Trong nhà cưới, chú rể giáo chủ Trương Vô Kỵ nhìn nắm tóc mầu vàng của nghĩa phụ Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn rồi chạy tức thì theo Triệu Mẫn quận chúa. Cô dâu chưởng môn Chu Chỉ Nhược bị bỏ lại không nói được lời nào, bèn chạy theo tân lang dùng Cửu Âm Bạch Cốt Trảo đâm mười ngón tay vào hai vai quận chúa nương nương máu nhỏ giọt thấm ướt áo rồi phóng đi mất, sư tỷ Đinh Mẫn Quân và Tĩnh Huyền sư thái vội vã chạy theo. Thế là đám cưới trở thành đám chạy đua. Cũng may là cỗ bàn chưa dọn ra, đúng là lễ hội tưng bừng khai trương và âm thầm đóng cửa. Các lục đại phái tự động lui gót có trật tự.
Nhân tiện bàn ghế cơm rượu có sẵn cũng chưa kịp dọn dẹp, để chiếm thời cơ tả sứ Dương Tiêu cùng hữu sứ Phạm Dao liền cho tổ chức cấp kỳ ngay một cuộc họp “Giao ban Ngày” ngoài ban chấp hành thường nhật cuả bổn giáo, có thêm hai bộ phận quan trọng cuả Minh Giáo là Đại Minh Vương Hàn Sơn Đồng và Thái Minh Vương Từ Thọ Huy, là hai lực lượng nắm giữ binh quyền kiểm soát toàn vùng Hoa Hạ và vùng Hoa Nam.
Những giáo đồ giáo chúng không cần thiết cho quy an, nghỉ ngơi dưỡng quân. Những chiếc bàn cho nối lại thành hình chữ nhật. Khi các vị chức sắc trong bản giáo ngồi đầy đủ. Dương tả sứ cùng Phạm hữu sứ cùng đứng lên một lượt kính chào giao tế các đạo hữu, các vị chức sắc cao cấp lãnh đạo trong bổn giáo. Tả sứ Dương Tiêu cung tay ôm quyền nói:
- Vì hoàn cảnh cấp bách lịch sử đã điểm, tuỳ nghi và tùng quyền đã khải bẩm giáo chủ, nay nhân tiện công bố cùng toàn thể anh hùng hảo hán trong Minh Giáo toàn quốc:
- Vì nhu cầu quốc sự, bổn giáo cho tăng một lúc Quang Minh tả hữu nhị sứ lên làm phó giáo chủ, Dương Tiêu là phó giáo chủ đặc trách nội vụ, Phạm Dao làm phó giáo chủ đặc trách ngoại vụ.
- Bạch Mi Ưng Vương Ân Thiên Chính, Hân Dã Vương, Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu thăng lên làm tam sứ: tả, hữu và trung sứ.
- Ngũ Tản Nhân là Lãnh Khiêm tiên sinh, Thiết Quan đạo nhân Trương Trung, Hoà Thượng Thuyết bất Đắc, Hoà Thượng Bành Oánh Ngọc, đại hiệp Chu Điên đồng một lượt thăng lên làm ngũ đại Pháp Vương.
- Ngũ Kỳ là Hồng Thuỷ Kỳ, Liệt Hoả Kỳ, Nhuệ Kim Kỳ, Cự Mộc Kỳ, Hậu Thổ Kỳ, thêm một chữ Doanh đằng sau nưã, gọi là Kỳ Doanh, lực lượng sẽ phát triển khoảng hai ngàn người cho mỗi Kỳ.
- Thiên, Điạ, Phong, Lôi, tứ môn lên một cấp là Tứ Đường Môn.
- Bộ phận Đại Minh Vương Hàn Sơn Đồng được phong là Đại nguyên soái, chủ động địa bàn vùng Hoa Nam với các danh tướng Chu Nguyên Chương, Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân, Thăng Hoà, Hàn Lâm Nhi.
- Bộ phận Thái Minh Vương Từ Thọ Huy [gốc từ Chu Tý Vương, Chu Tử Vượng] thăng lên thiên hạ binh mã Đại nguyên soái thống lĩnh toàn vùng Hoa Hạ, với các danh tướng Mộc Anh, Lam Ngọc...
*
Tiếp theo lời cuả Tả sứ Dương Tiêu, hưũ sứ Phạm Dao đứng lên tiếp:
- Manigiáo hay Minh Giáo bắt nguồn từ Ba Tư [tức là Perse] năm 694 sau công nguyên, tức vào thời kỳ nhà Đường thời Võ Hậu cai trị, nhằm vào ngày 22 tháng sáu Đường đại lịch tam niên, sứ giả Hốt Đa Đán được sự ủy thác cuả giáo chủ cầm cuốn Tôn Tam Kinh từ Ba Tư sang dâng cho Võ Hậu. Manigiáo được chấp thuận rao giảng lý thuyết và hành đạo từ đó Cũng xin được nói cho rộng ra là nhà đại Đường là một triều đại vang danh là đức độ và nhân bản nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thời Đường Thái Tôn thì đã có Đường Tam Tạng tức Đường Huyền Trang đi Tây Vực Nêpal thỉnh kinh, nên tại kinh đô Đông Đô Lạc Dương [tức tỉnh Hà Nam bây giờ] cho xây cất ngôi chùa đầu tiên của Manigiáo là Đại Vân Quang Minh Tự. Cả thẩy vùng Hoa Hạ và Hoa Bắc là 3.600 ngôi chuà cuả Minh Giáo. Sau đó khoảng vài chục năm, vào năm thứ ba cuả vua Hậu Xương nhà Đường, vua nghe lời sàm tấu của một số quan lại người Hán, cho là Minh Giáo thuộc loại “Tà Ma ngoại đạo’ nên chuà chiền cuả giáo này bị huỷ hoại và nhân sự đạo giáo thì chìm vào trong bóng tối. Qua thời nhà Đường đến thời Ngũ Đại, qua nhà đại Tống, đến bây giờ thì bổn giáo qua nhiều giai đoạn thăng trầm theo lịch sử và cũng từ đó rút ra được một bài học sinh tử. Từ Tổng giáo Ba Tư cũng có những khuyết điểm, vì là con người thì ai ai cũng có khuyết điểm cả! Nếu không tìm ra nguyên do, để canh cải để sửa đổi thì suy vong, diệt vong là cái chuyện đương nhiên! Ngay Tổng giáo Ba Tư thì các giáo chủ đời đời là thánh nữ . Nhưng bản chất là Thánh Nữ nên các võ công chân truyền cuả bổn giáo, càng ngày càng mai một rồi bí kíp mất tích luôn lúc nào không biết. Khi truyền sang Trung Thổ, bí kíp trấn môn là pho “Càn Khôn đại na di tâm pháp” và bí quyết ghi trên sáu thanh Thánh hoả Lệnh lại là chữ Ba Tư, người Hán không đọc được. Nên hai môn võ công thượng thừa này không có ai học, ngoại trừ giáo chủ. Các nhân tuyển trong Minh Giáo thì võ nghệ hầm bà làng, chả ai giống ai, mỗi người một lộ võ công võ tư khác nhau, chả ai truyền thụ cho ai. Vì không đọc được chữ Ba Tư đến nỗi đến đời Thạch giáo chủ thứ ba mươi hai thì bị các cao thủ Cái Bang xâm nhập Tổng Đàn như vào chỗ không người, ăn cướp một lúc mất cả sáu thanh Thánh hoả Lệnh, thành ra một Giáo mà không có Lệnh thì cũng chỉ lờ mờ. Qua đời thứ ba mươi ba là giáo chủ Dương Đỉnh Thiên, lúc vị này “tẩu hoả nhập ma” chết đi thì lại ba bè bẩy mối phân hoá chia rẽ, chả ma chịu ma nào ? Nhờ tài thông minh và nhân ái giáo chủ đời thứ ba mươi tư là Trương Vô Kỵ mới hàn gắn đoàn kết lại được thành một khối.
*
Hai vị nội ngoại phó giáo chủ phát biểu xong thì Đại Minh Vương Hàn Sơn Đồng cũng nhân dịp đứng lên nói tiếp:
- Nước chở thuyền, nhưng nước cũng làm chìm thuyền, cái đạo lý này thì ai ai cũng rõ mồn một. Đạo với Đời có khi là một, nhưng cũng có khi lại là hai, phải tuỳ lúc, tuỳ thời điểm và tuỳ hoàn cảnh, không cứ phải bo bo cố chấp. Mà sự đời cứ cố chấp là hỏng, chả hạn như thời nhà đại Đường, Lý Thế Dân lúc còn Đông chinh Tây thảo, thì có đích thân mời những vị cao tăng cao thủ chuà Thiếu Lâm tham dự trận mạc với triều đình để sớm thống nhất sơn hà. Khi toàn cõi qui về một mối, thì nhà vua trả công cho nhà Chùa [phái Thiếu Lâm] ai ra làm quan thì làm, ai tu trì thì cứ tiếp tục tu trì. Triêù đình trả công cho chuà Thiếu Lâm tịnh tài [là tiền mặt ngân lượng] và vật tư vật công như gạch đỏ ngói xanh để xây chuà xây bảo tháp, và kể như xong. Đạo ra Đạo và Đời ra Đời? Ai là đại sư... thiền sư thì cứ như thế, ai là Nguyên Soái, Thượng tướng quân thì là quân tướng cuả triều đình. Dù Chuà mang danh là chuà Đại Tướng Quốc thì cái ông đại tướng này đại diện cho nhà vua thí phát đi tu, lúc đó là sư cụ chứ không phải là vừa làm Đại tướng vừa làm nhà Sư. Trong lúc toàn dân, toàn quân, toàn tôn giáo đứng chung với nhau góp toàn lực để chống ngoại tộc là nhà Nguyên Mông Cổ cai trị, thì chúng ta có thể lẫn lộn Đạo và Đời, nhưng nếu mai mốt đáo mã thành công, thì vị nào ở cõi Đạo nên trở về vơí cõi Đạo, vị nào ở cõi Đời thì nên ở lại vơí cõi Đời. Chứ Đạo trộn vào Đời, Đơì trộn vào Đạo thì hết sức nguy hiểm. Khi đó kẻ nắm quyền Đạo trở thành Vua quan để nắm quyền Đời, bá tánh tha hồ mà chết oan, tha hồ mà lầm than đói khổ, tha hồ mà chết không kịp ngáp, tha hồ mà tự do về cõi Tây Phương Cực Lạc.
- Vì hoàn cảnh cấp bách lịch sử đã điểm, tuỳ nghi và tùng quyền đã khải bẩm giáo chủ, nay nhân tiện công bố cùng toàn thể anh hùng hảo hán trong Minh Giáo toàn quốc:
- Vì nhu cầu quốc sự, bổn giáo cho tăng một lúc Quang Minh tả hữu nhị sứ lên làm phó giáo chủ, Dương Tiêu là phó giáo chủ đặc trách nội vụ, Phạm Dao làm phó giáo chủ đặc trách ngoại vụ.
- Bạch Mi Ưng Vương Ân Thiên Chính, Hân Dã Vương, Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu thăng lên làm tam sứ: tả, hữu và trung sứ.
- Ngũ Tản Nhân là Lãnh Khiêm tiên sinh, Thiết Quan đạo nhân Trương Trung, Hoà Thượng Thuyết bất Đắc, Hoà Thượng Bành Oánh Ngọc, đại hiệp Chu Điên đồng một lượt thăng lên làm ngũ đại Pháp Vương.
- Ngũ Kỳ là Hồng Thuỷ Kỳ, Liệt Hoả Kỳ, Nhuệ Kim Kỳ, Cự Mộc Kỳ, Hậu Thổ Kỳ, thêm một chữ Doanh đằng sau nưã, gọi là Kỳ Doanh, lực lượng sẽ phát triển khoảng hai ngàn người cho mỗi Kỳ.
- Thiên, Điạ, Phong, Lôi, tứ môn lên một cấp là Tứ Đường Môn.
- Bộ phận Đại Minh Vương Hàn Sơn Đồng được phong là Đại nguyên soái, chủ động địa bàn vùng Hoa Nam với các danh tướng Chu Nguyên Chương, Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân, Thăng Hoà, Hàn Lâm Nhi.
- Bộ phận Thái Minh Vương Từ Thọ Huy [gốc từ Chu Tý Vương, Chu Tử Vượng] thăng lên thiên hạ binh mã Đại nguyên soái thống lĩnh toàn vùng Hoa Hạ, với các danh tướng Mộc Anh, Lam Ngọc...
*
Tiếp theo lời cuả Tả sứ Dương Tiêu, hưũ sứ Phạm Dao đứng lên tiếp:
- Manigiáo hay Minh Giáo bắt nguồn từ Ba Tư [tức là Perse] năm 694 sau công nguyên, tức vào thời kỳ nhà Đường thời Võ Hậu cai trị, nhằm vào ngày 22 tháng sáu Đường đại lịch tam niên, sứ giả Hốt Đa Đán được sự ủy thác cuả giáo chủ cầm cuốn Tôn Tam Kinh từ Ba Tư sang dâng cho Võ Hậu. Manigiáo được chấp thuận rao giảng lý thuyết và hành đạo từ đó Cũng xin được nói cho rộng ra là nhà đại Đường là một triều đại vang danh là đức độ và nhân bản nhất trong lịch sử Trung Quốc. Thời Đường Thái Tôn thì đã có Đường Tam Tạng tức Đường Huyền Trang đi Tây Vực Nêpal thỉnh kinh, nên tại kinh đô Đông Đô Lạc Dương [tức tỉnh Hà Nam bây giờ] cho xây cất ngôi chùa đầu tiên của Manigiáo là Đại Vân Quang Minh Tự. Cả thẩy vùng Hoa Hạ và Hoa Bắc là 3.600 ngôi chuà cuả Minh Giáo. Sau đó khoảng vài chục năm, vào năm thứ ba cuả vua Hậu Xương nhà Đường, vua nghe lời sàm tấu của một số quan lại người Hán, cho là Minh Giáo thuộc loại “Tà Ma ngoại đạo’ nên chuà chiền cuả giáo này bị huỷ hoại và nhân sự đạo giáo thì chìm vào trong bóng tối. Qua thời nhà Đường đến thời Ngũ Đại, qua nhà đại Tống, đến bây giờ thì bổn giáo qua nhiều giai đoạn thăng trầm theo lịch sử và cũng từ đó rút ra được một bài học sinh tử. Từ Tổng giáo Ba Tư cũng có những khuyết điểm, vì là con người thì ai ai cũng có khuyết điểm cả! Nếu không tìm ra nguyên do, để canh cải để sửa đổi thì suy vong, diệt vong là cái chuyện đương nhiên! Ngay Tổng giáo Ba Tư thì các giáo chủ đời đời là thánh nữ . Nhưng bản chất là Thánh Nữ nên các võ công chân truyền cuả bổn giáo, càng ngày càng mai một rồi bí kíp mất tích luôn lúc nào không biết. Khi truyền sang Trung Thổ, bí kíp trấn môn là pho “Càn Khôn đại na di tâm pháp” và bí quyết ghi trên sáu thanh Thánh hoả Lệnh lại là chữ Ba Tư, người Hán không đọc được. Nên hai môn võ công thượng thừa này không có ai học, ngoại trừ giáo chủ. Các nhân tuyển trong Minh Giáo thì võ nghệ hầm bà làng, chả ai giống ai, mỗi người một lộ võ công võ tư khác nhau, chả ai truyền thụ cho ai. Vì không đọc được chữ Ba Tư đến nỗi đến đời Thạch giáo chủ thứ ba mươi hai thì bị các cao thủ Cái Bang xâm nhập Tổng Đàn như vào chỗ không người, ăn cướp một lúc mất cả sáu thanh Thánh hoả Lệnh, thành ra một Giáo mà không có Lệnh thì cũng chỉ lờ mờ. Qua đời thứ ba mươi ba là giáo chủ Dương Đỉnh Thiên, lúc vị này “tẩu hoả nhập ma” chết đi thì lại ba bè bẩy mối phân hoá chia rẽ, chả ma chịu ma nào ? Nhờ tài thông minh và nhân ái giáo chủ đời thứ ba mươi tư là Trương Vô Kỵ mới hàn gắn đoàn kết lại được thành một khối.
*
Hai vị nội ngoại phó giáo chủ phát biểu xong thì Đại Minh Vương Hàn Sơn Đồng cũng nhân dịp đứng lên nói tiếp:
- Nước chở thuyền, nhưng nước cũng làm chìm thuyền, cái đạo lý này thì ai ai cũng rõ mồn một. Đạo với Đời có khi là một, nhưng cũng có khi lại là hai, phải tuỳ lúc, tuỳ thời điểm và tuỳ hoàn cảnh, không cứ phải bo bo cố chấp. Mà sự đời cứ cố chấp là hỏng, chả hạn như thời nhà đại Đường, Lý Thế Dân lúc còn Đông chinh Tây thảo, thì có đích thân mời những vị cao tăng cao thủ chuà Thiếu Lâm tham dự trận mạc với triều đình để sớm thống nhất sơn hà. Khi toàn cõi qui về một mối, thì nhà vua trả công cho nhà Chùa [phái Thiếu Lâm] ai ra làm quan thì làm, ai tu trì thì cứ tiếp tục tu trì. Triêù đình trả công cho chuà Thiếu Lâm tịnh tài [là tiền mặt ngân lượng] và vật tư vật công như gạch đỏ ngói xanh để xây chuà xây bảo tháp, và kể như xong. Đạo ra Đạo và Đời ra Đời? Ai là đại sư... thiền sư thì cứ như thế, ai là Nguyên Soái, Thượng tướng quân thì là quân tướng cuả triều đình. Dù Chuà mang danh là chuà Đại Tướng Quốc thì cái ông đại tướng này đại diện cho nhà vua thí phát đi tu, lúc đó là sư cụ chứ không phải là vừa làm Đại tướng vừa làm nhà Sư. Trong lúc toàn dân, toàn quân, toàn tôn giáo đứng chung với nhau góp toàn lực để chống ngoại tộc là nhà Nguyên Mông Cổ cai trị, thì chúng ta có thể lẫn lộn Đạo và Đời, nhưng nếu mai mốt đáo mã thành công, thì vị nào ở cõi Đạo nên trở về vơí cõi Đạo, vị nào ở cõi Đời thì nên ở lại vơí cõi Đời. Chứ Đạo trộn vào Đời, Đơì trộn vào Đạo thì hết sức nguy hiểm. Khi đó kẻ nắm quyền Đạo trở thành Vua quan để nắm quyền Đời, bá tánh tha hồ mà chết oan, tha hồ mà lầm than đói khổ, tha hồ mà chết không kịp ngáp, tha hồ mà tự do về cõi Tây Phương Cực Lạc.
Và Thái Minh Vương Từ Thọ Huy cũng lên tiếng nhân hậu như sau:
- Ai đi tu thì cứ việc đi tu, ai làm quan thì cứ việc làm quan, ai làm dân cày thì cứ làm dân cày, cái hoàn cảnh một người mà kiêm nhiệm làm cả ba thứ một lúc thì chỉ có thời đại loạn xà bần như bây giờ mà thôi. Nếu đòi lại được chính quyền trong tay người Thát Đát, thì chúng ta ai việc gì thì làm việc đó, không nên bao cấp ôm đồm dẫm chân vào người khác để làm cái chi cho mất thì giờ, y như trong pho truyện “lục súc tranh công” vậy, con chó giữ nhà con mèo bắt chuột, con ngựa kéo xe, con trâu kéo cày, con gà gáy sáng, con heo con dê ăn cho mập ú để chờ ngày giết thịt?
- Ai đi tu thì cứ việc đi tu, ai làm quan thì cứ việc làm quan, ai làm dân cày thì cứ làm dân cày, cái hoàn cảnh một người mà kiêm nhiệm làm cả ba thứ một lúc thì chỉ có thời đại loạn xà bần như bây giờ mà thôi. Nếu đòi lại được chính quyền trong tay người Thát Đát, thì chúng ta ai việc gì thì làm việc đó, không nên bao cấp ôm đồm dẫm chân vào người khác để làm cái chi cho mất thì giờ, y như trong pho truyện “lục súc tranh công” vậy, con chó giữ nhà con mèo bắt chuột, con ngựa kéo xe, con trâu kéo cày, con gà gáy sáng, con heo con dê ăn cho mập ú để chờ ngày giết thịt?
Bạch Mi Ưng Vương cũng góp tiếng nói cho vui vẻ cả làng cả xóm:
- “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh, quý hồ tinh bất quí hồ đa”, nếu người Mông Cổ Mông Đít biết thân biết phận “an phận thủ thường”, chỉ ngày ngày chăn dê chăn cừu trong thảo nguyên, bắn chim điêu ngoài đại mạc, thì thiên hạ đâu có đại loạn như ngày hôm nay! Mà thôi hết loạn thì tới an, hết an thì tới loạn, chuyện cuả đất cuả trời, làm con người thì cũng chấp nhận cái luật này mà thôi!
chuvươngmiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét