Tết là tiếng Việt. Người Trung Hoa chỉ có “tiết” mà không có Tết.
Tiết là nghĩa gốc là đốt, lóng thực vật; như đốt tre, trúc, tức là cái khoanh cứng chia cây tre trúc thành từng đoạn (đốt).
Thời gian trong vũ trụ mênh mông quá, nên người Trung Hoa cổ đại phải phân khúc, chia đoạn ra thành từng canh, từng khắc, nay gọi là giờ, phút, giây. Đêm thì gọi là canh - Đêm năm canh (mỗi canh giờ là 2 tiếng); Ngày sáu khắc. Năm có bốn mùa, 24 tiết khí. Tiết đầu tiên sau giao thừa là Tiết Nguyên đán (Nguyên: Đầu, đầu tiên. Đán: Mặt trời ló lên, là ngày).
Ngày đầu năm người Trung Hoa gọi là Tiết Nguyên đán. Người Việt gọi là Tết Cả, tức là Tết đầu tiên trong năm, cũng là Tết lớn nhất trong năm.
Người Việt dùng âm lịch, tức là lịch mặt trăng. Người Trung Hoa cũng dùng lịch mặt trăng. Nhưng cách tính và làm lịch của ta khác Trung Hoa, điều này đã được các cụ Hoàng Xuân Hãn, Lê Thành Lân nói từ lâu.
Nguyễn Xuân Diện
Người Việt dùng âm lịch, tức là lịch mặt trăng. Người Trung Hoa cũng dùng lịch mặt trăng. Nhưng cách tính và làm lịch của ta khác Trung Hoa, điều này đã được các cụ Hoàng Xuân Hãn, Lê Thành Lân nói từ lâu.
Nguyễn Xuân Diện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét