Đỗ Nghê là bút hiệu của Đỗ Hồng Ngọc. Anh sinh năm 1940 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Tốt nghiệp Tiến sỹ Y khoa Quốc gia, Sài Gòn (1969) là bác sỹ chuyên khoa Nhi.
Ngoài việc làm giảng viên tại Đại học Y khoa Sài Gòn, anh còn là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Viết nhiều thể loại đa dạng, đặc biệt gần đây, anh viết chuyên sâu về Phật học, Thiền học với các tác phẩm giá trị, được rất nhiều độc giả mến mộ, ưa thích.
Bình đạm mà thiết tha với thi ca, Đỗ Nghê đã xuất bản 6 thi phẩm, tập mới nhất gần đây là Thơ ngắn Đỗ Nghê, do Văn Hóa-Văn Nghệ xuất bản 2017. Mở đầu tập thơ là bài Trái đất:
Ngoài việc làm giảng viên tại Đại học Y khoa Sài Gòn, anh còn là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Viết nhiều thể loại đa dạng, đặc biệt gần đây, anh viết chuyên sâu về Phật học, Thiền học với các tác phẩm giá trị, được rất nhiều độc giả mến mộ, ưa thích.
Bình đạm mà thiết tha với thi ca, Đỗ Nghê đã xuất bản 6 thi phẩm, tập mới nhất gần đây là Thơ ngắn Đỗ Nghê, do Văn Hóa-Văn Nghệ xuất bản 2017. Mở đầu tập thơ là bài Trái đất:
Giữa đêmThức giấcGiữa ngày...
Bài thơ được viết tại Boston, Hoa Kỳ (1993) Giữa đêm bên Mỹ là đúng giữa ngày ở Việt Nam. Một cái nhìn toàn diện trái đất đang xoay quanh mặt trời. Chỗ này tối thì chỗ kia sáng, tùy theo thời tiết, nhân duyên, địa phương mỗi nơi mà thấy mỗi khác đó thôi. Thấy được như vậy là hiểu lý Bất nhị, dung thông Sóng là nước:
SóngQuằn quạiThét gàoKhông nhớMìnhLà nước
Nước tức là sóng, sóng tức là nước, thanh âm Tâm kinh đồng vọng đâu đây: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị...” Khi hiểu được như thế rồi thì không ai phải mất công đi hỏi nước từ đâu đến hay nước trôi về nơi đâu nữa:
Nước vẫn muôn đờiKhông đi chẳng đếnAi người nỡ hỏiNước đến từ đâu?Ai người nỡ hỏiNước trôi về đâu?
Thi nhân bỗng nhiên thấy ra ngay cả thân xác tứ đại giả hợp của mình cũng chính là Đất:
Đất động ta cũng độngSóng thần ta cũng sóngGiật mình chợt nhớ raVốn xưa ta là đất
Đó là cái thấy bằng con mắt Hoa Nghiêm trùng trùng duyên khởi: “Tất cả là một, một là tất cả.” Hòa trong vô thủy vô chung, vô cùng vô tận giữa thiên hà, vũ trụ càn khôn, con người là một sinh thể nhỏ bé thì bận tâm chi chuyện Có không:
Chắt ra cho hếtGiọt hơi cuối cùngThả mình như láRơi vào hư khôngTràn vào khắp ngảĐất trời mênh môngNhẹ như không cóCó mà như không...
Suốt mất nghìn năm qua, vô số các triết gia, đạo sỹ khắp Đông Tây kim cổ đều luận thuyết, triết lý om sòm về có không, sống chết, đến đi, được mất, chân vọng, thật giả, hơn thua, đúng sai, phải trái, tốt xấu, trí ngu, phàm thánh, tỉnh điên, thiện ác, mê ngộ...mà chẳng ai chấp nhận ai, chẳng đưa đến mọt kết luận nào cả.
Kể từ khi cư sỹ Duy Ma Cật tuyên bố lý Bất nhị thì thiên hạ ồ lên một tiếng bàng hoàng. Họ bừng sáng ra, bước đi trên con đường Trung đạo, vào ra giữa có và không một cách tự do tự tại, thong dong.
Không và có...tuy hai mà một, cùng viên dung vô ngại trong lý sự huyền đồng Chân Không Diệu Hữu. Diệu Hữu là thấy ngay trong bất cứ sự vật gì cũng đều vi diệu, như thấy hơi Thở:
Lắng nghe hơi thở của mìnhMới hay hơi thở đã nghìn năm xưaMột hôm hơi thở tình cờDính vào hạt bụi thành ra của mìnhCủa mình chẳng phải của mìnhThì ra hơi thở của nghìn năm sau...
Phải chăng, đó là hơi thở sát na thường trụ vĩnh hằng của một con người hoát nhiên bừng chứng Ngộ:
Tham chẳng cònSân cũng hếtSi đã tuyệtNiết bànTịch diệtĐể mà chi?
Một câu hỏi nêu ra quá bất ngờ, bức bách. Trả lời đi, trả lời đi...Vô ngôn là hồi đáp tối thượng nhất. Phủi tay, cất bước rỗng rang Thiền:
Thực chẳng dễ dàngSống trong cái chếtVà chết trong cái sống...
Chết trong cái sống là chết đi hết những danh từ, khái niệm mà mình thường vướng kẹt, mắc dính, chết đi cái ngã chấp thâm căn cố đế, chết đi sự nô lệ vào danh lợi, tài sắc, thần tượng, tôn giáo, tổ quốc...
Không chấp trước vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì thênh thang, phóng khoáng, tiêu dao du chơi giữa vô thường. Tuy giữa vô thường nhưng vẫn Chân thường, đó là niềm hân hoan sáng tạo của Đỗ Nghê, một thi nhân đã đến tận đầu nguồn nếm được giọt nước trong ngần của mạch suối Tào Khê.
Để rồi trở về nhập cuộc, hòa điệu chịu chơi với bụi cát trần gian, thõng tay vào chợ, cười vang giọng cười hào sảng như Duy Ma Cật ngay giữa cái Đang là, luôn luôn mới lạ và mới lạ...
Tâm Nhiên
(Thị xã La Gi 19. 11. 2022)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét