Theo sách Khổng Minh Gia Cát Lượng, chữ Cát trong dòng họ Gia Cát của ông có nguồn gốc từ việc ông nguyên là dòng dõi hậu duệ của tướng Cát Anh, là một tướng có tài đi theo Trần Thắng khởi nghĩa chống bạo Tần, tướng Cát Anh có nhiều chiến công. Nhưng sau cùng bị thủ lãnh Trần Thắng giết oan. Sau khi nhà Tây Hán thống nhất thiên hạ thì đến đời vua Hán Vũ Đế để tưởng nhớ công ơn tới người phúc tướng Cát Anh nên đã cho sai người đi tìm dòng dõi tướng Cát Anh, và phong cho đất Gia làm nơi ăn lộc, chi sau cùng chuyển sang lấy họ là Gia Cát ghép “chữ Cát và đất Gia”.
Còn các chi trước không ở đất Gia, có họ là Chư thành ra Khổng Minh Gia Cát Lượng cũng được mà Khổng Minh Chư Cát Lượng cũng không sai. Sau dần chữ Chư có nơi gọi có nơi không, sau này toàn là Gia cả,
Khổng Minh họ Gia Cát tên Lượng ngoại hiệu là Ngọa Long tiên sinh (tức con rồng nằm) còn anh cả là Gia Cát Cẩn và hai người em ruột là Gia Cát Quân và Gia Cát Đàn em út. Gia Cát Cẩn thì theo phò bên Đông Ngô thuộc Tôn Quyền. Gia Cát Lượng và Gia Cát Quân thì phò Hậu Chúa Lưu Huyền Đức, còn Gia Cát Đàn phò Ngụy Tào. Thành ra ngay trong một gia dình họ Gia Cát ai cũng có chân trong ba đỉnh Tam Quốc.
*
Sau đây là bàn góp bàn thêm thắt cho nó đậm đà câu chuyện, có gốc và có ngọn. Nguyên Trung Quốc ai là danh nhân loại 1 xuất sắc thì thường được bá tánh tôn lên gọi là Đức, như Đức Khổng Phu Tử. Còn Lão Tử ,Trang Tử, Tuân Tử, Mạnh Tử không được gọi là Đức. Dưới chữ Đức là chữ Chư, như Chư Hầu, Chư Liệt Vị, Chư Huynh Đệ, Chư Thần, Chư Thánh… Dân Tứ Xuyên Thành Đô quá ngưỡng mộ Thiên tài số một là Khổng Minh Gia Cát Lượng nên đời đời quấn trên đầu khăn mầu trắng để tang Khổng Minh. Những dân cư xứ khác ngoài Ba Thục tức “Tứ Xuyên” thì thường gọi là Khổng Minh Gia Cát Lượng. Nhưng tại tỉnh Tứ Xuyên thì đều gọi là Khổng Minh Chư Cát Lượng, lý do là muốn nhập nhà nhập nhằng giữa chữ Đức và chữ Chư, ý muốn là Khổng Minh Gia Cát Lượng cũng đáng được liệt vào hạng “Chư” chỉ dưới chữ Đức một bậc.
Chu Vương Miện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét