Kỳ 4: THẦY KÝ QUÈN
Thù lao nhận theo chế độ “khoán sản phẩm”, song công việc lúc có lúc không nên đương nhiên thừa thì giờ mà thiếu... tiền bạc. Dẫu sao, cũng là viên chức nhà nước, Hàn vẫn được gọi thầy kí đạc điền!
Thừa thời gian thì chàng đọc sách, làm thơ và giao du với bạn hữu. Đọc sách, sẵn thư viện trong Hội quán (Cercle d’Etudes de Quinhon - nay là Xí nghiệp in Bình Định ở số 54 đường Tăng Bạt Hổ, Quy Nhơn) toạ lạc gần nhà chàng. Cơ sở này được linh mục Paul André Maheu (tên Việt là cố Mỹ) sáng lập năm 1922, cùng thời với nhà in và tờ Lời thăm các thày giảng (gọi tắt là Lời thăm) - bán nguyệt san mà Hàn đang cộng tác. Linh mục Maheu, thừa sai của giáo phận Quy Nhơn, cũng chính là người đứng ra quyên góp để xây dựng trại phong Quy Hoà (cách Quy Nhơn 7 km về phia Nam) vào năm 1929.
Thừa thời gian thì chàng đọc sách, làm thơ và giao du với bạn hữu. Đọc sách, sẵn thư viện trong Hội quán (Cercle d’Etudes de Quinhon - nay là Xí nghiệp in Bình Định ở số 54 đường Tăng Bạt Hổ, Quy Nhơn) toạ lạc gần nhà chàng. Cơ sở này được linh mục Paul André Maheu (tên Việt là cố Mỹ) sáng lập năm 1922, cùng thời với nhà in và tờ Lời thăm các thày giảng (gọi tắt là Lời thăm) - bán nguyệt san mà Hàn đang cộng tác. Linh mục Maheu, thừa sai của giáo phận Quy Nhơn, cũng chính là người đứng ra quyên góp để xây dựng trại phong Quy Hoà (cách Quy Nhơn 7 km về phia Nam) vào năm 1929.
Công ty TNHH MTV In Bình Định, trước là thư viện Hội quán, nơi Hàn một thời đọc sách. Ảnh: Phanxipăng
Qua trao đổi trực tiếp, ông Tín còn cho chúng tôi biết thêm:
- Giai đoạn anh Trí học Pellerin (Huế) rồi trở lại Quy Nhơn thì tôi vào Sài Gòn học trường Chasseloup Laubat nghỉ hè mới về thăm gia đình. Lúc đó, anh rất mê đọc thơ và làm thơ. Anh đọc nhiều thơ Pháp, nhất là Baudelaire (1821 - 1867) và các tác giả thuộc trường phái đặc trưng như Mallarmé, Valéry... Lại thấy anh đọc cả Breton [André Breton, Pháp, 1896 - 1966, ông tổ trường phái siêu thực]. Làm thơ thì chủ yếu là thơ [luật]. Đường xướng hoạ với anh Nhơn [Bá Nhân], thỉnh thoảng tôi cũng tham gia cùng hai anh...
Chế Lan Viên đề tựa tập Thơ Hàn Mạc Tử (Sở Văn hoá - Thông tin Nghĩa Bình 1987) còn nhớ: “Tử thường đọc Baudelaire: Sois sage ô ma douleur et tiens - toi plus tranquille! (Hãy ngoan hỡi em đau thương và em đứng yên nào!)”. Tuy nhiên, trong một bức thư gửi Hoàng Trọng Miên sau này (6 - 1939), Hàn bộc bạch: “Miên có hỏi Trí về quan niệm thơ. Đối với Trí quan niệm tất khác thường, không giống Baudelaire lắm”...
Về thơ phú thuở ấy, thầy ký đạc điền tuổi đôi mươi lại ông anh cả Mộng Châu - “một nhà thơ Đường luật sành nghề” theo đánh giá của Quách Tấn - tiếp tục chỉ bày những “kỹ năng kỹ xảo” cầu kỳ cổ điển. Bài thất ngôn bát cú Cửa sổ đêm khuya của Hàn, về sau đưa vào Lệ Thanh thi tập, được nhiều khác biết vì lối chơi tổ hợp “thuận nghịch độc” công phu. Bài này có thể đọc 4 cách: đọc xuôi; đọc ngược; bỏ 2 chữ sau rồi đọc ngược; bỏ 2 chữ trước rồi đọc xuôi. Cũng lối chơi độc đáo đó, Hàn thuở ấy còn có bài Đi thuyền viết theo kiểu “thủ vĩ ngâm” song chưa được phổ biến mấy. Vậy dựa theo ký ức của ông Nguyễn Bá Tín, xin chép ra đây:
- Giai đoạn anh Trí học Pellerin (Huế) rồi trở lại Quy Nhơn thì tôi vào Sài Gòn học trường Chasseloup Laubat nghỉ hè mới về thăm gia đình. Lúc đó, anh rất mê đọc thơ và làm thơ. Anh đọc nhiều thơ Pháp, nhất là Baudelaire (1821 - 1867) và các tác giả thuộc trường phái đặc trưng như Mallarmé, Valéry... Lại thấy anh đọc cả Breton [André Breton, Pháp, 1896 - 1966, ông tổ trường phái siêu thực]. Làm thơ thì chủ yếu là thơ [luật]. Đường xướng hoạ với anh Nhơn [Bá Nhân], thỉnh thoảng tôi cũng tham gia cùng hai anh...
Chế Lan Viên đề tựa tập Thơ Hàn Mạc Tử (Sở Văn hoá - Thông tin Nghĩa Bình 1987) còn nhớ: “Tử thường đọc Baudelaire: Sois sage ô ma douleur et tiens - toi plus tranquille! (Hãy ngoan hỡi em đau thương và em đứng yên nào!)”. Tuy nhiên, trong một bức thư gửi Hoàng Trọng Miên sau này (6 - 1939), Hàn bộc bạch: “Miên có hỏi Trí về quan niệm thơ. Đối với Trí quan niệm tất khác thường, không giống Baudelaire lắm”...
Về thơ phú thuở ấy, thầy ký đạc điền tuổi đôi mươi lại ông anh cả Mộng Châu - “một nhà thơ Đường luật sành nghề” theo đánh giá của Quách Tấn - tiếp tục chỉ bày những “kỹ năng kỹ xảo” cầu kỳ cổ điển. Bài thất ngôn bát cú Cửa sổ đêm khuya của Hàn, về sau đưa vào Lệ Thanh thi tập, được nhiều khác biết vì lối chơi tổ hợp “thuận nghịch độc” công phu. Bài này có thể đọc 4 cách: đọc xuôi; đọc ngược; bỏ 2 chữ sau rồi đọc ngược; bỏ 2 chữ trước rồi đọc xuôi. Cũng lối chơi độc đáo đó, Hàn thuở ấy còn có bài Đi thuyền viết theo kiểu “thủ vĩ ngâm” song chưa được phổ biến mấy. Vậy dựa theo ký ức của ông Nguyễn Bá Tín, xin chép ra đây:
Bèo trôi nước dợn sóng mênh mông,Cỏ mọc bờ xa bóng liễu trông.Chèo vững thiếp qua vời khổ hải,Giữ bền chàng đến vận trung không.Theo lần nguyệt xé mây mù mịt,Hoạ đáp thông reo trống não nùng.Neo thả biết đâu nơi định trước,Bèo trôi nước dợn sóng mênh mông.
Xem qua cách xử lý chữ nghĩa như trên, chắc bạn đọc sẽ hoàn toàn nhất trí với ý kiến Hoài Thanh - Hoài Chân nêu trong sách Thi nhân Việt Nam (NXB Hoa Tiên tái bản, Sài Gòn 1967, tr.205), rằng: “Cái khuôn khổ bó buộc của luật Đường có lẽ không tiện cho sự nảy nở một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng như nguồn thơ Hàn Mạc Tử”. Rất may, đúng thời điểm 1932 đó, “cuộc cách mệnh về thi ca đã nhóm dậy” và nhanh chóng “bành trướng mãnh liệt” với tên gọi là Thơ Mới. Lẽ tất nhiên. Hàn cùng bạn bè mình nồng nhiệt hưởng ứng “dòng thơ mạnh nhất trong những dòng thơ đi xuyên qua thời đại”. Không những thế, rồi đây Hàn còn khơi mở một chi lưu của dòng thơ kia với nhãn hiệu đầy ấn tượng: Trường thơ Loạn.
Bạn bè của thầy ký đạc điền ở Quy Nhơn bấy giờ gồm những ai? Đồng trang lứa thì có Hoàng Tùng Ngâm, Lê Đình Ngân, Bửu Đáo...Ngoài ra, chàng còn giao du với một số trí thức văn chương như nhà giáo Trần Cảnh Hảo, thầu khoán Bùi Xuân Lang...
Thầy giáo Trần Cảnh Hảo dạy văn - sử - địa ở Collège de Quinhon. Dạy cùng trường với ông có cử nhân Mai Xuân Viên, phụ trách môn Hán văn. Hai ông nằm trong ban giám khảo cuộc thi thơ năm 1933 được tỏ chức tại phố biển này. Thầy Hảo đề nghị bổ sung một thành viên vào ban giám khảo: thầy ký Trí. Thấy chàng trẻ quá, thầy cử Viên lấy làm ngạc nhiên. Thầy Hảo liền giới thiệu chàng chính là Phong Trần từng được cụ Phan Bội Châu ca ngợi thi tài, thì ai nấy đều khâm phục. Ban tổ chức quyết định chọn một bài của chàng để ra đề: bài Đàn nguyệt. Gần trăm người đủ độ tuổi, cựu học lẫn tân học, từ nhiều nơi về ứng thí. Kết quả: giải nhất trao cho bài hoạ của Tạ Linh Nha, người Quảng Ngãi. Quanh bài thơ thất ngôn bát cú Đàn nguyệt của Hàn, ông Nguyễn Bá Tín cung cấp một số thông tin:
- Trong nhà, tôi biết chơi đàn tranh với đàn nguyệt, chứ anh Trí hoàn toàn chẳng biết đàn địch chi cả. Nhưng anh mê nhạc lắm. Bài vịnh cây đàn nguyệt ký bút hiệu Lệ Thanh, anh viết tặng “mệ” Dung. Một ca sĩ kiêm cầm thủ dòng dõi hoàng tộc ở Huế hồi đó. Bài thơ thật hay, nghe nói cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu rất thích.
Thời gian ấy, Hàn bắt đầu quen Quách Tấn qua thư. Tác giả Mùa cổ điển thuật lại: “Mùa xuân 1993, nhân được nghỉ phép, Tử đi cùng gia đình bà Bùi Xuân Lang lên Đà lạt tham tôi. Vui mừng khôn xiết tả, tôi xin nghỉ mấy hôm đưa Tử đi xem thắng cảnh”...(tlđd). Bài thơ Đà Lạt trăng mờ rất nổi tiếng của Hàn, đã được nhiều nhạc sĩ phổ thành ca khúc, cũng theo Quách Tấn thì “tuy mãi về sau Tử mới làm song nguồn hứng đã khơi từ những ngày đến Đà Lạt”.
Đà Lạt trăng mờ. Ảnh: MPK
Nguồn:
https://www.thivien.net/B%C3%AD-m%E1%BA%ADt-H%C3%A0n-M%E1%BA%A1c-T%E1%BB%AD/a-reply-mz8hO4-xm_bQYO5dbc_rLg
https://www.thivien.net/B%C3%AD-m%E1%BA%ADt-H%C3%A0n-M%E1%BA%A1c-T%E1%BB%AD/a-reply-mz8hO4-xm_bQYO5dbc_rLg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét