Trong truyện Tam Quốc Chí diễn nghĩa của đại tài La Quán Trung có nói về quận chúa Đông Ngô gọi tắt là “Tôn phu nhân” sau này qui Thục làm vợ cuả Hoàng Thúc Lưu Bị. Thời kỳ Lưu Thiện tức “Ả Đẩu” lên ngôi Hán hậu chúa thì bà được tôn phong là Ngô thái hậu. Chuyện thời phong kiến thì thâm cung bí sử vô vàn phong phú. Toàn là chuyện gió tanh mưa máu, toàn là chuyện ác ôn côn đồ không hà! Nên cái chuyện thế nhân thường bàn tới là “hầu vua như hầu cọp” như ôm rắn mãng xà mà ngủ, chả biết nó xé xác mình ra hoặc nuốt chửng mình lúc nào? Xin giới thiệu sơ sơ về gia tộc họ Tôn “tương đối” là khá nhất, có học nhất, có văn hoá nhất và văn minh nhất.
Phác thảo về bên ngoại họ Tôn là cụ bà Ngô Quốc Thái, bà này có một bà chị là Ngô Quốc Đại, hai chị em đều là phu nhân cuả thái thú Tôn Kiên, phu nhân Đại hạ sanh ba người con trai là Tôn Sách “Bá Phù”, người thứ hai là Tôn Quyền tức “Trọng Mưu”, và người con trai út là Tôn Hưu. Bà Thái chỉ hạ sanh có một người con gái tên thật không rõ là tên gì? Chỉ gọi chung chung là quận chúa.
Về gia phả họ Tôn thì bắt đầu nổi tiếng nổi tăm là Tôn Võ hoặc “Tôn Vũ Tử”. Tiên sinh sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ sáu đầu thế kỷ thứ năm (trước Công Nguyên) tổ tiên cuả họ Tôn vốn là dòng dõi quí tộc ở nước Trần (gần nước Sái, nước Quắc), vì nội loạn nên gia đình bỏ sang nước Tề, rồi đổi ra họ Điền, ông nội cuả Tôn Võ là Điền Thư, sau lập được nhiều công trạng lớn, Vua Tề cảnh Công ban cho họ Tôn. Khi nước Tề loạn lạc, thì Tôn Vũ cùng gia đình lưu vong qua nước Ngô. Qua sự đề bạt tận tình cuả tướng quốc Ngũ Tử Tư, vua Ngô Hạp Lư choTôn Vũ làm tướng. Tiên sinh trứ tác ra một bộ binh pháp goị chung là “Binh Pháp Tôn Tử” gồm có 13 chương, ông đựợc tôn xưng là Tổ sư cuả ngành Võ, ngang hàng với đức Khổng Phu Tử tổ sư cuả nghành Văn. Ông sanh ra Tôn Tháo sau kết duyên với Yên Đan công chuá, làm phò mã đại nguyên soái nước Yên. Tôn Tháo sinh ra Tôn Long, Tôn Hổ và Tôn Tẫn (chính Tôn Võ đầu thai lại làm Tôn Tẫn), Tôn Tháo, Tôn Long và Tôn Hổ thời Chiến Quốc bị tướng nhà Tần là Vương Tiễn giết chết, chỉ còn lại con Tôn Long là Tôn Yên và Tôn Tẫn. Sau Tôn Tẫn đi tu tiên đoạn giữa tiếp theo thì không ai biết nữa? Quá sáu trăm năm sau, qua nhà Tần, nhà Tây Hán, nhà Đông Hán thì đến thời Tam Quốc, mới có Tôn Kiên xuất hiện lại chính là “dòng dõi thứ thiệt” cuả Tôn Vũ ngày xưa? Chuyện kể đến đây là vừa đủ, không thừa và cũng không thiếu.
*
Tôn Quyền thừa kế sự nghiệp cuả cha anh để lại, là chuá Đông Ngô, đất đai gồm có sáu quận 81 châu. Nói về xứ Đông Ngô thực ra thời Tam Quốc cũng không rõ ràng là nơi chốn nào? Sử sách cuả Trung Quốc viết cách đây gần 2000 năm, cách viết cũng không giống bây giờ. Đọc cuốn “Binh Pháp Tôn Tử” gần 300 trang giấy, đọc xong cũng chỉ biết đựợc 13 thiên binh pháp mà thôi. Ngoài ra cũng không biết Tôn Tử hay (Tôn võ Tử) sinh ngày nào chết ngày nào, chết ở đâu? Nước thì là nước Trung Quốc, dân là dân Trung Quốc? Nhưng mỗi người hay mỗi dòng họ lên nắm quyền cai trị, thì đặt tên nước theo ý cuả mình là nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu… đương ở kinh đô phía Tây (tức Thiểm Tây, Trường An) thì gọi là nhà Tây Hán, di chuyển về phiá đông thì goị là nhà Đông Hán, đến thơì ngũ đại thế kỷ thứ 10 thì chỉ còn nhà Nam Hán. Thời Tây Hán, thời Đông Hán tuy noí là Đông Tây, nhưng toàn bộ đất nước vẫn thuộc toàn bộ cuả nhà Hán. Nhưng thời Ngũ Đại, đầu thế kỷ thứ 9 đến đầu thế kỷ thứ 10, thì phương bắc thập quốc “10 nước” và phương Nam thì goị là thời Ngũ đại tức các nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu. Thời Hậu Hán (Nam Hán) này chỉ còn là miền đất nhỏ ở phương Nam mà thôi. Lúc đó thì vua Nam Hán và thái tử Hoàng Thao mang quân xâm chiếm nước Nam Việt, bị quân của Ngô Vương Quyền đánh thua. Tiếp đến thời Hán Sở tranh hùng, nước Tề bị chia ra làm ba phần riêng rẽ: Bắc Tề, Đông Tề, rồi Nam Tề, Sau đó Lưu Bang phong cho HànTín là Tam Tề Vương, cai trị một lúc cả ba xứ? Người làm vua nước Tề không nhất thiết phải là dân Tề hay hậu duệ cuả vua Tề? Đến thời nhà Đường, vua Đường thái Tôn sai đại nguyên soái Tiết Nhân Quí Chinh Đông tức là đi đánh nước Đông Liêu. Đọc tới đọc lui bộ Chinh Đông thì mới hiểu ra rằng: đi đánh nước Triều Tiên (tức Cao Ly), nước này nằm kề cận với nước Mãn Châu cùng biên giới sông Áp Lục. Phiá dưới là Triều Tiên, phiá trên là Liêu Đông. Đối với nước Liêu thì nằm về phía Đông? Còn Đông Ngô là phía đông cuả nước Ngô ngày xưa, cũng gần Giang Tô, Hàng Châu (Tô Châu) chi đó.
*
Chu Du cũng là một nhân vật quan trọng được coi là đứng hàng đầu của cõi Giang Đông mà:
- Quốc Thái nghe rõ lại nổi giận đùng đùng, trừng mắt trỏ tay về phía Sài Tang, chửi mắng Chu Du thậm tệ:
- Thằng khốn kia! Mày đã làm đại đô đốc sáu quận, tám mươi mốt châu mà không nghĩ kế gì chiếm Kinh Châu, lại đem con gái ta ra làm bung xung, dùng cái kế “Mỹ Nhân” giết Lưu Bị, để con ta chưa lấy chồng đã mang tiếng goá bụa à? Sau này còn ai thèm hỏi đến nó nưã? Có phải mày làm hại một đời con gái ta không? À chúng mày rắp tâm giỏi thật!
(Tam Quốc Chí diễn nghĩa trang 977 - bản dịch của dịch giả Tử Vi Lang)
Rồi đến đoạn quận chúa theo Lưu Hoàng Thúc về đất Ba Thục.
Phu nhân đùng đùng thét mắng:
- Thằng nghịch tặc Chu Du! Đông Ngô chưa hề bạc đãi nó, sao nó dám phản trắc. Huyền Đức là vị hoàng thúc nhà Đại Hán, và chính là chồng ta. Trước mặt mẫu thân và anh ta, ta đã bẩm mệnh, xin về Kinh Châu. Giờ hai chúng bay mang quân ra chặn núi chặn đường. Có phải chực cướp cuả cải vợ chồng chúng ta thì bảo? (Trang 996)
- Chúng bay là lũ thất phu dưới trướng, sao dám ly gián tình cốt nhục nhà chủ để anh em ta bất mục với nhau? Ta đã được mẹ và anh ta gả cho Lưu Hoàng Thúc. Hôm nay ta về nhà chồng, chứ đâu phải chuyện trốn nhà theo người? Vả vợ chồng ta về Kinh Châu, là vâng từ chỉ của mẫu thân ta, thì dù chính anh ta tới đây cũng phải xử theo lễ nữa là? Hay chúng bay cậy có binh oai mà toan hại ta chắc?
(Tam Quốc Chí diễn nghĩa trang 997 - dịch giả Tử Vi Lang)
Sau đó vài năm, thì Tôn phu nhân về thăm Ngô Quốc thái.
- Chủ mẫu về thăm bệnh Quốc Thái, sao lại đem cả tiểu chủ đi?
- A Đẩu là con ta! Nếu bỏ lại Kinh Châu thì ai trông nom săn sóc?
- Chủ mẫu dậy thế là sai… Chuá công tôi suốt đời được một giọt máu ấy! Trong trận Đương Dương Trường Bản, tiểu tướng đã phải liều chết trong chỗ trăm vạn quân thù, mới cứu ra được. Nay phu nhân tự dưng đem đi nơi khác, thật lẽ không xuôi!
Phu nhân giận dữ mắng:
- Mày chỉ là một tên vũ phu dưới trướng, sao dám can thiệp vào việc nhà ta?
Vân vẫn ôn tồn nói:
- Phu nhân muốn đi thì đi, nhưng phải để tiểu chủ nhân lại!
Phu nhân lại thét:
- Mày đón giữa đường, xông vào thuyền ta, đúng là làm phản!
(Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa trang 1124 - dịch giả Tử Vi Lang)
Chu Vương Miện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét