CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

TÀO THÁO (TAM TỀ VƯƠNG HÀN TÍN) - Tạp ghi và phiếm luận của Chu Vương Miện



Trong quân doanh Đại Đô Đốc Chu Du nói với tham mưu trưởng Lỗ Túc:
- Muà đông rét mướt như thế này này, làm gì mà có gió Đông Nam, chắc Khổng Minh Gia Cát Lượng nổ chơi cho vui chuyện mà thôi?
Lỗ Túc khẩn trương đáp :
- Con người của Khổng Minh không bao giờ nói đùa đâu?

Câu nói vừa dứt thì gió Tây Bắc thổi nhè nhẹ rồi chuyển sang gió Đông Nam thôỉ ào ào. Chu Công Cẩn tái mặt, nghĩ thầm Gia Cát Lượng đúng là người tài hơn mình, không thể để sống lâu được, nếu còn sống sẽ tạo phiền phức cho sự nghiệp Đông Ngô sau này lắm lắm. Bèn gọi hai bộ quân Đô uý là Từ Thịnh và Đinh Phụng, mỗi ngươì dẫn theo 100 quân. Từ Thịnh đi đường sông còn Đinh Phụng đi đường bộ, trực chỉ ra đàn Thất Tinh núi Nam Đàn đưa Khổng Minh Gia Cát Lượng về chầu trời. Đinh Phụng tới trước, leo lên đàn chả thấy Khổng Minh đâu cả, bèn xuống dưới đàn thì có lính thưa như sau:
-Chiều hôm qua, có một con thuyền cỡ trung ở đâu đến đậu nơi bờ rạch. Buổi trưa thì Quân Sư lên đàn xoã tóc khấn “Xấm ba là xì, xí ba xầm” rồi xuống thuyền đi rồi cũng chưa lâu lắm đâu!
 
Thuyền cuả Từ Thịnh cũng vừa tới, hai tướng bàn bạc với nhau.  Người bộ, người thuỷ đốc quân chia nhau đi kiếm nữa. Từ Thịnh thấy thuyền trước mặt mình đi rất chậm, bèn giương buồm đuổỉ theo rồi hô hoán:
- Có lệnh có đại đô đốc Kinh Châu, kính mong Quân sư trở lại để bàn việc quân vụ khẩn cấp tối mật.
Khổng Minh đang đứng trước muĩ thuyền cười lên ha hả:
- Tướng quân về bẩm lại với Chu đô đốc là Khổng mỗ đã đi guốc trong tim phổi cuả đô đốc từ khuya rồi.

Rồi một người từ trong khoang thuyền đi ra, đặt tên vào cung bắn vút ra một cái cắt đứt luôn chiếc buồm rớt xuống. Thuyền cuả Từ Thịnh bèn quay ngang ra không đi nữa, rồi nói:
-Ta là Thường Sơn Triệu Tử Long đây! Khôn hồn thì cút đi cho mau khuất mắt.
Thuyền ngừng, Khổng Minh và Triệu Vân vào ngay doanh trại ở Hạ Khẩu, để nghe  Lưu Huyền Đức phân công phân nhiệm cấp kỳ như sau đây:
- Lưu Kỳ, Lưu Phong, My Phương, My Trúc, bốn người dùng hải thuyền chia nhau tuần tiễu trên sông Xích Bích, vớt những đào binh cuả Tào Tháo sống sót, sau đó chia nhau trấn giữ  Giang Lăng, Giang Hạ.
 

Còn Quan Công, Triệu Tử Long, Trương Dực Đức thì Khổng Minh ghé tai nói nhỏ “cứ như vdầy, như vdầy”. Giao cho Tôn Càn và Giản Ung giữ Hạ Khẩu, còn Khổng Minh và Lưu Huyền Đức đặt bộ tham mưu ở Phàn Khẩu, mọi lộ binh mã nhận lệnh lên đường ngay tức khắc.
 
*
Binh Đoàn cuả Tào Tháo thừa tướng tháo bỏ của chạy lấy người, ước chừng  khoảng 3000 người. Tào Tháo chạy dẫn đầu, có phóng viên truyền thanh, truyền hình, báo chí chạy theo quay phim, chụp hình cứ loạn cả lên. Mọi người nhắm hướng Huê Dung mà chạy. Chạy khoảng chục dặm thì thấy bên phải đường có một toán quân, thúc trống ầm ĩ chào mừng, treo vài tấm banderol “Thưởng thức  Hạ hầu Tào Thừa Tướng” tiếp đến là tấm “Lương Vương Bành Việt, Lưu Bị, Lưu Gậy, Lưu Huyền Đức cung hỉ Tào Thưà Tướng”, bên cạnh đó là cơm vắt, cơm sấy chín sẵn kèm theo thịt khô cá khô đã nướng và nước uống đầy đủ, kèm theo vài tấm bià carton ghi sẵn “xin cứ tự nhiên” đoàn quân di tản chiến thuật của Tào thừa tướng như chạy việt dã “marathon” hết sức là văn học nghệ thuật hôm nay, chạy vừa hài hoà vừa khang trang vừa khệnh khạng. Chạy một thôi đường nữa thì lại thấy biểu ngữ ghi “thượng lộ bình an”. Gần đó thì tấm khác đề “Kỷ Tín Thường Sơn Triệu Tử Long chúc lành” đến xế chiều thì thấy cơm rượu bày dọc đường cùng “phàn xôi phá xa” gói  “lạp xường lồ mái phàn” xấu dầm, táo dầm... và vài tấm vải đề chữ “Phàn Khoái Trương Dực Đức người nước Yên, cung hỉ phát xồi” . Đoàn người dừng chân ăn uống no say rồi chạy nữa. Sáng hôm sau thì gặp cờ quạt trống kèn cuả Châu Thương, cùng fơod to go, phế nại, hồng trà, thanh trà, bánh bao, dào cháo quẩy, kèm theo mấy chữ “thượng lộ bình an”. Buổi trưa thì gặp đoàn quân cuả Quan Bình, tối thì đến ngay Huê Dung Đại Tiểu Lộ. Cũng may là dọc đường có dấu mũi tên vạch chỉ sẵn, để cho khỏi lộn, loạng quạng dám chạy sang Giang Đông cũng chưa biết chừng. Quan Vũ chắp tay xá Tào Tháo một cái rồi miệng nói:
- Vân Trường đã đặt tiệc chiêu đãi thừa tướng, đặc biệt hôm nay không say không về.
 
Mọi người chạy hai ngày hai đêm, tuy mệt nhưng cũng rất  phấn khởi vì có những phóng viên nhà báo chợ chạy theo quay phim, làm dvd, mai mốt trình chiếu trên tivi cho thiên hạ bá tánh toàn thế giới coi. Các tướng mạnh ai nấy ăn, binh tốt mạnh ai nấy uống thoả mái. Tào Tháo ngồi đối diện với Quan Vũ cầm ly nước chưa uống vội hỏi:
- Tháo này chưa điên, mà hình như thiên hạ có lắm đứa dành điên trước rồi, thật chả hiểu ra sao cả?
Quan Vũ trầm ngâm một lúc rồi đáp:
- Thực ra thiên hạ đa số điên nhiều và điên ít. Thành ra anh nào cũng nghĩ là chỉ có thiên hạ điên, còn mình không điên? Nếu Tào thừa tướng nghĩ kiếp trước cuả ngài là Tam Tề Vương Hàn Tín, thì mọi chuyện xẩy ra rất là logic “biện chứng pháp” đúng trăm phần trăm không sai một ly ông cụ nào cả ?
- Nếu vậy Quan Vũ ngài là ai ?
- Ta à ? Ta là Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đây, vẫn là chữ Vũ, kiếp trước họ Hạng, kiếp này họ Quan.
Tào Tháo đứng lên xá Vân Trường một cái, làm bá quan chả hiểu mô tê gì sứt cả, rồi nói:
- Chúng ta lại gặp nhau? Tiền kiếp Tháo này chỉ là một tên nô tài Chấp Kích Lang vác giáo theo hầu đại vương, kiếp này sao mà chó đớp nhằm ruồi làm lớn thế?
- Không phải vậy đâu? vì ta có mắt không tròng, nên thừa tướng mới phải chiụ khiêm nhượng vậy. Chớ sau về với Lưu Bang “Lưu Manh” thì Thừa tướng đã là Đại Nguyên soái phá Sở. Sau làm tới Tam Tề Vương, chỉ còn thua ông Kễnh “ông 30” nưã mà thôi. Sau đó ta có cho sứ giả mang mật thư và quà cáp sang gặp Thưà tướng và bàn chia ba thiên hạ. Rốt lại thì thừa tướng nô ô kê. Thế là rửa cẳng con vịt đẹt nước Sở?
- Vậy cái lão Khổng Minh Gia Cát Lượng là nhân vật nào thời Tây Hán thế?
- Lão quân sư này, chính là người phò tá thừa tướng đấy, có tên là Khoái Triệt [Kiệt] Bàng Thông.

Thì ra là vậy. Người này khuyên ta chia ba thiên hạ, theo đương sự thì đúng, nhưng theo ta thời đó bá tánh chết quá nhiều. Chết như rạ, sinh ra để mà chờ chết, mà ta thì không muốn chiến tranh kéo dài ra mãi nên có nghe qua quốc sách này rồi bỏ. Nghe đâu quốc sách này trên thiên đình có đọc, và lại cho chúng ta gặp nhau thêm 50 năm nữa. Vậy Khổng Minh Gia Cát sai Quan Vũ trấn nhậm nơi Huê Dung này với mục đích cao cả sâu xa gì xin nói rõ ra ngay.

- Cái thế chia ba chân vạc “đỉnh ba chân” hiện tại chưa thành hình, nhưng quân sư yêu cầu Thừa tướng cố giúp cho thành hình, và các tướng lãnh binh sĩ đứng dọc đường bảo vệ cuộc triệt thoái an toàn cho thừa tướng là có mục đích về sau là tạm thời đừng bao giờ mang quân tấn công Thục cuả Lưu Huyền Đức nữa. Để cho lực lượng dồn vào hết Ich Châu [tức tỉnh Tứ Xuyên] dùng làm đất cơ ngơi cắm dùi sau này ?

Tào Tháo cầm một muĩ tên bẻ làm hai , miệng lẩm nhẩm lời thề  rồi hỏi :
- Vậy cái lão Tôn Quyền là ai vậy?
- Là Trường Sa Vương Anh Bố đấy.
- Thảo nào đất đai và quyền hành cũng lớn hơn Bành Việt Lưu Bị gấp đôi. Vốn là hảo bằng hữu kiếp trước cả. Tuy nhiên ta chỉ giữ lại một ít quân trấn giữ cho có lệ, chỉ khi nào quân Ngô ăn thịt quân Ba Thục thì ta lệnh cho pháo thủ pháo bazoka, cao xạ, cànông qua Ba Quận, Sài Tang cho họ Tôn ngán chơi!

- Vậy kính mong thừa tướng cho biết mục đích cuộc chiến trên sông Xích Bích vừa rồi?

- À ta hiểu rồi, Quan Hầu hỏi xem là quan điểm cuả ta có giống như điều Khổng Minh nghĩ suy đoán không? Thực ra đây là một cuộc giải binh tập thể mà thôi, ta mang đi 30 vạn quân, thì để năm vạn ngay chỗ này, cách Huê Dung đại lộ này khoảng 10 dặm về phiá bắc do Tào Nhân, Tào Hồng chỉ huy. Chỉ cần bắn pháo hiệu lên là có ngay. 25 vạn còn lại, một nưả là quân cuả Viên Thiệu,Viên Thuật, một nửa là quân Kinh Châu cuả Lưu Biểu. Bên Ngô 3 vạn, bên Thục 1 vạn, và cuả Lưu Kỳ 1 vạn. Cuộc chiến tranh đánh cuội này, mục đích là để giải giáp 25 vạn quân, về sống đoàn tụ với gia đình một cách êm ru khỏe khoắn, thế thôi ? Còn ta thì cũng có tuổi, tuy nhiên còn sống ngày nào thì không bao giờ tiến quân vào Ba Thục. Nhưng những người khác thay ta thì ta không bảo đảm?
 
                                                                                chuvươngmiện
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét