CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2022

CÁCH NHỚ VÀ VIẾT CHỮ ĐỨC 德 THEO HÁN TỰ CHO DỄ DÀNG - La Thụy sưu tầm

 


Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm
 
Bên trái có bộ  xích (ở đây có hình tượng con chim chích đậu trên cành tre) – Chích và Xích cũng cùng âm
Bên trên có chữ thập: 
Dưới chữ  là chữ Tứ: 
Dưới nữa là chữ Nhất: 
Dưới cùng là chữ Tâm: 

*
Chữ tứ 四(罒)là chữ viết sai hoặc hình thức thư pháp của mục () (mắt)




Có thể đọc thêm câu thơ sau cho dễ nhớ:
 
Đức (Xích) dù đi đâu, Mười phương (Thập), 4 hướng (Tứ), ta vẫn giữ nguyên một (nhất) tấm lòng (tâm)
 
Cứ theo thứ tự của câu thơ mà viết từng phần của chữ Đức sẽ thấy chữ Đức dễ viết vô cùng. Có thể gặp chữ Đức trong Tứ Đức của người phụ nữ: Công, Dung, Ngôn, Hạnh (Người phụ nữ xưa phải có đủ Tam Tòng Tứ Đức, Tam Tòng là: Tại gia tòng Phụ, Xuất giá tòng Phu, Phu tử tòng Tử)

CHỮ ĐỨC

Đặc điểm của chữ ĐỨC  được tạo thành bởi năm bộ thủ:

1/ Bộ xích (): có nghĩa là những bước chân chậm rãi, từ từ, thong thả, trường kì. Bộ xích trong chữ đức có thể hiểu là muốn rèn “đức” hay bất kì một phẩm chất nào cũng vậy cũng cần có thời gian rèn luyện, phải tích lũy từng chút từng chút, không phải một bước mà thành.

2/ Bộ thập (): có nghĩa là mười.
(Thập) ngụ ý là nhiều, là đầy đủ, là thập toàn thập mỹ, mười phân vẹn mười, cũng có ngụ ý là bốn phương tám hướng. Điều đó có nghĩa rằng, con người dù ở đâu, lúc nào cũng phải dùng đức hạnh để đối đãi với người khác. 
Bộ thập xuất hiện trong chữ ĐỨC với ý nghĩa là dù ở đâu, ở phương nào cũng cần dùng đạo đức, đức hạnh để đối xử với người khác.

3/ Bộ mục (): nghĩa là mắt
 nằm ngang, ý nói người có đức là người có con mắt tinh tường, có thể phân biệt thị phi, đúng sai, thật giả.

4/ Bộ nhất (): có nghĩa là một,
 mang ý nghĩa là chỉnh thể, tổng thể, là toàn bộ, ý nói người có đức lấy đại sự làm trọng, không tư lợi cho bản thân, vạn pháp quy nhất, một lòng một dạ, không tâm không tạp niệm, không vướng bận.

5/ Bộ tâm (): có nghĩa là tâm.
 là chỉ nội tâm, muốn tu dưỡng được đức thì cần phải dựa vào tu dưỡng nội tâm. Tâm là bên trong, là thật lòng, chân tình, trung thành. Tâm () là bộ phận dưới cùng của chữ đức (), ý nói ĐỨC là trong đáy lòng không có vụ lợi, tư lợi.

Hiển nhiên rằng một người muốn tu dưỡng đạo đức thì phải tu dưỡng nội tâm. 

Chữ Đức    được tạo lên từ những phần như sau: Bên trái là bộ xích  Bên phải trên cùng là chữ Thập  , dưới chữ thập là chữ Mục  , dưới chữ mục là Chữ nhất  , dưới cùng là chữ Tâm   tất cả kết hợp cấu thành chữ Đức 



Qua chiết tự chữ Đức ta còn thấy được người có ĐỨC cao thì vô vi không vội vàng, mà thuận theo tự nhiên. Người có đức cao thì thuận theo tự nhiên không có ý cầu đức cho nên có đức, người có đức thấp thì luôn vội vàng và có ý cầu đức cho nên không có đức.

Nếu phân tích sâu, chữ ĐỨC này có nghĩa như sau: ĐỨC là thứ người ta tích được khi biết dùng mắt , dùng tâm lắng nghe thiên ý, chữ nhất trong tiếng Hoa cổ đại có nghĩa là trời, nhất ở đây cũng có thể hiểu là hợp nhất với ý trời. Ý trời là gì? Là khuyên con người hãy biết “kính thiên ái nhân” có nghĩa là kính trời, yêu người. Làm việc lành, nói điều lành, nghĩ điều lành, thì đức sẽ tăng lên, dùng được cho bản thân và đức này có thể tích lại cho con cháu thế hệ sau.

 Nếu muốn phân tích thành xích, thập, mục, nhất, tâm  vẫn được. Dùng mắt, dùng tâm lắng nghe và làm theo và hợp nhất với ý của thập phương thần thánh, thì sẽ có ĐỨC.

Có thể nói chữ “ĐỨC” quyết định hết thảy mọi thứ của con người, sâu cạn nhiều ít của đức hạnh quyết định phúc phận và vận mệnh của con người. Cũng chính như “có đức mặc sức mà ăn” mà cổ nhân thường nói đến...


Chúng ta cần rèn học chữ Đức ngay từ khi còn bé thơ và áp dụng mọi lúc mọi nơi. Đức không tự nhiên mà có mà phải tích theo năm tháng. Bởi thế tiếng Việt có từ TÍCH ĐỨC!

                                                                                La Thụy sưu tầm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét