“Tứ Hữu Đồng Vọng” là tuyển tập thơ của 4 tác giả, họ tự xưng là “Bốn chàng lãng tử bốn câu thơ tàn”. Tác giả được giới thiệu đầu tiên trong sách là Lê Giao Văn, quê Quảng Nam, hiện sống tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Tác giả thứ hai là Minh Đạo quê Thừa Thiên – Huế. Tác giả thứ ba là Hồ Kim Công quê Quảng Nam. tác giả thứ tư là Nguyễn Minh Hồ quê Bến Tre. Cả ba tác giả sau đều sống tại thành phố Thủ Đức – Hồ Chí Minh.
THẮP!Thắp tâm - hồn sáng làm ngườiThắp tình - rực rỡ nụ cười thơm hoaThắp thơ - mới rõ xót xaThắp trăng – ôm trọn quan hà vào mơ!
Thơ 4 câu là một loại thơ dễ làm nhưng khó hay, dễ làm vì nó ngắn, khó hay vì nó chỉ có 4 câu nhưng phải làm nổi bậc một ý nghĩa, một nỗi niềm, đánh động trực chỉ nhân tâm vào khiếu thẩm thấu văn chương của người đọc, khiến họ thăng hoa ngay như vừa bắt gặp một điều thú vị.
Bài thơ “Thắp” của Lê Giao Văn có 4 câu thơ là 4 câu triết lý tròn ý nghĩa. Chữ tâm có thể viết được trăm trang trong giáo ly tôn giáo, trong đạo đức làm người, nhưng rõ ràng khi tâm đã được thắp lên là ánh sáng chân lý làm cho tỏ rạng tâm hồn con người. Chữ tình mang ý nghĩa sâu xa và cao rộng trong đó có tình yêu trai gái và tình người. Chữ tình được thắp lên sẽ cho tâm hồn thăng hoa để hương tâm hồn lan toả, để thấy cuộc đời tươi đẹp. Chữ thơ diễn tả mọi tâm tư trong cuộc sống. Thắp thơ lên là thắp nguồn trong trẻo vô biên để soi rọi ngóc ngách của tâm hồn, trong đó hiểu được những niềm vui mà đời ban tặng cùng những xót xa mà đời đem đến. Cuối cùng trăng là thứ “nằm sòng soãi trên canh liễu”, là thứ “Ánh sáng tuôn tràn cả lối đi”. Nhà thơ thắp trăng lên để hoá thân vào vũ trụ, dang tay ôn trọn quan hà trong giấc mơ cao rộng của mình.
Bài thơ “Thắp” chỉ có 4 câu nhưng đã đưa ánh sáng của nhân phẩm, của tình người, của nội tâm và của thiên nhiên lung linh chiếu sáng, soi rọi chân lý viên miễn thắp sáng lên giữa cuộc đời tục luỵ!
Minh Đạo (Dương Đức Lộc): Xin chọn bài thơ có tựa đề “Ước” trong 32 bài thơ tác giả đăng trong “Tứ Hữu Đồng Vọng”
ƯỚC
Mấy lâu ước được lên ngôi
Mà duyên chẳng đến nên ngồi đợi trôngThấy tim chợt đổi máu hồnY như cánh nhạn bay vòng quanh ta
“Ước” của tác giả Minh Đạo là ước mơ. Ước mơ là sự khao khát của mỗi người chúng ta, ao ước về một điều gì đó vật chất hay tinh thần. Ước mơ thường là mục tiêu hướng đến trong cuộc sống. Ước mơ cho ta mộng tưởng và làm cho cuộc đời thú vị hơn. Tuy thế, ước mơ không thành dễ đem đến cho ta chán đời, mặc cảm. Bài thơ của Minh Đạo nói về những ước mơ không thành. Nhà thơ ước được lên ngôi, có thể lên ngôi trong cuộc sống, hay lên ngôi trong tình yêu, nhưng sự lên ngôi đó không thành bởi duyên không đến, khiến người ước mơ dài năm tháng chờ mong.
Bài thơ không có gì để nói nếu không có hai câu thơ sau: “Thấy tim chợt đổi máu hồng/Y như cánh nhạn bay vòng quanh ta”. Đây là hai câu thơ lạc quan. Ước mơ không thành nhưng ước mơ đã làm thăng hoa trong cuộc sống. Máu hồng trong tim là niềm vui trong trái tim lành mạnh, cánh nhạn bay vòng thể hiện một bầu trời tự do cho những hy vọng bay lượn trên cao.
Nhà thơ Minh Đạo có nhiều ước mơ không thành, nhưng không ưu tư, không buồn phiền, không mặc cảm, lại nẩy sinh ra nhiều hình ảnh đẹp quanh ông. Chính điều nghịch lý với sự thường tình khiến cho ý thơ thẩm thấu vào tâm hồn ta. Những thi vị trong suy tư mới lạ và sâu nhiệm đem vào thơ, làm cho bài thơ 4 câu trở thành độc đáo! Đọc thơ ta nghe như những ước mơ chưa thành trở nên sinh khí làm nóng dòng máu đỏ trong con tim đầy mong muốn, làm nhẹ đi nỗi buồn thất vọng, chia ly và tình yêu mãi mãi hoài mong.
Hồ Kim Công: Xin chọn bài thơ có tựa đề “Chơi Vơi” trong 32 bài thơ đăng trong “Tứ Hữu Đồng Vọng”.
CHƠI VƠI(Tặng D)Sao nàng sơn nữ cứ trêu ngươiGiang rộng đôi tay với tới trờiNơi núi giao mây hoà cảm xúcKhiến cho hồn lạ cũng chơi vơi
Bài thơ chỉ là một bức tranh đẹp, một bức tranh đẹp mà được diễn tả nổi bậc trong 4 câu thơ là một thành công nổi bậc. Nàng sơn nữ giang rộng đôi tay trên đỉnh non cao tiếp với mây trời, dưới chân nàng chắc chắn trùng trùng điệp điệp rừng xanh có vô vàn khe suối. Đó là một bức tranh nên thơ và hùng vỹ. Bức tranh nên thơ và hùng vỹ đó được người hoạ sĩ vẽ bằng thơ bởi những nét chấm phá điểm xuyết, đủ khơi dậy trí tưởng tượng của con người thấy được toàn cảnh.
Hình ảnh đẹp của nàng sơn nữ làm “trêu ngươi” người đứng ngắm. Trêu ngươi có nghĩa là làm cho người ta bực mình một cách cố ý. Ở đây trêu người có nghĩa ngược lại, nghĩa là làm cho đắm đuối đôi mắt người thưởng thức. Hai câu thơ tả tình trước rồi tả cảnh sau đã vẽ được thắng cảnh và nói được diễn biến trong tâm hồn người ngắm.
Thế rồi hai câu thơ tiếp hoà điệu được cảm xúc của con người cùng núi cao mây trời trong vô vi vũ trụ. Hai câu thơ “Nơi núi giao mây hoà cảm xúc/Khiến cho hồn lạ cũng chơi vơi” đã nhân cách hoá núi và mây và con người đồng điệu trong sự rung cảm của con tim. Hình như mọi vật bây giờ đều chơi vơi, chơi vơi bởi hình ảnh tuyệt đẹp của người sơn nữ đang giang rộng đôi tay hứng vũ trụ vào lòng.
Bài thơ 4 câu của Hồ Kim Công chỉ là một bức tranh, nhưng là một bức tranh treo mãi trong tâm hồn ai thẩm thấu được màu sắc, âm thanh và con tim rung động trong thơ.
Nguyệt Minh Hồ (Đỗ Minh Huệ): Xin chọn bài thơ “Mang Đi” trong 33 bài thơ tác giả đăng trong “Tứ Hữu Đồng vọng”:
MANG ĐI
Cánh phượng em hái cạnh nhàMang theo từ đó…đi xaTâm tư bao mùa phượng nởBón xanh tưới gốc si già
Như tôi đã nói ở trên, thơ 4 câu dễ làm khó hay, bài thơ phải như một chiếc hồ lô có phép thuật chứa đựng con người, không gian, thời gian và mọi vật. Tất nhiên bài thơ “Mang Đi” của nhà thơ Nguyệt Minh Hồ chưa phải là chiếc hồ lô, nhưng đây là một bài thơ 4 câu chứa nhiều ẩn dụ về một mối tình buồn, và cô đọng không gian, thời gian của cuộc tình ly cách.
Câu thơ “Cánh phượng em hái cạnh nhà” không khác chi câu thơ “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn” trong bài thơ “Người Hàng Xóm” của Nguyễn Bính. Rồi thì người con gái mang cánh phượng kỷ niệm đi xa, để thi nhân ở lại với tâm tư nhớ thương mỗi mùa phượng nở. Tình yêu như trăm ngàn tình yêu đầu đời khác, bài thơ như trăm ngàn bài thơ tình đầu khác, khác chăng là câu thơ thứ 4 thành một tứ thơ lạ kỳ, độc đáo, mang trọn vẹn ẩn ý về một cuộc tình lớn lên trong năm tháng đợi chờ.
Người con trai trong thơ đã ôm mối tình, nhớ thương chờ đợi tháng ngày, và cứ mỗi mùa phượng nở thì tình yêu sâu đậm thêm. Cây si là ẩn dụ của tâm tư thương nhớ, cây si xanh là mối tình cứ lớn theo tháng năm. Gốc si gìà là cây đã thành cổ thụ, cây thành cổ thụ nghĩa là tình đã trải qua mưa gió, vươn cao giữa đời trong phong ba bão táp.
Câu thơ chót “Bón xanh tưới gốc cây già” trong bài thơ “Mang Đi” làm đôi cánh cất bài thơ bay cao. Bài thơ tưởng như đơn sơ, từ ngữ nhẹ nhàng nhưng tan chảy âm thầm trong thơ một tình yêu thuỷ chung, trường tồn và sâu đậm.
Bốn bài thơ trên đây của 4 tác giả không phải là những bài thơ hay nhất trong tập “Tứ Hữu Đồng Vọng”. Đó chỉ là 4 bài thơ người viết thấy hợp với mình trong phút giây chọn lựa. Ước mong quý vị có cơ hội đọc tập thơ để hoà điệu với những vần tuyệt tác mà 4 thi nhân đã đồng vọng giữa vườn thơ trong trẻo vô biên và quyến luyến!
Châu Thạch
Câu thơ “Cánh phượng em hái cạnh nhà” không khác chi câu thơ “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn” trong bài thơ “Người Hàng Xóm” của Nguyễn Bính. Rồi thì người con gái mang cánh phượng kỷ niệm đi xa, để thi nhân ở lại với tâm tư nhớ thương mỗi mùa phượng nở. Tình yêu như trăm ngàn tình yêu đầu đời khác, bài thơ như trăm ngàn bài thơ tình đầu khác, khác chăng là câu thơ thứ 4 thành một tứ thơ lạ kỳ, độc đáo, mang trọn vẹn ẩn ý về một cuộc tình lớn lên trong năm tháng đợi chờ.
Người con trai trong thơ đã ôm mối tình, nhớ thương chờ đợi tháng ngày, và cứ mỗi mùa phượng nở thì tình yêu sâu đậm thêm. Cây si là ẩn dụ của tâm tư thương nhớ, cây si xanh là mối tình cứ lớn theo tháng năm. Gốc si gìà là cây đã thành cổ thụ, cây thành cổ thụ nghĩa là tình đã trải qua mưa gió, vươn cao giữa đời trong phong ba bão táp.
Câu thơ chót “Bón xanh tưới gốc cây già” trong bài thơ “Mang Đi” làm đôi cánh cất bài thơ bay cao. Bài thơ tưởng như đơn sơ, từ ngữ nhẹ nhàng nhưng tan chảy âm thầm trong thơ một tình yêu thuỷ chung, trường tồn và sâu đậm.
Bốn bài thơ trên đây của 4 tác giả không phải là những bài thơ hay nhất trong tập “Tứ Hữu Đồng Vọng”. Đó chỉ là 4 bài thơ người viết thấy hợp với mình trong phút giây chọn lựa. Ước mong quý vị có cơ hội đọc tập thơ để hoà điệu với những vần tuyệt tác mà 4 thi nhân đã đồng vọng giữa vườn thơ trong trẻo vô biên và quyến luyến!
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét