Nhà thơ Sương Biên Thùy
Trong ký ức từ thời còn nhỏ của tôi thì nhà thơ Sương Biên Thùy là nhà thơ rất nổi tiếng của quê hương miền giới tuyến Quảng Trị. Nhà thơ Sương Biên Thùy đã cầm bút sáng tác từ năm 1958 với nhiều thể loại. Trước 1975 anh từng cộng tác với: Nghệ Thuật, Khởi Hành, Gió Mới, Ngàn Khơi, Văn, Tiền Phong…
Thi văn đoàn Giới tuyến Quảng Trị do anh và những người bạn như Triều Sao Dại Nguyễn Hoàng Đoan (chồng ca sĩ Khánh Ly), Triệu Phong Đặng Sĩ Tịnh, Thạch Nhân Trần Đình Bé... thành lập, sinh hoạt từ năm 1960 tạo nên tiếng vang vùng giới tuyến hồi đó.
Nhà thơ Sương Biên Thùy đã từng nổi tiếng về việc bút chiến với nhà văn Uyên Thao về chủ đề “Con ngựa gỗ Ấn Quang và thành Troy Việt Nam”.
Anh đã từng làm chủ nhiệm tạp chí Quê Hương, tờ báo đầu tiên của tỉnh Bình Thuận (quê hương thứ hai của tôi). Chủ bút tạp chí này là nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, các văn nghệ sĩ thành viên Từ Thế Mộng, Nguyễn Như Mây, Tạ Chí Đại Trường, Thái Phi Kích, Thương Đài Giao thường xuyên góp bài.
Chúng tôi càng khâm phục anh hơn khi biết trong hoàn cảnh một Cựu Sĩ Quan QLVNCH sau năm 1975 đi cải tạo qua nhiều trại giam vẫn giữ tiết tháo. Dù trong gông cùm, xiềng xích, trước họng súng lưỡi lê, Thi sĩ Sương Biên Thùy (Lê Mai Lĩnh) vẫn khí phách lên tiếng và thơ đều có mặt.
Những lời bất khuất nhắn gởi cho các con:
Chúng tôi càng khâm phục anh hơn khi biết trong hoàn cảnh một Cựu Sĩ Quan QLVNCH sau năm 1975 đi cải tạo qua nhiều trại giam vẫn giữ tiết tháo. Dù trong gông cùm, xiềng xích, trước họng súng lưỡi lê, Thi sĩ Sương Biên Thùy (Lê Mai Lĩnh) vẫn khí phách lên tiếng và thơ đều có mặt.
Những lời bất khuất nhắn gởi cho các con:
Hãy cho ngoan, dù ăn sắn, ăn khoaiDù ăn rau, ăn cỏ, cũng nên nhìn thẳngDẫu quanh năm không có miếng thịt nàoCũng phải cố giữ gìn cho thẳng(Lời Bày Tỏ Cùng Các Con)
Những lời thơ hiên ngang:
Thân ta chúng nhốt trong lồng sắtTa thả hồn bay khắp bốn phươngChân dẫu trong cùm gông đau thắtTìm tự do ta khắp nẻo đường(Vỗ Về Giấc Ngủ)
Tiết tháo vẫn giữ tròn:
“Con người có thể bị thua cuộc ở một giai đoạn nào đó vì những dối trá, bạo tàn, phi nhân, nhưng cuối cùng, con người luôn luôn là kẻ chiến thắng”
(Lê Mai Lĩnh)
Với nhà thơ Sương Biên Thùy (nay còn có thêm bút danh Lê Mai Lĩnh) thì có rất nhiều lời ngợi khen anh về nhiều mặt, của các văn nghệ sĩ nổi tiếng như Võ Phiến, Doãn Quốc Sĩ, Luân Hoán, Kinh Dương Vương, Huy Phương, Triều Hoa Dại, Trần Trung Đạo, Võ Thạnh Văn, Kha Tiệm Ly...
*
Trong bài viết này, tôi chỉ nêu tính chất nặng tình trọng nghĩa của nhà thơ Sương Biên Thùy đối với người thân và bạn bè...
Với người phụ nữ của mình thì Khùng thi sĩ (một bút danh tếu của nhà thơ Sương Biên Thùy) có những lời thơ bông đùa bỡn cợt. Nhưng trong đó chất chứa ân tình và thể hiện sự galant lịch lãm và biết cách “nịnh đầm” rất khéo
NGƯỜI ĐÀN BÀ NGỦ MUỘN
Sáng nay nàng không ngủ muộn,
Hôm nay, nàng có cái hẹn đi khám phụ khoa.
Ngay khi nàng rời giường đứng dậy
Tôi tiến tới trước nàng, quỳ xuống, áp sát vào, tôi hôn đại lên nàng
Trúng đâu thì trúng, và nói
Good morning.
Đoạn, tôi cầm tay nàng dìu tới nhà vệ sinh
Tôi đánh răng, súc miệng cho nàng,
Đồng thời mở vòi nước điều chỉnh nhiệt độ.
Nước nóng quá, sợ phỏng da, nhất là nơi vùng nhạy cảm.
Nước lạnh quá, sợ nàng lạnh phổi, sinh ra bệnh ho gà, ho vịt, ho ngỗng, ho ngan
Ho kiểu nào, thì tôi cũng lãnh đạn.
Đoạn nàng vào tắm
Tôi ngồi ghế bên cạnh nhìn nàng tắm, tay cầm sẵn cái khăn, chờ lệnh
Lỡ nàng nhờ xát xà phòng hay xoa bóp, kỳ cọ chỗ này, chỗ khác thì tôi sẵn sàng có mặt.
Khi nàng tắm xong bước ra, tôi lấy khăn che kín nửa phần trên,
Đoạn tôi bồng nàng tới giường
Đang khi tôi sửa soạn chiến đấu
Nàng tát yêu, như mẹ nựng con, vào má tôi và nói
Hôm này em đi khám phụ khoa, thưa khùng thi sĩ
Câu nói làm tôi, vừa tiếc vừa xấu hổ.
Nàng mặc áo quần xong, tôi dìu nàng xuống phòng ăn, đặt nàng ngồi vào chiếc ghế nệm nhung.
Tôi bày hàng:
Này đây ly cà phê sữa Paris,
Này đây, bánh mì Italy,
Này đây bơ dầu bò và trứng gà ốp la Thụy Sĩ
Này đây trà THÁI NGUYÊN
Trong lúc NÀNG xơi, tôi ngồi đối diện nhìn NÀNG xơi.
Với con người quý phái, trang trọng như NÀNG, phải nói XƠI, như Vua, Hoàng Hậu, chứ nói ĂN là vô phép.
Lúc bữa điểm tâm gần xong, NÀNG cầm tách trà THÁI NGUYEN bước ra vườn, đi dạo.
Tay phải cầm ly trà, tay trái nâng những đóa tầm xuân đưa lên mũi ngửi.
Tôi đứng xa khoảng một thước, vòng tay, im lặng chiêm ngưỡng vẻ đẹp bốn mùa của NÀNG.
Mà, quả đúng như thế,
Với NÀNG, từ dưới lên trên, MANG CẢ BỐN MÙA TRÊN MỘT NHAN SẮC TUYỆT VỜI
TRÊN CẢ TUYỆT VỜI.
Thế nhưng, cái BỐN MÙA NÀY, duy nhất chỉ có một mình tôi biết.
Đứa nào khác, muốn biết, tôi đục cho mà coi.
Gần đến giờ hẹn KHÁM PHỤ KHOA
NÀNG nói tôi đi thay áo quần rồi ra trình diện NÀNG.
Khác với những lần trước, lần nầy NÀNG chỉ nói tôi thay cái cravate màu đỏ cho hợp với cái áo màu đỏ, NÀNG mua tặng tôi trong ngày sinh nhật tôi tròn 80 cái xuân xanh.
Khi tôi chở NÀNG tới phòng khám, ông bác sĩ phụ khoa đã chờ NÀNG trước.
Hai người dẫn nhau vào phòng khám, tôi ngồi chờ ngoài xe.
Đó là chuyện một ngày NÀNG KHÔNG NGỦ MUỘN.
LÊ MAI LĨNH
(Khùng thi sĩ)
Chúng ta không khỏi cười sảng khoái khi đọc những lời Khùng thi sĩ viết cho “em”
EM ĐI NHƯ CHẠY TRỐN KHỎI ĐỜI TA
(Thơ dành cho những người thích đùa)
Khùng thi sĩ
“Ta bấn loạn giữa triền sinh tử
Em cứ ung dung dứt áo ra đi”
(Thơ Phan Xuân Sinh)
Đang giữa lúc bếp lửa tình ngùn ngụt
Và cuộc mây mưa ướt sũng gối chăn đêm
Em ra đi, đành đoạn dứt áo ra đi
Em theo ai, em ngon nhỉ, em theo ai?
Ừ, thì cứ ra đi
Ừ, thì cứ dứt áo ra đi
Rồi em sẽ thấy,
Không có ai ngon ăn hơn, gã thi sĩ khùng.
Ừ, thì em cứ ra đi
Nhưng tốt nhất là em nên về lại.
Từ em ra đi, trái tim này ta đã sửa sang
Đã sơn quét lại những màu mát, dịu
Trong căn phòng trái tim ta, bốn mùa không cần máy điều hòa không khí
Nhiệt lượng trái tim ta đủ làm em điên, tỉnh từng cơn
Cũng có lúc không tỉnh không điên
Mà em sẽ gục và nói lời cảm ơn thi sĩ:
Cảm ơn thi sĩ đã làm em gục.
Hãy cho em gục nhiều lần như thế, nghe, nghe thi sĩ.
Đọc “TỐI HẬU THƯ”, ắt hẳn “em” bật cười, rồi ngúng nguẩy đòi nhà thơ đưa em trở về lại trong cánh tay anh thôi mà...
TỐI HẬU THƯ
Trở lại không, ta cho em 24 giờ, quyết định
Trở lại không, hậu quả sẽ không lường, nếu em không về lại trong cánh tay ta.
Nếu em không về lại trong cánh tay ta
Thì mọi sự sẽ thay đổi:
Ngày trước ta nói em đẹp như tiên, nay ta nói em xấu như quỷ
Ngày trước ta nói tóc em là mây, nay ta nói tóc em là một chùm rễ tre
Ngày trước ta nói môi em là trái nho mọng, nay ta nói môi em là trái chôm chôm
Ngày trước ta ca ngợi em kinh nguyệt điều hoà, nay ta nói khoản ấy của em tháng trồi tháng trụt
Ngày trước ta nói hai trái vú em như MARILYN MONROE, nay ta nói vú em như vú THỊ NỞ.
Chỉ sơ sơ chừng đó, em đã biết sợ chưa
Bằng không, ta sẽ nói thêm nhiều thứ khác liên quan tới tóc trên và tóc giữa
Chân ngắn hay chân dài
“Trường túc bất tri lao” là câu thánh hiền khuyên bảo.
Hình như em đã mấp mé giữa biên giới SỢ và CHƯA SỢ.
Đúng thế không nào?
Thôi thì ta cũng mở cho em một con đường, một lối thoát
Rằng em cứ chần chờ, suy tính, đắn đo
Em cứ chờ cho đến con trăng này, là con trăng chót
Ta sẽ NGỦM CÙ ĐÈO
Là coi như em là “BÊN THẮNG CUỘC”
Mừng em là BÊN THẮNG CUỘC
Ta chấp nhận làm người BÊN THUA CUỘC
Cũng vui.
KHÙNG THI SĨ
Trái tim của thi sĩ còn tươi hồng đâu có “khú đế” chút nào đâu, dù chỉ nửa trái... “Em” đọc xong lại nhõng nhẽo sà vào lòng anh đó!
HÃY GIỮ GIÙM TÔI
NỬA TRÁI TIM KHÚ ĐẾ
Nửa trái tim tôi, em cất giữ từ lâu
Nhớ cẩn thận, đừng để rơi để rớt
Tôi sống được, nhờ nửa trái tim đó
Em để mất tiêu, là đời tôi mất tiêu.
Từ em đến, đời tôi nhiều đổi thay
Hơi thở khác đi, nhịp tim đập khác đi
Môi cười tươi, tiếng nói như ngựa hí
Mỗi sáng mai, trong tôi, nở những nụ hồng.
Em là Trăng là Hằng hay là Nguyệt
Vằng vặc em, những khung trời sáng
Em lụa vàng trên những đồng cỏ nội
Bao la trời trong, mênh mông sương mai.
Em, dẫu muộn đến, nhưng vẫn là tình thứ nhất
Em, mối tình đầu, muôn kiếp đã chờ mong
Em, đúng - không sai - à quà trao từ Thượng Đế
Em, hãy cùng nhau, ta chấp nhận trận tình.
Em, ngọt ngào tiếng hót họa mi
Em, dịu dàng dáng mèo khoan thai
Em, mượt mà tóc buông bờ vai
Em, là Hằng là Trăng là Nguyệt.
Em, thiếu nữ hoa khôi thời con gái
Em, là trăng góa phụ thời mặn mà
Em, là nàng thơ thổi lịm hồn thi sĩ
Chết hồn ta, ta chấp nhận, chết hồn ta.
Những ngày trăng xưa lạc lối quê nhà.
Lê Mai Lĩnh
16/6/2014
Good morning.
Đoạn, tôi cầm tay nàng dìu tới nhà vệ sinh
Tôi đánh răng, súc miệng cho nàng,
Đồng thời mở vòi nước điều chỉnh nhiệt độ.
Nước nóng quá, sợ phỏng da, nhất là nơi vùng nhạy cảm.
Nước lạnh quá, sợ nàng lạnh phổi, sinh ra bệnh ho gà, ho vịt, ho ngỗng, ho ngan
Ho kiểu nào, thì tôi cũng lãnh đạn.
Đoạn nàng vào tắm
Tôi ngồi ghế bên cạnh nhìn nàng tắm, tay cầm sẵn cái khăn, chờ lệnh
Lỡ nàng nhờ xát xà phòng hay xoa bóp, kỳ cọ chỗ này, chỗ khác thì tôi sẵn sàng có mặt.
Khi nàng tắm xong bước ra, tôi lấy khăn che kín nửa phần trên,
Đoạn tôi bồng nàng tới giường
Đang khi tôi sửa soạn chiến đấu
Nàng tát yêu, như mẹ nựng con, vào má tôi và nói
Hôm này em đi khám phụ khoa, thưa khùng thi sĩ
Câu nói làm tôi, vừa tiếc vừa xấu hổ.
Nàng mặc áo quần xong, tôi dìu nàng xuống phòng ăn, đặt nàng ngồi vào chiếc ghế nệm nhung.
Tôi bày hàng:
Này đây ly cà phê sữa Paris,
Này đây, bánh mì Italy,
Này đây bơ dầu bò và trứng gà ốp la Thụy Sĩ
Này đây trà THÁI NGUYÊN
Trong lúc NÀNG xơi, tôi ngồi đối diện nhìn NÀNG xơi.
Với con người quý phái, trang trọng như NÀNG, phải nói XƠI, như Vua, Hoàng Hậu, chứ nói ĂN là vô phép.
Lúc bữa điểm tâm gần xong, NÀNG cầm tách trà THÁI NGUYEN bước ra vườn, đi dạo.
Tay phải cầm ly trà, tay trái nâng những đóa tầm xuân đưa lên mũi ngửi.
Tôi đứng xa khoảng một thước, vòng tay, im lặng chiêm ngưỡng vẻ đẹp bốn mùa của NÀNG.
Mà, quả đúng như thế,
Với NÀNG, từ dưới lên trên, MANG CẢ BỐN MÙA TRÊN MỘT NHAN SẮC TUYỆT VỜI
TRÊN CẢ TUYỆT VỜI.
Thế nhưng, cái BỐN MÙA NÀY, duy nhất chỉ có một mình tôi biết.
Đứa nào khác, muốn biết, tôi đục cho mà coi.
Gần đến giờ hẹn KHÁM PHỤ KHOA
NÀNG nói tôi đi thay áo quần rồi ra trình diện NÀNG.
Khác với những lần trước, lần nầy NÀNG chỉ nói tôi thay cái cravate màu đỏ cho hợp với cái áo màu đỏ, NÀNG mua tặng tôi trong ngày sinh nhật tôi tròn 80 cái xuân xanh.
Khi tôi chở NÀNG tới phòng khám, ông bác sĩ phụ khoa đã chờ NÀNG trước.
Hai người dẫn nhau vào phòng khám, tôi ngồi chờ ngoài xe.
Đó là chuyện một ngày NÀNG KHÔNG NGỦ MUỘN.
LÊ MAI LĨNH
(Khùng thi sĩ)
Chúng ta không khỏi cười sảng khoái khi đọc những lời Khùng thi sĩ viết cho “em”
EM ĐI NHƯ CHẠY TRỐN KHỎI ĐỜI TA
(Thơ dành cho những người thích đùa)
Khùng thi sĩ
“Ta bấn loạn giữa triền sinh tử
Em cứ ung dung dứt áo ra đi”
(Thơ Phan Xuân Sinh)
Đang giữa lúc bếp lửa tình ngùn ngụt
Và cuộc mây mưa ướt sũng gối chăn đêm
Em ra đi, đành đoạn dứt áo ra đi
Em theo ai, em ngon nhỉ, em theo ai?
Ừ, thì cứ ra đi
Ừ, thì cứ dứt áo ra đi
Rồi em sẽ thấy,
Không có ai ngon ăn hơn, gã thi sĩ khùng.
Ừ, thì em cứ ra đi
Nhưng tốt nhất là em nên về lại.
Từ em ra đi, trái tim này ta đã sửa sang
Đã sơn quét lại những màu mát, dịu
Trong căn phòng trái tim ta, bốn mùa không cần máy điều hòa không khí
Nhiệt lượng trái tim ta đủ làm em điên, tỉnh từng cơn
Cũng có lúc không tỉnh không điên
Mà em sẽ gục và nói lời cảm ơn thi sĩ:
Cảm ơn thi sĩ đã làm em gục.
Hãy cho em gục nhiều lần như thế, nghe, nghe thi sĩ.
Đọc “TỐI HẬU THƯ”, ắt hẳn “em” bật cười, rồi ngúng nguẩy đòi nhà thơ đưa em trở về lại trong cánh tay anh thôi mà...
TỐI HẬU THƯ
Trở lại không, ta cho em 24 giờ, quyết định
Nếu em không về lại trong cánh tay ta
Thì mọi sự sẽ thay đổi:
Ngày trước ta nói em đẹp như tiên, nay ta nói em xấu như quỷ
Ngày trước ta nói tóc em là mây, nay ta nói tóc em là một chùm rễ tre
Ngày trước ta nói môi em là trái nho mọng, nay ta nói môi em là trái chôm chôm
Ngày trước ta ca ngợi em kinh nguyệt điều hoà, nay ta nói khoản ấy của em tháng trồi tháng trụt
Ngày trước ta nói hai trái vú em như MARILYN MONROE, nay ta nói vú em như vú THỊ NỞ.
Chỉ sơ sơ chừng đó, em đã biết sợ chưa
Bằng không, ta sẽ nói thêm nhiều thứ khác liên quan tới tóc trên và tóc giữa
Chân ngắn hay chân dài
“Trường túc bất tri lao” là câu thánh hiền khuyên bảo.
Hình như em đã mấp mé giữa biên giới SỢ và CHƯA SỢ.
Đúng thế không nào?
Thôi thì ta cũng mở cho em một con đường, một lối thoát
Rằng em cứ chần chờ, suy tính, đắn đo
Em cứ chờ cho đến con trăng này, là con trăng chót
Ta sẽ NGỦM CÙ ĐÈO
Là coi như em là “BÊN THẮNG CUỘC”
Mừng em là BÊN THẮNG CUỘC
Ta chấp nhận làm người BÊN THUA CUỘC
Cũng vui.
KHÙNG THI SĨ
Trái tim của thi sĩ còn tươi hồng đâu có “khú đế” chút nào đâu, dù chỉ nửa trái... “Em” đọc xong lại nhõng nhẽo sà vào lòng anh đó!
HÃY GIỮ GIÙM TÔI
Nửa trái tim tôi, em cất giữ từ lâu
Tôi sống được, nhờ nửa trái tim đó
Em để mất tiêu, là đời tôi mất tiêu.
Từ em đến, đời tôi nhiều đổi thay
Hơi thở khác đi, nhịp tim đập khác đi
Môi cười tươi, tiếng nói như ngựa hí
Mỗi sáng mai, trong tôi, nở những nụ hồng.
Em là Trăng là Hằng hay là Nguyệt
Vằng vặc em, những khung trời sáng
Em lụa vàng trên những đồng cỏ nội
Bao la trời trong, mênh mông sương mai.
Em, dẫu muộn đến, nhưng vẫn là tình thứ nhất
Em, mối tình đầu, muôn kiếp đã chờ mong
Em, đúng - không sai - à quà trao từ Thượng Đế
Em, hãy cùng nhau, ta chấp nhận trận tình.
Em, ngọt ngào tiếng hót họa mi
Em, dịu dàng dáng mèo khoan thai
Em, mượt mà tóc buông bờ vai
Em, là Hằng là Trăng là Nguyệt.
Em, thiếu nữ hoa khôi thời con gái
Em, là trăng góa phụ thời mặn mà
Em, là nàng thơ thổi lịm hồn thi sĩ
Chết hồn ta, ta chấp nhận, chết hồn ta.
Những ngày trăng xưa lạc lối quê nhà.
Lê Mai Lĩnh
16/6/2014
Với người phụ nữ của mình, nhà thơ Sương Biên Thùy nặng tình như thế thì với bạn bè anh cũng rất trọng nghĩa. Vì bài viết có hạn nên tôi chỉ nêu ra vài trường hợp.
Nhà thơ Sương Biên Thùy đã rất giận dữ khi nhà phê bình Đặng Tiến đã “lếu láo” nhận xét về nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, bạn thân của anh. Anh quyết liệt phản biện và ném thẳng vào mặt nhà phê bình Đặng Tiến những lời không khoan nhượng như sau:
“Sau khi giới thiệu những bài thơ rất hay, ngang tàng, hào sảng của Nguyễn Bắc Sơn, ĐẶNG TIẾN chốt lại như sau:
“nói phá phách chơi là phách lối chơi. Nói cho hả, nói cho đã, chứ NBS là binh nhì Địa phương quân “hiền khô, lính cậu” thì sức vóc bao nhiêu mà phá phách, nhưng giọng thơ ngang tàng ở đây pha lẫn chút Lương Sơn Bạc, Tiếu Ngạo Giang Hồ, với tính cách Lê dương mà tác giả sinh năm 1944, đã viết”.
Lập luận của Đặng Tiến, tỏ ra không biết rõ lai lịch, tiểu sử, và hành trình lính tráng của nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn.
Nếu Nguyễn Bắc Sơn không có những kinh nghiệm chiến trường, những lần cận kề cái chết, những lần vào ra chốn hiểm nguy, thì có thể nào tưởng tượng để viết ra những bài thơ kinh thiên động địa như thế.
VÕ PHIẾN không ngu, THANH TÂM TUYỀN không khùng, CHU TỬ không dại, để có lời ngợi khen cho những bài thơ “nói dối”, không chiến trận cũng bày ra chiến trận, ngủ trên bụng đàn bà, cũng bày đặt THẢO KHẤU, MẬT KHU LÊ HỒNG PHONG, tưởng tượng của chú binh nhì Nguyễn Văn Hải, chứ trong quân sử VNCH làm gì có chú binh nhì Nguyễn Bắc Sơn.
Trong một đoạn sau, Đặng Tiến viết “vì biết bố của Nguyễn Bắc Sơn vào chiến trường Bình Thuận, nên trung ương tình báo VNCH cho Nguyễn Bắc Sơn ra đơn vị chiến đấu thay vì làm lính văn phòng.”
Nhân đây, tôi tiết lộ một sự thật, mà ít người biết.
Chàng thanh niên sinh năm 1944, Nguyễn Văn Hải đã có hai lần đi lính.
Lần đầu từ 1965, vừa làm thông dịch viên cho lực lượng đặc biệt của Mỹ, cũng là làm lính cùng với những thanh niên Nùng vùng Sông Mao, Tuy Phong, mật khu Lê Hồng Phong, Tam giác sắt.
“Khi tao đi lấy khẩu phầnMày đi mua rượu đế NÙNG cho taoChúng mình nhậu để trừ haoBảy ngày sắp tới nghêu ngao trong rừngMùa này gió núi, mưa bưngTrong lòng thiếu rượu, anh hùng nhát gan.”
Lần thứ hai, do ông thiếu úy Lê Văn Chính bắt đi lính, theo lời yêu cầu của phu nhân nhà thơ. Do vậy mà nhà thơ có hai câu thơ như sau:
“Đời bắt một gã làm thơ đi làm línhMang trên hai vai hai chiếc mu rùa”
Đúng ra là:
“Thằng thiếu úy Lê Văn Chính,Đã bắt một gã làm thơ đi làm línhMang trên hai vai hai chiếc mu rùa”
Đặng Tiến còn tìm những cách khác, lối nói khác, ngôn ngữ khác, để hạ nhục nhà thơ, bạn bè và tình yêu của nhà thơ NBS.
Hắn viết:
“Trong chiến tranh, NBS là nhà thơ PHẢN CHIẾN.Trong hòa bình, là nhà thơ PHẢN LAO ĐỘNG.”
Vậy làm thơ, châm cứu, bốc thuốc, không phải là lao động hay sao.
Hay
Lao động là Vinh Quang, lang thang là chết đói, nói dối đi ở tù, lù khù đi kinh tế mới.
Hay, lao động là nói phét, kiểu:
VŨ TRỤ THƠ
THI PHÁP VÀ CHÂN DUNG.
Tôi có thể nói:
Không ai trong chúng tôi trở thành nhà thơ hay thi sĩ, là nhờ vào những lý thuyết ba xạo của Đặng Tiến.
Mà Đặng Tiến, bám vào những bài thơ của chúng tôi, để vẽ vời VŨ TRỤ, THI PHÁP để lòe thiên hạ, kiếm cơm, có chút gọi là thành tích, lấy điểm...
Đặng Tiến viết:
“Trong thơ Nguyễn Bắc Sơn, tình bạn không có quy chế xã hội, bạn bè là một lớp bụi đời, bên lề xã hội, bên lề đường chinh chiến, như hạt bụi nằm cơn gió trớt. Họ là những mảnh vỡ mà cuộc đời vun lại với nhau”.
Đặng Tiến viết
“Thậm chí tình yêu cũng vậy. Nó nằm ngoài quy chế văn học, dù truyền thống hay lãng mạn, tân thời.Tình bạn, đòi hỏi quy chế xã hội.Tình yêu, đòi hỏi quy chế văn học”...
Đặng Tiến viết:
“TỐNG BIỆT HÀNH là thơ ĐỂ ĐỜINGUYỄN BẮC SƠN là thơ BỤI ĐỜI.ĐỘC HÀNH CA là thơ MIẾU ĐỀNNGUYỄN BẮC SƠN là thơ LỀ ĐƯỜNG, QUÁN XÁ”.
Đặng Tiến thiếu thông minh, cách nói khác là... NGU!
TỐNG BIỆT HÀNH là tên một bài thơ.NGUYỄN BẮC SƠN là tên một con người.
Không thể so sánh
ĐỂ ĐỜI là chỉ thời gian.BỤI ĐỜI là vật chất.Không thể so sánh.
ĐỘC HÀNH CA là thơ MIẾU ĐỀN
NBS cũng có nhiều bài thơ được gọi là thơ MIẾU ĐỀN, quá đi chứ.
Chỉ nhằm mục đích hạ thấp giá trị thơ miền Nam, theo lệnh Hà nội, nên thằng này, đã không còn đủ thông minh, sáng suốt để nhìn đúng sự thật.
Đặng Tiến viết
“Vào khoảng 1970, khi thơ NBS xuất hiện và gây ngạc nhiên, nhiều người cho rằng có hơi hướm thơ Quang Dũng, có lẽ đề tài chiến tranh và lời thơ bi tráng.
Nhưng xét kỹ thì không đúng. Thơ Quang Dũng lãng mạn và lý tưởng, thơ NBS ngược lại, phi lãng mạn và phi lý tưởng.”
Đến đây, thì tôi nhờ ai đó trừng trị nó giùm
Tôi thì chán lắm rồi.
“Thơ Quang Dũng lãng mạn và lý tưởng.Thơ NBS phi lãng mạn và phi lý tưởng.”Đúng là luận điệu của một thằng CS hạng bét.Tao nói mày đó, thằng ĐẶNG TIẾN.
Đặng Tiến viết
“Sau ngày kết thúc chiến tranh, người cha Nguyễn Bắc Sơn đã trở về đoàn tụ với gia đình, trên cấp bậc đại tá quân đội nhân dân, ông cố bao che cho con cái và bạn bè của con, trong cùng cảnh ngộ, như Lê Mai Linh bị tù cải tạo đến cuối 1983, gần đây còn chân thành kể lại.”
Sự thật là TÔI CỨU CON ÔNG, NBS, chứ không phải ông cứu tôi.
Chuyện này tôi đã nói 2 lần, một khi Nguyễn Bắc Sơn còn sống và một khi Nguyễn Bắc Sơn qua đời.
Nay, lập lại lần thứ 3 là chẳng đặng đừng, chứ tôi vô cùng xấu hổ khi lập lại sự việc, đáng ra là nên quên.
Thời điểm xảy ra sự việc, là lúc tôi và Nguyễn Bắc Sơn đang cùng nhau lo cho tờ tạp chí QUÊ HƯƠNG, tôi chủ nhiệm, Nguyễn Bắc Sơn chủ bút, Từ Thế Mộng, thư ký tòa soạn. Chơi với nhau gần 3 năm, tôi không biết tình trạng quân dịch anh như thế nào.
Chợt một sáng sương mù Phan Thiết, chị vợ anh đến gõ cửa nhà tôi kêu cứu:
“Anh Chính, chị Hạnh ơi, anh HẢI bị cảnh sát bắt đêm qua, anh chị có cách nào cứu ảnh với.”
Tôi mới biết là anh trốn lính. Tôi nói chị ngồi nhà uống cà phê với vợ tôi. Tôi lên Honda ra khỏi nhà.
Người tôi nghĩ đến là trung úy Nguyễn Quốc Hưng, nhà thơ, trong ban biên tập tạp chí QUÊ HƯƠNG, là chỉ huy trung tâm nhập ngũ, để vấn kế.
HƯNG nói tôi đến phòng cảnh sát, nói họ bỏ tên HẢI trong Nhật ký hành quân. Rồi đưa anh lên đây, trung tâm tuyển mộ nhập ngũ, làm hồ sơ cho anh tình nguyện đăng lính địa phương quân Bình Thuận. Bấy giờ, nếu không chọn giải pháp này, thì bị đi lao công đào binh hay biệt động quân biên phòng.
Rồi về nhà làm thơ, làm báo tiếp, uống bia, rượu tiếp, 40 chai... đồ bỏ.
Chờ ngày đi thụ huấn.
Nhờ thế, văn học Việt Nam mới có bài thơ Đêm Phù Cát hay tới mát trời ông địa.
ĐÊM PHÙ CÁTĐêm Phù Cát, trời bên ngoài rất lạnhNhưng trong ngôi nhà tranh của thiếu úy Hồ BangCó tình bạn nồng nàn như rượu chôn nhiều năm dưới đấtCó mối tình thi vị mang mang.Đôi khi nghĩ, trời sinh một mình ta là đủĐám đông kia, quậy bẩn nước hồ đờiNhưng lại nghĩ trời sinh thêm bè bạnĐể quàng vai ấm áp cuộc rong chơi.Đôi khi nghĩ, đàn bà, người nào cũng như người nấyNên tự nhủ lòng, thôi hãy quên emNhưng đàn bà, đâu phải người nào cũng như người nấyNên suốt đời ta nhớ nhớ quên quên.Dù mỗi ngày có xé đi năm, mười tờ lịchThì thời gian đâu có chịu trôi nhanhDẫu đen bạc là nơi cố xứBỏ đi biền biệt cũng không đành.
Nguyễn Bắc Sơn
Sau khi mãn khóa học quân sự, Nguyễn Bắc Sơn có người em rể là thiếu tá MINH, chỉ huy trung tâm tiếp liệu, anh về đó, ngồi chờ cuối tháng lãnh lương cho tới ngày mất Phan Thiết.
Thì làm gì có chuyện anh bị đuổi ra đơn vị tác chiến vì cha anh vào Bình Thuận hoạt động, như lời thằng Đặng Tiến nói.
Cha Nguyễn Bắc Sơn vào Bình Thuận hoạt động, thì anh phải bị nhốt, cách ly, chứ sao lại thả anh ra đơn vị tác chiến như thả cọp về rừng.
Ông cụ - cha Nguyễn Bắc Sơn vào thăm vợ tôi là vì ân nghĩa đó. Còn tôi ở tù ngoài Bắc, thì làm gì cụ thăm và nâng đỡ tôi.”
(Trích từ bài viết của nhà thơ Sương Biên Thùy gửi cho La Thụy)
Với một bạn văn mà nhà thơ Sương Biên Thùy không thích, anh vẫn viết thực lòng và vẫn dành sự nễ phục vì nhà văn đó có chân tài. Những lời thật lòng của một người cầm bút chân chính
“Y Uyên, nhưng anh không phải là một nhà văn tôi thích. Người ta chỉ chọn thích một số nào đó thôi trong những tác giả mình đọc. Tôi thì không thích Y Uyên vì văn anh khô và khó quá… Không thích, nhưng tôi không thể không đọc anh vì anh là một trong số nhà văn có chân tài. Ngay từ những tác phẩm đầu – những tác phẩm dù không toàn bích – bút pháp của anh đã khiến người ta chú ý và tin tưởng. Hai mươi sáu tuổi, bốn tác phẩm đã in (hầu hết, do những nhà xuất bản đứng đắn, có uy tín ấn hành), điều đó thiết nghĩ đã đủ để chứng tỏ anh không phải là một tác giả có thể xem thường và sự thành công của anh không phải chỉ là một may mắn, tình cờ, như một vài trường hợp khác.”
Nhà thơ Sương Biên Thùy đã toát lên cảm xúc chân tình của mình khi nghe tin nhà văn Y Uyên tử trận. Anh còn tận tình góp phần lo hậu sự cho người bạn văn mà anh “vốn không thích” và vội viết bài đăng trên tạp chí VĂN số tưởng niệm nhà văn Y Uyên.
Mời đọc toàn bài văn anh viết:
NÚI TÀ DÔN VÀ DẤU CHÂN Y UYÊN
Ba mươi sáu năm về trước, nói rõ hơn, đúng vào ngày mồng một tháng 5-1969, sau khi nhà văn Y Uyên chết, trên tạp chí VĂN của ông Trần Phong Giao, số tưởng niệm nhà văn Y Uyên, Lê Mai Lĩnh tôi, dưới bút hiệu khai sinh Lê Văn Chính, đã có một bài viết, về cái chết của một người huynh trưởng, Y Uyên, anh khóa 27, tôi khóa 1/68, Trường Bộ binh Thủ Đức, bài này nằm giữa, trước là Võ Phiến, sau là Thanh Tâm Tuyền. Điều rất vui là tôi nằm giữa, những bậc đàn anh, bậc thầy. (Lê Mai Lĩnh, 2005).
ĐÊM 8. 1. 1969
Tôi nghĩ là anh. Đúng là anh Chẳng thế nào là ai khác, ngoài anh Tôi biết anh đóng ở Nora. Tôi biết ngay khi đến đây, hai tháng sau ngày anh đến. Trình diện phòng I, hỏi thăm, được biết anh đang ở Nora, tôi thú thật: tôi thất vọng. Thất vọng vì người ta không dùng anh như một nhà văn có tài (26 tuổi với 4 tác phẩm vững vàng, phong phú biết bao). Người ta dùng anh như một chuẩn úy, trung đội trưởng địa phương quân. Nhớ đến thơ Luân Hoán: “Tôi là một sĩ quan mù, chỉ huy một trung đội điếc”. Lúc này, nếu gặp Uy, tôi ắt hỏi: anh có mù, lính có điếc? Hỡi Uy!
Tôi nghĩ đến anh Tôi nghĩ ngay Uy như thế khi người lính truyền tin ở yếu khu Phú Long nói cho tôi biết, có một chuẩn úy ở đồn Nora đã mất tích!
Đêm nay đến phiên tôi dẫn lính giữ cầu Phú Long, ngủ dưới gầm cầu. Tôi nghĩ là Uy không thể chết. Chỉ những viên đạn vô tình thì mới không phân biệt được, còn như nếu bị bắt, Uy không thể chết. VC có thể không coi trọng Uy như một nhà văn. Nhưng biết đâu chúng chẳng dẫn Uy ra Bắc rồi tuyên truyền ầm ĩ là chính Uy đã “trở về với nhân dân”. Rồi Uy sẽ được dẫn đi khắp nơi, sẽ lên tiếng ở đài phát thanh, sẽ kêu gọi bạn bè của anh trong ban biên tập nguyệt san Bộ Binh…
Hãy “quay súng về với nhân dân”. Rồi Uy sẽ được một thiếu nữ xinh đẹp, ngon lành nhất Hà Nội ôm hôn và choàng hoa. Có thể nữa, Uy sẽ làm tờ chối từ những tác phẩm của anh. Rồi Uy sẽ bắt đầu lại từ đầu, trong sự dẫn đường “của Bác và Đảng”. Tôi nghĩ đến Uy trong một cuộc đời mới. Tôi cũng định tâm từ nay theo dõi đài Hà Nội, để chờ nghe anh lên tiếng. Tôi không một mảy may nghĩ rằng anh sẽ chết. Tôi không nghĩ là anh sẽ chết nếu bị rơi vào tay VC, nhưng tôi tin anh sẽ thoát xác một cách chóng vánh và tức cười.
Ngồi trên thành cầu đến khuya, tôi nhìn về phía ngọn núi Tà Dôn và tôi nghĩ, lúc này có lẽ anh đang bị trói tay, cũng có thể không bị trói tay nếu gặp được những đứa VC biết trọng nhân tài, và đoàn người có Uy đang di chuyển trong đêm lấy núi làm chuẩn.
NGÀY 9. 1. 1969
Đến nhà Nguyễn Hiếu Học lúc 1giờ 30, tôi gặp Thái Phi Kích. Và bây giờ tin Uy tử trận đã rõ ràng. Chúng tôi lặng người. Trước mọi cái chết, sự lên tiếng, dù thế nào cũng đều lố bịch – nhất là trước những cái chết của những trường hợp như Uy, những người hiếm hoi như Uy.
Học nói cho tôi biết về những giấy tờ do đâu đó làm chậm trễ, gây nên cái chết của Uy, chứ đáng ra Uy đã được về Cục CTCT. Lúc đó hình như tôi có chửi đổng một câu. Cũng không mấy tin tưởng là tin Uy tử trận sẽ sớm được thông báo cho gia đình Uy nên chúng tôi chia tay nhau đi nhờ gọi điện thoại vào Sài Gòn, tới hai nơi mà chúng tôi tin là có người biết nhà của Uy, tòa soạn Bách Khoa và Văn. Buổi chiều hôm đó, Thái Phi Kích đã nói chuyện được với Sài Gòn. Chúng tôi tạm yên tâm là hôm sau thế nào cũng có thân nhân của Uy ra. Chúng tôi lên Quân y viện Đoàn Mạnh Hoạch thì tin xác Uy chưa được chở về.
Tôi để Học và Kích lại nhà, rồi lên đồn, trong ý định xin Đại đội trưởng về nhà một đêm để tiếp tay các bạn. Tôi vừa lên đồn – lúc đó khoảng 6 giờ chiều – thì nhận được lệnh cùng với đại đội trưởng đi hành quân mở đường khoảng Phú Long - Tuy Hòa cho đoàn công voa chở xác Uy về.
Khi đến Ba Cây, tôi gặp chiếc xe Hồng Thập Tự. Người tài xế cho biết ông chuẩn úy nằm trên băng ca, còn dưới sàn xe là hai người lính. Lúc đó, tôi vạch tấm vải làm cửa xe và tôi chỉ kịp nắm bàn chân Uy vừa khi chiếc xe rồ máy chạy. Trở về đồn đã hơn 7 giờ, tôi phải ở lại đồn, chẳng giúp gì cho Học và Kích đêm đó.
Uy ra trường trước tôi một tháng. Ngày còn ở trong trường Thủ Đức chúng tôi thường gặp nhau vào chiều thứ sáu mỗi tuần. Ngày bàn giao ban biên tập, chính nhờ Y Uyên mà chúng tôi, trong số đó có các anh Dương Kiền, Lê Tất Điều… được ăn một chầu hột vịt lộn, nhậu bia 33...
Đến khi về Phan Thiết, tôi được tin anh đóng đồn ở Nora, thỉnh thoảng mới có dịp xuống phố. Vài lần anh tìm đến thăm tôi, nhưng không gặp. Mấy lần nghe tin anh về, tôi tìm thăm, nhưng anh đi vắng.
Chiều nay, bên lề đường, tôi nắm chân anh trong lúc giữ phần an ninh lộ trình cho chuyến xe chở xác. Lúc trở về đồn, tôi không thể ngăn mình suy nghĩ mông lung. Mọi người sinh ra, mọi người phải chết. Mọi người, với tư cách công dân, phải góp phần cho sự trường tồn của Tổ Quốc. Nhưng mỗi người thực sự chết có nghĩa lý khi y được sử dụng đúng. Trường hợp của Uy, cái chết dưới chân núi Tà Dôn, năm 26 tuổi, là một cái chết uổng…
Chiều đến, tôi chở Kích và Học lên nhà xác Quân Y Viện. Đó là một đỉnh cát trắng, trông ra biển cả. Những ngọn gió quất tứ tung vào mặt, thổi cát lấp lên lá cờ vàng ba sọc phủ trên áo quan. Nắm cơm và bọc nước cam vàng trong túi nylon cùng với điếu thuốc do người chị đốt cháy mời gọi Uy trở dậy, “sao em tôi nằm đây, em tôi không cần Tổ quốc ghi ơn, Uy ơi là Uy…”. Tất cả, thực sự để làm gì? Để đổi lấy những cái chết, để chứng kiến những cái chết, để đợi chờ những cái chết. Can đảm, sáng suốt, hiên ngang cách mấy, trước buổi chiều đó, trước cái chết đó, trước cảnh thê lương ảm đạm của cái cảnh bạn bè nằm xuống đó, người ta cũng nghẹn ngào, tức tối. Trong chúng tôi những thằng bạn cũ của Uy đứng đó, đều thấy rằng, khi ta còn sống, còn lên mặt trận, ta còn được bọc quanh mình bằng những gian trá, bằng những lừa dối. Nhưng khi ta chết đi, điển hình là Y Uyên nằm đó, trong quạnh hiu, buổi chiều nay, trên đồi cát này, có ai làm được cái gì hơn là cho một làn kẽm để bọc, một lá cờ vải để che. Một làn kẽm để bọc. Còn như ngại đường xa, thêm một làn kẽm nữa, tang gia phải trả thêm ba ngàn đồng phí tổn.
NGÀY 10. 1. 1969
Sáng nay chúng tôi được tiếp chuyện trung úy Q., người chỉ huy trận đánh và cũng là đại đội trưởng của Uy. Theo anh thì Uy chết ngay loạt đạn đầu tiên vì bị phục kích. VC đào hầm độn thổ từ trước, có đến cỡ tiểu đoàn. Chúng chờ phục kích đoàn công voa của tỉnh từ Sông Mao về. Trung đội của Uy phát giác một phần của lực lượng địch nằm dưới hầm bắn lên. Với gia đình, bè bạn của Uy, với văn học Việt Nam, anh chết là một mất mát lớn lao. Còn như đối với chính quyền Phan Thiết, với đại đội 784 Địa phương quân thì đây là một chiến thắng: địch để lại trên 20 xác chết; bên ta chỉ có một chuẩn úy và hai binh sĩ hy sinh.
NGÀY 11. 1. 1969
Tôi nghĩ Uy sẽ không bị chết nếu bị bắt, nếu Uy biết cách nói cho những người ở phía bên kia biết Uy là một nhà văn. Tôi cũng nghĩ đến trường hợp sau khi bị bắt, Uy sẽ được ra Hà Nội, và guồng máy tuyên truyền phía bên kia sẽ khai thác nhà văn của chúng ta. Nhưng tất cả những điều tôi tưởng tượng đều trái ngược với thực tế, một thực tế phũ phàng, tàn nhẫn: Y Uyên sau khi chết rồi còn bị bắn bồi mấy phát súng ở mắt, tai và đâm bồi thêm mấy nhát dao ở hai cánh tay và hai bên hông.
Tôi không có mặt khi bạn hữu tẩm liệm chàng, nhưng Học nói lại những nhận định như thế khi quan sát xác chết với những đầu đạn, dấu dao trên mình chàng. Có những dấu đạn người ta biết được là từ đâu, như thế nào, và người ta cũng biết được những dấu đạn nào là vô ích, là của hận thù. Trên thân xác của Uy, khi chở anh về quân y viện, có những dấu đạn thừa, những dấu dao vô lối. Những dấu đạn, vết dao không thể cắt nghĩa được. Nếu không phải là chúng có từ những thù hận ghê gớm, những chất ngất căm hờn, thì không thể làm sao tìm ra lý do giải thích sự hiện diện của chúng trên thân hình một người đã chết.
Từ những dấu đạn, vết dao đó, tôi có một nhận định về những người ở bên kia chiến tuyến. Tôi không hiểu bằng cách nào, trong cuộc chiến tương tàn, ròng rã hơn hai mươi năm này, những người lãnh đạo cộng sản đã dạy cho binh lính của họ như thế nào để lòng thù hận chất ngất mênh mông đến thế? Tôi chấp nhận những viên đạn thứ nhất hợp lý – Ừ, thì cứ cho là hợp lý.
Những viên đạn bắn bồi, những nhát dao đâm thêm trên một xác thân đã chết là những viên đạn, những nhát dao không thể cắt nghĩa, không thể chấp nhận được. Những người cộng sản VN đã làm những điều dã man như thế, khởi đi từ lòng thù hận, từ sự cuồng tín. Từ đó chúng ta có một nhận thức mới, họ mù quáng trong khi chiến đấu, họ không mảy may hiểu về những căn nguyên cuộc chiến tương tàn này.
NGÀY 1 . 1. 1969
Tôi có đọc Y Uyên, nhưng anh không phải là một nhà văn tôi thích. Người ta chỉ chọn thích một số nào đó thôi trong những tác giả mình đọc. Tôi thì không thích Y Uyên vì văn anh khô và khó quá… Không thích, nhưng tôi không thể không đọc anh vì anh là một trong số nhà văn có chân tài. Ngay từ những tác phẩm đầu – những tác phẩm dù không toàn bích – bút pháp của anh đã khiến người ta chú ý và tin tưởng. Hai mươi sáu tuổi, bốn tác phẩm đã in (hầu hết, do những nhà xuất bản đứng đắn, có uy tín ấn hành), điều đó thiết nghĩ đã đủ để chứng tỏ anh không phải là một tác giả có thể xem thường và sự thành công của anh không phải chỉ là một may mắn, tình cờ, như một vài trường hợp khác.
Trước ngày nhập ngũ, anh đã viết nhiều chuyện thời chiến, lúc đó anh còn là nhà giáo, nên chuyện thường mang nặng tính chất tưởng tượng hoặc dựa theo những kinh nghiệm chiến tranh mà anh được nghe kể lại.
Nhưng nay, anh lại là lính chiến, thứ lính chiến của một chiến trường thường xuyên sôi động là Bình Thuận - nơi mà Cộng Sản đã có cơ sở từ năm 1954 - hẳn nhiên anh phải thường xuyên mở to đôi mắt, lắng đôi tai để đối đầu. Trong chờ đợi, trong tham dự, hẳn anh quan sát được nhiều. Từ đó, chúng ta đủ tin rằng, nếu anh sống, biết đâu từ anh, văn học Việt Nam sẽ chẳng có những tác phẩm viết về chiến tranh bình tĩnh sâu sắc và lớn lao.
Nhà văn Việt Nam, trong chiến tranh Việt Nam, đã thiếu thốn quá nhiều thứ. Hoàn cảnh để sống, phương tiện để viết và nhất là, họ thiếu sự rõ ràng của chính nghĩa để phụng thờ, để làm sáng tỏ. Nhà văn Việt Nam, sống trong sự mù mờ, dường như đã thiếu tin tưởng ở những lẽ phải để phụng dưỡng, nuôi nấng. Từ một hoàn cảnh như thế, một tâm trạng như thế, nói ra những nhận định của mình, nhất là nói ra một cách bộc trực, sợ dễ dàng sai lạc và không chừng lại đắc tội với lịch sử.
Giờ đây, một trong những nhà văn trẻ của chúng ta, một trong những cây bút sống, lớn và viết về cuộc sống đang tàn phá chúng ta, đã nằm xuống – hay nói theo kiểu một nhà thơ trẻ khác – đã “về trời”. Chỗ anh ta nhắm mắt là dưới chân núi Tà Dôn, nơi nổi tiếng từ những ngày chiến tranh Việt Nam (trong chiến trường Phan Thiết, núi được xem là đích cho những lần hành quân và bố phòng).
Sau ngày anh ta mất đi, những chiến hữu của anh sống trong sôi bỏng của chiến trường Bình Thuận, nhìn về núi Tà Dôn như một ám ảnh của Định Mệnh. Họ thầm nghĩ, một mai, một ngày nào đó, chẳng biết rồi sẽ tới phiên ai trong bọn họ? Rồi họ sẽ quay đầu hay quay chân về phía núi để cố thu lấy những hình ảnh cuối cùng của cuộc đời trước khi nhắm mắt? Vì rằng, như một nhận thức, gần như thế trong cuộc chiến dai dẳng này, cái chết là một cái vốn mà ai cũng nắm dễ dàng trong tay, còn như số lời thì đã trở nên hiếm hoi lắm lắm.
NGÀY 1. 3. 1969
Uy ơi, anh bỏ đi thế mà đã hơn hai tháng. Nay tôi thuyên chuyển về đồn SARA, cách chỗ xưa anh đóng khoảng 4 cây số, cách chỗ xưa anh chết khoảng 3 cây số.
Mới hơn hai tháng trời, mà nay nhắc tới anh đã như nhắc chuyện “ngày xưa…”. Có phải tôi say? Không biết nữa, chỉ biết mỗi lần nhớ đến anh là mắt tôi lại rưng rưng muốn khóc. Mà không phải chỉ khóc cho anh.
Tôi về gần rồi đó, chỗ xưa anh nhắm mắt và ngọn Tà Dôn như tôi chỉ với một tay là tới đỉnh. Mỗi ngày tôi mở mắt cùng với tiếng la om sòm của những chiếc xe đò lui tới, và ban đêm tôi nhắm mắt lại cùng với tiếng chim te te. Và bao giờ, và ở đâu, cái chết của anh dưới chân Tà Dôn này cũng là điều làm tôi nhớ, nhớ hoài hoài không thôi. Tôi định một ngày rất gần, sẽ dắt lính lên vùng trận địa anh ngã, thăm lại con suối anh chúi xuống để chết. Hình như cỏ ở đó xanh hơn mọi ngày, và một bóng Ngựa Tía chờn vờn mỗi đêm trên ngọn Tà Dôn – ngọn Tà Dôn, vùng đất Quê Nhà của anh rồi đó – quẩn quanh bên những Tượng Đá Sườn Non. Nhưng tất cả, phải còn gì nữa chứ? Chẳng lẽ như thế rồi hết! Tôi không tin đâu. Qua cơn Bão Khô này… những gì còn lại… hơn là những dấu chân anh…
Phan Thiết, Bình Thuận /1969
Lê Văn Chính
*
Thay lời kết, xin mượn lời nhà văn Phạm Tín An Ninh nói về anh, nhà thơ Sương Biên Thùy (Lê Mai Lĩnh):
“Tôi là người may mắn được đọc thơ Sương Biên Thùy khi anh còn là người bạn đồng môn ở tuổi 16, 17 và sau này lại được đọc thơ Lê Mai Lĩnh với tuổi 80. Nếu thơ là tiếng lòng, thì Lê Mai Lĩnh đã thực sự trang trải hết lòng mình với quê hương đất nước và bè bạn, tha nhân. Với một phong thái ngay thẳng bộc trực có chút ngang tàng cùng những vần thơ khí khái, lãng mạn, đa tình, anh đã để lại trong tôi niềm mến mộ.”
La Thụy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét