1. Viết về Phạm Công Thiện
– Nguyễn Hưng Quốc
“… Mà cảm hứng của Phạm Công Thiện thì hình như bao giờ cũng dào dạt. Nó cuồn cuộn. Nó tràn bờ; nó vượt ra ngoài mọi khuôn khổ quen thuộc. Nó tạo nên đặc điểm đầu tiên và rất dễ nhận thấy trong văn phong Phạm Công Thiện: nồng nhiệt. Trong văn như có lửa. Lúc nào ông cũng ném hết tâm hồn và nhiệt huyết vào câu chữ. Không cần dè dặt. Đã tin, tin hết lòng. Đã thích, thích hết mực. Khen ai, ông khen không tiếc lời. Những từ ngữ như “đại thi hào”, “đại văn hào” “hay nhất”, “lớn nhất”… được dùng một cách thật hào sảng. Năm 1967, trong cuốn Im lặng hố thẳm, ông xem Nguyễn Du là một trong năm nhà thơ vĩ đại nhất của phương Đông; năm 1996, trong cuốn Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, ông đi xa hơn một chút nữa, cho Nguyễn Du là một trong ba nhà thơ vĩ đại nhất của nhân loại, bên cạnh Hoelderlin và Walt Whitman. Ngoài ba nhà thơ ấy, có còn ai đáng kể nữa không? Hình như là không. Đó là “ba thiên tài lớn nhất của nền thi ca nhân loại trong hai ngàn năm hoang vu trên mặt đất.” Với Nguyễn Du, viết thế, dù sao, cũng được: Ở Việt Nam, Nguyễn Du là một biểu tượng; mà đối với một biểu tượng, người ta không cần đặt ra những giới hạn. Nhưng với nhiều nhà thơ khác, Phạm Công Thiện cũng hào sảng như thế. Trong cuốn Hố thẳm của tư tưởng, xuất bản năm 1967, Phạm Công Thiện viết về Quách Tấn: “Quách Tấn là thi sĩ vĩ đại nhất của Việt Nam hiện giờ; Quách Tấn là người đã đánh dấu thi ca tiền chiến và thành tựu thi ca hậu chiến qua hai tập thơ
Đọng bóng chiều và Mộng ngân sơn”…
Phạm Công Thiện là như thế. Lúc nào cũng nồng nhiệt. Lúc nào cũng rộng rãi. Lúc nào cũng cực đoan. Có người cực đoan vì đần. Phạm Công Thiện cực đoan nhưng vẫn toát lên vẻ thông minh và rất thông thái. Sự cực đoan ở nhiều người khác gợi lên ấn tượng hẹp hòi và hung bạo. Phạm Công Thiên cực đoan một cách hồn nhiên và vô hại. Bao trùm lên tất cả, ông cực đoan một cách chân thành và duyên dáng. Đọc, thấy ngay ông cực đoan, nhưng không ai nỡ bắt bẻ. Bắt bẻ, tự nhiên có cảm giác là mình tỉnh táo một cách nhỏ nhen.”
(Đọc lại Phạm Công Thiện – Nguyễn Hưng Quốc)
– Bùi Vĩnh Phúc
“… Phạm Công Thiện là một nhà thơ, một nhà thơ với đúng nghĩa thơ mộng đẹp đẽ và đáng yêu đáng mến của danh vị này. Dù viết lách ở lãnh vực nào, qua chữ nghĩa và cách diễn tả, Phạm Công Thiện, như tôi nhìn thấy, vẫn nổi bật và đẹp nhất như một nhà thơ trọn nghĩa.”
(Mấy tưởng khúc với/về Phạm Công Thiện – Bùi Vĩnh Phúc)
2. Thơ Phạm Công Thiện
. Phạm Công Thiện đã nói:
– “Tôi không là gì cả, tôi chỉ là một thanh niên muốn nói những gì cần nói, muốn im lặng những gì cần im lặng và muốn sống cho ra hồn cái đời sống riêng tư lập dị của mình…”
(Nói chuyện với tác giả “Hố thẳm tư tưởng”- Bùi Vị Xuyên: Văn số tháng 9 năm 1969)
– “Tôi không là một tên tiên tri nào cả, ngôn ngữ của tôi là ngôn ngữ của thi sĩ. Ai muốn hiểu làm sao thì hiểu”
– “Tôi không là một tên tiên tri nào cả, ngôn ngữ của tôi là ngôn ngữ của thi sĩ. Ai muốn hiểu làm sao thì hiểu”
(Ý Thức Mới… Phạm Công Thiện)
. Thơ Phạm Công Thiện:
. Thơ Phạm Công Thiện:
Ngày Sinh Của Rắn – bài VIIImười năm qua gió thổi đồi tâytôi long đong theo bóng chim gầymột sớm em về ru giấc ngủbông trời bay trắng cả rừng câygió thổi đồi tây hay đồi đônghiu hắt quê hương bến cỏ hồngtrong mơ em vẫn còn bên cửatôi đứng trên đồi mây trổ bônggió thổi đồi thu qua đồi thôngmưa hạ ly hương nước ngược dòngtôi đau trong tiếng gà xơ xácmột sớm bông hồng nở cửa đôngĐiĐã đi thì đã đi rồiThượng phương trùng điệp thấy gì nữa đâuHạ phương ngày tháng bể dâuSắt son tình cũ phượng cầu túy hươngCó còn gì nữa mà thươngBuổi trưa nằm ngủ thấy nường năm xưa.Đã đi rồi đã đi chưaThượng phương lụa trắng đong đưa giữa trờiĐã đi mất hẳn đi rồi…Đã đi rồi có đi khôngThượng phương trùng điệp cỏ hồng thúy hươngĐi đâu mà lại lên đườngHạ phương còn gặp cô nường năm xưa…Đã đi rồi đã đi chưaThương phương lụa trắng đong đưa giữa trờiĐã đi mất hẳn đi rồiHạ phương tịch mịch bỏ đời biệt tăm.
(Đây là trích đoạn bài thơ nói về sự ra đi chính mình của Phạm Công Thiện. Bài thơ này mới in vào năm 2009 trong tập thơ mới nhất của ông: “Trên đỉnh cao tất cả là im lặng.”)
ĐỌC LẠI PHẠM CÔNG THIỆN
50 năm, thử đọc lại Phạm Công Thiện xem sao? Có “hực lửa” như thời “xuân mộng” không? Hay chỉ lạnh lùng “tro bụi” của hờ hững thời gian.
Sau đây là những ghi chép các trích đoạn “đáng chú ý” từ sách Ý Thức Mới Về Văn Nghệ Và Triết Học.
Chương: Ý thức siêu thực – Tình yêu trong thơ Apollinaire hay là sự đồng nhất giữa Thơ và Tình
[Trích đoạn]
Không hiểu mấy ngày vừa qua, tôi lừ đừ bơ phờ như một kẻ bị giam hãm trong ngục tù. Chẳng có lý do gì. Bỗng nhiên chán nản hết mọi sự. Thù ghét hết mọi sự. Lấy bút ra định viết ít bài đăng báo, viết được chục trang rồi xé liệng, toàn là những ý tưởng lăng nhăng bệnh hoạn. Lấy tiểu thuyết ra đọc để lấy tinh thần, đọc chừng năm trang đã thấy mệt và cũng chẳng biết mình đang đọc gì; đôi mắt nhìn vào mấy dòng chữ mà tâm trí đang bềnh bồng nơi khác. Đứng dậy định bước chân ra ngoài nhưng rồi ngồi xuống vì không biết đi đâu. Đi mà không biết đi đâu. Ngồi: không biết ngồi làm chi. Viết: chẳng biết viết gì. Muốn làm một cái gì: chẳng biết làm gì bây giờ.
Tôi bước đi quờ quạng trong phòng; tình cờ bàn tay thờ ơ rờ mó vào tập thơ Hàn Mặc Tử. Tôi bơ phờ giở ra đọc bâng quơ. Thời gian bỗng ngừng lại. Đôi mắt tôi sáng lên.
Tôi ngồi xuống. Trời tối. Ánh nắng chiếu vàng vọt yếu ớt. Tôi cố gắng trừng mắt đọc. Tôi đọc. Chừng năm phút sau tinh thần tỉnh lại. Thần kinh hết căng thẳng. Hết những chán chường thất vọng. Tôi cười. Một người bệnh nan y và cô đơn ở trong một túp lều tranh tồi tàn. Nỗi chán chường bơ phờ của tôi không có nghĩa lý gì cả nếu so với nỗi bơ phờ tuyệt vọng của Hàn Mặc Tử:
ĐỌC LẠI PHẠM CÔNG THIỆN
50 năm, thử đọc lại Phạm Công Thiện xem sao? Có “hực lửa” như thời “xuân mộng” không? Hay chỉ lạnh lùng “tro bụi” của hờ hững thời gian.
Sau đây là những ghi chép các trích đoạn “đáng chú ý” từ sách Ý Thức Mới Về Văn Nghệ Và Triết Học.
Chương: Ý thức siêu thực – Tình yêu trong thơ Apollinaire hay là sự đồng nhất giữa Thơ và Tình
[Trích đoạn]
Không hiểu mấy ngày vừa qua, tôi lừ đừ bơ phờ như một kẻ bị giam hãm trong ngục tù. Chẳng có lý do gì. Bỗng nhiên chán nản hết mọi sự. Thù ghét hết mọi sự. Lấy bút ra định viết ít bài đăng báo, viết được chục trang rồi xé liệng, toàn là những ý tưởng lăng nhăng bệnh hoạn. Lấy tiểu thuyết ra đọc để lấy tinh thần, đọc chừng năm trang đã thấy mệt và cũng chẳng biết mình đang đọc gì; đôi mắt nhìn vào mấy dòng chữ mà tâm trí đang bềnh bồng nơi khác. Đứng dậy định bước chân ra ngoài nhưng rồi ngồi xuống vì không biết đi đâu. Đi mà không biết đi đâu. Ngồi: không biết ngồi làm chi. Viết: chẳng biết viết gì. Muốn làm một cái gì: chẳng biết làm gì bây giờ.
Tôi bước đi quờ quạng trong phòng; tình cờ bàn tay thờ ơ rờ mó vào tập thơ Hàn Mặc Tử. Tôi bơ phờ giở ra đọc bâng quơ. Thời gian bỗng ngừng lại. Đôi mắt tôi sáng lên.
Tôi ngồi xuống. Trời tối. Ánh nắng chiếu vàng vọt yếu ớt. Tôi cố gắng trừng mắt đọc. Tôi đọc. Chừng năm phút sau tinh thần tỉnh lại. Thần kinh hết căng thẳng. Hết những chán chường thất vọng. Tôi cười. Một người bệnh nan y và cô đơn ở trong một túp lều tranh tồi tàn. Nỗi chán chường bơ phờ của tôi không có nghĩa lý gì cả nếu so với nỗi bơ phờ tuyệt vọng của Hàn Mặc Tử:
Mây chết đuối ở dòng sông vắng lặngTrôi thây về xa tận cõi vô biên
Tôi hết thất vọng chán mứa. Tôi hết mất mát. Thơ làm tôi sống lại. Thơ giải thoát tôi ra khỏi vòng tù hãm nhọc nhằn của cuộc sống. Thơ đặt tôi trước đời sống.
Tôi mỉm cười bước xuống nhà dưới, tình cờ thấy tờ giấy báo dơ nằm dưới đất, tôi lượm lên đọc bâng quơ:
Mùa thu đêm mưaphố cũ hè xưacông viên lá đổngóng em kiên khổ phút giờMùa thu âm thầmBên vườn Lục Xâmngồi quen ghế đá,không em buốt giá từ tâmmùa thu nơi đâungười em tóc nâutóc vàng sợi nhỏ?Mong em chín đỏ trái sầu…(Cung Trầm Tưởng)
Tôi ngạc nhiên. Tim tôi máy động. Cung Trầm Tưởng là ai mà làm thơ tài hoa vậy?
Tôi mơ màng. Tôi hình dung những chiếc lá rơi. Tôi nhìn thấy dòng sông Seine lững lờ trôi chảy. Kia là tả ngạn Rive Gauche… Kia là đường phố Aumont- Thiévil và l’ avenue des Ternes… Kia là những kẻ tứ chiến giang hồ… Kia là cầu Mirabeau… Kia là mùa thu rơi… Kia là Pont – Neuf. Ôi Paris Souvenir Souvenirs… Remember to Remember…
Cung Trầm Tưởng làm tôi nhớ đến Apollinaire. Ừ, chỉ có Apollinaire mới có những giòng thơ bất tuyệt để làm sống lại Paris. Nói đến Paris là nói đến Kỷ niệm, nói đến Nghệ sĩ, là nói đến Tình yêu và Tuổi trẻ. Paris là thành phố của những kẻ tứ chiếng giang hồ, của những clochards của những femmes de joie, của những Henry Miller, những Hemingway, những Gertrude Stein, những Picasso, những Apollinaire…
Mùa thu nơi đâungười em mắt nâutóc vàng sợi nhỏMong em chín đỏ trái sầu
Cung Trầm Tưởng làm tôi nhớ đến Apollinaire…
J’ ai cueilli ce brin de bruyèreL’ automne est morte souviens t’enNous ne nous verrons plus sur terreOdeur du temps brin de bruyèreEt souviens-toi que je t’ attends (*)
Cũng vào mùa thu, Cung Trầm Tưởng ngóng người yêu “kiên khổ phút giờ” và “chín đỏ trái sầu”, ngóng chờ mong đợi như Apollinaire đã ngóng chờ mong đợi giữa hương thời gian và mùi thạch thảo:
Odeur du temps brin de bruyèreEt souviens-toi que je t’ attends
Trời tối hẳn rồi. Tôi bước vào giường nằm ngủ, mắt nhắm lại, những dòng thơ của Hàn, của Cung, của Apollinaire chan hoà thướt tha đưa tôi vào giấc ngủ triền miên…
…
Sáng sớm, tôi sực thức giấc. Tôi thở khoan khoái. Giấc ngủ êm đềm đã xoá nhoà tất cả những khắc khoải của mấy ngày qua. Tôi bước ra ngoài vườn; gió cao nguyên lạnh buốt. Mặt trăng còn chiếu sáng. Bỗng nhiên tôi sực muốn viết về Apollinaire.
Bỗng nhiên… Ừ, chắc những dư vang của tối hôm qua còn đọng lại sau giấc ngủ nhẹ nhàng. Tôi bước vào nhà vội vã ngồi vào bàn.
Nhưng… nhưng mà viết gì đây? Có thể viết về Apollinaire sao? Viết thế nào? Viết về thơ Apollinaire? Không thể được. Có thể phê bình thơ Apollinaire? Không. Ừ, không gì vô lý bẩn thỉu bằng cái việc phân tích phê bình thơ. Nói đến thơ thì chỉ có việc ca tụng hoặc thờ phụng. Nói đến Thơ không khác gì nói đến Thượng đế. Phê bình Thơ là làm việc phạm thánh, là “blasphème.”
Nhưng thi sĩ không phải là loài người, họ là những thiên thần, những thánh hoặc những quỉ ma. Nếu ta không chấp nhận họ được thì ta phải ca tụng họ hết lời. Ta không được quyền có thái độ của học giả hoặc giáo sư hoặc nhà phê bình. Phải giết hết những nhà phê bình để cho Keats sống, để cho Chatterton đừng chết lúc mới 18 tuổi xanh!
Anh không thể cảm thơ người ta thì anh hãy im lặng; còn nếu cảm được thì anh hãy tha thiết ca ngợi, đừng e dè giữ gìn gì cả. Không nên có những nhà phê bình thơ mà chỉ nên có những kẻ ca tụng thơ. Thơ là của riêng từng người; không có ai làm thầy ai cả. Phê bình văn nghệ ư? Đau đớn lắm.
…
Bài “Le Pont Mirabeau” nằm trong truyền thống thi ca trữ tình Pháp:
Sous le pont Mirabeau coule la SeineDưới cầu Mirabeau sông Seine chảy.
Apollinaire đứng nhìn sông Seine trôi chảy và thi nhân đau đớn khắc khoải sống lại dĩ vãng và những mối tình xưa:
Sous le pont Mirabeau coule la SeineEt nos amoursFaut – il qu’il m’en souvienne
Tôi nhớ đến mấy câu thơ của Hoàng Trúc Ly; Hoàng Trúc Ly sống lại dĩ vãng và những mối tình xưa:
Tôi đứng bên bờ dĩ vãngThương về con nước ngại ngùng xuôiNhững người con gái bên kia ấyAi biết chiều nay có nhớ tôiTôi muốn hôn bằng môi của emMùa mưa thao thiết nắng hoe thềm.(Hoàng Trúc Ly)
Hoàng Trúc Ly “Thương về con nước ngại ngùng xuôi” mang theo mất những mối tình của thi nhân cũng như Apollinaire thổn thức “Tình yêu trôi đi như dòng nước chảy”:
L’amour s’en va comme cette couranteL’amour s’en vaComme la vie est lenteEt comme l’Espérance est violenteVienne la nuit sonne l’heureLes jours s’en vont je demeure
Tình yêu trôi đi như dòng nước chảy. Tình yêu trôi đi, cuộc đời chậm chạp, hoài vọng mãnh liệt. Đêm đến, giờ điểm, thời gian trôi chảy, chỉ còn thi nhân ở lại bên cầu thương dĩ vãng. Chẳng biết có chịu ảnh hưởng Apollinaire hay không mà Hoài Khanh cũng có những lời thơ tuyệt tác có thể khiến ta nhớ đến những câu thơ của Apollinaire.
Rồi em lại ra đi như đã đếnDòng sông kia cứ vẫn chảy xa mùTa ngồi lại bên cầu thương dĩ vãngNghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.(Hoài Khanh)
Mỗi nhà thơ mang một giọng điệu riêng, nhưng ta có thể lấy câu “ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng” để giải thích câu “je demeure” của Apollinaire trở nên bất hủ; ý nghĩa cô đọng súc tích mông lung vô cùng, ta muốn hiểu thế nào cũng được. Thời gian trôi đi mất, chỉ còn nỗi khổ triền miên ở lại cùng tôi! Đoạn thơ hay nhất trong bài “Le Pont Mirabeau” là đoạn này:
Les mains dans les mains restons face à faceTandis que sousLe pont de nos bras passeDes éternels regards l’onde si lasseVienne la nuit sonne l’heureLes jours s’en vont je demeureTay trong tay mặt hãy nhìn mặtĐang lúc ấyDưới cầu tay đôi taLướt dòng nước mệt mỏi của những thoáng nhìn thiên thuHãy để đêm về giờ điểmNgày trôi tôi vẫn còn đây.
Thi nhân nhớ lại ngày xưa cũng tại nơi đây, thi nhân cùng người yêu âu yếm nhìn nhau, tay trong tay, mặt đối mặt, đang lúc ấy cánh tay của hai người chàng qua như một cây cầu (“le pont de nos bras”) và dưới cầu tay ấy là những thoáng nhìn thiên thu của đôi tình nhân không khác gì dòng nước mệt mỏi lướt chảy dưới cầu (“l’onde des étenrnels regards”).
Bài “Le Pont Mirabeau” chấm dứt thật tái tê thê lương:
Passent les jours et passent les semainesNi temps passéNi les amours riviennentSous le pont Mirabeau coule la SeineVienne la nuit sonne l’heure
Ngày đi, tháng đi, năm đi, những tuần lễ trôi đi, thời gian bên ngoài trôi xuôi đi mất, chỉ còn thời gian bên trong tâm tưởng là không đi và những mối tình cũng không trở lại (“Ni les amours reviennent”) và nước sông Seine vẫn “xuôi lạnh một dòng sầu” dưới cầu Mirabeau để cho “mấy mầu thời gian” trôi đi mất và chỉ còn lại thi nhân đứng nhìn con sông xa nguồn mà tê tái (“je demeure”)
Nước xuôi lạnh một dòng sầuBiết về đâu hỡi mấy màu thời gian(Hoài Khanh)Sous le pont MirabeauVienne la nuit sonne l’heureLes jours s’en vont…(Apollinaire)Con sông nào đã xa nguồnThì con sông ấy sẽ buồn với tôi(Hoài Khanh)Sous le pont Mirabeau coule la Seine…Les jours s’en vont je demeure(Apollinaire)
[Hết trích]
(Còn tiếp)
Nguyên Lạc
..........
Ghi chú:
(*) Bài thơ L’ Adieu này được thi sĩ Bùi Giáng dịch như sau:
Lời Vĩnh Biệt
Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảoEm nhớ cho mùa thu đã chết rồiChúng ta sẽ không tương phùng được nữaMộng trùng lai không có ở trên đờiHương thời gian mùi thạch thảo bốc hơiVà nhớ nhé ta đợi chờ em đó…
Bùi Giáng gợi mở tâm hồn Phạm Duy để người nhạc sĩ lãng mạn và đa tình này ngân rung lên giai điệu tuyệt vời da diết: bài nhạc Mùa Thu Chết
..............
Phụ lục:
Le Pont MirabeauSous le pont Mirabeau coule la SeineEt nos amoursFaut-il qu’il m’en souvienneLa joie venait toujours après la peineVienne la nuit sonne l’heureLes jours s’en vont je demeureLes mains dans les mains restons face à faceTandis que sousLe pont de nos bras passeDes éternels regards l’onde si lasseVienne la nuit sonne l’heureLes jours s’en vont je demeureL’amour s’en va comme cette eau couranteL’amour s’en vaComme la vie est lenteEt comme l’Espérance est violenteVienne la nuit sonne l’heureLes jours s’en vont je demeurePassent les jours et passent les semainesNi temps passéNi les amours reviennentSous le pont Mirabeau coule la SeineVienne la nuit sonne l’heureLes jours s’en vont je demeure(Acools, 1913)
Tạm dịch
Dưới cầu Mirabeau sông Seine chảyVà những mối tình chúng mình?Anh có nên nhớ lại chăng?Niềm vui luôn luôn theo sau nỗi đau đớnHãy để đêm đến, giờ đổNhững ngày trôi qua, và anh vẫn còn đâyTay trong tay, mặt hãy nhìn mặtĐang lúc ấyDưới cầu tay chúng mìnhDòng nước mệt mỏi của những thoáng nhìn thiên thu trôi chảy quaHãy để đêm về giờ điểmNgày trôi tôi vẫn còn đây.Hãy để đêm đến, giờ đổNhững giờ trôi qua, và anh vẫn còn đâyTình yêu trôi đi như dòng nước chảyTình yêu trôi điCuộc đời sao quá chậmMà hy vọng quá nhiệt nồngHãy để đêm đến, giờ đổNhững ngày trôi qua, những tuần trôi quaMà thời dĩ vãngCùng những mối tình xưa không bao giờ trở lạiDưới cầu Mirabeau sông Seine chảyHãy để đêm đến, giờ đổNhững ngày trôi qua và anh vẫn còn đây.(Phạm Công Thiện)
bài rất hay
Trả lờiXóa