Thạch Quảng Nguyên chưa tới ngũ tuần, nhưng dáng người không được khoẻ cho lắm, phần làm ăn thua lỗ, phần gia cảnh thì có phần neo đơn, vợ chết sớm, con đi lính phương xa, một ngươì con trai út thì tàn tật. Mọi vị khách an toạ xong thì Thạch Quảng Nguyên lấy dưới chân đèn trên bàn thờ ra hai cuốn sách, cuốn thượng và cuốn hạ thuộc bộ “Thái Ất chân kinh” cuả Bàng Đức Công tiên sinh gửi lại nhờ chuyển tận tay cho Khổng Minh Gia Cát Lượng. Hai cuốn sách gói kín trong giấy dâù màu vàng nhạt. Khổng Minh Gia Cát nhìn hai tập sách rồi hỏi:
-Vậy gia sư trước khi từ trần có căn dặn thêm điều gì bí mật không?
Thạch Quảng Nguyên từ tốn nói:
-Bàng đức Công tiên sinh chỉ nói chung chung:
-Con người có sở trường và sở đoản, cái chuyện chính trị thời cuộc là cái chuyện nhất thời, thành công thì cũng tốt, mà không thành công thì cũng là cái chuyện rủi may. Còn cái chuyện phong thuỷ là cái chuyện muôn thuả muôn đời. Phong Thuỷ đây không có nghiã là mang la bàn đi coi bói, coi đất cát mồ mả, cửa tiệm để làm business, mà là coi vận mệnh cuả toàn đất nước khí thiêng sông núi, lẫn vào với núi non, sông rạch, tìm ra cái lẽ huyền vi cuả taọ hoá đất trời, thấu được cái thành và cái bại cuả các triều đại, xem xét cái cũ để đoán chuyện tương lai, để đừng buồn bận tâm quá nhiều khi mà không thành công. Khổng Minh Gia Cát Lượng muốn mở hai pho sách trước mặt moị người thì tiên sinh Tư Mã Thủy Kính lấy tay cản lại can ngăn:
-Đây là di ngôn cuả Bàng Huynh là chỉ trao di vật này cho Gia Cát đệ mà thôi, các ngươì khác không liên hệ, nghe cũng chẳng bổ béo gì, bể học rộng vô cùng, mỗi người một chuyên môn một lãnh vực. Tiêủ đệ có mang ra đọc chắc cũng không ai hiểu và cũng không có ai có nhã hứng về vấn đề này cho lắm. Nghe nói trong thời gian trước đây tiểu đệ ở đồi Long Trung có soạn ra một pho quyết sách, mấy triệu chữ để giúp cho Minh quân Thánh chuá ổn định thời cuộc. Ở đây lão huynh không có tham vọng để nghe cả pho quyết sách vĩ đại này, mà chỉ muốn được chính tai nghe Gia Cát đệ noí cho nghe để thấu hiểu về ba từ “Thiên Thời - Điạ Lợi – Nhân Hoà” .
*
Khi nhà Đại Tần thống nhất toàn quốc thu tóm sáu nước lại, có nghĩa là loạn lạc đã kéo quá dài trên cả 1000 năm từ nhà Tây Châu qua thời nhà Đông Châu, dân chúng đã quá chán cái cảnh chạy loạn rồi, đó là lòng ngươì “nhân hoà” muốn thống nhất đất nước lại làm một , nhưng thống nhất xong thì những biện pháp cuả nhà đại Tần không phù hợp với moị ước vọng cuả toàn dân, thống nhất để đỡ khổ chư hầu, chứ không phải thống nhất để toàn dân dẫn nhau lũ lượt đi “bốc cứt” để ngược lòng người, đi ngược lòng trời, chế độ có mạnh tới đâu cũng phải tan rã, mười tám năm sau thì Tây Sỏ Bá Vương nổi lên ở Giang Tô, và vài đám anh hùng hào kiệt nữa, trong đó có Lưu Bang ở đất Bái Thượng, và Trần Thắng ở Định Đào. Cuối cùng thì đất nước thu gom lại làm một là Sở. Nhưng Tây Sở Bá Vương Hạng Võ lại dẫm chân vào vết chân cũ của Tần Thuỷ Hoàng, đất nước lại dẫn tới thời kỳ chiến chinh “Hán Sở Tranh Hùng” và sau rốt thì Hán Lưu Bang thắng Sở Hạng Võ, cũng đúng là Nhân Hoà [lòng người] vì lão bá tánh không muốn xây dựng một chế độ mà mạng sống của con ngươì bị coi rẻ ngang hàng với con vật, chính quyền muốn chém thì chém muốn giết thì giết, muốn chặt đầu lột da bá tánh lúc nào cũng được. Một chế độ phi nhân tàn ác như vậy thì phải sập, sập ngay tức thòi. Bây giờ qua Thiên Thời, là cái Thời mà mình tình cờ vồ được có được, chẳng hạn như trúng vé số lôtô, lý giải về chuyện này thì cũng dễ chả có gì mà khó hiểu, chả hạn như số dân đinh đi xây “Vạn Lý Trường Thành” thời nhà đại Tần mỗi làng xã, hay mỗi quận huyện nhân khẩu là bao nhiêu người, tụ tập lại đi cho có đoàn thể, do Lưu Bang làm đình trưởng dẫn đầu, tổng số ngươì lên tới 10.000, nhưng trong thời gian đi đến công trường để thi công thì trời đổ mưa tuyết, đoàn ngươì dân công lê thê lếch thếch đi trễ tới ba tháng. Theo luật nhà đại Tần lúc đó thì ai đi trễ là chém đầu, thật là trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, đoàn dân công đến nơi thì cũng chết, mà trốn thì không biết trốn nơi đâu? Thế là có một cuộc họp thu gọn bỏ tuí và mọi ngươì đồng ý là nôỉ loạn, và tất cả đều tôn Lưu Bang lên làm lãnh tụ chỉ huy mình, đó đúng là Thờì Thế tạo anh hùng chả khác gì chó ngáp nhằm ruồi. Tuy nhiên cái hoàn cảnh này trời cho ai người đó được chứ không phải ai cũng may mắn và được như nhau, Còn thứ ba là Địa Lợi, địa lợi đây phải kể cái lơị thế cuả đất, là vùng Giang Đông của Tôn Quyền, nào là sông Trường Giang, nào là hồ cùng đầm lầy, đất nước dựa vào sông nước ngang dọc chằng chịt như màng nhện để thủ thắng quân xâm lăng, để bảo vệ từng mảnh đất tổ tiên không để lọt vào tay kẻ thù. Đây là ý cuả riêng tiểu đệ suy nghĩ và phát biểu như thế, nếu còn những thiếu sót xin các huynh trưởng vui lòng bổ sung cho.
*
Chờ cho mọi ngươi không ai lên tiếng nói gì, tiên sinh Thạch Quảng Nguyên mới bày tỏ:
- Bình thường thì bàn dân thiên hạ đều quan niệm như vậy, sau chiến trận ở sông Xích Bích [quãng giưã tỉnh Hồ Nam Hồ Bắc] chia Trung Quốc ra làm ba goị là thế chân vạc [ba chân cuả cái đỉnh Tào Tháo nắm được nhà Hán goị là Thiên Thời, Tôn Quyền làm chúa Giang Đông goị là Địa Lợi, còn Lưu Huyền Đức chiếm giữ Ích Châu [tức Tứ Xuyên] goị là Nhân Hoà, nhưng theo ngu ý thì đất Ba Thục Tứ Xuyên nhìn thật kỹ cũng là một vùng “Điạ Lơị” vì thời nhà Châu “kể cả Tây và Đông” cho đến nhà Đại Tần thì vùng đất Tứ Xuyên được coi như Hoang Điạ - Tử Điạ chỉ dùng để đầy ải những tù phạm, đày đi biệt xứ, đi luôn một lèo cho đến khi chết mất xác không được trở về nữa, vùng đất này đất đai cằn cỗi không màu mỡ, lại sát chân núi, từ thuả khai hoang lập địa cho tới bây giờ năm nào cũng thiếu ăn, dân cư lúc nào cũng đói, vùng đất này được mệnh danh là “khỉ ho cò gáy” hoặc “chó ăn đá gà ăn muối” và có một điều hết sức là cụ thể từ khi chia đất nước ra làm ba chân đỉnh [tam quốc] thì mạnh ai nấy sống, chả ai chiếm cứ gì của ai, chả ai uýnh ai. Đông Ngô thì không rõ, còn mười bẩy năm mà tiểu đệ làm Thừa Tướng cho cả Tiên Chuá và Hậu Chuá nhà Thục Hán thì ngu huynh nghĩ rằng chưa có năm nào dân Ba Thục Tứ Xuyên đủ cơm mà ăn cả mà toàn là bữa cơm bữa cháo, và nếu không lầm thì có lần tiểu đệ mang ban tặng cho cha con Tư Mã Ý những bộ quần áo bằng lụa cuả đàn bà cùng guốc dép phấn son, Tư Mã Ý rất hoan hỷ mặc vào di diễu trong trung quân, và có mang dâng tặng đáp lễ cho tiểu đệ một “cặp Gậy bằng gỗ Cẩm Lai cẩn xà cừ thiệt quý” không rõ tiêủ đệ nghĩ ra sao? Chớ dân Nhữ Nam này được tin cườì pể cả pụng.
- Vậy theo ý của Thạch huynh thì hai cây Gậy cẩm lai mang ý nghĩa thông điệp gì?
- Theo ý riêng của ngu huynh mà thôi, thì có nghĩa là vùng đất Ba Thục Tứ Xuyên, con người ở lâu quá thì trên đầu mọc sừng như sừng trâu sừng bò sừng dê và dưới đít thì mọc đuôi dài để phất đuôỉ ruồì muỗi, còn hai cây gậy bằng gỗ quí cẩm lai thì tiểu đệ Gia Cát Khổng Minh tha hồ mà “múa gậy vườn hoang” múa gậy không địch thủ, múa cả ngày cả tháng cũng chả có ma nào múa lại giúp vui, vùng đất này cũng có thể tạm goị là “Địa lợi” được .
chuvươngmiện
- Theo ý riêng của ngu huynh mà thôi, thì có nghĩa là vùng đất Ba Thục Tứ Xuyên, con người ở lâu quá thì trên đầu mọc sừng như sừng trâu sừng bò sừng dê và dưới đít thì mọc đuôi dài để phất đuôỉ ruồì muỗi, còn hai cây gậy bằng gỗ quí cẩm lai thì tiểu đệ Gia Cát Khổng Minh tha hồ mà “múa gậy vườn hoang” múa gậy không địch thủ, múa cả ngày cả tháng cũng chả có ma nào múa lại giúp vui, vùng đất này cũng có thể tạm goị là “Địa lợi” được .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét