I - THU VÔ NGÔNThu rừng thông lặng câmĐồi cỏ hoa âm thầm.Vầng trăng khuya vàng lạnhĐáy hồ in thu tâm.Lá úa ngàn thu phaiCầu sương phủ sông dàiThu muôn đời không nói,Chỉ lệ sầu thu rơi!Rưng rưng hồn hoa cúcGió thoảng hương biệt lyGác vắng tiêu sầu khúcLòng nhớ bạn cố tri.Thu bàng bạc chung tràLy rượu đời tài hoaCùng vầng trăng huyễn mộngSương mờ mái chùa xa.Thu trên đỉnh linh hồn,Trời Không. Thu vô ngôn.Chim Phượng Hoàng - Đá TrắngRáng chiều đỏ hoàng hôn.Trần Thoại Nguyên
Nhà thơ Châu Thạch
II – CẢM TÁC “THU VÔ NGÔN” THƠ TRẦN THOẠI NGUYÊN
Thu vô ngôn nghĩa là thu không nóiThu ở trong tim Trần Thoại NguyênNghĩa là thu như cõi thần tiênVô vi trong trời đất!Thu vô ngôn nghĩa là thu không mấtThu đời đời đã nhập vào thơNghĩa là thu không bến không bờThu tồn tại không sầu không chánThu vô ngôn nghĩa là thu Bùi GiángNghĩa là thu của Trần Thoại NguyênNghĩa là thu trong dòng suối tinh tuyềnNghĩa là thu trong rừng dát nguyệtNghĩa là thu thành thơ diễm tuyệtNghĩa là thu thành ý vô biênNghĩa là thu ở cõi thần tiênBàng bạc giữa trần, nhập hồn thi sĩNghĩa thu lưu lyNghĩa là thu tuyệt mỹNghĩa là thu trong trẻo vạn lời thiNghĩa là thu bất tận những yêu vìThu nhân thế, thu trong hồn nhân thế!Sáng hôm nay vào hồn tôi cả thểMột mùa thu trong thơ Trần Thoại NguyênMột mùa thu đi qua trủng bình yênMột mùa thu chứa lời tình tự!Hồn tôi nhận một kho tàng dự trữKho tàng thu có từ buổi khai nguyênKho tàng thu chất chứa rượu tinh tuyềnRượu mùa thu từ thời sáng thế ký!Châu Thạch
Nhà thơ ZuLu DC
III - BÌNH LUẬN TRÊN FACEBOOK CỦA NHÀ THƠ ZULU DC VỀ “CẢM TÁC THU VÔ NGÔN THƠ TRẦN THOẠI NGUYÊN” CỦA CHÂU THẠCH:
Cũng bài thơ “THU VÔ NGÔN” của Trần Thoại Nguyên, tôi đã viết:
Thu vô ngôn, thu đánh động biết bao tâm hồn, thi sĩ cảm xúc thành thơ, thơ nói với ai qua dạng vô ngôn, vô ngôn hay bạch thư cũng như nhau, nghĩa là nó nói tất cả những điều gì muốn nói, vô ngôn ở đây là tầng cao của ngôn ngữ, là cảm thông, hiểu nhau mà bài thơ chỉ đóng vai cái phù điêu tâm hồn. Bao nhiêu hình bóng trên cái phù điêu bạn tôi ơi !
Thì ra cảm nhận của tôi lại ứng thành sự thực, sự thực khi tôi đọc bài thơ của tác giả Châu Thạch cảm tác cũng từ bài Thu vô ngôn, một bài thơ xuất thần, những cảm xúc vọt ra từ những hạt máu - máu của... Máu của một con dế ăn thơ trong sương, uống hồn của ánh trăng và hít thở bằng men tình trộn với cuộc đời bất sá. Thì cảm xúc của Châu Thạch qua bài thơ này là trần truồng của một người con gái diễm lệ, diễm lệ của hoang vu, trong trắng, uyên nguyên, thiện hiền và mộng mị. Bài thơ toát ra vẻ đẹp của tâm hồn, vẻ đẹp của hương trầm hoa lá mà thiên nhiên đã ban tặng cho người nghệ sĩ, vẻ đẹp đó thánh thiện, bình an chứ không a dua xu nịnh kiểu áo thụng bái lạy nhau !
…Nếu tôi ví von có một mặt phẳng của tâm hồn, trên mặt phẳng đó là tấm gương, đặt bài thơ “Thu vô ngôn” của TTN phía trước, thì bên kia gương là bài thơ của Châu Thạch. Trong trường hợp này, bài thơ của Châu Thạch không phải là ảnh ảo, mà là sự phản chiếu từng lời, từng ý, từng chữ, từng nghĩa của bài thơ Thu vô ngôn rất tình tế, tài tình mà lại rất thơ, cá tính và bản lãnh rất đáng ngưỡng mộ, nể phục. Đó là khi hai tâm hồn gặp nhau, đồng cảm và tri âm !
Mến chào !
ZuLu DC
Cũng bài thơ “THU VÔ NGÔN” của Trần Thoại Nguyên, tôi đã viết:
Thu vô ngôn, thu đánh động biết bao tâm hồn, thi sĩ cảm xúc thành thơ, thơ nói với ai qua dạng vô ngôn, vô ngôn hay bạch thư cũng như nhau, nghĩa là nó nói tất cả những điều gì muốn nói, vô ngôn ở đây là tầng cao của ngôn ngữ, là cảm thông, hiểu nhau mà bài thơ chỉ đóng vai cái phù điêu tâm hồn. Bao nhiêu hình bóng trên cái phù điêu bạn tôi ơi !
Thì ra cảm nhận của tôi lại ứng thành sự thực, sự thực khi tôi đọc bài thơ của tác giả Châu Thạch cảm tác cũng từ bài Thu vô ngôn, một bài thơ xuất thần, những cảm xúc vọt ra từ những hạt máu - máu của... Máu của một con dế ăn thơ trong sương, uống hồn của ánh trăng và hít thở bằng men tình trộn với cuộc đời bất sá. Thì cảm xúc của Châu Thạch qua bài thơ này là trần truồng của một người con gái diễm lệ, diễm lệ của hoang vu, trong trắng, uyên nguyên, thiện hiền và mộng mị. Bài thơ toát ra vẻ đẹp của tâm hồn, vẻ đẹp của hương trầm hoa lá mà thiên nhiên đã ban tặng cho người nghệ sĩ, vẻ đẹp đó thánh thiện, bình an chứ không a dua xu nịnh kiểu áo thụng bái lạy nhau !
…Nếu tôi ví von có một mặt phẳng của tâm hồn, trên mặt phẳng đó là tấm gương, đặt bài thơ “Thu vô ngôn” của TTN phía trước, thì bên kia gương là bài thơ của Châu Thạch. Trong trường hợp này, bài thơ của Châu Thạch không phải là ảnh ảo, mà là sự phản chiếu từng lời, từng ý, từng chữ, từng nghĩa của bài thơ Thu vô ngôn rất tình tế, tài tình mà lại rất thơ, cá tính và bản lãnh rất đáng ngưỡng mộ, nể phục. Đó là khi hai tâm hồn gặp nhau, đồng cảm và tri âm !
Mến chào !
ZuLu DC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét