SO SÁNH CÁC BẢN DỊCH “SỐNG CHỤ SON SAO” VỚI BẢN GỐC (Tiếng Thái phiên âm)
- Sống (xống) = Tiễn đưa
- Chụ = nhân tình, người tình
- Son = răn, dạy bảo, (son tạy = dạy dỗ), dặn dò
- Sao = gái, cô gái
Sống chụ son sao = Tiễn đưa người tình, dặn dò cô gái.
So sánh một số đoạn thơ hay, đẹp nhất:
*-1,
Cộp chụ tạu cáy khănPa lăng phăn mữa xú hườn hươn chọiHên tò, mek dắn dọi lồng tồng xí puôngMươi luông tặp cháy cá hươn ông pên piếngTản chụ pên niếng nắc hặc chụ pên niếng niêuHứa chaư điêu bánh xong xừ đảy.
Dịch xuôi của Cầm Cường:
Bên nhau tận thâu đêm gà gáyĐèo giấc mơ về tới nhà, trăng xế đầu núiMàn sương buông đồng làng bốn mảngSương lạnh sa mái nhà “Ông” thành tảngLời tình xôi nén chặtThương tình xôi nén chắc vào xôiMảnh tim này ai nỡ xẻ làm đôi.
Mạc Phi:
Đôi ta ngồi khuống tận khi gà gáyĐeo mộng về nhà lúc xế vầng trăngBốn phía sa mù dângMịt mùng sương buông lấp máiLời hẹn hò bền chắcTình đôi ta nhuyễn chặtchung trái tim không thể xẻ đôi.
Điêu Chính Ngâu:
Ta yêu nhau cùng chơi “khuống” tận gà gáyMang mộng về nhà lúc vầng trăng xế đầu nonThấy mịt mùng sương phủ bốn bềSương sa lấp mái, đông thành tuyếtMối tình càng vương ványêu nhau như nắm xôi nhuyễn chặtTría tim này nỡ xẻ làm đôi
Nguyễn Khôi:
Có đêm chuyện chừng quên gà gáyĐeo mộng về trăng rải như mơMù dâng sương tỏa mịt mờTơ duyên xe lối hẹn hò bền lâu
Pan đắng cởn hin lạn mà lắn tặp mữTặp mữ tắp phái khoa niu cơiLượt háu dọi, xẩm xép naư mốcLượt baứ tốc, xẩm xép naư chauTộc cuông chaư báu ni phaư hụTộc ná chu, hảy dú cuông pha.
Cầm Cường:
Ví như phiến đá tảng đập trúng vào tayĐẹn tay đúng ngón út phía phảiMáu chưa chảy mà xót nỗi lòngMáu chưa rơi, mà nhức mhối trong timĐau nỗi lòng, ai có thấu chăng?Tủi nỗi lòng, vò võ gối chăn.
Mạc Phi:
Như nậy đá to, đá sậpVần đá tảng đè tayĐè tay, đè tay phải,ngón útMáu không rớt mà đau tận ruộtMáu không rơi mà buốt tận timĐau trong ruột, không người đoái hoàiBuốt trong tim, thăm hỏi nào ai?xót xa em trùm chăn thầm khóc.
Điêu Chính Ngâu:
Như nậy đá, đá sập phải tayĐè tay đè ngón útMáu không chảy mà xót tận timMáu không rơi xót đau cõi lòngBuồn trong lòng nào có ai hay?Tình thương đành trùm chăn thầm khóc.
Nguyễn Khôi:
Như vần đá, đá lăn đổ sậpDập ngón tay rút ruột mà đauMáu không rơi buốt tận đầuNhói trong tim hỏi ai nào biết cho?Trùm chăn kín xót xa thầm khóc
*-3,….
Nham bók pục, đất bók pục nằng congNhám bók tong, đất bók tong nằng thảNham bók mạ, đất bók mạ nằng thả hướm lay
……..
Cầm Cường:
Cầm Cường:
Mùa hoa bưởi, ngắt hoa bưởi ngồi trôngMùa hoa vông, ngắt hoa vông ngồi chờMùa hoa mạ, ngắt hoa mạ ngồi ngóng đợi hoài…
Mạc Phi:
Dù thành vợ người ta, cứ xẻ lòng chờ, em ạ!Mùa hoa bưởi ngắt hoa bưởi ngồi mongMùa hoa vông ngắt hoa vông ngồi đợiMùa hoa mạ, ngắt hoa mạ ngồi chờHoa sắp héo, sương mai em nhúngHoa sắp tang, nước rượu em ngâmHoa gói khăn đào 20 năm không phai19 đời Tạo quan vẫn thắmĐôi ta yêu nhau lấy gì gửi mặt?Gửi vải sợ vải sờnGửi đàn sợ đàn gãyGửi bạc vụn sợ không đáng lòngGửi bạc nén ? nhưng anh của khó nhà không!Gửi vật tre mây sợ hópĐôi ta yêu nhau, anh gửi chiếc đàn môi đồngCòn thương anh, đàn môi đồng nhớ mãiDuyên mai sau, đàn môi đây, hãy lấy nhận ngườiCất kỹ trong lòng, em ơi, đừng nhầm lẫn nhận sai!Con khóc giơ đàn môi dỗ nínNgày về Trời (chết) treo trên cổ ngựa (giấy) bayĐàn bay lên thành một cánh bướm vàngLời thương đặt trong lòng đừng phaiTrầu têm đặt trong giỏ đừng úaLạc phương trời đừng buồnVòng bảy cõi Mường xa đừng đổi thay!
Điêu Chính Ngâu:
Em lấy ai hãy xẻ lòng chờMùa hoa bưởi em ngắt hoa bưởi ngồi mongMùa hoa vông em ngắt hoa vông ngồi đợiMùa hoa mạ em ngắt hoa mạ ngồi chờHoa sắp héo đem dấp sương mai hoa sẽ tưoi lạiHoa sắp phai đem ngâm rượu quếHoa sắp tàn đem gói khăn hồngKhăn hồng để 20 năm không phaiMười chín đời vẫn tươiĐôi ta yêu nhau biết gửi gì làm kỷ vật?
Nguyễn Khôi:
Cho dù đã vợ người taĐã yêu xin xẻ lòng chờ đợi nhauMùa hoa bưởi hoa ngâu hẹn đợiHoa mạ vàng chờ tới tàn phaiHoa tàn em nhúng sương mai20 năm gói khăn mùi còn thơm19 đời Tạo quan vẫn thắmMặt thân thương gửi gắm gì hơnVải ư ? sợ vải chóng sờnĐàn ư ? lại sợ gãy đàn ngang cungGửi bạc vụn sợ l\không xứng đángBạc nén ư ? Anh kiếm chưa raGửi tre lại sợ tre giàĐàn môi cất kỹ kẻo mà nhận saiCon khóc lấy đàn môi dỗ nínNgày về Trời theo cánh ngựa bayLời thương em nhớ đừng phaiHồn thương đừng có đổi thay cõi trờiNhư hóa phép vàng tươi cánh bướmQua hè về đông đến cưới nhau
*-4,
Mứa lồng hươn, phác cát hính pên bứaBát lau lửa, xửa ón nọi ma ták têm chăn
……..
Cầm Cường:
Cầm Cường:
Lúc ra đi hạt cải mới nảy mầmTới ngày về, áo con tre phơi đã đầy sân
….
Mạc Phi:
Mạc Phi:
Khi anh ra đi cải chia cánh bướmKhi anh trở về cải già đơm hoaLâu ngày, em đã quên hơi hết lạ.Khi anh ra đi, khăn Piêu đen em còn vắt sào ngangKhi anh trở về, áo con nhỏ đã giăng đầy sânDây trầu không cũng xào xạc rụng cuốngSâu khoét trong lòng cây tươi được chăng?bạn lứa đều nên duyên may mắnThiệt riêng anh ở vắng một mình!
Điêu Chính Ngâu:
Khi anh đi rau cải mới mọc mầmChiếc Piêu đen còn phơi sào giữaLúc anh về áo con nhỏ phơi đầy sânRì rào lá Trầu rơi khỏi cuốngTre kém tươi phải chăng sâu khoét?Bạn cũ đều nên đôi nên lứaCòn ta thời lẻ loi đơn độc!
Nguyễn Khôi:
Khi anh đi cải ngồng cánh bướmAnh trở về, cải muộn đơm hoaKhi đi Piêu mới rủ làKhi về áo trẻ khắp nhà dăng phơiLá trầu vàng rụng rơi khỏi cuốngCây tre sầu chết đứng vườn bênbạn bè nên lứa nên duyênRiêng anh đơn độc nhìn em bẽ bàng.
Thơ Thái phổ biến khổ thơ gồm 3 câu một, đây là một cách chia khổ thơ đặc sắc để tạo ra sự nhấn mạnh (tạo thành 1 ý, kiểu vần Lưng của hát KHẮP rất vần,có tính cân đối nhịp nhàng dễ đọc, dễ ngâm). Thể KHẮP phải chăng là gần với thể ngâm khúc (song thất lục bát - độc nhất vô nhị chỉ Người Kinh mới có) ?…Vì thế nên NK tâm đắc “vận” vào (áp vào) mà dịch Sống Chụ Son Sao.
Trong các bản Sống Chụ Son Sao còn lại đến nay thì:
1, Bản Điêu Chính Ngâu (1914-1958) -Thái trắng Quỳnh Nhai – Sơn La, là người sưu tầm dịch đầu tiên (nxb Hội Nhà Văn-1957) được coi là bản dịch sát nghĩa nhất, tuy không đầy đủ bằng các bản sau.
2, Bản do Nhà văn Mạc Phi (1928-1996)-Hoa, tên thật là Lưu Huy Hòa, sinh tại Mông Tự -Vân Nam (Trung Quốc), lấy vợ Thái, từng là Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Lai Châu.
Bản này (1960) dài hơn bản 1957 tới 242 câu… được coi là những câu thơ có giá trị làm cho ý nghĩa và hình ảnh các đoạn thơ trở nên tinh tế sống động hẳn lên. Trước khi tiến hành dịch, Mạc Phi đã so sánh đối chiếu chỉnh lý giữa các bản sưu tầm năm 1957, 1958 và 5 bản chép tay khác ở Thuận Châu, Mai Sơn, Mường La (Sơn La). Sau đó Ông còn hiệu đính lần cuối với sự tham gia của 1 số nghệ nhân người bản địa. Đây có thể coi là một bản Truyện thơ dược hiệu đính (nhuận sắc) công phu... Tuy nhiên, theo các nhà sưu tập nổi tíếng của Dân tộc Thái như Điêu Chính Ngâu, Hà Hem, Quàng Văn Đôi, Pánh Túng, Phóng Nói, Lù Văn Nhớ, Cầm Bao, Cầm Biêu, Lò Văn Sỹ, Lò Văn Cậy, Cầm Cường… thì trên đại thể,tất cả các bản truyện thơ Sống Chụ Son Sao đều chỉ khác nhau ở một số chữ đệm đầu câu hoặc cuối câu thơ, hoặc khác nhau về cách sắp xếp một số câu trong một số đoạn (do là thể KHẮP - hát thơ).
1, Bản Điêu Chính Ngâu (1914-1958) -Thái trắng Quỳnh Nhai – Sơn La, là người sưu tầm dịch đầu tiên (nxb Hội Nhà Văn-1957) được coi là bản dịch sát nghĩa nhất, tuy không đầy đủ bằng các bản sau.
2, Bản do Nhà văn Mạc Phi (1928-1996)-Hoa, tên thật là Lưu Huy Hòa, sinh tại Mông Tự -Vân Nam (Trung Quốc), lấy vợ Thái, từng là Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Lai Châu.
Bản này (1960) dài hơn bản 1957 tới 242 câu… được coi là những câu thơ có giá trị làm cho ý nghĩa và hình ảnh các đoạn thơ trở nên tinh tế sống động hẳn lên. Trước khi tiến hành dịch, Mạc Phi đã so sánh đối chiếu chỉnh lý giữa các bản sưu tầm năm 1957, 1958 và 5 bản chép tay khác ở Thuận Châu, Mai Sơn, Mường La (Sơn La). Sau đó Ông còn hiệu đính lần cuối với sự tham gia của 1 số nghệ nhân người bản địa. Đây có thể coi là một bản Truyện thơ dược hiệu đính (nhuận sắc) công phu... Tuy nhiên, theo các nhà sưu tập nổi tíếng của Dân tộc Thái như Điêu Chính Ngâu, Hà Hem, Quàng Văn Đôi, Pánh Túng, Phóng Nói, Lù Văn Nhớ, Cầm Bao, Cầm Biêu, Lò Văn Sỹ, Lò Văn Cậy, Cầm Cường… thì trên đại thể,tất cả các bản truyện thơ Sống Chụ Son Sao đều chỉ khác nhau ở một số chữ đệm đầu câu hoặc cuối câu thơ, hoặc khác nhau về cách sắp xếp một số câu trong một số đoạn (do là thể KHẮP - hát thơ).
PGS – TS Cầm Cường (1934-1996) - Thái đen Sơn La, Đại học Tổng hợp Hà Nội, mới công bố một số đoạn dịch khá sát nghĩa…
Một điều ngẫu nhiên thú vị là: các dịch giả (Điêu Chính Ngâu, Mạc Phi, Nguyễn Khôi) có thời đều ở Bản Nà Coóng, xã Chiềng Cơi, huyện Mường La, tỉnh Sơn La- nơi khu gia đình cán bộ Khu Tây Bắc và tỉnh Sơn La cư trú – phải chăng đó là duyên tiền định để các “Nhà” cùng Hứng khởi trước sau cất công thả hồn “dịch” Sống Chụ Son Sao” cho mọi người (các Dân tộc anh em trong mái nhà Việt Nam) cùng ngâm nga thưởng thức thiên tình sử bất hủ này!
Trích “Tiễn dặn người yêu” toàn tập - Nguyễn Khôi (biên soạn) 418 trang, khổ 13×19,nxb VH Dân tộc-Hà Nội - năm 2000.
Bài đã đăng “Kỷ yếu Hội Nghị Chương trình Thái Học” Hà Nội 2002
NGUYỄN KHÔI
Nguồn:
http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/dao-tao/2206-kho-binh-v-sng-ch-son-sao.html
Nguồn:
http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/dao-tao/2206-kho-binh-v-sng-ch-son-sao.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét