Bài 1:
VỀ 4 CHỮ “SỐNG CHỤ SON SAO”
VỀ 4 CHỮ “SỐNG CHỤ SON SAO”
Đúng ra phải gọi là “Tiễn dặn bạn tình”, còn dịch là “Tiễn dặn người yêu” (cách nói của thời hiện đại) coi như đạt được sự tương xứng về cấu trúc, nhưng lại chưa lột tả được hết ý nghĩa hàm ẩn. Từ SON vừa có nghĩa là DẶN, nhưng còn có nghĩa là SỰ HỌC- bài học, nghĩa sau mới là nghĩa chính. Với tâm tư sâu sắc của Người yêu cũ đã trải nghiệm qua một cuộc tình đầy bi thương, với cốt lõi của Truyện thơ hàm tải trong chừng 400 câu thơ đã diễn tả lời TIỄN DẶN của nhân vật ANH YÊU, lấy tiếng thơ là tiếng lòng mà gửi gắm bầu tâm sự với người BẠN TÌNH muôn đời không dứt (Yêu nhau mà không lấy được nhau) .
Truyện thơ SỐNG CHỤ SON SAO là một bản Trường ca trữ tình (chứ không phải là “Sử thi”- trường ca Anh hùng). Đó là nghệ thuật kết hợp giữa truyện Dân gian và thơ Dân gian
(điệu hát KHẮP- hát thơ rất phổ cập ở Dân tộc Thái Sơn La-Tây Bắc-Việt Nam) nên gọi nó là “Truỵện thơ” là hợp lý nhất.
Theo truyền thuyết: Đây là một câu chuyện tình có thật của một đôi trai gái ở Bản Panh và Bản Sái thuộc xã Tranh Đấu, huyện Thuận Châu (Mường Muổi), tỉnh Sơn La ngày nay.
Vì thế hai Bản (Làng) này có thể gọi chung là “Bản Panh Sái” cũng được (mà Panh Sái là cách nói lái tiếng “Sai Pánh” mà ra, “Sai Pánh” là tiếng gọi âu yếm yêu thương). Nguyễn Khôi tôi đã có thời gian làm “Cán bộ cắm Bản” (nói theo kiểu đối phương là “Việt cộng nằm vùng” ở đây hồi năm chiến tranh 1966-1967) nên đã được nghe Già làng và bà con cô bác kể và hát cho nghe về thiên tình sử lâm ly bi thương này (kiểu như ở Vêrônna bên Ý).
Sống Chụ Son Sao là đỉnh cao của Văn học Thái (Thái đen - Việt Nam) mà ngôn ngữ (tiếng) Thuận Châu, Mường La là tiêu biểu (khi được truyền lên Lai Châu - Điện Biên, sang Lào-Thái Lan, vào Hòa Bình - Thanh Hóa-Nghệ An thì phát âm và câu chữ có biến đổi…) Truyện thơ được sáng tác trong xã hội thịnh trị của Thế kỷ 17 ở vùng Tây bắc Đại Việt, ngôn ngữ thơ đã đạt trình độ điêu luyện, tài tình, hầu hết các thể thơ Thái thông dụng đã được sử dụng khá nhuần nhuyễn trong Sống Chụ Son Sao, từ thể Khắp Bắc câu dài 11, 12 chữ đến thể Khống Khái câu ngắn 5, 6 chữ, những thể thơ này được dùng xen lẫn với nhau rất hài hòa tuyệt diệu.
Nguyễn Khôi tôi (Chàng trai Đình Bảng) vốn là một Kỹ sư Nông nghiệp, năm 1963 lên Sơn la công tác, đã có hàng chục năm ở Bản, cùng sống với đồng bào hết Sông Mã laị Mai Sơn (Mường Mụa), Thuận Châu, Mường La…Cứ như vậy, năm tiếp năm, trải 21 mùa hoa Ban nở (Ban pún), mùa con ve Y Liếng kêu ran với tiếng chim Tăng Ló gọi khi mùa lũ về suốt cả thời gian tuổi trẻ. Lòng quê Quan Họ đã thấm đượm hương sắc Bản Mường, say mê với những khúc tình thơ xứ Thái… phải chăng vì thế đã nhập hồn vào các câu thơ Sống Chụ …để rồi bằng thể thơ truyền thống của Người Kinh Bắc (với Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm) NK đã “Diễn Nôm” ra 1024 câu “Tiễn Dặn Người Yêu” dâng tặng cho Quê hương xứ sở… Đây là những câu tuyệt đẹp:
Nguyễn Khôi tôi (Chàng trai Đình Bảng) vốn là một Kỹ sư Nông nghiệp, năm 1963 lên Sơn la công tác, đã có hàng chục năm ở Bản, cùng sống với đồng bào hết Sông Mã laị Mai Sơn (Mường Mụa), Thuận Châu, Mường La…Cứ như vậy, năm tiếp năm, trải 21 mùa hoa Ban nở (Ban pún), mùa con ve Y Liếng kêu ran với tiếng chim Tăng Ló gọi khi mùa lũ về suốt cả thời gian tuổi trẻ. Lòng quê Quan Họ đã thấm đượm hương sắc Bản Mường, say mê với những khúc tình thơ xứ Thái… phải chăng vì thế đã nhập hồn vào các câu thơ Sống Chụ …để rồi bằng thể thơ truyền thống của Người Kinh Bắc (với Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm) NK đã “Diễn Nôm” ra 1024 câu “Tiễn Dặn Người Yêu” dâng tặng cho Quê hương xứ sở… Đây là những câu tuyệt đẹp:
- Có đêm chuyện chừng quên gà gáyĐeo mộng về trăng rải như mơ- Quả cau đã buộc dây trầu gỡ sao- Cầm sào dời bến lòng đau nuốt hờn- Nhớ quê đồng đã vào mùaMạ ai gieo, để ai bừa ruộng em- Nhưng còn đây trái tim hồngDây tơ vương vấn theo từng bước anhNgười đi xa quẩn quanh Vía bámdây trầu leo lên quấn hồn yêu- Cho dù đã vợ người taĐã yêu xin xẻ lòng chờ đợi nhauMùa hoa bưởi hoa ngâu hẹn đợiHoa Mạ vàng chờ tới tàn phaiHoa tàn em nhúng sương maiHai mươi năm gói khăn mùi còn thơm- Xa em lên Mường Lay núi biếcLối Mường So đá xếp quanh cocheo leo dốc dựng bên bờChênh vênh cuối thác sóng xô bên trờiÁo anh đã tã tơi xơ xác- Khi anh đi cải ngồng cánh bướmAnh trở về cải muộn đơm hoaKhi đi Piêu mới rủ làKhi về áo trẻ khắp nhà dăng phơi- Sông Mã cạn lòng trơ bằng đĩaSông Đà nông bằng đũa hãy quên- Đêm nằm không mảnh lót lưngCơm ăn như cát đói từng đêm đêm v.v…
Và 3 câu “kết” (dịch) người dịch lấy 3 ý theo 3 kiểu:
- Một câu thơ Tây (kiểu Pháp-Ý) “Trúng hồng tâm mũi nỏ thần yêu” vẫn hàm ý thơ gốc Sống Chụ với ý thơ Xuân Diệu (Cứ mỗi sớm Thần vui hằng gõ cửa, Thần ái tình bắn những mũi tên vào tim Chàng và Nàng).
- Một câu thơ Thái “Chỉ vào guồng cuộn tơ gieo”.
- Một câu là con cháu cụ Nguyễn Du: xin trở lại thời điểm ra đời của Sống Chụ với hương vị “Ngâm khúc” cổ điển:
“An cư lạc nghiệp bao nhiêu là tình”
Âu cũng là khẳng định một xã hội thịnh trị với trai thanh gái lịch của vùng quê Quan Họ, vùng đất Thuận Châu của Bản Sai Pánh (bản Chiềng Ly chua đi đã nhớ) thân yêu ơi,nơi giầu tiếng dân ca óng mượt lời vàng ý ngọc. Ôi quả thực là đất nào người ấy (Người là hoa của đất), đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, tâm hồn tình nghĩa Người Việt Nam ta lúc nào cũng là “Đeo mộng về trăng rải nhơ mơ” Và “khăng khăng son sắt mối tình còn đeo”muôn đời là vậy.
Còn tiếp…
Nguyễn Khôi cẩn bút…
Nguồn:
http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/dao-tao/2206-kho-binh-v-sng-ch-son-sao.html
Còn tiếp…
Nguyễn Khôi cẩn bút…
Nguồn:
http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/dao-tao/2206-kho-binh-v-sng-ch-son-sao.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét