CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI NHÂM DẦN 2022 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

HOẠT TỬ NHÂN MỘ - Nguyên Minh ngoại truyện của Chu Vương Miện



Vào khoảng thập niên thứ hai mươi, giáo chủ Trương Vô Kỵ cùng đại phu nhân Triệu Mẫn cho người mời vợ chồng chưởng môn phái Cổ Mộ Nga My là Đinh Mẫn Quân và phu quân là sư huynh Minh Nguyệt buổi tối xuống dùng cơm và bàn công việc riêng tư một chút, cơ ngơi đạo quán ngay bên phải Hồ điệp Cốc, bữa cơm chay gia đình hết sức là đạm bạc. 

Lúc mọi người dùng trà nước thì chưởng môn nhân Đinh Mẫn Quân trịnh trọng nói:
- Nhờ ơn đại giáo chủ đề bạt, nên đồ đệ mới chấp chưởng được chức chưởng môn nhân và cũng do đại giáo chủ thu xếp mà có một vị lang quân, đệ tử nguyện sống để bụng chết mang theo!
Quận chuá Triệu Mẫn trả lơì thay cho giáo chủ:
- Đinh sư tỷ nặng lời rồi, trên hai mươi năm nay, tuy không làm một công việc gì có liên hệ với Minh giáo, nhưng người Minh Giáo vẫn tặng cho Tăng á Ngầu một chức hàm “giáo chủ” không có lãnh lương, và sau khi đại hội đồ sư trên núi Thiếu Thất, chùa Thiếu Lâm thì Hoàng Sam nữ tử giao phó cho giáo chủ bổn phận dẫn dắt toàn thể bang chúng Cái Bang. Sau đó một thời gian ngắn, Chu chưởng môn xuất gia đầu Phật ở chùa Thiếu Lâm thì có giao trọng trách laị cho Trương Vô Kỵ là làm chưởng môn phái Nga My. Rồi Hoàng Sam nữ tử lập gia đình với Kim Mao Sư vương Tạ Tốn cũng giao luôn phái Cổ Mộ cho Trương Vô Kỵ chưởng quản. Toàn là hàm với hàm, chả được miếng mồm nào cả? 
     
Đinh Mẫn Quân thưa:
- Không biết giáo chủ và quận chuá cho kêu vợ chồng đồ đệ đến để phân phó công việc gì ?

Không cần suy nghĩ giáo chủ nói ngay:
- Chuyện đời hay chuyện giang hồ, ai mà chả già, muốn giao phó trách nhiệm cho hai vị, nên mới mời đến đây, sư tỷ và sư huynh nghỉ ngơi dăm bưã nửa tháng, rồi chọn trong những đệ tử lớp sau, xem ai có thể đảm đương chức vụ chưởng môn nhân đựợc thì giao laị cho ngươì đó. Còn sư tỷ và sư huynh thì lên đường vào Thiễm Tây làm chưởng môn phái Cổ Mộ, ba năm sau thì thuyên chuyển về Tứ Xuyên, thay thế sư phụ Tuyệt Diệt sư thái, để lão nhân gia về hưu hưởng phước!
- Chuyện trong võ lâm, giáo chủ là Minh chủ võ lâm, kiêm nhiệm nhiều chức vụ chưởng môn, đồ đệ tuyệt đối tuân lệnh.

Quận chúa nói thêm:
- Chẳng là một thời gian ngắn nữa, triều đình sẽ phân phó cho giáo chủ và ta một nhiệm vụ quân sự về phía tây nam, nên bây giờ điều động nhân sự về phương đó từ từ, chính bản thân của ta, cũng sẽ dẫn theo một số cao thủ, đại thần tiễn, vào lập nghiệp ngay tỉnh Thiểm Tây, công việc hàng đầu là làm sao phát triển ngay hệ thống chuyên chở hàng hoá trong toàn quốc bằng phương tiện xe ngựa.
- Trước khi ra đi, thì đệ tử có một tâm nguyện là chọn Tịnh Huyền và Tịnh Không một người là chưởng môn, một ngươì làm phó, và xin được hoỉ giáo chủ một điều mà từ lâu vẫn nhốt mãi trong lòng?
Xin tỷ tỷ cứ tự nhiên!
 

 Xin giáo chủ và quận chuá giải thích cho thật rõ về Cửu Dương chân kinh và hai chữ “Cổ Mộ”   
Giáo chủ Trương Vô Kỵ hơi nhíu mày một cái rồi trả lời thẳng:
Chùa Thiếu Lâm và “Cửu Dương Chân Kinh” có nguồn gốc từ Tây Vực Ấn Độ do Bồ Đề Đạt Ma tổ sư mang vào Trung Quốc cuối nhà Đông Tấn, thế kỷ thứ sáu, pho sách thì gọi là Cửu Dương Thần Công. Còn Cửu Âm Chân Kinh, pho kinh này là Hoàng Thường ngươì Hán thời Bắc Tống nghiên cưú toàn bộ sách của đạo gia mà soạn ra. Nhưng khi pho kinh này được người ta học tập, tu luyện, một số năm, thành tưụ hoả hầu rồi thì gọi là Cửu Âm Chân Kinh, Cửu Âm Bạch Cốt trảo...
 
Nhà Đại Tống và đầu nhà Nguyên, có một chuyện xẩy ra. Hai vị khách Tây Vực đến tham quan và ở chơi tại chuà Thiếu Lâm tỉnh Hà Nam, hai vị quan khách này tên là Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây. Nhân lúc không ai để ý, hai vị thượng khách này chôm ngay pho “Cưủ Dương Chân Kinh”. Đoạn này có ghi rõ ràng phần cuối pho truyện “Thần Điêu đaị hiệp”. Khi đó, đại sư Giác Viễn phụ trách trông nom Tàng Kinh Các. Đệ tử tục gia riêng cuả ngài phụ giúp việc dầu đèn có tên là Trương quân Bảo, năm đó vừa 17 tuổi.  
Vì không tròn trách nhiệm quản thủ Tàng kinh Các làm mất kinh văn, nên đaị sư Giác Viễn bị một hình phạt là gánh nước từ chân núi đổ vào cái giếng lưng chừng núi. Năm đó thì nữ hiệp Qúach Tương cũng vừa18 tuôỉ, vì thương nhớ Dương Quá đaị hiệp, nên cươĩ một con lừa màu đen đi lang thang hết bắc lại xuống nam, hết Tây laị qua Đông tìm kiếm. Cuốí cùng đến quậy nơi chuà Thiếu Lâm. Chẳng qua cũng chỉ vì hiểu lầm để cho đaị văn hào Kim Dung viết câu giờ cho cốt truyện Cô Gái Đồ Long thêm dài ra nhằm phục vụ cho quí vị độc giả đọc cho đỡ nghiền. Chuyện kinh thiên động điạ xẩy ra, Giác Viễn Thiền Sư gánh hai thùng không nước, một bên thùng thì đựng Trương Quân Bảo, một bên thùng thì đựng Quách Tương. Đại sư thi triển môn công phu Thần Hành Bách Biến cộng với “ khinh công dư thừa” cuả chùa Thiếu Lâm dzoọc mất tiêu. Nhưng sau khi chạy thoát tai nạn đại sư mơí nghĩ ra rằng, chạy đi đâu bây giờ? Thế là đaị sư đành chọn cái chết. Trong lúc mê sảng đaị sư đọc thuộc lòng pho  “Cửu Dương Chân Kinh” viết chung với pho kinh Lăng Già. Kinh Lăng Già thì viết trong lòng trang giấy, còn kinh Cửu Dương thì viết bên lề trang giấy. Hai pho kinh trộn vào nhau cùng đọc lộn xộn một lần, ba người cùng nghe pho kinh này một lần. Đó là đaị sư Vô Sắc thủ tọa La hán Đường, Trương quân Bảo “tức Trương Tam Phong sau này” và Quách Tương nữ thiếu hiệp. Hai pho kinh Lăng Già và Cửu Dương vừa Hán vừa chữ Phạn “Pali”, được đọc bởi một người hấp hối sắp chết cho ba người cạnh đó đứng nghe. Trong ba vị này chỉ có Vô Sắc đaị sư năm đó cũng trên sáu mươi, am hiểu chút đỉnh. Còn hai vị thanh thiếu niên 17-18 tuổi thì đâu có biết ất giáp gì đâu? Sau khi nghe ba chớp ba nháng như thế sau này Vô Sắc đaị sư sáng chế ra Cửu Dương Công cuả phái Thiếu Lâm, nữ hiệp Quách Tương sang chế ra Nga My Công, và Trương Quân Bảo tham khảo để ra Thái cưc Quyền cùng “Lưỡng nghi kiếm Pháp”. Thành ra khi đấu gặp phải Cửu Dương Thần Công thứ thiệt cuả ta và cuả Kim Hoa bà bà, thì bao nhiêu thứ Cửu Dương Công lộn xộn và thiếu sót, kiểu Tuyệt Diệt sư thái thì bao nhiêu chưởng lực công lực đánh ra bị hút xuống dưới đất hết.
  

-Và  từ “Cổ Mộ” thì như sau, đầu đời nhà Nguyên, Thành Cát Tư Hãn sau khi thống nhất các bộ tộc Mông Cổ bèn mang quân sang hợp nhất với nước Tây Hạ. Nước này bị baị vong và bị tiêu diệt tức thì. Tuy nhiên có một hoàng thân, em kế cuả vua Cổ giã Trường sống sót cùng chạy thoát chạy thoát. Từ Hồi Ninh Hạ xuống Thiểm Tây quá gần, hoàng tử mới làm tạm một cơ ngơi xoàng xoàng nhà tranh vách đất bên dươí chân núi Nam Sơn, làm chỗ đụt mưa tránh nắng, tên cúng cơm cuả ngài là Cổ Mộ. Cổ là họ, Mộ là tên “có nghiã là chiều tà” trong bài thơ Đường có câu “nhật mộ hương quan hà xứ thị” có nghiã là chiều sắp tối quê nhà nơi đâu ? Ngài treo cái bảng “Cổ Mộ” lên cho thiên hạ nhìn thấy ngán chơi? (có nghĩa đây là nhà cuả người họ Cổ, tên Mộ). Các vị Đạo sĩ trên đỉnh núi thuộc phái Toàn Chân, thì nghĩ ồ cái núi Nam Sơn này là cuả trời cuả đất cuả chính quyền, đâu có phải là cuả hương hoả chi phái Toàn Chân Giáo mình. Thế là một ngày đẹp trời nào đó, chưởng môn phái Toàn Chân xuống chân núi toạ đàm vơí hoàng tử Cổ Mộ, đaị khái bàn bạc:
-Cái núi này có tên là Nam Sơn, trước thì trên đỉnh núi chỉ có một phái đạo gia tên là Toàn Chân, nay laị có thêm một cơ ngơi dươí chân núi nữa. “Thiên hạ bá tánh đều là cuả chung”, vậy từ nay gọi núi này là Chung Nam Sơn. Sau đó thì qua một cơn động đất nặng nề, cơ ngơi Cổ Mộ sụp sâu xuống lòng đất, hoàng tử Cổ Mộ cũng đi theo ông bà ông vải. Sau đó có một trung niên văn võ sĩ, tên là Vương Triết đến cư ngụ cơ ngơi Cổ Mộ có sẵn. Tiên sinh mơí cho xây một cái cổng và trên cổng vào gia trang có ghi là “hoạt tử nhân mộ” có nghĩa là mộ cuả người chết còn sống”. Rồi chưởng môn nhân Toàn chân Giáo về chầu Tây Phương Cực Lạc, các đệ tử ai cũng sợ cũng ngán làm chưởng môn nhân, nên rủ nhau xuống chân núi cung thỉnh tiên sinh Vương Triết lên núi làm chưởng môn nhân giùm. Tiên sinh lúc đó gọi là Vương Trùng Dương, mở mang đạo càng ngày càng rộng, đạo quán càng ngày càng đông người đến tu học, tiên sinh lại lập hẳn ra một cung Trùng Dương để soạn sách, soạn kinh, soạn võ…. tiên sinh lại được danh hiệu thiên hạ anh hùng võ lâm Trung Quốc sau tôn lên làm võ công đệ nhất thiên hạ, đứng trên cả bang chủ Cái Bang Hồng Thất Công, đảo chủ đảo đào hoa Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong và Nhất Đăng Đoàn Nam Đế. Cuối đời thì tiên sinh được các đồ đệ cùng bá tánh tôn phong là tị tổ cuả Toàn Chân Giáo, truyện này có ghi laị trong “Võ Lâm Ngũ Bá” cuả tác giả “Giả Kim Dung”, độc giả nào ở không “hưỡn” thì mua sách về nhà đọc hay mua phim bộ Hồng Kông về coi cũng được!
 
                                                                                  chuvươngmiện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét