CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

SÁNG NAY TÔI NHỚ CẦN THƠ - Thơ Nguyên Lạc


    

 
SÁNG NAY TÔI NHỚ CẦN THƠ
 
Sáng nay tôi muốn khóc
Lại nhớ Cần Thơ mình
Thôi hãy gắng lặng thinh?
Kẻo người ta cười chết
 
Đời tha hương thấm mệt
Tự dưng bỗng nhớ quê
Khóc chi người ta chê?
Nhưng hình như môi đắng!
 
Tại sao mà môi đắng?
Chắc tại uống cà- phê
Quên bỏ thêm cục đường
Ôi nghĩ tôi thật tệ!
 
Tôi đâu có rơi lệ?
Lệ đâu nữa mà rơi?
Quê hương của tôi ơi
Không có gì đâu nhé!
 
Chỉ chút bên ngực trái
Nhoi nhói đau mà thôi
Có sao đâu, sẽ rồi
Sẽ hết thôi... uống thuốc!
 
Tôi đi tìm viên thuốc
Tôi uống để thôi đau
Tôi uống để... quên mau
Nhớ chi cho ngực nhói?
 
Nhói tim... làm chới với
Gây cơn mơ chập chờn
Thấy gì? Thấy cổng trường
Thấy Cần Thơ một thuở
 
Thấy hoa phượng nở đỏ
Thấy lụa trắng áo dài
Thấy một chàng đứng ngóng
Thấy mắt liếc má hây
 
Thấy hàng điệp lá bay
Rơi tóc chiều tan học
Thấy Hòa Bình đường dọc
Đại lộ của tương tư
 
Đường Ngô Quyền hình như
Em môi son cười mỉm
Thấy lòng tôi ngọt lịm
Ăn mười chén chè thưng
 
Cần Thơ tuổi bâng khuâng
Cần Thơ thuở xuân nồng
Em mười sáu trăng rằm
Đã nghìn trùng xa xăm
 
Bao năm rồi tha hương
Vẫn quê hương ngôi trường
Sáng nay lòng muốn khóc
Cần Thơ... tôi nhớ thương!
 
                      Nguyên Lạc
 

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

“CHỢ QUÁN, CHỢ CẦU, CHỢ DINH,…” TRONG KHÚC HÁT RU VÙNG TRỊ THIÊN - La Thụy sưu tầm và biên tập



                                           Vườn cau ở làng Nam Phổ (Huế)


“CHỢ QUÁN, CHỢ CẦU, CHỢ DINH, NAM PHỔ…” TRONG KHÚC HÁT RU VÙNG TRỊ THIÊN 

                                                              La Thụy sưu tầm và biên tập

Hầu như những ai từng sinh ra và lớn lên từ mảnh đất Quảng Trị, Thừa Thiên đều thuộc lòng “Điệu Hò Ru Em” hay “Khúc Hát Ru Em” đặc trưng vùng Trị Thiên, một bài ru thân thương quen thuộc thường được bà, mẹ hoặc chị đưa trẻ vào giấc ngủ khi nằm nôi. Bản thân tôi từng được say muồi giấc ngủ trẻ thơ, những khi bà nội tôi đong đưa những tao nôi cất giọng hò ru ngọt ngào, êm ái… như ngày xưa bà đã từng ru ba tôi, các cô chú tôi và chị em tôi. Đặc biệt hơn, bà lại hát ru những đứa con tôi – chắt nội của bà tròn giấc ngủ ngon. Giọng hò ru của bà lắng đọng và thấm đượm vào sâu thẳm tâm hồn chúng tôi.

BẰNG LĂNG TÍM, CHIỀU HÈ – Thơ Nhật Quang

 
    


BẰNG LĂNG TÍM
 
Nhánh bằng lăng tím yêu ơi!
Bâng khuâng gợi nhớ một thời đã xa
Thầm thương ký ức… tuổi hoa
Một thời áo trắng thướt tha sân trường
 
Lối về hoa ngát vấn vương
Hồn nhiên cánh bướm dễ thương lượn lờ
Có chàng theo gót ngẩn ngơ
Ngắt nhành hoa tím mộng mơ trao tình…
 
Vai mềm tóc xoã thư sinh
Ngại ngùng cúi bước, má xinh ửng hồng
Mặc ai ủ ấp nỗi lòng
Đã qua bao Hạ tình nồng chưa vơi
 
Thời gian thăm thẳm xa trôi
Hai người đôi ngả góc trời hoàng hôn
Nhánh bằng lăng tím gợi buồn
Rưng rưng ký ức… ai còn nhớ ai?
 

DÂNG HIẾN, DẪU CÓ “QUÊN ĐI”, ĐÂU DỄ NÓI LỜI CHIA TAY, ĐỂ TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI – Thơ Lê Văn Trung


   


DÂNG HIẾN
 
Tôi xin mở rộng lòng mình
Như lòng xuân cũng mông mênh đất trời
Tôi xin trải vẹn niềm vui
Trong tim em - trong tim người, tôi yêu
Tôi xin xanh lại từ đầu
Nhuộm vào thơ phút nhiệm mầu tinh khôi
Tôi và hoa nở rạng ngời
Tôi và hương ướp lụa người áo mây
Tôi xin làm cốc rượu đầy
Cho môi tình ái nồng say ái tình.
                           

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

HÌNH ẢNH THẬT QUÝ GIÁ VỀ CUỘC KHỞI NGHĨA YÊN THẾ


Anh hùng Ðề-Thám (giữa 1898 và 1905)


Sau hoà ước Quí-mùi (1883) chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc-kỳ, Vua Việt-Nam kêu gọi dân chúng nổi lên chống Pháp. Ðề-Ðốc Trương-Văn-Thám đã hưởng ứng phong trào này và nổi dậy chống Pháp chiếm giữ các vùng Bắc-Giang, Thái-Nguyên và Hưng-Hóa. Dân chúng gọi ông là Ðề-Thám.
 

PHẢN HỒI BÀI "BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ" “NGHIÊNG” CỦA CHÂU THẠCH - Nguyên Lạc

 
       
                             Tác giả Nguyên Lạc


PHẢN HỒI BÀI "BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ" “NGHIÊNG” CỦA CHÂU THẠCH
                                        Nguyên Lạc

Lời nói đầu
Tôi đã hứa với một người sẽ bỏ qua, không tiếp tục chuyện vô bổ này nữa, nhưng tôi bắt buộc đành phải thất hứa lần cuối vì ông Châu Thạch vẫn tiếp tục tấn công, nhầm hạ uy tín tôi bằng cách dán (paste) những bài viết chủ quan đầy sân si, đầy tính chia rẽ,  đầy tính hơn thua, không xây dựng vào trang Facebook tôi . Những bài viết  rất ít tính lý luận văn hc, ch "vch lá tìm sâu" để cố tình tấn công cá nhân người khác. Dưới bài là những đường links dẫn đếnhững bài công Châu Thạch.

BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - Châu Thạch


            
                  Nhà bình thơ Châu Thạch


   BÀN VỀ BA BÀI BÌNH THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY
                                                                                      Châu Thạch
                              
NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                       La Thụy

Đọc được bài thơ “Nghiêng” rất hay của nhà thơ La Thụy, Châu Thạch tôi nổi máu văn chương cũng muốn viết đôi dòng cảm nhận của mình. Thế nhưng thấy trên diễn đàn đã có nhiều bài bình luận về nó, mình có viết nữa cũng bằng thừa. Thôi thì chơi trội một chút, bình các bài bình viết về bài thơ ấy. Nói chữ “bình” cho oai thế thôi, chứ thật ra con dế hèn mọn nầy chỉ xin có đôi lời bày tỏ cảm giác của mình khi đọc các bài bình mà thôi, mục đích cũng là gáy bá vơ, góp một chút âm thanh trong hương thơm của hương đồng cỏ nội dưới ánh trăng nghiêng của nhà thơ La Thụy.

CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY, CÁI TÔI TRONG SÁNG TÁC THƠ VĂN - Nguyên Lạc

 
     
                                Tranh Nguyen Son


     CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY
     CÁI TÔI TRONG SÁNG TÁC THƠ VĂN
                                                                                Nguyên Lạc 

Theo quan niệm riêng tôi về thơ văn, trong con người có hai cái tôi: Cái tôi lý trí và cái tôi cảm xúc:
1. Cái tôi lý trí do lý trí chi phối, mang tính hơn thiệt, đúng sai, được thua vân vân... Trong cái tôi này có chứa cái tôi "teo chim", có nghĩa là cái tôi sợ hãi. Biết rằng mình không thích, biết rằng dối gian... nhưng vẫn phải làm, phải lèo lách... Đây là cái tôi không thực trong thơ văn.
2. Cái tôi cảm xúc: Đây là cái tôi thực sự, cái tôi nhân bản, cái tôi của thương yêu, cái tôi cảm nhận sự thua thiệt, không cần danh tiếng tiền tài ... vân vân và vân vân. Nhà thơ cần cái tôi này
Một bài thơ hay khi nào cái tôi cảm xúc lên làm chủ, đè cái tôi lý trí xuống. Do đó người ta thường nói: Tình yêu thường "mù quáng", nghĩa là lý trí "đi chỗ khác chơi". Thơ mà chỉ có lý trí, chỉ sắp xếp chữ, không có cảm xúc thì thơ chắc không gây một hiệu ứng nào đối với người đọc và chắc sẽ bị mau quên.

*
Tình cờ tôi đọc được một bài thơ tôi rất thích, một bài thơ đầy cảm xúc. Một bài thơ mà "cái tôi cảm xúc, cái tôi đích thực" lên làm chủ, dành quyền “đạo diễn”, đuổi "cái tôi văn hóa / lý trí" vào bóng tối. Bài thơ "Nghiêng" của La Thụy. Một bài thơ ngắn chỉ ba mươi chữ. Đây là bài thơ:

NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                         La Thụy

ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY - Phạm Đức Nhì

 
       
                   Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


       ĐỌC BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THỤY


NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề?

                                        La Thụy

Tứ thơ chỉ là một câu hỏi của tác giả “Có ai từng đang ngắm trăng, hồn bỗng chao nghiêng, hương mê lắng đọng, tình xưa hẹn ước, kỷ niệm hiện về, để cuối cùng trời đất cũng chao nghiêng, ánh trăng thề chông chênh rơi mất, chỉ còn ta với những bóng hình xưa?”

Với tôi, La Thụy làm thơ đều tay và chắc tay. Đọc một số thơ anh tôi có cảm tưởng anh “thích” lối dàn quân của Thơ Mới... Nhưng không hiểu sao mấy bài sau này trên VNQT (Hòn Chồng, Mẹ) anh đã mạnh dạn thay đổi số chữ trong câu. Đặc biệt đến bài Nghiêng thì anh lại nổi hứng bứt phá hết những sợi dây trói buộc của thơ truyền thống và Thơ Mới.

Có lẽ khi “chao nghiêng” tâm hồn thi sĩ đang bồng bềnh chơi vơi ở một nơi xa nào đó - đủ xa để “quên hết lời em dặn dò”, ở đây là quên hết luật tắc của thơ và “rơi mất ánh trăng thề”. Nhưng chẳng phải quên như vậy lại là cái hay hay sao?

Có thể nói Nghiêng của La Thụy là bài thơ phá hết mọi lề luật - chỉ giữ lại chút vần. Vần không chỉ thoang thoảng rất vừa độ ngọt mà vị ngọt cũng khác lạ. Không phải cái ngọt bình thường của đường mía hay đường thốt nốt mà hình như là vị ngọt của mật ong nguyên chất từ chốn rừng sâu núi thẳm.

Cách ngắt dòng, dàn trận của Nghiêng, theo tôi cũng rất tuyệt, chứng tỏ tác giả đã nắm trong tay toàn quyền tự do sắp xếp, điều khiển đội quân chữ nghĩa của mình. Chữ “mê” đang lơ lửng trong không gian; “Chừ hoài niệm” và “Tình xưa hẹn ước” nên đọc khe khẽ, hơi lướt qua để câu “len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức” được sóng đôi với câu kết “Chông chênh rơi mất ánh trăng thề”. (Cả 2 câu đều 7 chữ). Chữ “mê” đang thơ thẩn đợi chờ, thấy bóng chữ “thề” ở cuối đường, chạy bay lại như gặp người tình trong mộng. “Mê” “thề” ôm ghì chặt nhau trong niềm hạnh phúc vô biên.
Người đọc nào đọc hết bài thơ mà không lây cái niềm hạnh phúc ấy!

Một đặc điểm nữa của Nghiêng là sự cô đọng. Bài thơ chỉ có 30 chữ, nhưng để “tóm tắt” đại ý của tứ thơ tôi đã phải “gói gọn” trong 45 chữ. Sức nén của ngôn ngữ thơ trong Nghiêng thật đáng nể.
Cảm xúc từ tầng 1 (câu chữ) và tầng 2 (thế trận) - đặc biệt là tầng 2 - khá mạnh. Độc giả thật sảng khoái khi bài thơ – lúc ấy cũng là bản nhạc – đi đến giai kết hoàn toàn (cadence parfaite). Chữ “thề”, có âm vang của chữ “mê” trợ lực, trở về chủ âm hết sức ngọt ngào. Vì bài thơ quá ngắn, có cảm xúc ở tầng 3 nhưng rất nhẹ.

Tóm lại, Nghiêng là bài thơ ngắn, ngắn nhưng hoàn chỉnh. Thi ảnh đẹp, thi pháp mới lạ, Chỉ thế thôi cũng đủ làm thi sĩ nở mày, nở mặt với đứa con tinh thần của mình. Hy vọng La Thụy nhận ra thế mạnh từ thi pháp của Nghiêng để khi có tứ thơ hay, cảm xúc dạt dào sẽ cho ra đời những bài thơ bề thế hơn. Và dĩ nhiên, còn hay hơn nữa.

                                                                             Phạm Đức Nhì

BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THUỴ CÙNG TÔI VÀ ÁNH TRĂNG THÁNG CHẠP... - Trần Mai Ngân


 


    BÀI THƠ “NGHIÊNG” CỦA LA THUỴ CÙNG TÔI 
    VÀ ÁNH TRĂNG THÁNG CHẠP...

Tháng Chạp con trăng cuối !
Ở trên tầng cao tôi đọc bài thơ NGHIÊNG của nhà thơ LA THUỴ .
Qua khung cửa sổ trước mặt tôi là con trăng trắng toát và rất tròn đầy. Trăng 16 - con trăng cuối của năm.
Tôi nhìn ánh trăng đăm đắm và cảm thấy “chông chênh rơi mất ánh trăng thề” xa xưa... Dường như vậy, một sự trống rỗng và lặng im đến ngạt thở nơi này. Phải vậy không. Không lên tiếng thì chắc là đã quên không còn nhớ nữa!
Không còn nhớ những “chắt lắng...hương mê” nữa. Tất cả đã rơi vào “hoài niệm” rồi sao ?
Tôi tiếc nuối xót xa , buồn đang “Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức” giờ đã tan theo “mối tình xưa hẹn ước” ...

Con trăng lên cao, xa tôi hơn, ngút nhỏ dần và cô đơn giữa thành phố, nhạt nhoà giữa đèn sáng đêm nay. Chẳng ai nhớ tới trăng ở nơi này...
Đêm thật sâu thật lặng lẽ. Chỉ mình tôi cảm nhận khoảnh khắc cô đơn tuyệt đẹp này.
Bài thơ NGHIÊNG của nhà thơ LA THUỴ chỉ với ba mươi chữ trong một tứ mà đã làm tôi thao thức đêm nay !
Đêm NGHIÊNG cùng tôi và ánh trăng buồn tháng Chạp !

Xin được cảm ơn nhà thơ đã sáng tác.
                                                                                   Trần Mai Ngân


    


NGHIÊNG

Ai từng chao nghiêng
Chắt lắng hết hương mê
Chừ hoài niệm
Len lỏi ngoằn ngoèo trong ký ức
Tình xưa hẹn ước
Chông chênh rơi mất ánh trăng thề ?

                                          La Thuỵ 


* Trích trong tập thơ THƠ ĐỜI NGÂN VỌNG

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

CHẬP CHỜN TỈNH MÊ - Tùy bút của La Thụy

 Bài viết từ năm 1978, bị bỏ quên rất lâu trong chồng bản thảo, tình cờ tìm thấy lại.



             
                                    La Thụy năm 1978


“Voici maintenant ma vieille angoisse, là, au creux de mon corps, comme une mauvaise blessure que chaque mouvement irrit. Je connais son nom. Elle est peur de la solitude éternelle, crainte qu'il n'y ait pas de réponse”.
                   (Trích trong tác phẩm Le Malentendu của Albert Camus)

Hình như Bùi Giáng dịch thì phải, mình không nhớ rõ. Nếu đoạn văn dịch bên dưới không đúng thì coi như La Thụy phụ dịch:
 
“Và ở đây, bây giờ, niềm khắc khoải hãi hùng xa xưa từ trong sâu thẳm của hình hài, tựa như chấn thương tồi tệ, nhức buốt theo từng mỗi cử động. Tôi biết tên nó. Đó là mối sợ cô đơn ngàn thu không tiếng đáp”

DƯỚI MÁI CHÙA XƯA – Thơ Tịnh Bình

 
    
              Nhà thơ Tịnh Bình


 
DƯỚI MÁI CHÙA XƯA
 
Xanh đê hồn cỏ bật mầm
Mưa về trên mái nâu trầm im thinh
Chùa quê nếp sống yên bình
Hoàng hôn mõ sớm bình minh chuông chiều
 
Gió đồng hương nội tịch liêu
Chòm mây vô định lãng phiêu nơi nào
Câu kinh bay vút trời cao
Cánh đồng sóng lúa âm hao rì rầm
 
Nắng mưa quyện khói nhang trầm
Chuỗi lần tràng hạt niệm thầm nam mô
Kinh chiều rụng tiếng hư vô
Chuông chùa loang sóng gương hồ vô âm...
 
                                              TỊNH BÌNH
                                                (Tây Ninh)
 

NHỦ LÒNG – Thơ Lê Phước Sinh


                                               
                           Nhà thơ Lê Phước Sinh

 
NHỦ LÒNG
 
Buổi sáng thức dậy viết dăm ba câu
Bạn bè biết mình còn tồn tại
Dòng nước cạn nhìn trong suốt đáy
Nắng hanh khô vẫn vắt chiết đôi bờ...
 
                          LÊ PHƯỚC SINH
 

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 7) - Nguyễn Khôi

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.

 


Tập II
(Phần ngoại biên)
Tặng người em đồng hương – Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa
 
 
Bài 7:
CA DAO HAY THƠ BÀNG BÁ LÂN
 
Hồi năm 1994, Giáo sư Huyền Viêm (Sài Gòn) có gửi cho Nguyễn Khôi (KN) bài viết nghĩ về “một câu ca dao”. Vừa qua Nguyễn Khôi, nhân viết cuốn: “Bàng gia vọng tộc”, lại được gia đình Bàng thi sỹ gửi cho tập: “Thơ Bàng Bá Lân”, gồm các bài thơ chọn lọc trong các thi phẩm: “Tiếng Thông Reo, Xưa, Tiếng Sáo Diều, Vào Thu”, do nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê in 1957 tại Sài Gòn.
Trang 25 phần trích thơ: “Tiếng Thông Reo” có bài:
 
TRĂNG QUÊ
 
Trời cao, mây bạc, trăng tròn
đê than hiu quạnh, tre buồn nỉ non
diều ai gọi gió véo von
cành xoan đùa ánh trăng suông dịu dàng
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?
 

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

ĐỌC “KHUNG TRỜI CŨ” THƠ TUỆ SĨ - Châu Thạch


   
                           Thiền sư Tuệ Sỹ

 
KHUNG TRỜI CŨ
                         
Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ 
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang 
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ 
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn 
 
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở 
Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan 
Cười với nắng một ngày sao chóng thế 
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng! 
 
Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ 
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh 
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ 
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn 
                   
                                               Tuệ Sỹ 
 
Trước hết người viết xin lỗi bạn đọc vì bài viết hơi dài. Ai yêu nhà thơ Tuệ Sĩ, yêu bài thơ “Khung Trời Cũ” thì xin kiên nhẫn đọc, bởi người viết muốn đem đến cho bạn đọc nhiều dữ liệu về tác giả, nhiều cảm nhận khác nhau đối với một tuyệt tác để đời của một nhà thơ trí thức thông tuệ,  được yêu mến bậc nhất trên văn đàn từ  trước và hiện nay:
 

LỜI TÌNH BUỒN – Thơ Nhật Quang


   
              Nhà thơ Nhật Quang

 
Lời Tình Buồn
 
Cơn mưa chiều tháng Sáu
Cứ rơi nhanh rơi nhanh
Có tan đi nỗi nhớ
Có vơi đi nỗi buồn?
 
Giọt mưa chiều vẫn tuôn
Lơi rơi cành lá úa
Còn lạnh lùng trong ta
Con tim sầu tan tác
 
Mưa chiều rơi man mác
Mênh mang lời tình buồn
Có con chim nào hót
Để ta quên xót xa?
 
Chỉ còn lại nhạt nhoà
Tiếng mưa chiều ray rứt
Lời tình buồn tình buồn
Ta ngồi khóc, nhớ ai?
 
                  Nhật Quang
  

CHÙM THƠ “ĐỊNH MỆNH” CỦA LÊ VĂN TRUNG


 


ĐỊNH MỆNH
 
Tôi sấp ngửa đời tôi những lá bài định mệnh
Như cuộc tình tôi sấp ngửa giữa tai ương
Em như mây như sương như nỗi buồn tôi chập chùng ẩn hiện
Như mùa thu tôi vàng úa mộng hoang đường
 
Tôi sấp ngửa đời tôi em sấp ngửa nỗi buồn
Con xúc xắc tung trăm lần vẫn rơi về hệ lụy
Em sấp ngửa tình tôi đồng xu cứ xoay hoài trên mặt đời lửa cháy
Tôi xoay tròn lảo đảo cuộc trăm năm
 
Ngọn gió oan khiên thổi suốt cuộc thăng trầm
Tôi úa lá rơi buồn trên mặt đất
Cuộc người kiếm tìm ngàn năm những cái còn cái mất
Nhát dao đời trăm vết chém dọc ngang
 
Tôi sấp ngửa đời tôi như tên lãng du phung phí những đam mê giữa giông bão điêu tàn
Em sấp ngửa cuộc tình tôi cứ đổ về quên lãng
Rơi mặt nào giữa hai màu tối sáng
Rơi mặt nào cũng tay trắng về không
Rơi mặt nào cũng thiên cổ phù vân
Dấu định mệnh in hằn trên lá bài sấp ngửa.
                                

BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 6) - Nguyễn Khôi

 

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.
 

CHỈ LÀ GIẤC MƠ – Thơ Vĩnh Thuyên



                              Nhà thơ Vĩnh Thuyên


CHỈ LÀ GIẤC MƠ
 
Những con đường đã đi qua
Không làm sao nhớ nổi
Mỗi một con đường
Nhiều quanh co khúc khuỷu
Không thể nào quên được
Là con đường trở về
 
Nhiều đêm mong mỏi dù một lần
Vì em đã dậy trưa nên không bao giờ nhìn thấy
Những giọt sương khóc với cành mềm
 
Và nếu không có ngày trở về
Làm sao biết được
Bạn bè tôi đứa còn đứa mất
Đứa ở thật xa đứa ở cũng gần
Vì cơm-áo nên xa dần tình nghĩa
 
Nếu có ngày trở về
Dù đong đầy bạc tiền và nước mắt
cũng không đổi được thời gian
Không còn lại gì…
Còn một giấc mơ!
 
                                                    VĨNH THUYÊN
 
*
 
Tên thật: Dương Văn Thạnh
ĐT: 0913955275
Email: duongvnhthuyen@gmail.com
Địa chỉ: 610 QL22B Long Thành Nam Hòa Thành Tây Ninh