Hà Nội chuyện xưa phố cũ
Tạ Thu Phong / Tri thức Trẻ BooksNXB Hà Nội
Năm 1893, Nhà máy Nước Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động. Cũng thời gian này Sở máy nước được thành lập có nhiệm vụ quản lý, khai thác nguồn nước sạch.
Trước khi trở thành nhượng địa của Pháp, người dân Hà Nội lấy nước sinh hoạt bằng cách đào giếng hoặc múc nước từ sông, hồ, ao trong thành phố rồi đánh phèn cho lắng cặn để sử dụng.
[...] Năm 1893, Nhà máy Nước Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động. Cũng thời gian này Sở máy nước được thành lập có nhiệm vụ quản lý, khai thác nguồn nước sạch. Tuy nhiên quy mô nhà máy nước rất nhỏ và chỉ đáp ứng cho người Pháp. Còn 6 vạn dân Hà Nội vẫn phải dùng nước giếng hoặc nước sông, hồ đánh phèn.
Vào thời điểm đó, những ống dẫn nước này có đường kính tối đa không quá 200 mm. Hệ thống ống cấp nước lúc ban đầu có chiều dài là 21,02 km, sau mở rộng thêm được 4,77 km nữa. Tổng chiều dài các đường ống dẫn nước của thành phố vào năm 1900 là 26 km.
Năm 1904, một số kỹ sư địa chất người Pháp trong quá trình thăm dò đã phát hiện khu vực hai làng Thạch Khối và Yên Định (nay là khu Yên Phụ) có mạch nước ngầm rất lớn. Thông tin quý giá này ngay lập tức được chính quyền thực dân quan tâm. Và thế là đề án xây dựng nhà máy nước sạch quy mô lớn được triển khai.
Sau hai năm xây dựng, Nhà máy Nước Yên Phụ chính thức đi vào vận hành với công suất một ngày đêm đạt 4.000 m3. Công suất này không đủ đáp ứng cho toàn bộ nhân dân trong thành phố mà chỉ phục vụ cho các khu phố Tây và một phần thị dân khu vực 36 phố phường.
Nhằm cung cấp nước sạch miễn phí cho người dân nghèo và khách vãng lai, chính quyền thuộc địa cho lắp các trụ nước công cộng.
Thời kỳ đầu, do các vòi nước được làm bằng đồng nên thường xuyên bị kẻ gian trộm cắp khiến nhà cầm quyền rất tức giận. Thậm chí người đứng đầu thành phố còn ra lệnh rất vô lý là nếu trụ nước nào mất vòi thì những nhà ở gần đó phải đền hai đồng bất kể có ăn trộm hay không. Sau này chính quyền phải thay các vòi bằng sắt hoặc gang nên việc mất trộm cũng giảm đi nhiều.
Những năm đầu thế kỷ XX, do thói quen sử dụng nước sinh hoạt của người dân bản địa không vệ sinh dẫn đến bệnh truyền nhiễm rất nhiều, buộc chính quyền thuộc địa phải siết chặt quản lý. Ngày 22/1/1907, Thống sứ Bắc kỳ ra Nghị định Về vệ sinh thành phố Hà Nội. Theo đó, thành phố quy định người dân không được đào giếng lấy nước ăn ở những nơi gần chuồng phân, hố phân hay bãi tha ma.
Nhà nào muốn đào giếng phải xin phép tòa Đốc lý. Các giếng không sử dụng phải được lấp bỏ. Thành phố cũng thành lập Hội đồng vệ sinh để kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nước ăn của người dân và các nhà hàng cơm, quán rượu.
Ngày 18/5/1915, Chánh hội đồng Thành phố Pasquier ban hành văn bản Hà thành tuần cảnh điều lệ (Règlement de Police de la Ville de Hanoi). Theo văn bản này, tại những nơi có nước máy công cộng, người dân không được đỗ xe, không để thùng chậu gây cản trở việc lấy nước. Nghiêm cấm người dân tắm giặt, rửa tay chân tại vòi nước công cộng.
Nhà cầm quyền quy định người dân không được dùng thùng chậu có dung tích lớn hơn 20 l để hứng nước. Quy định này nhằm ngăn chặn việc chiếm vòi nước công cộng tích trữ vào thùng lớn, cản trở người khác lấy nước.
Đề phòng những kẻ láu cá, thành phố cũng cấm việc dùng thùng chậu nhỏ hơn 20 l để hứng nước rồi đổ vào thùng trên 20 l.
Tuy nhiên, tại một số khu vực xa máy nước và không có đường dẫn nước, chính quyền cho phép người dân được sử dụng thùng có dung tích dưới 250 l để hứng nước.
Những năm sau, với việc cải tạo quy hoạch thành phố, dân số của Hà Nội tăng nhanh chóng. Công suất Nhà máy Nước Yên Phụ không đáp ứng nhu cầu sử dụng. Nước từ các vòi công cộng chảy nhỏ giọt không đủ cho người dân. Các trụ nước trong thành phố luôn ở tình trạng quá tải. Mờ sáng người dân xếp hàng rồng rắn chờ hứng nước.
Quanh trụ nước công cộng lúc nào cũng đông như họp chợ. Tiếng xô thùng va vào nhau, tiếng cãi chửi, tranh giành ầm ĩ. Nạn khan hiếm nước đã nảy sinh nhóm du côn sống bằng việc chiếm các trụ nước công cộng.
Người dân muốn lấy nước phải mua lại chỗ với giá từ 4 đến 5 xu mỗi gánh. Ai không chi tiền hoặc phản ứng thì sẵn đòn gánh chúng đánh tới tấp. Năm 1933 tòa Trừng trị đã xử lý 9 tên du côn chiếm trụ nước công cộng và đánh người tại phố Goussard (Phố Tuệ Tĩnh). Những kẻ côn đồ này bị phạt tù giam từ 1 tháng đến 2 tháng, ngoài ra còn bị tòa án phạt một khoản tiền.
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước, Đốc lý Hà Nội Delsalle đã thỏa thuận với Giám đốc Sở Máy nước Joseph Bedat về việc xây thêm nhà máy nước tại phố Hàng Lọng (phố Lê Duẩn) với chi phí lên tới 1 triệu đồng Đông Dương. Do nguồn kinh phí quá lớn, ngân quỹ của thành phố không đủ đáp ứng nên Đốc lý Hà Nội có kế hoạch phát hành công trái và kêu gọi người dân ủng hộ.
Nhờ đó, những năm kế tiếp chính quyền thực dân xây dựng thêm một số nhà máy nước cho Hà Nội đặt ở Đồn Thủy (năm 1931), Bạch Mai (năm 1932), Ngọc Hà (năm 1934) và Ngô Sĩ Liên (năm 1944).
Để khuyến khích người dân sử dụng nước sạch, Sở Máy nước nhận cung cấp các dịch vụ lắp đặt hệ thống nước đến từng nhà và áp dụng chính sách trả góp, hàng tháng người dân thanh toán một khoản tiền cho đến khi trả xong chi phí lắp đặt. Riêng các xưởng giặt, Sở Vệ sinh thành phố bắt buộc chủ xưởng phải lắp đường nước máy để sử dụng. Chủ xưởng nào không lắp nước máy sẽ bị Sở Cẩm phạt 1,2 đồng (tương đương 10 kg gạo). Tái phạm sẽ buộc phải đóng cửa.
Trải qua ngót 130 năm Hà Nội có nước máy, đến nay các nhà máy nước không ngừng được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sạch ngày càng tăng của nhân dân. Các trụ nước công cộng do người Pháp đặt tại các tuyến phố giờ chỉ còn trong hoài niệm. […]
Tạ Thu Phong
Nguồn:
https://zingnews.vn/nuoc-sach-o-ha-noi-hon-100-nam-truoc-post1369509.html
Tuy nhiên, tại một số khu vực xa máy nước và không có đường dẫn nước, chính quyền cho phép người dân được sử dụng thùng có dung tích dưới 250 l để hứng nước.
Những năm sau, với việc cải tạo quy hoạch thành phố, dân số của Hà Nội tăng nhanh chóng. Công suất Nhà máy Nước Yên Phụ không đáp ứng nhu cầu sử dụng. Nước từ các vòi công cộng chảy nhỏ giọt không đủ cho người dân. Các trụ nước trong thành phố luôn ở tình trạng quá tải. Mờ sáng người dân xếp hàng rồng rắn chờ hứng nước.
Quanh trụ nước công cộng lúc nào cũng đông như họp chợ. Tiếng xô thùng va vào nhau, tiếng cãi chửi, tranh giành ầm ĩ. Nạn khan hiếm nước đã nảy sinh nhóm du côn sống bằng việc chiếm các trụ nước công cộng.
Người dân muốn lấy nước phải mua lại chỗ với giá từ 4 đến 5 xu mỗi gánh. Ai không chi tiền hoặc phản ứng thì sẵn đòn gánh chúng đánh tới tấp. Năm 1933 tòa Trừng trị đã xử lý 9 tên du côn chiếm trụ nước công cộng và đánh người tại phố Goussard (Phố Tuệ Tĩnh). Những kẻ côn đồ này bị phạt tù giam từ 1 tháng đến 2 tháng, ngoài ra còn bị tòa án phạt một khoản tiền.
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước, Đốc lý Hà Nội Delsalle đã thỏa thuận với Giám đốc Sở Máy nước Joseph Bedat về việc xây thêm nhà máy nước tại phố Hàng Lọng (phố Lê Duẩn) với chi phí lên tới 1 triệu đồng Đông Dương. Do nguồn kinh phí quá lớn, ngân quỹ của thành phố không đủ đáp ứng nên Đốc lý Hà Nội có kế hoạch phát hành công trái và kêu gọi người dân ủng hộ.
Nhờ đó, những năm kế tiếp chính quyền thực dân xây dựng thêm một số nhà máy nước cho Hà Nội đặt ở Đồn Thủy (năm 1931), Bạch Mai (năm 1932), Ngọc Hà (năm 1934) và Ngô Sĩ Liên (năm 1944).
Để khuyến khích người dân sử dụng nước sạch, Sở Máy nước nhận cung cấp các dịch vụ lắp đặt hệ thống nước đến từng nhà và áp dụng chính sách trả góp, hàng tháng người dân thanh toán một khoản tiền cho đến khi trả xong chi phí lắp đặt. Riêng các xưởng giặt, Sở Vệ sinh thành phố bắt buộc chủ xưởng phải lắp đường nước máy để sử dụng. Chủ xưởng nào không lắp nước máy sẽ bị Sở Cẩm phạt 1,2 đồng (tương đương 10 kg gạo). Tái phạm sẽ buộc phải đóng cửa.
Trải qua ngót 130 năm Hà Nội có nước máy, đến nay các nhà máy nước không ngừng được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sạch ngày càng tăng của nhân dân. Các trụ nước công cộng do người Pháp đặt tại các tuyến phố giờ chỉ còn trong hoài niệm. […]
Tạ Thu Phong
Nguồn:
https://zingnews.vn/nuoc-sach-o-ha-noi-hon-100-nam-truoc-post1369509.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét