CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

NGÀY CUỐI NĂM DƯƠNG LỊCH – Thơ Trần Mai Ngân

 
   
                  Nhà thơ Trần Mai Ngân

NGÀY CUỐI NĂM DƯƠNG LỊCH
 
Ngày cuối năm dương lịch
Chị bán hàng rong đạp vòng xe mỏi
Tiếng rao mềm theo tờ lịch vừa rơi
Một năm qua rồi chơi vơi chới với…
 
Ngày cuối năm dương lịch
Anh vá xe bên lề đường
Khâu nốt cái ruột cũ mèm cho ông xe ôm
Tỉnh lỵ nhỏ nên đường đi cũng ngắn… Chắc không sao!
 
Ngày cuối năm dương lịch
Bên cửa sổ trên toà nhà cao thiệt cao
Có chị bếp đôi mắt buồn da diết
Đếm tiền gửi về quê - biết niềm tin vẫn còn…
 
Ngày cuối năm dương lịch
Những mảnh đời thấp bé mỏi mòn
Hy vọng một ngày mai
Của tương lai hai không hai hai (2022)…
 
Và em…
Cũng ngày cuối năm dương lịch
Quay lại bến sông xưa
Thả nỗi buồn theo dòng nước
Cầu ước một bình an…
 
                                         Trần Mai Ngân

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

NÚI NHẠN PHÚ YÊN, ĐÂU ĐÓ NỖI LÒNG ANH CÒN NỢ EM - Nguyễn Quyết

 
Tác giả Nguyễn Quyết


Từ Nam ra Bắc, miền Trung là khúc ruột, nơi đây đất cằn lên sỏi đá, bỏng rát gió Lào và lũ lụt cả mùa đông. Đâu đây vang vọng khúc ca “Hận Đồ Bàn”, những di tích xưa cổ còn đó, chứng nhân bao thăng trầm biến cố.
 

XƯA EM GẮP MIẾNG THỊT GÀ ! – Đoàn Xuân Thu

 


Thưa bà con! Giống như người Tàu ở Hong Kong, ở Macau, người Tàu ở miền Nam Việt Nam mình, nhứt là ở Chợ Lớn, đa số nói tiếng Quảng Đông (Cantonese), kế đến mới tới tiếng Triều Châu; chứ không nói tiếng Quan Thoại (Mandarin) - tiếng Phổ Thông, trừ ra những ai có đi học trường Tàu mới biết...
 
Dân Sài Gòn thường chê những người ưa nói Thánh nói Tướng; nói Trời nói Đất; nói không đâu vào đâu là: “Đồ nói Quảng nói Tiều!”
Bà con người Việt rặt ri mình vốn tánh xởi lởi, không xét nét nhỏ mọn, chi li: ai là người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam hay Khách Gia (người Hẹ) gì hết ráo. Mà gọi chung là: Các Chú, Chệt hoặc Ba Tàu.
(Đất lành chim đậu mà! Đến đây thì ở lại đây… Bao giờ bén rễ xanh cây… hết về…)

Đàn ông thì mình gọi là Chú Ba; đàn bà thì mình gọi là Thiếm Xẩm. Chú và Thiếm hết ráo, coi như ai cũng bà con hết trơn hết trọi hè!
 

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

CHÙM THƠ MỪNG GIÁNG SINH - Châu Thạch

 
  

BÊN CÂY THÔNG GIÁNG SINH
 
Bên cây thông Giáng Sinh
Em đứng thật là xinh
Mừng em mùa Giáo Lễ
Em thấm nhuần lời kinh
 
Em là người nên thánh
Em người nữ thức canh
Em là chiên ngoan đạo
Chúa ban em phước lành!
 
Một mai em cất cánh
Bay qua từng vì sao
Trong chỗ ngồi sự sống
Em vui hưởng ngọt ngào
 
Anh là anh rất mọn
Trong chuồng chiên có nhau
Hôm nay và mãi sau
Ta cùng Cha Thiên Thượng
 
Gởi em một lời mến
Gởi em một lời thương
Mai sau trên Thiên Đường
Dẫu không là chồng vợ
 
Tình không còn cách trở 
Bởi dục vọng trần gian
Hóa thân về Thiên Đàng
Linh gội hồn ta sạch
 
Tình không còn xa cách
Tình trong trẻo vô biên
Tình như thánh như hiền
Bởi không còn nguyên tội
 
Ta không còn chịu lỗi
Của A-Đam, Ê-Va
Vườn Ê-Den chúng ta
Không còn cây trái cấm!
 

NGẬM NGÙI TIỄN BIỆT NHÀ THƠ TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG – Trần Kiêm Đoàn




 Chuẩn bị mở quà Giáng sinh năm 2021 và đón năm mới dương lịch 2022 thì được tin nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương vừa ra đi, tôi nhớ ngay bốn câu thơ đã trở thành “Poetry Logo” gắn liền với tên tuổi của chị mà ai cũng sẽ rất ngạc nhiên nếu có một vị nào đó không thích:
 
 Còn gặp nhau thì hãy cứ vui,
 Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
 Lợi danh như bóng mây chìm nổi
 Chỉ có tình thương để lại đời.
                      (Còn gặp nhau)
 
 Sở dĩ bốn câu thơ nhẹ nhàng, đơn giản và đại chúng đó trở thành “biểu tượng thi ca” của chị vì nó vừa nói lên một điệu sống quá hài hòa và tươi mát, vừa là lời minh họa cho chính cuộc đời riêng tư và nghệ thuật của chị.
 

MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG – Thơ Nhật Quang

 
 
                     Nhà thơ Nhật Quang


MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG
 
Bâng khuâng thu
treo cánh lá chơi vơi
chạm làn gió nhẹ vương trên phố vắng
đếm giọt miên man
cà phê buồn thầm lặng
giấu ngược vào lòng lệ đắng mặn dấu môi
 
Và dường như mùa đông đã tới
ru ráng chiều còn ngù say
tóc gió em bay khuất miền xa nhung nhớ
anh buông tiếng thở
nghe chuông trầm vọng trôi tháng ngày
 
Mùa đông này
bỗng như dài lê thê
anh nằm co ro giữa miền ký ức…
đêm hao gầy mảnh trăng cô đơn thổn thức
giấc chiêm bao… hình bóng em về?
 
Gió đông lạnh
rung bờ vai khe khẽ
một ngày bẽ bàng nỡ vội cách xa?
anh cúi mặt hoang mang
hàng cây bên đường cũng vội trút lá
niệm khúc… buồn cuộc tình bỗng phôi pha.
 
                                                Nhật Quang

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

“LỜI MẸ DẶN” VÀ “LỜI MẸ DẶN, THẬT HAY KHÔNG?” - Ngô Minh

 


Bài thơ “Chống tham ô lãng phí” trong Giai phẩm mùa Thu tập II (9-1956) của Phùng Quán được những nguời cực đoan thời đó đánh giá là một bài thơ “nói xấu chế độ”. Sau nhiều lần học tập, viết bản tự kiểm điểm, bị “đấu tố”, Phùng Quán có nguy cơ bị khai trừ ra khỏi Hội Nhà văn, bị đưa ra khỏi biên chế Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nơi anh đã dấn thân theo Vệ Quốc đoàn từ tuổi thiếu niên, rồi phải đi “lao động cải tạo” nhiều năm. Thực tế gần một năm sau, tức đến năm 1958, những hình thức kỷ luật này mới được thi hành, nhưng lúc đó ai cũng đã biết trước. Đối với người miền Nam xa quê hương, thân cô thế cô giữa phố phường Hà Nội như Phùng Quán, nguy cơ bị kỷ luật như thế là rất đáng sợ. Bị coi là “phản động”, ai cũng tìm cách xa lánh, lại bị tách khỏi môi trường lính quen thuộc, xa đồng chí, bạn bè, dễ làm người trẻ tuổi trở nên hoang mang tuyệt vọng, dẫn đến bệnh tâm thần hoặc tìm đến cái chết. Nhưng Phùng Quán thì không!

GIÁNG SINH – Thơ Trần Mai Ngân

 
   


GIÁNG SINH
 
Đồng hồ đúng 24 giờ
Mọi người ôm nhau chúc Merry Christmas!
Thì em và anh vẫn lặng lẽ đi bên nhau
Bàn tay không nắm lấy bàn tay
Giá lạnh... Đông của Sài Gòn lúc 24h đêm...
 
Trong trái tim anh và em
Gọi nhau bằng tiếng im...Yêu Dấu!
Chắc một điều chúng ta cùng hiểu thấu
Là một tình yêu mang đến nghìn sau...
 
Thời khắc qua mau
Anh và em hát bài thánh ca
Cả phòng vỗ tay... karaoke cho một trăm điểm tròn
Đâu ai biết ta đã hát bằng mỏi mòn tuyệt vọng...
Vũ trường đêm nay lạnh cóng
 
Ta dìu nhau những bước rumba
Vòng tay ôm không đủ gọi là
Đôi tình nhân thiết tha đêm thánh...
Đêm giáng sinh trời sao lấp lánh
 
Em trở về như một Lọ Lem...
Để rớt trái tim ở lại bên thềm
Đông buốt giá... trái tim rồi khô héo!
 
                                 Trần Mai Ngân
 

VŨ HOÀNG CHƯƠNG, LẠC LOÀI TRONG CÕI NHÂN SINH – Đỗ Trường

 
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương


VŨ HOÀNG CHƯƠNG, LẠC LOÀI TRONG CÕI NHÂN SINH
                                                                                            Đỗ Trường

     (Viết nhân 100 năm ngày sinh của thi sĩ Vũ Hoàng Chương 1915-2015)


Tác giả Đỗ Trường

 Khi tiếng kêu đớn đau của thi sĩ Hàn Mặc Tử ở phương Nam chợt vụt tắt, thì vòm trời thi ca đất Việt dường như chỉ còn một Vũ Hoàng Chương đang quằn quại với những vết thương xẻ nát tâm hồn. Thì kỳ lạ thay, từ chính vết thương đang rỉ máu ấy lại vẽ ra một lối đi riêng, một con đường cho thi ca ngay từ buổi đầu đến với thơ mới. Nếu ai đó đã nói, thơ là tiếng nói hồn nhiên trong trẻo của tâm hồn, là tuổi thơ của loài người còn xót lại…thì quả thật với Vũ Hoàng Chương, nó lại là tiếng bi ai được cất lên từ nỗi đau rách nát của linh hồn. Chính vì vậy, thơ ông đã chạm đến tận cùng nỗi đau và sự cảm thông của con người. Để rồi thơ văn Vũ Hoàng Chương không chỉ đóng đinh vào lòng người, mà còn dán chặt tên tuổi ông vào nền văn học nước nhà. Ông viết nhiều thể loại, từ thơ, văn đến cả kịch thơ…Hơn hai chục tác phẩm tuy chưa hẳn đã là nhiều, nhưng chính tư tưởng, hình tượng nghệ thuật mới làm nên chân dung và sự nghiệp sáng tác đồ sộ Vũ Hoàng Chương.

BÀI THƠ MẸ VIỆT NAM MUÔN ĐỜI - Thơ Xuân Diệu

“Bài Thơ Mẹ Việt Nam Muôn Đời” Xuân Diệu viết về Mẹ Việt Nam. Tác giả đã dùng hết những hình ảnh đẹp để miêu tả Mẹ. Nào là “bầu trời trong xanh, sông cũng long lanh”, “vào một buổi trưa lòng con sao cảm xúc”, “con là sáo mẹ là ngàn vạn gió, mẹ là trời con là hạt sương rung”. Bài thơ này in trong tập “Tập Dưới Sao Vàng” (1949). Đây là một bài thơ hay hiếm hoi của Xuân Diệu sáng tác sau 1945 và xuất bản công khai, không khô cỡ “ngói” như những bài thơ “cách mạng” khác của Xuân Diệu (không kể những bài thơ tình làm “chui” của ông)


  
              Xuân Diệu qua thư pháp Lê Vũ


BÀI THƠ MẸ VIỆT NAM MUÔN ĐỜI 

Nắng trong xanh, trời cũng trong xanh.
Mây bay, trái giỡn trên cành.
Một con chim cánh vàng như nắng
Bay qua thông còn hát thanh thanh.
 
Thông ngâm, sông cũng long lanh,
Nước non rất đỗi an lành,
Một buổi trưa của Mẹ hoa giam ríu rít
trong mành thời gian.
 
Trưa hôm nay lòng con sao cảm xúc!
Răng thánh tha như hai lượt phím đàn;
Bờ bên mắt lệ đầy như chẩy trút,
Vì vui, vì mừng, vì ngợi Việt Nam.
 
Trưa hôm nay con ngồi như trẻ nhỏ,
Giữa đáy trưa, trong lòng mẹ vô cùng.
Con là sáo, mẹ là ngàn vạn gió,
Mẹ là trời, con là hạt sương rung.
 
Sương uống mãi chẳng bao giờ hết sáng
Của trời cao chói lói mỗi triều ngày.
Sáo ca mãi lòng tre run choáng váng,
Gió vẫn đầy ngàn nội bốn phương bay.
 
Không nói được lời hương lên thỏ thẻ.
Không nói được trưa, không nói được ngày.
Không nói được lòng con tôn quý Mẹ,
Không nói được trời, không nói được mây.
 
Mẹ còn ngự mênh mông và diễm lệ,
Ánh linh lung soi đôi mắt dịu hiền.
Nước bông bống dỡn với trời se sẽ,
Canh la đà bên Mẹ vẫn làm duyên.
 
Núi cao ngất đứng hầu như trẻ nít,
Cuốn thân xanh dưới chân Mẹ biển nằm.
Sóng xếp nếp cảnh gia đình quấn quít,
Dờ con tầm hồi hộp mấy ngàn năm.
 
Miền Trung Bộ như vòng cung sắp bắn,
Dáng em Nam mềm mại chiếc chân giỏ,
Chị Bắc Bộ cánh quạt xoè tươi tắn:
Ba vẻ cùng biêng biếc một màu tơ.
 
Hồ sắc cốm hợp với đồng lá mạ,
Ao cá rô êm ả ngủ chờ sung,
Làng tre thầm điểm nhà vàng mái rạ:
Ôi những chiều quê, ôi những chiều hồng.
 
Quần xắn gối, chân nâu đi vặm vỡ;
Áo tứ thân hay theo nhịp gánh gồng;
Môi trầu thắm hạt na cười hớn hở;
Mẹ thái bình yêu những việc nhà nông.
 
Con chim hót, con bướm thì đập cánh,
Con cá bơi, con trâu lững lờ nhai,
Con nít chạy đuổi nhau cười nhí nhảnh,
Mẹ tươi vui ôm ấp cả trăm loài.
 
Việt Nam hỡi! ôi rừng vàng biển bạc!
Việt thanh thanh. Việt sắc sảo mặn mà,
Việt rộng mở như nụ cười nước Việt,
Việt muôn đời! con xin gửi bài ca.
 
                                    XUÂN DIỆU

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

TÌNH THƠ – Cảm tác của Đức Hạnh

        Cảm ơn anh nhiều! 
       Mến chúc anh cùng gia quyến Noel an lành. 
       Năm mới 2022 – Hạnh phúc nha!

   

 
TÌNH THƠ
 [Cảm tác qua tấm hình]
 
Nhà thơ rạng rỡ tươi cười
Merry Christmas rạng ngời dung nhan
Bóng hình trông thật huy hoàng
Bồ câu vươn cánh rộn ràng mùa xuân
Chúc vườn thi tứ “Bâng Khuâng”
Nguồn thơ rộn rã tưng bừng bướm hoa
Tháng năm tình cảm đậm đà
Biết bao kỷ niệm nở hoa thắm tình…
 
                                      Đức Hạnh
                                      Noel 2021

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

QUÊ HƯƠNG NỖI NHỚ - Thơ Nguyên Lạc


  



QUÊ HƯƠNG NỖI NHỚ
 
1.
Bao năm không về quê cũ
Nhớ xanh lúa trổ đòng đòng
Lam chiều sáo diều tuổi nhỏ
Kêu chiều chim vịt sầu mong!
 
Cố hương trong hồn vẫn mãi
Ngày đêm con nước lớn ròng
Hoa trôi một dòng tím thẫm
Thương ơi tình đó nhói lòng!
 
Em tôi giờ đây vẫn đợi?
Tình tôi còn nhớ hay không?
Sang sông sáo giờ đã vội?
Xuân thu người đã theo chồng?
 
Bao năm đời này vẫn nhớ
Dù giờ tóc nhuộm thời gian!
Tha hương tháng ngày cơm áo
Trong tôi tình vẫn rộn ràng!
 
Mai đây trở về chốn cũ
Tìm ai mỏng mảnh hình hài
Xuân xanh vẫn còn thắm mãi?
Hay còng lưng bạc tháng ngày?
 
Mai đây người về quê cũ
Bạc đầu vẫn mãi nỗi xưa
Lớn ròng tiếng khàn bìm bịp
"Không lời chèo chống mỏi mê" [*]
 
2.
Bao năm không về quê cũ
Nhớ ơi mùa gió chướng về
Tha hương từ ngày dâu bể
Bao năm chưa vẹn câu thề!
 
Chiều nay bên hè phố lạ
Tự dưng lòng bỗng nhớ quê
Nhớ ơi nhớ sao là nhớ
Về không, ta có nên về?
Nhớ thơ "Hồi Hương Ngẫu Hứng"
Sao lòng buồn tái buồn tê!
"Ra đi trẻ, già trở về
Tóc rụng, giọng quê không thay
Trẻ con lạ nhìn trố mắt
Cười hỏi: Ông đâu đến đây?" [**]
 
Ông này từ đâu đến đây!
Tìm ai mà đến nơi này!
Tìm ai... biết tìm ai hở?
Ta về để ngắm mây bay!
 
                                  Nguyên Lạc
 
.............
 
[*] Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê.
                                                 (Ca dao)
 
[**] Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?
                      (Hạ Tri Chương)
 

MỪNG CHÚA GIÁNG SINH 2021 – Đức Hạnh và Thi Hữu


   

 
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH 2021
[Khoán thủ thi]
 
MỪNG vui lễ hội cảnh an bình
CHÚA đã yêu người được chứng minh [1]
GIÁNG hạ nghèo nàn trong máng cỏ
SINH ra lạnh lẽo khổ muôn hình
CỨU nhân khỏi tội [2] dòng Thanh Tẩy [3]
ĐỘ thế khai nguồn lộc tái sinh
DƯƠNG thế tưng bừng lời chúc tụng
TRẦN gian cảm tạ Đấng khai tình…
 
Đức Hạnh
18 12 2021
 
[1] Đức Kitô đã vì yêu thương thế gian mang lấy xác phàm. Đức Kitô đã tự hiến thập giá cứu rỗi trần gian. Để trở nên lễ toàn thiêu, và chịu chết chỉ vì yêu, rồi phục sinh khơi nguồn ân phúc cho muôn người được sống.
[2] Tội Tổ Tông, hay còn gọi là Tội Nguyên Tổ
[3] Thanh Tẩy, hay còn gọi là rửa tội.
 
 
THƠ HỌA:

 
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH HAI KHÔNG HAI MỘT
 [Dĩ đề vi thủ]
 
MỪNG lễ nguyện cầu nước thái bình
CHÚA hòa cuộc sống tỏa bình minh
GIÁNG ban Nhiệm tích nguồn cao cả
SINH hạ Ngôi Hai cảnh hữu hình
HAI nguyện nhân loài trên thế giới
KHÔNG còn bệnh dịch giữa nhân sinh
HAI mừng thánh thể ngời ân sủng
MỘT sự thương yêu thắm nghĩa tình.
 
Hạnh Trương
18 12 2021

 
THI CẢM NOEL 2021
(Thể: bát cú khoán thủ)
 
MỪNG Lễ Noel phụng thái bình
CHÚA ngời dương thế tỏa bình minh
GIÁNG hòa trăm họ dào hồng phúc
SINH khởi muôn hoa rộ sắc hình
CỨU giải chúng nhân, đằm hậu lộc
ĐỘ trì phước hạnh, ấm lai sinh
DƯƠNG gian mừng đón mùa vui hội
TRẦN giới ân sâu giữ vẹn tình!
 
Nguyễn Huy Khôi
18-12-2021

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

ĂN CƠM CHƯA? - Truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc

 
Nhà văn Bình Nguyên Lộc

Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 – 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh…

Bình Nguyên Lộc là một nhà văn lớn của Việt Nam, ông thuộc vào ba nhà văn đã sáng tác nhiều nhất của cả nước (Nguyễn Ngu Ý, trong Sống và viết với… Bình Nguyên Lộc, gọi ông là một trong tam kiệt bên cạnh Hồ Biểu Chánh và Lê Văn Trương). Theo những dữ liệu đã thu thập được, Bình Nguyên Lộc có khoảng 50 tiểu thuyết, 1.000 truyện ngắn và bốn quyển sách nghiên cứu, trong đó quyển Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam chỉ được in phần đầu, phần còn lại độ 800 trang viết tay coi như bị thất lạc.

Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc truyện ngắn “ĂN CƠM CHƯA” trích trong tập truyện “KÝ THÁC” của nhà văn Bình Nguyên Lộc (BẾN NGHÉ xuất bản 1960)



 
Bà sơ rút nhiệt kế ra khỏi nách tôi, chăm chú đọc nhiệt độ, mặt lộ vẻ ngạc nhiên như không tin ở điều mà bà đã thấy. Bà dòm mặt tôi, đoạn đọc lại một lần nữa.
 
Tôi đang hồi hộp vì đoán rằng có chuyện không hay thì bà đã nhảy ra khỏi phòng, làm cho tôi hốt hoảng đến cực điểm.  Tôi mắc chứng thương hàn, sốt mê man mấy tuần nay, vừa tỉnh lại chứng kiến sự bối rối của con người áo đen bé loắt choắt ấy, làm tôi ngỡ là tôi sắp chết đến nơi.
 
Nhưng gương mặt tươi của bác sĩ Chaput hiện ra nơi khung cửa, giúp tôi an lòng lại ngay. Giờ ấy còn sớm quá, bác sĩ, chắc mới đến nhà thương, chưa kịp mặc áo choàng, còn mặc thường phục.
 

ĂN THEO LỐI HUẾ - Bs Bùi Minh Đức




Lưu lạc qua xứ Hoa Kỳ, hàng ngày vẫn được gia đình cho ăn nhiều món Huế khác nhau, tôi đã tưởng văn hoá ẩm thực xứ Huế mình chắc chắn sẽ còn tồn tại mãi trên đất nước người ta. Tuy nhiên, vừa rồi được mời đi ăn đồ ăn Huế tại nhà của một con dân xứ Huế khác, tôi mới ngớ người ra khi chạm mặt với sự thật phũ phàng, khi nhận thức ra rằng văn hoá ẩm thực Huế tại xứ người đã có nhiều đổi thay nhiều hơn là mình tưởng.

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

CHÚA TIÊN NGUYỄN HOÀNG VỚI BÀI HỌC VƯỢT QUA HIỂM HỌA, DỰNG XÂY NGHIỆP LỚN - Nguyễn Hoàn

 Nguồn:
https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=20325


Chúa Tiên Nguyễn Hoàng          
          

Kỷ niệm 455 Chúa Tiên Nguyễn Hoàng dựng nghiệp tại Quảng Trị (1558 - 2013)

Nguyễn Hoàng sinh ngày 28 tháng 8 năm 1525, tức ngày 10 tháng 8 năm Ất Dậu, mất ngày 20 tháng 7 năm 1613, tức ngày 3 tháng 6 năm Quý Sửu, thọ 89 tuổi, trong đó có 56 năm (1558 - 1613) làm trấn thủ Thuận Hoá rồi sau đó kiêm trấn thủ Quảng Nam. Trải 56 năm dựng nghiệp, Nguyễn Hoàng đã làm nên những công tích to lớn, hiển hách, xứng danh là vị chúa mở cõi đầu tiên của các chúa Nguyễn.

 

CHIỀU THU TÍM – Thơ Nguyên Lạc


    


CHIỀU THU TÍM
 
Giọt đắng nào rơi mà em tức tưởi?
Đâu phải cỏ cây anh cũng có trái tim sầu
Phiến gió chiều nay lay động nụ trúc đào
Rơi về phương ấy khúc ca dao buồn
 
Đâu phải cỏ cây anh cũng có trái tim buồn
Lệ đỏ lá thu không thăm thẳm
Nghe trong hồn vỡ bờ sóng động
Lạnh một dòng sầu nỗi tàn phai
 
Đúng là em chẳng phải là ai
Tà huy đổ bóng dài tóc xõa
Điệp khúc chiều tiếng ai nức nở
Đâu phải cỏ cây anh cũng là người!
 
Trầm khúc ru lời gió bên trời
Phương hướng nào chiếc lá em tôi?
Nhuộm thêm chi tím biếc hồn này?
Chiều thu tím phiến sầu thêm tím!
 
Thương khúc nhớ vườn thu áo tím
Nụ hôn mềm...
Hương sắc có phôi phai?
Anh vẫn nhớ em ơi màu áo tím
Tím rộn ràng
Tím ngất ngất thu nay!
 
                                   Nguyên Lạc
 

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

NGUYỄN HOÀNG - NGÔI TRƯỜNG MẤT TÊN VÀ SỰ TƯỞNG NIỆM LẶNG LẼ - Lê Đức Dục




Cho dẫu dấu tích của buổi đầu chúa Nguyễn Hoàng mở cõi hay về sau, khi những vị vua yêu nước tiếp tục chọn Quảng Trị lập căn cứ kháng chiến, đã bị nhạt nhòa, thì trong tâm khảm con dân miền đất này vẫn ghi lòng tạc dạ niềm tri ân với tiền nhân. Một trong những niềm tưởng niệm ấy là ngôi trường trung học đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được mang tên chúa : Trường trung học Nguyễn Hoàng.  Danh thơm của người mở cõi dành cho ngôi trường được vinh dự mang tên, tên trường nay cũng không còn.
 
Hiếm có ngôi trường nào đặc biệt như Trường Nguyễn Hoàng. Được một nhóm thân hào, nhân sĩ ở thị xã Quảng Trị lập ra vào năm 1951 là trường trung học tư thục, năm học tiếp theo được công nhận là trường công lập và đến niên khóa 1953-1954 mang tên Trường trung học Nguyễn Hoàng. Quảng Trị vốn là đất địa đầu giới tuyến, sau những tao loạn thời cuộc Trường Nguyễn Hoàng đã có lúc dời vào tận Hòa Khánh (Đà Nẵng) nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi.
 

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

KIM ĐỊNH: CUỘC ĐỜI VÀ TƯ TƯỞNG - Hồ Phú Hùng

 Nguồn:
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/kim-dinh-cuoc-doi-va-tu-tuong.html
 
GS. triết gia, linh mục Kim Định (1915-1997)

Giáo sư Kim Định tên thật là Lương Kim Định, là triết gia, linh mục Công giáo. Sinh ngày 15/6/1915 tại địa phận Bùi Chu, làng Trung Thành, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông là con trai út trong gia đình, thân phụ mất từ khi ông mới một tháng tuổi. Nhờ công dưỡng dục và nhìn xa trông rộng của người mẹ hiền, ngay từ thưở còn nhỏ, ông được gửi vào chủng viện Bùi Chu.
 
Tại chủng viện Bùi Chu, ông được hưởng một nền giáo dục toàn diện, về đạo đức cũng như về học vấn. Với bản tính ham tìm tòi học hỏi, ngoài những môn học khác và ngôn ngữ La Tinh, ông đã tự học thêm chữ Nho và Pháp văn. Sau những năm tháng say mê và  miệt mài học tập, ông được bề trên phân công giảng dạy tiếng La Tinh tại Tiểu chủng viện Ninh Cường, Bùi Chu  từ năm 1937 đến năm 1939.
 
Từ năm 1939 đến năm 1943, ông học thần học tại Đại chủng viện Quần Phương, Bùi Chu và triết học tại Giáo hoàng Học viện Saint Albert le Grand, Paris. Năm 1943, sau khi tốt nghiệp triết học, ông được thụ phong linh mục và giảng dạy triết học tại Đại chủng viện Quần Phương, Bùi Chu đến năm 1946. Năm 1947, ông sang Pháp 10 năm để nghiên cứu về triết học, xã hội học và văn minh Pháp tại Institute Catholic de Paris. Trong quãng thời gian này, ông còn theo học về Nho giáo tại Institute des Hautes Études Chinoise (Viện Cao học Hán học).

Trong thời gian ở Paris, nhiều bạn bè người Pháp đã đặt ra những câu hỏi cho ông: “Việt Nam có triết lí không?”,“Các anh có nghĩ đến việc thiết lập một nền Thần học Việt Nam chăng?”… Vào thời điểm này, một số linh mục người Pháp cũng đưa ra vấn đề tìm hiểu và giải nghĩa Kinh Thánh theo tinh thần của của triết học Á Đông. Đại diện cho xu hướng này là linh mục Folliet thuộc dòng Oratorie. Sau này, trong bài Để tiến tới một nền Thần học Việt (Dân Chúa, 12/1982), ông đã kể lại lời phát biểu của linh mục Folliet viết trong cuốn Monsieur Pouget như sau: “Hiện nay người Âu Tây chưa hiểu đúng Kinh Thánh. Sách Thánh xuất phát từ Á Đông, phải do người Á Đông giải nghĩa thì mới mong đúng tinh thần của sách”.