng Bắc Cực, nhưng nay đã biết rằng nó là một châu lục : Châu Nam Cực chớ không phải là một băng dương nữa !
 
                      

Bốn Biển là do từ Tứ Hải 四海 của người Hoa mà ra. Khi xưa, khoa học địa lý chưa phát triển, người Hoa cứ tưởng Thiên Hạ là đất Trung Nguyên, và mảnh đất nầy được bao quanh bởi 4 biển Đông Tây Nam Bắc. Theo cái Thế Giới Quan nầy, Bốn Biển tức là Thiên Hạ đó, cho nên trong thi từ ca phú của văn học xưa hay nhắc đến câu: Tứ Hải giai Huynh đệ 四海皆兄弟 là "Bốn bể đều là anh em". Vân du tứ hải 雲遊四海 là: Lang bạt khắp nơi, và để chứng tỏ có chí hơn người còn lớn giọng mà ngâm rằng: Đại trượng phu tứ hải vi gia 大丈夫四海為家 là: Đấng đại trượng phu thì lấy bốn biển làm nhà, để tỏ ra ta đây có chí lớn !
 

TINH THẦN BẤT NHỊ TRONG THƠ NGẮN ĐỖ NGHÊ - Tâm Nhiên


Tác giả Tâm Nhiên và nhà thơ bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Đỗ Nghê là bút hiệu của Đỗ Hồng Ngọc. Anh sinh năm 1940 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Tốt nghiệp Tiến sỹ Y khoa Quốc gia, Sài Gòn (1969) là bác sỹ chuyên khoa Nhi.
 
Ngoài việc làm giảng viên tại Đại học Y khoa Sài Gòn, anh còn là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Viết nhiều thể loại đa dạng, đặc biệt gần đây, anh viết chuyên sâu về Phật học, Thiền học với các tác phẩm giá trị, được rất nhiều độc giả mến mộ, ưa thích.
 
Bình đạm mà thiết tha với thi ca, Đỗ Nghê đã xuất bản 6 thi phẩm, tập mới nhất gần đây là Thơ ngắn Đỗ Nghê, do Văn Hóa-Văn Nghệ xuất bản 2017. Mở đầu tập thơ là bài Trái đất:
 
Giữa đêm
Thức giấc
Giữa ngày...
 

MẸ QUÊ – Thơ Lê Kim Thượng


   
                      Nhà thơ Lê Kim Thượng
 

MẸ QUÊ 1-2
 
1.
Nhớ Quê… nhớ nhất bóng hình
Dòng sông – Bến nước – Mái đình – Cây đa
Người còn mê mãi phương xa
Quê hương giờ cũng chỉ là… “Quê xưa”…
Nắng xuyên qua lá cây dừa
Chênh chao bóng Mẹ, sớm trưa đi về
Quần nâu, áo vải, nón mê
Chợ tàn, mua gói kẹo quê làm quà
(Con giờ lưu lạc phương xa
Vẫn còn vị ngọt, đậm đà hương yêu…)
Vui vui tiếng vịt kêu chiều
Được mùa sân trước mọc nhiều đụn rơm
Óng vàng hạt lúa thảo thơm
Mồ hôi lắng đọng bát cơm ngọt đường
Gió hòa, mưa thuận… Trời thương
Ngát thơm hương lúa bên đường dịu êm…
Chiếu mê trải giữa sân thềm
Một nồi khoai luộc, khói lên nồng nàn
Bà ngồi kể chuyện khàn khàn
Truyện xưa, tích cổ… thế gian, dị thường…
 
2.
Đêm đêm, nằm nhớ Quê hương
Xót xa cho Kẻ Sông Tương ngược dòng
Một đời luân lạc, long đong
Một đời phiêu bạt, lưu vong dãi dầu
Xưa rồi: “ Người ạ… còn đâu?”
Tàn đêm khói thuốc bay màu mông lung
Cung Mi Thứ… Phím đàn chùng
Nốt Si buồn thảm lạnh lùng trong tim
Lời ca đứt đoạn im lìm
Tứ thơ rơi vãi lặng chìm giấc mơ
Nhà xưa… Ai đợi, ai chờ
Chiều mưa nỗi nhớ ướt mờ…vỡ tan
Còn đâu ô cửa Dạ Lan?
Cánh hoa Tuy Líp rã tàn trống trơn
Tàn đêm… giấc ngủ cô đơn
Tiếng gà xứ lạ dài hơn Quê mình
Bây giờ cuối cuộc hành trình
Bước ra từ cõi say tình rong chơi
Bây giờ đã cuối cuộc đời
Nghe câu “Gần đất… xa Trời” mà đau…
       
                 Nha Trang, tháng 11. 2022              
                       LÊ KIM THƯỢNG

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2022

“TRAU GIỒI” HAY “TRAU DỒI” ? – La Thụy



Mấy ngày nay, rảnh rỗi ngồi lướt net, đọc trên một số trang Facebook thấy bàn luận rôm rã về các từ ngữ “TRAU GIỒI” và “TRAU DỒI”. Phần nhiều những chủ trang face đó và những comments bên dưới đều cho rằng TRAU DỒI mới là từ ngữ đúng.
 
Tra Google để tìm kiếm, kết quả cho thấy:

"trau giồi" có 895 kết quả
"trau dồi" 12400 kết quả
 
Chỉ có trang face “Tiếng Việt giàu đẹp” và một số không nhiều trang mạng khác cho rằng TRAU GIỒI mới đúng
 
Tôi thử tra từ điển Hán Nôm về GIỒI và DỒI. Kết quả cho thấy:

GIỒI 𢬗
Chữ Nôm có bộ thủ  (+6 nét) có trong từ TRAU GIỒI

DỒI 
Chữ Nôm có bộ mễ  (+9 nét) có trong từ MIẾNG DỒI
 
Thử tra các tự điển xem GIỒI, DỒI, TRAU, TRAU GIỒI (TRAU DỒI) được giải thích như thế nào?

* TỰ ĐIỂN VIỆT NAM của Ban Tu Thư Khai Trí:

GIỒI (đt)

Trau tria cho đẹp, cho bóng
Giồi mài, trau giồi, giồi phấn


GIỒI - TỰ ĐIỂN VIỆT NAM của Ban Tu Thư Khai Trí

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

CHỮ ĐỨC 德, Ý NGHĨA VÀ CÁCH VIẾT THEO HÁN TỰ - La Thụy sưu tầm và biên tập




Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm
 
Chiết tự chữ ĐỨC theo câu thơ trên ta thấy:

- Bên trái có bộ  xích (ở đây có hình tượng con chim chích đậu trên cành tre) – Chích và Xích cũng cùng âm.
- Bên phải
Trên cùng có chữ thập: 
Dưới chữ  là chữ Tứ: 
Dưới nữa là chữ Nhất: 
Dưới cùng là chữ Tâm: 

THIÊN LÀ TRỜI - Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức

 
         
Thiên  là Trời, Thiên  là Một Ngàn, Thiên  là Thiên Lệch, Thiên  là Di Dời ... Ở đây, ta chỉ nói đến chữ Thiên  là Trời, là phần không gian ở trên đầu của ta mà thôi. Theo "Chữ Nho ...Dễ Học", ta có chữ Nhân là người được viết như thế nầy . Đây là chữ Tượng Hình đơn giản nhất, cơ bản nhất và cũng... Tượng hình nhất: Hình người đứng xoạc 2 chân hiên ngang giữa trời đất đúng như sách Tam Tự Kinh ngày xưa dạy: Tam tài giả, THIÊN ĐỊA NHÂN 三才者,天地人。(TAM TÀI là TRỜI, ĐẤT và NGƯỜI). Con Người là một thành viên của vũ trụ, hợp với Trời và Đất tạo nên cái thế giới nầy!
 
Nên ...        
Khi cần diễn tả sự to lớn thì chữ nhân  dang thêm hai tay ra theo lối CHỈ SỰ 指事  ( Mượn việc dang hai ta ra để chỉ sự to lớn gọi là Chỉ Sự  ) thành chữ ĐẠI  ,  theo diễn tiến của chữ viết sau đây :
 
 
      
Giáp Cốt Văn        Đại Triện             Tiểu Triện              Lệ Thư
  

HẾT CÓ RỒI TỚI KHÔNG, HỌC VỚI HÀNH, HOA – Thơ Chu Vương Miện


  

 
HẾT CÓ RỒI TỚI KHÔNG
 
hết không rồi tới có
người dìu dặt bướm ong
người hai tay một xó
có dễ thì có khó
có mưa thì có dông
 
nói là bạc im là vàng
vàng giả
thiếu cà ra
nói rất là mất đoàn kết
im lặng tốt hơn hết
câm là vàng tốt
nói toạc móng heo
là thèo lèo cứt chuột
vàng giả vàng mã
chưa được tốt
 

QUẺ DỊCH: CÁCH LẬP & GIẢI ĐOÁN - Nguyên Lạc giới thiệu sách



 
[TRÍCH ĐOẠN TỪ SÁCH]
 
MỤC LỤC
 
Lời nói đầu
 
Phần thứ nhất:
 
NHẬP MÔN KINH DỊCH/ ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẺ DỊCH
 
I. Kinh Dịch
II. Thuật ngữ cần nhớ
III. Ý nghĩa các hào
IV. Quy tắc cần nhớ
 
Phần thứ hai: BÓI QUẺ DỊCH
 
I. Nghi thức bói và luật cảm ứng
II. Các phương pháp lập quẻ Dịch
III. Giải đoán quẻ
 
Phần thứ ba: PHỤ CHÚ
 
I. Phương pháp lập quẻ bằng thẻ tre
II. Bấm độn
 
Phần thứ tư: ÔN TẬP
 
I. Nước Việt của Câu Tiễn
II. Lập quẻ Dịch
III. Giải quẻ
IV. Chuyển đổi quẻ
 
LỜI KẾT
 
Lời nói đầu:
 
Bói Dịch không phải là mê tín, nó là khoa học. Có thể gọi là khoa học huyền bí. Vì vậy, Tiến sĩ Phân tâm học C.G. Jung (ông cùng với S. Freud là một trong những thủy tổ của khoa Phân Tâm Học, nghiên cứu về tiềm thức của loài người) năm 1949 đã dùng bói Dịch để biết việc quảng bá và giới thiệu Dịch (I Ching) từ tiếng Đức sang tiếng Anh có được thuận lợi hay không?. Bói được rất tốt, ông tiến hành và Dịch đã trở thành kinh điển cho các học giả và các trường đại học Tây Phương học hỏi.
 
Có 2 lý do để tôi viết tiểu luận này:
 
1/ Chúng ta chỉ sợ những gì mình không hiểu: Thí dụ như sợ Ma, vì chúng ta không biết rõ Ma là gì?. Nếu biết thì sẽ không sợ. Cũng vậy, chúng ta sợ chết, vì không biết chết ra sao, sau khi chết như thế nào?. Nếu chúng ta biết rõ thì chắc chúng ta cũng sẽ không sợ. Đó là lý do Phật giáo khuyên chúng ta nên tìm hiểu về sự chết (Tử)
Tôi viết tiểu luận này mong độc giả tìm hiểu rõ về Bói Dịch, không sợ nó nữa, để các ông thầy Bói toán, Phong thủy (giả), vì tư lợi, không còn “hù” ta được nữa. Bói Dịch mà vì tư lợi sẽ không bao giờ linh ứng.
 
2/ Kinh Dịch là 1 trong 5 Kinh chính của triết lý Đông Phương. Các nhà trí thức (Nho gia) xưa phải lào thông nó mới có thể đi thi. Điều đó chứng tỏ nó rất quan trọng. Bói Dịch rất khó hiểu đối với các người trẻ, người mới bắt đầu. Ngay cả sách được cho là kinh điển của cụ Ngô Tất Tố, phần giải thích về bói cũng rất khó hiểu. Tôi mong làm nó đơn giản hơn, dễ hiểu hơn để giúp các bạn trẻ, ai muốn tìm hiểu sẽ dễ dàng hơn, hầu mong giữ gìn những quý giá của ông cha không bị mai một!
 
Lại nữa, ý của Dịch cho rằng: con người tự mình vẫn có thể sửa đổi được số mạng của mình một phần nào; thế thì tại sao chúng ta không tự tìm hiểu, tự bói quẻ tìm phương thức đối ứng, mà phải nhờ người khác làm thay cho mình? Biết chắc họ thật sự là bậc thức giả không? Ở đời, biết đâu hư biết đâu thực, biết đâu chân biết đâu giả.
 

NỖI NHỚ ĐẦU NGÀY, NGỦ ĐI MÙA HẠ CŨ, MẮT PHẬT, MỘT SỚM MAI, TỰ CẢM – Thơ Tịnh Bình


  
           Nhà thơ Tịnh Bình

 
NỖI NHỚ ĐẦU NGÀY
 
Không còn tiếng chim mềm mại trên dây thép gai
Lũ ong bỏ quên chiếc tổ trống hoác
Nỗi nhớ đầu ngày
Bông hoa kia nói gì sao em không còn nghe thấy
 
Vẫn hương cà phê quen thuộc
Tự lặp lại mình
Giai điệu của nắng và mưa
Sự bình yên đến lúc chẳng thể cứu rỗi
 
Mùa thu chẳng còn đứng đợi
Và cơn gió rủ những chiếc lá bay đi
Tự lúc nào mắt hoàng hôn hoe đỏ
Đối diện mình trống vắng những buồn vui
 
Những bước chân mùa thu xa dần
Nép mình vào ngực tối
Những bông hoa chỉ lặng yên nở
Còn đâu đó nồng nàn
Trong tiếng thở của mùa đông...
 

MỖI NGƯỜI LÀ MỘT SỐ PHẬN – Thơ Vĩnh Thuyên

 
   
                                    Nhà thơ Vĩnh Thuyên

 
MỖI NGƯỜI LÀ MỘT SỐ PHẬN
 
Hong kong mưa hoài không dứt
Việt Nam mình mưa dứt chưa em
Mưa mỗi nơi nỗi niềm mỗi ngã
Vui cũng nhiều buồn chẳng ít đâu
 
Trên chuyến tàu xuyên suốt màn đêm
14 tiếng bay mặt trời đang trốn ngủ
Hơn 500 người là bao trăm mảnh đời ghép lại
Dong ruổi giữa trời, vật vã bay đêm
 
Ai cũng có ngày mai
Chỉ thương con tàu như người Mẹ oằn vai chở nặng
Không một lời thở than
Mẹ cho con tương lai
Con tàu chở ngày mai đi-đến
 
Và đêm nay
Cùng chuyến bay đêm
Tiếng con tàu ru êm như lời dặn dò của mẹ
Trong giấc ngủ gà, ngủ gật
 Luôn ươm đầy mong ước…
 
Sớm mai khi mặt trời thức dậy
Khi mùa xuân kịp về
Mỗi người là một số phận
 
                                              Vĩnh Thuyên

(Viết trên chuyến bay đêm từ Vancouver về Hong kong)
 
*

Tên thật: Dương Văn Thạnh
Điện thoại: 0913955375
Đ/c: Số 2 Đ57 Phạm Hùng Long Thới, P. Long Thành Trung, 
Thị xã Hòa Thành, Tỉnh Tây Ninh.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2022

CUNG TRẦM TƯỞNG VÀ PHẠM TRỌNG CẦU, HAI CON NGƯỜI, HAI CHIẾN TUYẾN, MỘT... ‘MÙA THU PARIS” – Vĩnh Đào

 
 
Phạm Trọng Cầu:
Thời kháng chiến, ông thoát ly và đầu quân vào Tiểu đoàn 308, rồi Trung đoàn Cửu Long của Lực Lượng Kháng Chiến Việt Minh.
Năm 1969, ông tham gia các đoàn văn nghệ như Nguồn Sống, sinh viên Phật tử Vạn Hạnh… và bí mật hoạt động nội thành. Năm 1972, ông bị bắt và giam cho đến năm 1975.
 


Cung Trầm Tưởng:
Trung Tá Không quân VNCH, 10 năm tù "cải tạo"