Trắc ẩn, chữ Hán viết là 惻隱, trong đó:
Trắc ẩn hiểu chung là thương xót, trong đó cả “trắc” và “ẩn” đều có nghĩa là thương xót, xót xa, đau lòng. Hán Việt tự điển của Thiều Chửu giảng “trong lòng thương xót không nỡ làm khổ ai hay trông thấy sự khổ của người khác gọi là trắc ẩn 惻隱”. Hán Việt Từ điển Từ nguyên của Bửu Kế cũng giảng “ẩn” trong trắc ẩn nghĩa là đau đớn, thương xót. Tương tự, Đại tự điển Hán Việt Hán ngữ cổ và hiện đại của Trần Văn Chánh giảng “ẩn” trong trắc ẩn nghĩa là đau lòng, thương xót. Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên giảng trắc ẩn là (tình cảm) thương xót.
Có thể vì nét nghĩa giấu kín, che đậy của “ẩn” quá phổ biến, trong khi nét nghĩa thương xót của “ẩn” ít được biết đến nên đôi khi chúng ta, cũng như có trang từ điển online nhầm trắc ẩn là “thương xót một cách kín đáo trong lòng”. Thật ra không cần kín đáo, lòng thương xót mà bày tỏ ra, thể hiện ra (qua ánh mắt, qua vẻ mặt, qua hành động,...) thì vẫn là lòng trắc ẩn.
........
* Đoạn này nằm trong Lương Huệ Vương thượng (梁惠王上) của sách Mạnh Tử (孟子).
Theo Ngày ngày viết chữ
*
Nguồn:
https://www.facebook.com/ngayngayvietchufanpage
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét