(Trích tự truyện “Nơi làng quê heo hút”, giảng đường đại học)
Các cụ xưa bảo:
“ Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính” .
Cụ Nguyễn Du cũng viết:
“ …Thông minh vốn sẵn tính Trời …”
Vậy là tính cách, phẩm chất con người, là do Ông Trời sinh ra à? Giáo dục chỉ sửa đổi được chút ít thôi à?
Có lẽ, các cụ nói đúng!
Trong thực tế cuộc sống, có nhiều người, lúc túng thiếu, đói nghèo, thì làm bậy, đã đành rồi (“Bần cùng sinh đạo tặc” mà , 貧窮生盜賊). Đến khi đã làm quan, cuộc sống đủ đầy rồi , lẽ ra phải tốt hơn (“Phú quý sinh lễ nghĩa” 福貴生禮義)
Nhiều vị quan còn ích kỷ, xấu xa và gian manh hơn nhiều!
Trước đây, khi nhắc đến ai đó, có học hàm “giáo sư”, thì lập tức người ta nghĩ đến đó là một người tử tế, có trình độ uyên thâm, có nhân cách cao thượng.
Ít nhất cũng hiểu sâu về một vấn đề gì đó, mà anh ta suốt đời theo đuổi. Rất đáng được quý trọng!
Ngày nay, cách nghĩ ấy không còn chính xác nữa, nhất là những vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn!
“Giáo sư Vệ” (là người tôi biết rất rõ) và không ít những đồng nghiệp của ông này, có thể xem là thuộc loại giáo sư “Hữu danh vô thực” (有名無實- có tiếng tăm,nhưng không có thực chất).
Để minh họa cho nhận xét của mình, ông Nguyễn thường đưa ra nhiều ví dụ lúc còn “tu nghiệp” ở Nga.
Chẳng hạn, mang tiếng là du học ở Liên Xô, nhưng cầm quyển sách viết bằng tiếng Nga lên, là mù tịt, không đọc nổi !
Có lần còn về Việt Nam, mang mấy ký cà phê sang, nhờ mấy thằng sinh viên Nga viết giùm luận văn. Rồi chỉ việc đọc. (Tức đổi cà phê lấy luận văn tiếng Nga ấy mà!)
Lừa lọc, quỵt tiền bạn bè, lúc cùng buôn bán. Rủ nhau bắt trộm bồ câu làm thịt ăn, rồi nhét lông vào ống thoát nước, ở ký túc xá, vân vân.
Đó là những chuyện xảy ra bên nước Nga xa xôi, nên tôi cũng chỉ nghe thế thôi.
Đôi khi, còn ngờ vực, tính khách quan trong lời kể của ông Nguyễn!
Nhưng,
nhiều năm tôi làm lính của Vệ, tôi biết rất rõ về tính cách của Sếp mình.
Tham lam thì rõ lắm:
Lợi dụng vị thế trong một trường đại học nổi tiếng, quanh năm cứ sai người đi xin “tài trợ”, từ các sinh viên đã ra trường, đã thành đạt, có công ty riêng; xin xỏ các Đại sứ quán, Lãnh sự quán v.v.. (Có lần, tôi và hai lớp trưởng đến “ăn mày” lãnh sự quán Tàu, chúng tôi tự bỏ tiền túi ra mua trái cây, để làm quà, cho được việc của Sếp sai bảo!)
Với những lý do, nghe nhàm cả tai. Như, “lễ hội…”; “ ngày văn hóa” nước… nào đó; “ủng hộ” ai đó.
Chẳng ai biết tiền xin về để tiêu vào việc gì!
Điều này, chỉ có Vệ và cô thư ký riêng biết rõ mà thôi.
Không có chuyện công khai tài chính bao giờ!
… …
Còn “giáo sư Vệ” (và đồng nghiệp của ông này), thì mỗi năm, có cả bản danh sách, vài ba chục nghiên cứu sinh, và học viên cao học, do ông “hướng dẫn”.
“Hướng dẫn” là cách nói thuận miệng thôi.
Thực ra, chỉ là “bảo lãnh”, “đỡ đầu” về pháp lý thôi .
Còn chuyên môn thì, lạy Chúa, xin tha cho, “giáo sư Vệ” (và đồng nghiệp) lấy gì trong đầu ra mà “hướng” với chả “dẫn” !!!
(Với lại, nếu có là “hướng dẫn”, thì rồi cũng cho ra những “bản phô tô” lèm nhèm, vụng về, kiểu các “tiến sĩ” ăn nói khùng khùng mát mát, như lâu nay chúng ta vẫn thấy trên đài truyền hình, trên báo chí ấy!)
… …
Một nghiên cứu sinh người Nhật Bản, tên là Kôichi. Anh theo đuổi ngành “Việt Nam học” đã nhiều năm (Ở vài trường đại học bên Nhật, sau đó sang Việt Nam nghiên cứu tiếp).
Khi tìm hiểu Lịch sử– Văn hóa Việt Nam, anh đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa.
Các giáo sư Việt Nam nghe xong thì, hoặc là câm như hến, hoặc là đánh trống lảng.
“Giáo sư Vệ”, người chuyên nghiên cứu môn “lịch sử thế giới”, thì đực mặt ra, và nói hiện đang nghiên cứu, chưa có đáp án!
Nghiên cứu sinh Kôichi hỏi thế này:
1/ Tôi biết, có đến trên 80% người Việt Nam, ghi trong lý lịch là “dân tộc Kinh”.
Vậy, tại sao người Việt Nam lại nói “tiếng Việt” mà không nói “tiếng Kinh” ?
2/ có “Dân tộc kinh” thì phải có “Tiếng kinh” chứ.
“Tiếng kinh” và “Tiếng Việt” có giống nhau không?
3/ Tổ Tiên “Người Kinh” ở đâu? ( trên đất nước Việt Nam này, hay ở trên đất nước nào, nước Tàu chẳng hạn ?)
4/ Sao không có “Giỗ tổ dân tộc Kinh”, mà lại có “Giỗ tổ Hùng Vương”, theo một truyền thuyết có tính huyền thoại, mơ hồ, không có căn cứ ?
… …
“Giáo sư Vệ” và đồng nghiệp, những "chuyên gia đầu ngành lịch sử nước nhà", vẫn nợ câu trả lời !
Các bạn đọc quý mến của tôi ơi,
Ai trong chúng ta có thể trả lời được câu hỏi của người bạn Nhật Kôichi, xin hãy lên tiếng nhé!
Lê Đình Khẩn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét