Trước tiên phải giới thiệu nhà thơ Tâm Nhiên. Tâm Nhiên là ai xin đọc dưới đây lời nhà thơ viết về mình:
“Tâm Nhiên, sinh năm 1952 bên dòng sông Cẩm Lệ, quê nhà Đà Nẵng. trước 1975, học Phật khoa đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn. Hồn thơ lãng đãng, phiêu diêu suốt muôn chiều vi vu vi vút… Sau 1975 cuộc lữ khởi sự băng qua những sa mạc đời hư vô khô khốc, những địa ngục sục sôi, cháy đầy lửa bỏng, những hố thẳm âm u, mịt mù tăm tối.
Rồi cuộc lữ mở ra một con đường phong quang sáng tạo, ngút ngàn mây trắng với những phương trời bát ngát, bao la… Để cho lang thang sỹ chợt thấy mình không là chi cả: Không tên tuổi, không gia đình, không sự nghiệp, không mục đích, không chổ trú cư trong thời gian và không gian…
Không chỗ trú vào bất cứ đâu nên thênh thang vô sự, theo cách điệu tiêu dao du ngay cái Đang là, luôn luôn mới lạ và mới lạ giữa như thị, như nhiên, phiêu bồng, không chấp. Chẳng hữu tâm chẳng vô tâm. Nhập cùng tất cả bước trầm nhiện qua…”
Cuộc đời tác giả vốn sống vô trú am nghĩa là nay đâu ghềnh mai cuối biển như cơn gió, như làn mây, cởi con ngựa sắt ngắm đời, để vần thơ bay cùng với trời mây non nước. Con đường của Vô Trú Am Tâm Nhiên là con đường thi sỹ cho nên nhà thơ có tiểu luận “Sáng Tạo Con Đường Thi Sỹ” cũng là một bài thơ. Bài thơ dài trên 5000 từ có văn xuôi, có vần điệu đưa con người vào “nguồn trong trẻo vô biên với muôn dây quyến luyến, làm bằng thanh bai làm bằng êm diệu”.
Tâm Nhiên viết về người thơ: “Thiền sư, thi sĩ, họa sỹ, văn nghệ sỹ, lang thang sỹ…”. Tất cả họ đều là người thơ “tự thuở nào đi về thấp thoáng, nhấp nhô trong sương mờ vạn cổ. Từ buổi mới khai thiên lập địa lúc ban sơ, nguyên thủy đến bây giờ, họ đã đi và đi mãi trên con đường mây trắng, con đường thênh thang sáng tạo”, họ “vượt qua đôi bờ sinh tử, một cách tự do”“Hướng về uyên nguyên, khơi mở suối nguồn thơm linh diệu”
Châu Thạch có bài thơ vịnh ảnh chụp chung với Tâm Nhiên như sau:
NGỒI VỚI TÂM NHIÊNĐược ngồi với bạn Tâm NhiênCái tâm ta thấy bình yên rất nhiềuThế nhưng cũng chẳng dám liềuCởi con ngựa sắt sớm chiều ngao duBốn mùa xuân hạ đông thuTấm thân Vô Trú vi vu gió đờiNắng mưa đọ sức giữa trờiBước chân du sĩ dạo chơi sông hồ.Châu Thạch
Bây giờ đi vào tác phẩm “Diệu Tâm Ca”, xin đọc trích một phần bài tựa của thiền sư Tuệ Sĩ:
“Diệu Tâm Ca, tập truyện thơ kể về cuộc đời của Đức Phật, nội dung ngụ ý một bản trường ca về Một Cõi hay Một Nhân Cách thị hiện Chân Tâm Vi Diệu.
Dù là Một Cõi hay Một Nhân Cách, Một Thể Tính, Vẫn là cách nói vượt vừa tầm với của thế tục trí, bởi đó là Cõi mà ngôn ngữ đạo đoạn. tâm hành xứ diệt: Đường đi của ngôn ngữ bị cắt đứt, dấu chân của tâm hành bị xóa sạch, như hư không, không dấu chân chim.
Vậy, Diệu Tâm Ca là sự tích của một Vĩ nhân hay Thánh nhân trong lịch sử nhân loại, hay huyền sử của Chân Tâm thị hiện? Nhưng thơ là thơ, như thị như như, đó là tinh thể tồn sinh tự khai thị trong tồn sinh mộng ảo…
Dàu vậy, ấy vẫn là vang bóng của đấng Chí Tôn trong ba cõi, không ngoài kia hay đâu đó mà chính từ khát vọng sâu thẳm của một thức lang thang đi tìm cõi hằng trụ trong vũ trụ. Vậy thì những lời thơ dông dài trong đây đọng lại thành một bài thơ cực ngắn:
Bài thơ chỉ một chữ tâm…Bài thơ chỉ một chữ không…Bài thơ chỉ một chữ tình…
(Tuệ Sĩ)
Tập truyện thơ Diệu Tâm Ca có tất cả 12.336 câu thơ, xin trích một ít vần thơ để người đọc có cái nhìn rất khái quát mà thôi.
- Trích trong tựa đề “Người Đến Như Thế”:
441Cuối xuân đầu hạ thầm thìĐến ngày trọng đại hồi quy quê nhàNắng cười dọc bến sông caBướm vờn chim hót bay mà mượt hươngVịn tay cây lá ven đườngMa Da thong thả ghé phương thảo ngồiÔ! Vô ưu trổ tinh khôiBàng hoàng nâng cánh hoa ngời sáng xanhLạ lùng như gặp phúc lànhNghìn năm mới ngát hương thanh ly kỳ451Thì vừa sinh một hài nhiĐất trời rúng động nghe kỳ diệu ghê
- Trích trong tựa đề “Cuộc Lữ Vô Sở Trú”:
A No Ma vượt giang hàNgựa dừng chân cuối bờ xa thẳm rừngNgười cận vệ chợt rưng rưngQuay về lệ đẫm ướt từng lá rơi-------------------------------------Đơn hành mở lối cội nguồnSơ nguyên đầu núi cuối truông dốc đèoDiệu vời trên mắt trong veoNhìn sâu thẳm vượt bao nghèo ngoặt quaThâm sơn cùng cốc dần dàĐã quen nắng quái mưa sa gió vù1551Thiên sơn vạn thủy vi vuTỏa đầy mây khói ngợp phù hư sương
- Trích trong tựa đề “Chứng Thực Tại Diệu Tâm”:
2401Nếp duyên tuyệt hảo vô ngầnĐất trời như cũng rung ngân khắp cùngMắt ngời thấu cảm hàm dungThấy rồi xuyên suốt muôn trùng dặm xaBình minh lộng lẫy sáng lòaTỏa ngời rực rỡ ngàn hoa cỏ bừngRực hồng sông núi vào xuânThong dong rong dạo trên từng bước đi
- Trích trong tựa đề “Diệu Tâm Ca”:
“Lâm Tì Ni vườn hoa thanh thoát lạĐóa vô ưu bừng trổ ngát hương lòngĐại sự nhân duyên về thị hiệnGót sen hồn qua bảy bước dung thôngDù tuyệt đỉnh vinh quang xem như rácSáu năm đi khổ hạnh thấu ngọn ngànhMột hôm vũ trụ nghe bùng vỡTuệ giác ngời chứng ngộ lý Vô sanhLà biết được lẽ Không sinh không diệtVạn hữu này vốn chẳng đến chẳng điMỉm cười bước xuống cùng nhân loạiMà tùy duyên chuyển đại pháp diệu kỳNgay bây giờ sẵn đầy đủ hếtCả ba nghìn thế giới nở nơi tâmTâm nguyên tự tánh thanh tịnh đóThầm nhận thôi hòa điệu khúc cung cầm”
Cuối cùng người viết bài nầy xin trích một phần lời Bạt của tác giả Tâm Nhiên:
“Vào đầu thế kỷ thứ I, ở xứ sở u huyền Ấn Độ, xuất hiện Mã Minh với tập thơ Phật Sở Hành Tán, dài 9 ngàn câu thơ ngũ ngôn, tán thán, ca ngợi cuộc đời và tư tưởng phi thường của Đức Phật.
Rồi gần đây, Nhất Hạnh viết Đường Xưa Mây Trắng, Minh Đức Triều Tâm Ảnh viết Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt bằng văn xuôi dài mấy ngàn trang, miêu tả cuộc hành trình vĩ đại của Thế Tôn, thật vô cùng hùng tráng, ngợi ca nụ cười bất tuyệt, vô tiền khoáng hậu của một con người tự do, tự tại trong lịch sử nhân loại.
Cảm hứng bừng lên trên tinh thần sáng tạo bát ngát đó, nên du sĩ với khúc Diệu Tâm Ca cũng rung hồn, xuất cốt nhập diệu cùng hòa âm thâm thiết một tiêng lòng ngưỡng mộ vào muôn thuở thiên thu…”
Trân trọng cảm ơn tất cả quý vị đã đọc và ước mong sách sẽ có cơ hội đến tay quý vị. Xin cảm ơn nhà thơ Tâm Nhiên đã ưu ái gởi tặng Châu Thạch tôi tập truyện thơ “DIỆU TÂM CA”, sách quý giá vô cùng nầy.
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét