Trong 12 con giáp, tuổi Tỵ (con rắn) đứng hàng thứ
sáu, tức nằm giữa. Theo tử vi, tuổi Tỵ - nếu sinh vào mùa đông thường có bản
tính hiền lành, nếu sinh vào mùa hạ thì vui vẻ, sinh động. Bản chất của người
tuổi Tỵ có nhiều tham vọng, có chí tiến thủ. Người tuổi này thường phù hợp với
những công việc sáng tạo, cần sự thông minh. Đó là những con người sống có
phong cách riêng, nhiệt tình trong công việc cùng với mọi người chung quanh.
Tuy vậy, tuổi này rất nhạy cảm và hay ghen, cả nam lẫn nữ. Họ cũng là người
luôn chủ động, có năng khiếu, can đảm và có ý chí. Những người cầm tinh con Rắn
khá tự tin vào chính bản thân, thường họ không quan tâm người khác nghĩ gì. Họ
có phong cách riêng, sống hào phóng lại kín đáo và nhiệt tình. Họ lại có tính
thù dai, học được chữ nhẫn để chờ cơ hội báo thù.
Những đặc điểm đó người ta dựa vào các tính cách của loài rắn mà suy luận nên thực tế không hẳn là phổ biến. Bởi thế nên nói về con rắn sẽ chính xác hơn.
Những đặc điểm đó người ta dựa vào các tính cách của loài rắn mà suy luận nên thực tế không hẳn là phổ biến. Bởi thế nên nói về con rắn sẽ chính xác hơn.
Rắn xuất hiện khắp nơi trên trái đất, riêng Iceland,
Greenland, Hawaii, New Zealand, một vài vùng của Canada, miền bắc Nga và tất
nhiên cả Nam Cực cũng không hề có rắn.
Rắn có mặt ở lục địa và cả dưới biển sâu. Theo các nhà nghiên cứu về rắn, có hơn 20 họ rắn đã được công nhận, bao gồm 500 chi và chia ra khoảng 3550 loài. Người ta cho rằng rắn ngày nay được biến hoá từ thằn lằn thời thượng cổ hoặc xuất phát từ loài thuỷ sinh từ hàng triệu năm trước. Loài này thuộc một nhóm bò sát thủy sinh đã tuyệt chủng.
Rắn có mặt ở lục địa và cả dưới biển sâu. Theo các nhà nghiên cứu về rắn, có hơn 20 họ rắn đã được công nhận, bao gồm 500 chi và chia ra khoảng 3550 loài. Người ta cho rằng rắn ngày nay được biến hoá từ thằn lằn thời thượng cổ hoặc xuất phát từ loài thuỷ sinh từ hàng triệu năm trước. Loài này thuộc một nhóm bò sát thủy sinh đã tuyệt chủng.
Đa số con người đều sợ rắn vì sợ nọc độc của chúng. Thật ra, phần lớn loại rắn không có nọc độc. Những loài có nọc độc thường sử dụng để giết chết con mồi chứ không phải để phòng vệ. Những loài không có nọc độc thường nuốt con mồi hay quấn cho chết. Nọc độc như là một chất nước bọt có chất độc tiết ra từ những chiếc nanh làm tê liệt để giết chết con mồi. Nọc độc làm tê liệt thần kinh và nhiễm độc máu. Độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh và độc tố máu tấn công hệ tuần hoàn. Nọc độc là vũ khí tấn công hay phòng vệ của rắn độc. Nó tồn tại đã hàng triệu năm. Trên thế giới, mỗi năm có vài chục ngàn người đã chết vì nọc rắn khi bị rắn độc cắn.
Nọc độc của rắn làm chết người, tuy vậy khoa học lại dùng chính nọc độc ấy để chữa bệnh. Làm giảm đau, kháng viêm trong bệnh thấp khớp, đau dây thần kinh. Nọc rắn hổ mang ở Brazil có chất captopril gây hạ huyết áp rất nhanh từ đó người ta đã bào chế để chữa bệnh cao huyết áp. Nọc rắn còn dùng làm thuốc cầm máu và chất contortrastin trong nọc độc có khả năng khống chế tế bào ung thư. Kiểu này là lấy độc trị độc.
Loài rắn độc nguy hiểm như vậy thế tại sao ngành Y lại lấy rắn làm biểu tượng và ngành Dược lại lấy chén thuốc độc làm logo? Theo truyền thuyết Hy Lạp, khi con người và thần linh còn sống chung, có vị vua Asklepios Esculape ở xứ Thessalie là một đấng minh quân. Không những là một vị vua hiền, tài giỏi, ông còn là một thầy thuốc nổi tiếng. Ông đã nhường ngôi lại cho con để chú tâm vào nghiên cứu y thuật chữa bệnh cho người.
Một hôm Esculape trên đường đi thì gặp một con rắn.
Ông dùng gậy gạt rắn nhưng con rắn cứ bám gậy và quấn quanh. Esculape dùng gậy
đập chết rắn và tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng rồi ông thấy xuất hiện một con
rắn khác bò tới, miệng ngậm một loại thảo dược nhét vào miệng con rắn vừa chết.
Con rắn sống lại. Trước sự việc đã xảy ra, Esculape ý thức được thảo dược có thể
cứu sống mọi sinh vật. Từ đó ông chú tâm nghiên cứu cây cỏ để chữa bệnh cho người.
Thần Zeus, chúa tể của các vị thần Hy Lạp cổ đại nghi ngại nếu Esculape có thể
tìm ra thuốc sẽ giúp con người bất tử nên sai anh em nhà Cyclopes tạo mũi tên sấm
sét để trừng phạt. Thần Apollon đứng ra can thiệp, thần Zeus đã buông tha và
cho Esculape tham dự vào hàng tinh tú trong chòm sao Nhân mã. Do vậy, Esculape
được xem như thần bổn mệnh của các thầy thuốc.
Thần Esculape lấy vợ là Lampetie và sinh được 2 con gái là Hygie và Panacée, 3 con trai là Thelesphore, Machaon và Podalire. Tất cả 5 người con của ông đều tạo dựng được danh tiếng không kém cha. Cô con gái Hygie đã nuôi rắn thần để chữa bệnh và về sau trở thành nữ thần biểu tượng cho việc giữ gìn sức khỏe con người, do đó môn vệ sinh học được đặt tên là Hygène. Cô con gái thứ hai - Panacée - là nữ thần có khả năng chữa mọi bệnh tật, do đó thuốc chữa bệnh được gọi là Panacée.
Để tưởng nhớ Esculape, hậu thế đã dựng bức tượng của ông, tay cầm chiếc gậy làm bằng cây nguyệt quế và một con rắn quấn xung quanh. Con rắn này có tên là Elaphe longissima, một loài rắn lành có màu sắc đẹp, sống phổ biến ở châu Âu. Dựa vào truyền thuyết trên, ngành y đã dùng biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy phép của Esculape. Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Về sau này, Tổ chức Y tế Thế giới quyết định lấy hình ảnh
con rắn quấn quanh cây gậy là hình ảnh đại diện trong Y học.
Rắn cũng xuất hiện trong biểu tượng của ngành dược.
Tuy nhiên, thay vì quấn quanh cây gậy, con rắn sẽ quấn quanh một vật được gọi
là chén Hygeia. Nguồn gốc của biểu tượng này có liên quan đến con gái của
Esculape là nữ thần Hygie.
Đây là chén dùng đựng thuốc của nữ thần Hygie. Từ đó,
nó thành biểu tượng cho những nhà bào chế thuốc. Năm 1796, chén Hygeia chính thức
được công nhận liên quan đến ngành dược khi Hiệp hội Dược học Paris đã phát
hành đồng đúc mang biểu tượng này. Năm 1964, Hội Dược sĩ Hoa Kỳ đã chính thức
công nhận chén Hygeia là biểu tượng cho nghề Dược.
Trong nhiều nền văn hóa, con rắn biểu tượng cho những
điều xấu nhưng đối với văn hoá Việt, con rắn lại mang nhiều ý nghĩa may mắn và
nhạy bén, mang yếu tố thần linh
Trong văn hoá người Việt, hình tượng rắn xuất hiện đa dạng và phong phú qua hình tượng của rắn, trăn, chằn tinh, giao long, thuồng luồng và có khi là rồng…Ta có thể tìm thấy hình ảnh này qua truyện cổ tích, giai thoại, phong tục, văn học nghệ thuật, mỹ thuật, sân khấu...
Trong cổ tích Việt Nam thường có chằn tinh qua hình thức con trăn khổng lồ như truyện Thạch Sanh Lý Thông. Con trăn khổng lồ cũng xuất hiện trong tranh dân gian Đông Hồ.
Rắn còn xuất hiện như vị thần nước, thần sông, thần suối trong truyện Thần Tản Viên. Qua hình ảnh thủy quái hay còn gọi là thuồng luồng, đại diện cho thế lực siêu nhiên mang theo những hiểm họa đe dọa mùa màng và sự sinh tồn của con người đã bị Sơn Tinh khuất phục trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã cho thấy khát vọng chiến thắng thiên nhiên của các cư dân miền lúa nước.
Trong truyền thuyết Lạc Long Quân, ta bắt gặp rắn trong hình ảnh của con giao long. Loại rắn nước này biểu tượng sức mạnh của thần quyền và gắn liền với tập tục xăm mình của tổ tiên người Việt.
Rắn còn biến thể thành rồng trong các điêu khắc thời Lý Trần. Rồng thời kỳ này như con rắn dài không râu, không sừng mình tròn trịa uốn lượn.
Rắn còn là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tục thờ rắn là tín ngưỡng nguyên thuỷ của người Việt cổ xuất phát tục thờ thủy thần. Tục này bắt nguồn từ sinh hoạt nông nghiệp lúa nước gắn liền với sông nước. Ta cũng thấy hình tượng rắn mang ý nghĩa tôn giáo là Phật giáo của người Khmer sống ở Nam Bộ và người Chăm.
Trong cuộc sống hằng ngày, người Việt, đặc biệt là vùng nông thôn, người ta gần gũi và thường xuyên gặp rắn. Bởi nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nước ta có hệ thống động thực vật phong phú. Rắn là loại động vật đa dạng và xuất hiện nhiều loại ở nước ta.
Loại rắn thường gặp ở Việt Nam không có nọc độc là rắn nước, đó là tên của một họ rắn. Đây là loại rắn phổ biến nhất. Tính đến nay chúng ta đã tìm thấy được 304 chi với 1938 loại thuộc họ rắn nước, chiếm hai phần ba tổng số loài rắn.
Một loại phổ biến nữa là rắn ráo. Đó là loại rắn có mình thon dài, mắt to, bụng có màu vàng, sáng hơn phần trên. Chúng thường thấy ở bờ ruộng rẫy, bụi cỏ ven đường, vách đá, ven rừng.
Loại rắn không độc phổ biến ở nước ta còn là rắn hổ trâu hay còn được gọi là rắn hổ hèo. Nó dài trung bình từ 1,5m đến 1,95m. Loại này được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Loài rắn này hoạt động cả ngày lẫn đêm, thức ăn của chúng thường là cóc, rắn,..
Ngoài ra còn có rắn ri voi, rắn ri cá. Rắn ri voi hiền lành, nuôi lấy thịt. Rắn ri cá khá lớn, đầu to và rộng, hình trụ, có vảy gồ. Rắn có thân hình màu đỏ và có nhiều vạch ngang màu vàng nhạt.
Trong văn hoá người Việt, hình tượng rắn xuất hiện đa dạng và phong phú qua hình tượng của rắn, trăn, chằn tinh, giao long, thuồng luồng và có khi là rồng…Ta có thể tìm thấy hình ảnh này qua truyện cổ tích, giai thoại, phong tục, văn học nghệ thuật, mỹ thuật, sân khấu...
Trong cổ tích Việt Nam thường có chằn tinh qua hình thức con trăn khổng lồ như truyện Thạch Sanh Lý Thông. Con trăn khổng lồ cũng xuất hiện trong tranh dân gian Đông Hồ.
Rắn còn xuất hiện như vị thần nước, thần sông, thần suối trong truyện Thần Tản Viên. Qua hình ảnh thủy quái hay còn gọi là thuồng luồng, đại diện cho thế lực siêu nhiên mang theo những hiểm họa đe dọa mùa màng và sự sinh tồn của con người đã bị Sơn Tinh khuất phục trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã cho thấy khát vọng chiến thắng thiên nhiên của các cư dân miền lúa nước.
Trong truyền thuyết Lạc Long Quân, ta bắt gặp rắn trong hình ảnh của con giao long. Loại rắn nước này biểu tượng sức mạnh của thần quyền và gắn liền với tập tục xăm mình của tổ tiên người Việt.
Rắn còn biến thể thành rồng trong các điêu khắc thời Lý Trần. Rồng thời kỳ này như con rắn dài không râu, không sừng mình tròn trịa uốn lượn.
Rắn còn là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tục thờ rắn là tín ngưỡng nguyên thuỷ của người Việt cổ xuất phát tục thờ thủy thần. Tục này bắt nguồn từ sinh hoạt nông nghiệp lúa nước gắn liền với sông nước. Ta cũng thấy hình tượng rắn mang ý nghĩa tôn giáo là Phật giáo của người Khmer sống ở Nam Bộ và người Chăm.
Trong cuộc sống hằng ngày, người Việt, đặc biệt là vùng nông thôn, người ta gần gũi và thường xuyên gặp rắn. Bởi nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nước ta có hệ thống động thực vật phong phú. Rắn là loại động vật đa dạng và xuất hiện nhiều loại ở nước ta.
Loại rắn thường gặp ở Việt Nam không có nọc độc là rắn nước, đó là tên của một họ rắn. Đây là loại rắn phổ biến nhất. Tính đến nay chúng ta đã tìm thấy được 304 chi với 1938 loại thuộc họ rắn nước, chiếm hai phần ba tổng số loài rắn.
Một loại phổ biến nữa là rắn ráo. Đó là loại rắn có mình thon dài, mắt to, bụng có màu vàng, sáng hơn phần trên. Chúng thường thấy ở bờ ruộng rẫy, bụi cỏ ven đường, vách đá, ven rừng.
Loại rắn không độc phổ biến ở nước ta còn là rắn hổ trâu hay còn được gọi là rắn hổ hèo. Nó dài trung bình từ 1,5m đến 1,95m. Loại này được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Loài rắn này hoạt động cả ngày lẫn đêm, thức ăn của chúng thường là cóc, rắn,..
Ngoài ra còn có rắn ri voi, rắn ri cá. Rắn ri voi hiền lành, nuôi lấy thịt. Rắn ri cá khá lớn, đầu to và rộng, hình trụ, có vảy gồ. Rắn có thân hình màu đỏ và có nhiều vạch ngang màu vàng nhạt.
Ở Việt Nam cũng có nhiều loại rắn hung dữ và có nọc độc
chết người. Đầu tiên là rắn hổ mang. Đó loại rắn to, nọc rất độc. Chúng thường
sinh sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới sâu, hoang dã, ẩm thấp, nằm trong
khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Chiều dài của loài rắn này trung bình từ 3 đến 4 mét, nặng từ 5đến 6 kg, có con có thể
đạt tới 7 mét, nặng 35 kg. Nọc độc của loài này là độc tố thần kinh, có khả
năng gây chết người rất nhanh. Với một lượng nọc độc nhỏ có thể khiến 30 người
tử vong nếu không được điều trị sớm. Kế đến là rắn cạp nong. Chúng cũng xuất hiện
ở miền trung Ấn Độ, đặc biệt là các tiểu bang Assam và Tripura, khu vực Đông
Nam Á, Trung Quốc. Màu sắc đan xen của các dải màu đen và vàng, một số loài có
màu đen trắng.. Nọc độc của nó chủ yếu chứa độc tố thần kinh, làm ảnh hưởng đến
khả năng hoạt động của nơron thần kinh trong cơ thể con người và động vật khác.
Chính vì vậy, khi bị cắn, cơ thể người thường xuất hiện cảm giác co rút, tê cứng
và liệt. Loại cạp nia cũng là rắn rất nguy hiểm. Cạp nia được tìm thấy ở Ấn Độ
và một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào… Có các khoang màu chia đều trên
thân, màu chủ đạo là trắng và đen. Thường sinh sống tại các đồng cỏ và bờ ruộng.
Khi bị cắn, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 80% nếu không có biện pháp chữa trị kịp
thời. Một loại rắn nữa rất gần với người vì thường sống trên những cành cây là
rắn lục. Đây là loại rắn phổ biến trên thế giới, thân màu xanh lục, có loại
đuôi màu đỏ gọi là rắn lục đuôi đỏ. Nọc độc của chúng tấn công thẳng vào hệ thần
kinh, tim và máu làm nạn nhân gặp nguy kịch chỉ trong thời gian ngắn.
Ở dưới biển thì có loài rắn biển. Rắn biển có tên khoa học là Hydrophiinae. Khác với cá, rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Nọc độc của các loài rắn biển thường chứa mức độ độc tố cao. Tại Việt Nam, con rắn này còn có nhiều tên gọi khác như rắn đẻn, rắn đẻn biển...
Loại rắn độc nguy hiểm ở Việt Nam nữa là rắn lá khô đốm. Loại này này có màu đen hay nâu nhạt, thân có màu cam đậm hoặc nâu đỏ nhạt. Kích thước khoảng 47cm. Hoa văn trên thân có thể gồm những chấm tròn lớn riêng rẽ, không đều và cách xa nhau ở bên hông, trên sống lưng có hoặc không có hoa văn hình xoắn màu đen, có sọc đen trên lưng. Có một khoanh màu đen ở phần thân và chóp đuôi. Phía dưới đuôi có các khoảng màu đen và trắng không cân xứng. Thức ăn chính của chúng là những loài rắn nhỏ, thằn lằn,…Chúng thường sống ở các nơi rừng rậm, các đống đổ nát quanh nhà, những đống củi mục. Do đó phải luôn cảnh giác khi ở những nơi hoang vắng hay chung quanh có nhiều phế liệu. Đây cũng là loại rắn cực độc.
Nhiều nước trên thế giới cho rằng rắn là sinh vật có những huyền thoại và truyền thuyết. Nó vừa biểu tượng của trí tuệ lại vừa là hiện thân của cái ác và sự cám dỗ. Với Cơ đốc giáo, con rắn được mô tả là hiện thân của Satan đã cám dỗ Eva ăn trái cấm, dẫn đến sự sa ngã của loài người và bị trục xuất khỏi Vườn Địa đàng.
Sự liên kết giữa con người và loài rắn hình như có một mối liên hệ mang tính thần linh. Trung Quốc có bà Nữ Oa, Phục Hy được cho là tổ tiên của loài người được miêu tả đầu người mình rắn xoắn như chuỗi ADN trong khoa học hiện đại.
Ở châu Phi Enki là một vị thần cực kỳ quan trọng trong thần thoại được miêu tả đầu người và thân rắn.
Trong Ấn Độ giáo, hai vị thần chính là Vishnu và Shiva cũng có mối liên kết không thể chia cắt với loài rắn.
Thần thoại Hy Lạp cũng ghi lại những câu chuyện để thể hiện rắn là sinh vật xấu xa dữ tợn và đáng sợ.
Ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là vùng Thất Sơn, người ta thường kể lại trước đây vùng này có rắn hổ mây khổng lồ trên núi Cấm. Những con rắn này nặng vài trăm ký, còn loại năm bảy chục ký là bình thường. Những cánh rừng sát biên giới Campuchia cũng có nhiều trăn, rắn to dài như huyền thoại.
Rắn là loại động vật sinh sản mạnh với số lượng trứng rất nhiều. Người ta đã tìm thấy nhiều hang ổ của rắn lúc nhúc cả trăm ngàn con rắn. Con người luôn khát vọng sinh con đàn cháu đống nên ngày xưa dưới chế độ mẫu hệ thường thờ vật tổ rắn. Vật tổ rắn lại gần với hình tượng rồng, do vậy nhiều dân tộc, nhiều nền văn hoá cho mình là con cháu của rồng nên rồng, rắn trở thành vật thờ cúng.
(Bài này đã đăng trên báo xuân 2025)
Đỗ Duy Ngọc
Nguồn:
https://www.facebook.com/doduyngoc/?locale=vi_VN
https://www.facebook.com/doduyngoc/?locale=vi_VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét