Từ Nam ra Bắc, miền Trung là khúc ruột, nơi đây đất cằn lên sỏi đá, bỏng rát gió Lào và lũ lụt cả mùa đông. Đâu đây vang vọng khúc ca “Hận Đồ Bàn”, những di tích xưa cổ còn đó, chứng nhân bao thăng trầm biến cố.
Một dãi miền Trung, tự bao giờ với những cái tên quen thuộc, đầm ấm, Bình Định, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Phú Yên, Nha Trang, Ninh Thuận... một bên là biển cả, một bên về phía núi rừng, lanh lãnh vang xa cung đàn nhớ nguyệt, thắm thiết những bản tình ca.
Và Phú Yên là vùng đất như thế.
Về Phú Yên nghe tên Núi Nhạn, cái tên nghe cứ như bãng lãng, bâng khuâng. Giả thuyết cho rằng do núi có hình thế như con chim nhạn xòe đôi cánh, cũng có thể vì ngày xưa núi này có loài nhạn đến ở rất nhiều.
Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa đất Tuy Hòa là một vùng đầm lầy trũng thấp, là nơi cư trú của nhiều loài thủy sinh và thú dữ. Để có chỗ cho dân sinh sống, và bảo vệ người dân, một ngày kia Trời sai một người khổng lồ xuống gánh đá lấp đầy, hình thành cả một cánh đồng rộng lớn. Vì muốn sớm về trời, người khổng lồ kia đã gánh nhiều gấp hai ba lần. Một lần, chiếc đòn gánh bị gãy đôi vì quá nặng, làm rơi xuống cả hai thúng đá, vun lên thành hai ngọn núi, đó là núi Nhạn và núi Chóp Chài.
Trên Núi Nhạn ở bờ bắc sông Đà Rằng có ngọn tháp gắn liền với nhiều điều bí ẩn. Điều bí ẩn về một nàng tiên có tên là Thiên Y A Na. Nàng tiên giáng trần chỉ dạy cho người dân công việc cấy cày, dệt vải, kéo sợi… để mưu sinh. Xong công việc, tiên nữ về lại cõi tiên, người dân Chăm-pa thương nhớ, ghi ơn tạc dạ bèn cho xây ngọn tháp ấy để phụng thờ.
Người dân xứ nẫu bao đời đã quen câu ca “Phú Yên có đỉnh Cù Mông/ Có hòn Nhạn Tháp, có dòng sông Ba”.
Bên núi là sông Đà Rằng, cặp đôi núi Nhạn - sông Đà hữu tình đẹp ý trên mảnh đất đầy nắng và gió Phú Yên này. Nhà thơ quê nẫu Phan Thành Tài đã viết lên những vần thơ và kỳ diệu sao được nhạc sĩ nổi tiếng Anh Bằng phổ nên ca khúc “Anh còn nợ em” da diết mà mặn nồng đến vậy.
Bài hát chuyển tải thông điệp bao đời, người đàn ông mãi mãi không chu toàn được cho người phụ nữ mà anh ta yêu mến. Có người thầm lặng, ray rứt cắn xé tâm hồn mình, có người thổn thức tiếng lòng mình với cô gái ấy. Nhưng bao nhiêu mới là đủ, bao nhiêu mới lột tả hết nỗi lòng mình. Nhạc sĩ Anh Bằng đã thể hiện bằng âm nhạc cắn xé nội tâm ấy. Ông viết cho những người đàn ông khác mà cũng viết cho chính mình
“Anh còn nợ em/Công viên ghế đá/Lá đổ chiều êm/Anh còn nợ em/Dòng xưa bến cũ/Con sông êm đềm/Anh còn nợ em/Chim về núi nhạn/Trời mờ mưa đêm/Anh còn nợ em/Nụ hôn vội vàng/Nắng chói qua rèm…”.
Người viết bài nầy đã nghe, và hát bài hát nầy. Mỗi lần như thế lại thấy mình muôn đời thiếu sót, một điều gì đó không giải thích nỗi với người phụ nữ mà mình yêu thương.
Một nhạc phẩm mà nhạc sĩ Anh Bằng đã chuyển tải giúp nhiều người, như ông đã từng có “Trúc Đào” tình tôi dạo ấy là ngơ ngẫn nhìn, có “Bây giờ còn nhớ hay không” anh đem cánh phượng tô hồng má em, có “Khúc thụy du” khi tôi không còn nữa, Thụy ơi và tình ơi.
Nhưng sao bài hát “Anh còn nợ em” mình vẫn thấy biết bao u hoài, luyến tiếc, cảm xúc.
Thì “Chim về núi Nhạn/Trời mờ mưa đêm” để nợ thêm nợ. Nợ một nụ hôn vội vàng.
Nguyễn Quyết
Pleiku, 28/12/2021
Một dãi miền Trung, tự bao giờ với những cái tên quen thuộc, đầm ấm, Bình Định, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Phú Yên, Nha Trang, Ninh Thuận... một bên là biển cả, một bên về phía núi rừng, lanh lãnh vang xa cung đàn nhớ nguyệt, thắm thiết những bản tình ca.
Và Phú Yên là vùng đất như thế.
Về Phú Yên nghe tên Núi Nhạn, cái tên nghe cứ như bãng lãng, bâng khuâng. Giả thuyết cho rằng do núi có hình thế như con chim nhạn xòe đôi cánh, cũng có thể vì ngày xưa núi này có loài nhạn đến ở rất nhiều.
Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa đất Tuy Hòa là một vùng đầm lầy trũng thấp, là nơi cư trú của nhiều loài thủy sinh và thú dữ. Để có chỗ cho dân sinh sống, và bảo vệ người dân, một ngày kia Trời sai một người khổng lồ xuống gánh đá lấp đầy, hình thành cả một cánh đồng rộng lớn. Vì muốn sớm về trời, người khổng lồ kia đã gánh nhiều gấp hai ba lần. Một lần, chiếc đòn gánh bị gãy đôi vì quá nặng, làm rơi xuống cả hai thúng đá, vun lên thành hai ngọn núi, đó là núi Nhạn và núi Chóp Chài.
Trên Núi Nhạn ở bờ bắc sông Đà Rằng có ngọn tháp gắn liền với nhiều điều bí ẩn. Điều bí ẩn về một nàng tiên có tên là Thiên Y A Na. Nàng tiên giáng trần chỉ dạy cho người dân công việc cấy cày, dệt vải, kéo sợi… để mưu sinh. Xong công việc, tiên nữ về lại cõi tiên, người dân Chăm-pa thương nhớ, ghi ơn tạc dạ bèn cho xây ngọn tháp ấy để phụng thờ.
Người dân xứ nẫu bao đời đã quen câu ca “Phú Yên có đỉnh Cù Mông/ Có hòn Nhạn Tháp, có dòng sông Ba”.
Bên núi là sông Đà Rằng, cặp đôi núi Nhạn - sông Đà hữu tình đẹp ý trên mảnh đất đầy nắng và gió Phú Yên này. Nhà thơ quê nẫu Phan Thành Tài đã viết lên những vần thơ và kỳ diệu sao được nhạc sĩ nổi tiếng Anh Bằng phổ nên ca khúc “Anh còn nợ em” da diết mà mặn nồng đến vậy.
Bài hát chuyển tải thông điệp bao đời, người đàn ông mãi mãi không chu toàn được cho người phụ nữ mà anh ta yêu mến. Có người thầm lặng, ray rứt cắn xé tâm hồn mình, có người thổn thức tiếng lòng mình với cô gái ấy. Nhưng bao nhiêu mới là đủ, bao nhiêu mới lột tả hết nỗi lòng mình. Nhạc sĩ Anh Bằng đã thể hiện bằng âm nhạc cắn xé nội tâm ấy. Ông viết cho những người đàn ông khác mà cũng viết cho chính mình
“Anh còn nợ em/Công viên ghế đá/Lá đổ chiều êm/Anh còn nợ em/Dòng xưa bến cũ/Con sông êm đềm/Anh còn nợ em/Chim về núi nhạn/Trời mờ mưa đêm/Anh còn nợ em/Nụ hôn vội vàng/Nắng chói qua rèm…”.
Người viết bài nầy đã nghe, và hát bài hát nầy. Mỗi lần như thế lại thấy mình muôn đời thiếu sót, một điều gì đó không giải thích nỗi với người phụ nữ mà mình yêu thương.
Một nhạc phẩm mà nhạc sĩ Anh Bằng đã chuyển tải giúp nhiều người, như ông đã từng có “Trúc Đào” tình tôi dạo ấy là ngơ ngẫn nhìn, có “Bây giờ còn nhớ hay không” anh đem cánh phượng tô hồng má em, có “Khúc thụy du” khi tôi không còn nữa, Thụy ơi và tình ơi.
Nhưng sao bài hát “Anh còn nợ em” mình vẫn thấy biết bao u hoài, luyến tiếc, cảm xúc.
Thì “Chim về núi Nhạn/Trời mờ mưa đêm” để nợ thêm nợ. Nợ một nụ hôn vội vàng.
Nguyễn Quyết
Pleiku, 28/12/2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét