Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
Bây giờ chúng tôi mới thấy rõ trong tay bọn chúng đứa nào cũng lăm lăm con dao. Làm sao đây? Chúng tôi nhìn nhau không biết phải làm cách nào để giúp sức người ơn, đành trơ mắt ếch nhìn anh một cách bất lực. Nhưng lạ thay, chàng thanh niên vẫn bình tĩnh, tay chống nạnh sườn, nhìn đám du đãng đang giương nanh, múa vuốt, không một chút sợ sệt. Sau một lúc hò hét thị oai để cướp tinh thần đối phương, chúng hè nhau áp vô một lượt định tấn công anh bằng đòn hội chợ. Nhưng nhanh hơn chúng trước mấy giây đồng hồ, ba phát súng nổ chát chúa vang lên trong đêm tối tĩnh mịch. Cả bọn bỏ chạy tán loạn, té bò lê, bò càng. Vừa chạy vừa la thất thanh:
- Nó có súng! Nó có súng!
Thì ra trong lúc chúng tôi lo lắng cho sự an nguy của anh, anh rất bình tĩnh đối phó với chúng. Chờ cho chúng thật sự tấn công, anh mới móc súng ra bắn ba phát chỉ thiên thị uy, cốt hù dọa chúng mà thôi. Khi mọi sự trở lại yên tĩnh, chúng tôi mời anh vào quán để cám ơn và mời anh một chầu. Anh vui vẻ ngồi vào bàn và tự giới thiệu:
- Tôi là Triệu. Thiếu úy Triệu. Đại đội tôi mới được tăng cường tới Bảo Lộc sáng nay để bảo vệ an ninh quận.
Anh quay sang hỏi thăm chúng tôi. Sau khi nghe chúng tôi lần lượt giới thiệu và cho biết là đang dạy học tại đây, cũng vừa mới tới được mấy ngày. Anh à lên một tiếng và xoay lưng ra phía sau, ngoắc tay một cái, lập tức có hai anh khác đang ngồi nhâm nhi cà phê trong góc vội chạy đến trông điệu bộ rất cung kính:
- Dạ ! Ông thầy! Ông thầy sai gì tụi em!
Triệu nói:
- Hai anh về lấy chiếc Dodge tới đây để đưa mấy ông giáo về nhà cho an toàn!
Một anh nói:
- Khỏi cần hai người. Một mình em về lấy xe. Để thằng Xinh ở lại bảo vệ ông Thầy.
Chúng tôi lo ngại anh đi một mình nên đồng thanh:
- Anh coi chừng tụi nó trả thù.
- Tui có cái này, đố cha tụi nó dám!
Hóa ra, Thiếu úy Triệu còn có hai vệ sĩ đi kèm mà chưa cần phải ra tay. Ngoài hai vệ sĩ to như hai ông hộ pháp ra còn có ba con chó lửa nữa thì tụi nhóc du đãng cả chục đứa ăn nhằm gì. Chúng tôi kết bạn với nhau từ đêm ấy. Hơn tháng sau, đại đội Triệu hành quân đi nơi khác, gấp rút, không kịp gặp nhau nói lời từ giã. (Không biết vị ân nhân này, bây giờ còn hay mất, tôi không hề gặp lại).
Đêm đó, Sơn nằm kể cho tôi nghe, thời gian ở Huế, anh làm huấn luyện viên nhu đạo cho Sở Hiến Binh Thừa Thiên. Sau một cơn bạo bệnh, anh quên hết các thế võ. Tôi nghe mà lòng hoài nghi, thắc mắc. Tôi cũng có học đôi chút về nhu đạo. Nhu đạo cốt lấy nhu thắng cương. Dùng lực người làm lực mình để chiến đấu, rất ít hao nội lực. Nếu vì bệnh hay lý do nào khác thì chỉ mất sức khỏe hay nội lực chứ làm sao mà quên hết các thế võ. Trừ khi mất trí nhớ. Nhưng thấy Sơn trong lúc còn đang sợ về chuyện vừa rồi, tôi không tiện hỏi lại. Sau đó cũng quên luôn. Nay, lại nghe ông Trịnh Cung nhắc chuyện Sơn tập nhu đạo với đứa em, bị cú choàng vai, phải nằm viện, thành ra ốm yếu. Mối nghi ngờ Sơn nói dối để tự che đậy mặc cảm nhút nhát, hèn yếu của mình lại vụt trở về trong ký ức.
Lại nhớ thêm một lần khác, năm 1962, lúc học ở Qui Nhơn. Con trai Bình Định rất ghét nam giáo sinh Huế. Vì trai Huế mã ngoài trông rất bảnh và sang trọng. Các em nữ sinh Qui Nhơn bỏ kép "lô can" của mình chạy theo "của ngoại". Hơn nữa, Qui Nhơn lúc bấy giờ chỉ có trường trung học Cường Để là lớn nhất, nhưng chỉ có đến lớp đệ nhị mà thôi. Học sinh Cường Để đồng phục quần kaki xanh, áo sơ mi trắng "póp pờ lin Ba Trái Đào", dép lốp bánh xe hơi làm sao địch lại với giáo sinh Sư phạm quần Tergal đen, áo sơ mi dài tay trắng Nyl France, cà vạt đen, đi giầy da bóng lộn. Trông oai và bảnh chọe lắm. Ái chà! Còn cái ông thợ may tiệm may Thích nữa chứ! Thật là tài! Không biết ông bắt được ở đâu cái "tuy dô" rằng giáo sinh sẽ có món học bổng 200 đồng. Ông liền điều đình với Ban Giám đốc trường cho ông thầu may mỗi giáo sinh một bộ complet màu xám. Tiền sẽ trừ vào cuối khóa. Thế là bỗng nhiên từ trên trời rơi xuống, mỗi anh giáo sinh có một bộ đồ lớn, diện vào mỗi chiều thứ bảy, dung dăng dung dẻ với người đẹp. Trông thiệt là oách! Nó chính là cái gai lớn trong con mắt mấy anh con trai Qui Nhơn. Phải tìm cách chơi lại mới được!
Với chiến thuật du kích, rình mò trong các hẽm vắng, bất cứ anh Sư phạm nào có âm giọng "chi, mô, răng, rứa" đều bị đột kích. Trịnh Công Sơn là một trong những nạn nhân đầu tiên. Anh bị tước mất đôi kính cận. Tiếp mấy ngày sau, con đường từ bệnh viện Nguyễn Huệ đến trường, chỗ nào cũng bị chận và khiêu khích đánh lộn. Đã có mấy vụ ẩu đả. Dĩ nhiên, bị bất ngờ, phe ta ôm đầu máu. Chuyện này náo động cả trường Sư Phạm. Thanh Hải, cây đờn ghi ta số một, lên xin phép thầy Hiệu Trưởng Đinh Thành Chương cho lập toán đặc biệt để bài trừ du đảng. Nhưng thầy không cho. Thầy bảo: "Nhiệm vụ đó là của Cảnh Sát. Các anh đến đây để học thành thầy giáo chớ không phải để thành cảnh sát". Sau đó, thầy liên hệ với chính quyền sở tại, xin can thiệp. Sự việc kéo dài cả nửa năm mới dứt. Riêng Trịnh Công Sơn, mất đôi kính, trở thành anh mù bất đắc dĩ, không đi học được. Bạn bè phải nhờ môi giới trung gian liên lạc với tên đầu đảng xin chuộc lại đôi kính. Vậy mà Sơn lại kể với Trịnh Cung chuyện mình luyện Judo! Để làm gì?
Sau khi đại đội Triệu thuyên chuyển đi nơi khác, Sơn không dám đi uống cà phê tối nữa. Tôi ở nhà cuồng chân, buồn như chấu cắn. Mà đi một mình không có Sơn thì không vui. Một hôm, tôi cố rủ Sơn cho bằng được và cam đoan bảo đảm an ninh cho anh. Sơn không mấy tin tưởng vì tôi nhỏ con hơn anh. Sơn dò xét:
- Ông lấy cái gì bảo vệ tôi?
Tôi vỗ vào bụng và nói:
- Cái này bảo vệ cho ông và cho tôi!
Sơn cười ré lên. Đang nằm dài trên "đi-văng", Sơn nhổm dậy tới sờ vào bụng tôi, vừa cười vừa nói:
- Để coi mấy con lải trong bụng ông to cỡ nào mà bảo vệ được tôi?
- Được chưa?
- Ông lấy ra cho tôi coi nó là cái gì vậy?
- Ông đem dây điện theo dùng làm gì?
Tôi phải giảng giải sơ lược về công dụng của nó thay thế chiếc trường côn, tiện dụng mang theo bên mình, phòng khi hữu sự. Sơn tò mò:
- Tôi chưa nghe thấy bao giờ. Ông có thể kể cho tôi nghe học ở đâu và biểu diễn vài đường cho tôi coi được không?
Để cho Sơn hoàn toàn yên tâm, tôi lôi Sơn ra sân xem tôi đi vài đường lả lướt. Sợi dây điện lúc này theo sức từ trong tay tôi vung ra đã biến thành chiếc trường côn, quay tít trong không khí phát ra tiếng vù vù. Tôi chỉ biểu diễn vài đường trong bài "Thế roi tàng sư" rồi dừng lại. Sơn vỗ tay khen hay. Lúc này Sơn mới chịu mặc quần áo đi với tôi.
Suốt buổi tối cà phê đó, Sơn bắt tôi kể chuyện học võ. Tôi chỉ kể đại lược thôi, chứ kể hết thì dài dòng lắm. Sơn cười khoái chí những đoạn tôi đứng tấn cho tàn cây nhang, hai chân mỏi rã rời, té chỏng gọng. Hoặc tôi không chịu học các môn đao, thương, kiếm, kích mà chỉ yêu câu thầy dạy cho môn chạy trốn trong "tam thập lục kế, đào tẩu vi thượng sách."
Trịnh Công Sơn Con Người Tài Hoa Nhiều Mặt:
Ngoài tài năng âm nhạc, Sơn còn nhiều tài khác nữa. Môn nào cũng xuất sắc hết. Nhảy đầm rất bay bướm. Đánh bi da hết xẩy. Xì phé khỏi chê. Trừ cái món kia...
Nhảy đầm:
Cuối năm 1964, Tỉnh cho xây cất cạnh bờ hồ một công trình tân kỳ đặt tên là "Câu lạc bộ Lâm Đồng" dành cho quân, cán chánh trong tỉnh giải trí. Câu lạc bộ có hai tầng. Tầng dưới đặt mấy bàn bi da. Tầng trên bán cà phê và đồ nhậu. Mỗi buổi chiều, tắt nắng, chúng tôi kéo nhau lên CLB nhâm nhi cà phê, nhìn ra mặt hồ. Nhà thủy tạ giữa hồ được nối liền vào bờ bằng một chiếc cầu gỗ, dáng cong cong hình cầu vòng, sơn toàn màu đỏ, ẩn hiện giữa làn sương đục, đẹp như bức tranh thủy mạc. Chúng tôi cứ tưởng chừng như ngồi trên lầu Hoàng Hạc. Thật ra chưa ai biết Hoàng Hạc lâu tròn méo ra sao. Nhất là những chiều mưa lâm râm, lất phất. Khí trời lành lạnh, se se, kéo cao cổ áo măng tô, ngồi trên lầu, nhìn về phía hồ xa xa, nhớ người yêu mà ư ử hát: "Chiều này còn mưa sao em không lại! Nhỡ mai trong cơn đau vùi, làm sao có nhau! Hằn lên nỗi đau. Bước chân xin em về mau... " Hoặc: "Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ, nhớ tên em..." thì từng lời, từng lời thấm không chịu được. Nhạc của Sơn phải hát đúng trong khung cảnh ấy mới hay, mới cảm hết cái hồn của lời, của nhạc.
Người quản lý CLB cho hay, Tỉnh dự định sẽ làm lễ khánh thành CLB trước Tết dương lịch. Ngày đó Tỉnh sẽ mướn một số ca ve ở Sài Gòn lên, sẽ có dạ vũ tưng bừng. Đích thân Đại tá Tỉnh trưởng khai "bal". Nghe tin, anh nào cũng rạo rực. Nhưng nhìn lại toàn một đám nhà quê. Anh nào cũng chỉ biết nhảy lò cò. Trừ chàng họ Trịnh trúng mánh. Thế là cả bọn xúm lại đòi Sơn dạy nhảy.
Thời gian còn hơn tháng, làm sao học cho kịp. Phải gấp lên mới được. Căn phòng tôi và Sơn ở trở thành sàn nhảy. Nhưng đám học trò láu cá, muốn trắc nghiệm tài nghệ ông thầy trước mới học sau. Sơn phải biểu diễn vài đường bay bướm. Anh mượn chiếc ghế đẩu giả làm đào, khai "bal" bằng điệu Paso dồn dập. Miệng đánh nhịp, chân bước tới lui, nhịp nhàng, uyển chuyển. Từ Paso anh chuyển sang Cha Cha Cha, rồi Be bop, rồi Tango, quay cuồng với điệu Valse, trở về với Bolero và cuối cùng đứng yên một chỗ, lắc lư thân hình, nghiêng qua, ngã lại theo nhịp miệng Chắc... xình! Chắc... xình! của điệu Slow. Tất cả đều công nhận Sơn nhảy đẹp. Với đôi chân dài, Sơn nhảy Tango rất tuyệt. Thấy Sơn nhảy anh nào cũng ham. Nhưng nhìn lại mình, thấy thân hình ồ dề, thô cứng, nặng nề như trâu nước, anh nào cũng lắc đầu ngao ngán.
- Ông Sơn ơi! Tụi này mà học nhảy được như ông chắc phải tới Tết Công Gô, Tết Ma Rốc!
Sơn cười cười:
- Mấy cha tưởng dễ ăn hả! Hết bao nhiêu cơm gạo ở vũ trường rồi đó!
Rồi Sơn trấn an chúng tôi:
- Mà không sao! Mấy ông chỉ cần học một điệu Slow là đủ rồi. Điệu này rất dễ. Nhưng nhảy cho hay lại rất khó.
Để trấn an và gây thêm tin tưởng cho chúng tôi, anh kể chuyện một anh Tây già ở Sài Gòn, đêm nào cũng có mặt ở vũ trường. Sơn kể:
- Tôi hồi đó mới học nhảy nên cũng mê lắm. Nhưng học sinh làm gì có tiền. Thỉnh thoảng mới tới dancing, lần nào cũng gặp anh Tây già này. Anh Tây này cao lớn, có cái bụng phệ rất bự, dáng nặng nề nên không nhảy được các điệu khác, chỉ nhảy mỗi một điệu Slow. Anh ta ôm em nào cũng không hết vòng lưng vì bị cản bởi cái bụng. Anh ta cứ ôm riết em ca ve, đứng yên một chỗ. Hễ nghe tiếng bass đánh xình một cái, anh ta lắc nghiêng người một cái. Cứ thế cho đến cuối bản nhạc. Có điều đặc biệt đáng tức cười ở đây là mỗi lần đến đoạn nhạc du dương, đắc ý, anh ta thình lình buông em ra, bước lui một bước, tay phải nắm lại, đấm vào lòng bàn tay trái đánh bộp một tiếng, miệng khen bằng tiếng Việt "Hay...xì" rồi bước tới ôm em lắc lư như cũ.
Sơn vừa kể, vừa làm điệu bộ khiến chúng tôi cười rũ ra. Lối kể chuyện của Sơn rất có duyên và hấp dẫn. Sau mấy ngày tập dượt ráo riết, chúng tôi cũng thuần thục như anh Tây già. Chúng tôi náo nức trông cho mau đến ngày khánh thành để được ôm mấy em và trổ tài. Nhưng gần những ngày cuối năm Việt Cộng ăn Tết sớm, rót hỏa tiễn liên tục vào hai quận Di Linh và Bảo Lộc thay pháo, chương trình vui chơi phải hủy bỏ. Bài học "Chát...xình" không có cơ hội đem ra ứng dụng.
Bida:
Thường trực ở bàn bi da, bọn chúng tôi gồm năm đứa. Sơn, Tâm mập (tức Nguyễn Hảo Tâm phân biệt với Tâm lùn tức Nguyễn Văn Tâm), Nguyễn Đức Tín, Ngô Thanh Bạch và tôi. Chia thành hai phe, trường kỳ quyết đấu. Sơn và Tâm mập một phe. Tín và Bạch một phe. Tôi bị cho ra rìa vì đánh quá dở. Không bao giờ đi một "cơ" được ba điểm. Tôi được hội đồng phong cho chức trọng tài, lãnh nhiệm vụ đứng ghi điểm và phân xử những vụ ăn gian. Cuối cùng là ăn ké khi kết thúc màn quyết đấu. Đứng ngoài mới thấy rõ phong cách của từng người chơi.
Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Tiến Lãng,Nguyễn Đức Hinh và Đỗ Danh Đạo.
Tâm mập có dáng xấu nhất vì cái bụng phệ phát triển quá sớm ở cái tuổi hai mươi bốn. Anh phải đứng dạng chân chàng hảng để cho cái bụng thấp xuống khỏi cấn thành bàn. Tay trái đặt trên mặt bàn, ngón tay trỏ cong lại như cái móc câu để giữ đầu "cơ", chứ không chịu hợp với ngón tay cái thành vòng tròn như mọi người.
Ngô Thanh Bạch to con, cao bằng Sơn, đứng phải rùn chân xuống. Mỗi lần chuẩn bị thụt một quả, anh nhắm tới, nhắm lui, lưỡi thè ra khỏi miệng, quẹo qua bên trái, hai hàm răng cắn chặt. Tôi cứ có cảm giác mỗi lần anh thụt trái banh là mỗi lần đứt lưỡi. Nhất là những cú "đề trô" lại càng toát mồ hôi lạnh.
Nguyễn Đức Tín đặc biệt có khuôn mặt tròn, trắng trẻo như cô Thúy Vân. Mỗi lần đi những đường cơ lắc léo, "ép phê còng tre", anh mắm môi, bặm miệng, hai con mắt ốc nhồi mở ra hết cở. Trán anh nhướng lên thành bốn lằn xếp. Anh liếm môi vài cái trước khi thụt một đường banh quyết tử. Trước khi thụt, mặt anh tái ngắt. Thụt xong, mặt lại đỏ như gấc, trước khi trở lại bình thường.
Riêng Sơn, tôi thích ngắm nhìn cái dáng của anh nhất. Người dong dõng, hai chân dài, anh đứng thẳng người, hai chân chụm lại, cúi xuống mặt bàn tạo thành một hình thước ở thắc lưng. Anh đặt tay trái xuống mặt bàn, hai ngón út và đeo nhẫn xòe ra hình rẽ quạt tựa xuống mặt nỉ, ngón giữa đỡ ngón cái và ngón trỏ đan hợp nhau thành một vòng tròn, ôm khít khao đầu ngọn cơ. Trước khi quyết định một đường banh, anh chăm chú nhìn ba trái bi, tay cầm cục "lơ" miết miết trên đầu "cơ". Khi anh bỏ cục "lơ" xuống thành bàn là đường "cơ" đã quyết định. Anh đánh thong thả, nhẹ nhàng, xoay quanh bốn cạnh bàn một cách khoan thai, từ tốn, không một chút phí sức. Tối thiểu một đường cơ của anh phải từ năm điểm trở lên. Tuy nhiên, có bữa phe anh cũng thua tơi bời hoa lá. Anh không thể nào cứu nổi bồ, khi Tâm mập chơi bết bát quá. Trong khi hai tay Bạch và Tín ngang sức, ngang tài. Chúng tôi chơi giải trí không ăn tiền. Cá độ bằng những chầu cà phê, bữa cơm trưa hoặc chầu bia tùy theo giờ giấc sáng, trưa, chiều và có lúc cả buổi tối nữa.
Những ngày cuối tháng lãnh lương, càng đông, càng vui nhộn. Chúng tôi có thêm Nguyễn Văn Chất, Võ Đôn Thao biệt danh "Sư phụ" từ cầu Đại Nga, giáp ranh với Tuyên Đức về. Di Linh có Nguyễn Văn Hiện và Lâm Văn Rầm. Lại có thêm lính mới tò te Đỗ Danh Đạo hổn danh Đạo Sữa. Ngoài ra còn có những bạn nhà binh. Những sĩ quan trẻ tuổi trạc chúng tôi, nhưng "xếp bút nghiên theo việc đao cung" sớm. Đó là những anh Vĩnh, Ngự, Tinh đều cùng cấp bậc Thiếu úy. Chỉ có anh Thành là Trung úy, Chi khu phó, đã có vợ và một con. Còn toàn là đám độc thân vui tính. Ông trùm Lãng không có tên trong bảng "phong thần" vì năm giờ chiều là ông đã trùm mền, xoa dầu Nhị Thiên Đường rồi.
Xì phé - Xập xám:
Mỗi thứ sáu đầu tháng, phòng chúng tôi trở thành sòng bạc. Nhà hai anh Lãng và Đạo thành nhà chứa. Đám bạn từ các nơi về tụ lại nhà tôi chơi bạc xong, kéo về nhà Lãng, Đạo ngủ. Đánh bạc thì tôi mù tịt. Tôi không có khiếu về môn này. Sau, cố học lắm, mới biết chơi tứ sắc. Nhưng lên rác, xuống rác, trôi rác, khui, quằn, đếm lệnh chẵn, lẻ, tới trơn, tới quan thì rắc rối quá. Tôi chỉ thích đánh "bấc" của người Bắc. Môn này vui và hấp dẫn hơn bài cào. Nó hay ở chỗ là bài cùng điểm mà lại ăn nhau ở hàng thập, hàng vạn, hàng văn, hàng sách. Nhưng đám nhà nghề như Sơn, Hiện, Rầm, Bạch, Thao, Tín... đều chê. Đó là dành cho dân nhà quê. Còn dân chơi thì chỉ xập xám hoặc xì phé mới đúng điệu. Sau khi lãnh lương, buổi sáng, ăn nhậu, bi da, cà phê đã đời, anh nào không có máu đen đỏ thì về nhà Lãng ngủ. Phần còn lại về phòng chúng tôi gầy sòng. Sơn một tay chấp hết. Anh trụ từ đầu hôm cho đến sáng, người vẫn khỏe. Nói theo kiểu Kim Dung, sắc mặt không thay đổi, hơi thở vẫn điều hòa. Nghĩa là có những anh, nửa đêm mệt quá phải ngã lưng, khò một chút. Anh khác thay tay. Sơn vẫn ngồi một chỗ, thuốc lá liên tục; cà phê hết ly này đến ly khác; không đi tiểu, mới lạ. Cứ trung bình mười ván là Sơn vơ làng hết bảy, tám.
Thua quá, những lần sau, Tín cạch. Tín chấp hai tay làm bộ xá xá:
- Ông Sơn ơi là ông Sơn ơi! Tiền lương em đây! Ông cứ lấy mà xài. Đừng "rê" em vào sòng nữa. Bàn tay ông có ma, ghê thấy mẹ. Em sợ lắm!
Nói xong, Tín cười hềnh hệch, đổi giọng:
- Bố bảo em cũng chả dám chơi với ông! Ghê thấy mẹ!
Có lần tôi hỏi Sơn:
- Này, ông học nghề ở đâu vậy. Có chơi lận không?
Sơn nói cho tôi biết bí quyết đánh bạc:
- Chẳng có gian lận gì hết! Chẳng qua mấy cha ấy cứ đưa bài cho tôi coi, tôi mới thắng được dễ dàng mà thôi.
Tôi không tin, vặn lại:
- Ông lại xạo rồi! Có ai đánh bài mà lại đưa bài mình cho người khác coi bao giờ?
Sơn thích thú giảng nghĩa:
- Tôi nói đưa bài có nghĩa là họ đưa cái mặt họ cho tôi biết. Nước bài của họ hiện lên nét mặt hết. Tại ông không ở trong nghề nên không biết, không chú ý theo dõi. Ông chỉ nhìn xuống chiếu, ngó quân bài thôi. Phải không nào?
Tôi phải công nhận Sơn nói đúng. Tôi chỉ nhìn những cây bài đánh xuống hoặc những chi bài binh xong xòe ra mà thôi. Sơn nói tiếp:
- Những tay cao thủ đánh bạc họ rất trầm tính. Không bao giờ để lộ cảm xúc trên nét mặt cho đối thủ biết. Ngược lại, đôi mắt họ rất sắc. Họ kín đáo quan sát đối phương để đoán từng nước bài mà tùy cơ ứng phó. Trong khi đó, ông ngẫm lại coi! Mất tay Thao, Tín, Hiện, Rầm, hễ bài tốt thì cười nói rầm rĩ. Bài xấu thì xịu mặt xuống, chửi thề ỏm tỏi thì làm sao mà tôi không biết.
Tôi phải phục lăn kinh nghiệm của Sơn. Một chân lý không cãi vào đâu được. Dẫu bên này hay bên kia chân núi Pyrhéné.
Tuy nhiên hay không bằng hên. Sự đời có những cái trớ trêu, tréo cẳng ngỗng, không ai có thể ngờ hết được. Sơn đã đại bại trước Phạm Quang Chữ, một tay mơ mới tập chơi. Anh Chữ, chân chỉ hạt bột, ngoài giờ dạy học là về phụ với vợ trong việc mua bán. Vợ anh có gian hàng bán quần áo trong chợ. Chị vợ ngồi thu tiền. Anh chạy vòng ngoài, gom hàng, giao hàng, tất bật suốt ngày. Anh ít giao thiệp với bạn đồng nghiệp vì mặc cảm với căn bệnh nan y của anh: bệnh cùi. Chỉ là đồn đoán thôi. Anh vẫn béo tốt, da dẻ hồng hào. Duy chỉ có hai bàn tay là hơi lạ. Bắp thịt hổ khẩu giữa ngón tay cái và ngón trỏ mất hẳn. Những ngón khác co rút lại, cầm đồ vật rất khó khăn. Người ta đồn anh nhờ uống vàng hàng tháng nên mới cầm giữ được không cho bệnh phát ra ngoài.
Trước khi bọn trẻ chúng tôi được bổ nhiệm tới, Ty Tiểu Học Lâm Đồng ở trong tình trạng buồn tẻ. Chúng tôi đã đem lại một nguồn sinh lực mới cho Ty. Với phương pháp giáo dục mới và tinh thần trẻ trung đã thay đổi hẳn cái không khí đều đều, buồn tẻ bao nhiêu năm nay ở cái xứ cao nguyên này. Phạm Quang Chữ là người đầu tiên bứt ra khỏi cái ao tù nước đọng đó. Về sau, còn có thêm nhiều người nữa tham gia vào cái không khí vui nhộn, cởi mở, phóng khoáng của chúng tôi. Trong đó có cả cụ Trạch, hiệu trưởng trường Nam Bảo Lộc, sắp hồi hưu. Ông Lợi Ty trưởng, rất văn nghệ, chịu chơi. Nhiều lần xắn tay áo cùng đám trẻ "hạ cờ tây", vừa nhậu, vừa đánh bạc.
Trở lại chuyện Phạm Quang Chữ đại thắng Trịnh Công Sơn.
Bài của Chữ đỏ từ đầu đến cuối. Hai tay cầm bài lòng khòng, lèo khoèo, rớt lên, rớt xuống, binh tầm bậy, tầm bạ mà vẫn cứ thắng. Chuyển sang tứ sắc. Mới đánh vài cây anh đã "tới" mà lại tới quan, khui, quằn tùm lum. Đêm đó anh hốt trọn. Anh nào cũng nhẵn túi. Nguyễn Đức Tín nổi khùng, chửi thề:
- Địt mẹ! Đúng là thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Mèo mù vớ cá rán. Ông bà ta bạc tóc mới nói ra được điều gì thì trúng phóc điều đó, không sai một ly ông cụ.
Quay sang Sơn, Tín thọc cù léc:
- Chỉ có bàn tay ông cùi mới trị được ông bàn tay ma!
Nói xong, Tín cười hắc hắc một thôi. Quả thật, đêm đó, Trịnh Công Sơn không còn một xu dính túi.
Cái khoản kia...
"... Em Pleiku má đỏ môi hồng...Ở đây mùa đông...đi dăm phút đã về chốn cũ." Cái ông nhà thơ nào đó đã tả cái xứ cao nguyên rất đúng. Thật vậy! Cái phố quận Bảo Lộc gom lại bằng bàn tay ở một đoạn phố ngắn. Hầu hết cư dân đều sống biệt lập trong các xứ đạo hoặc trong những "phẹt". Danh từ "phẹt" lần đầu nghe lạ tai và buồn cười. Tôi cứ có ý nghĩ thô tục khi thấy những chiếc xe Lam chở khách, hai bên hông kẻ hàng chữ chỉ tuyến đường "Bờ Lao-Phẹt." Mãi về sau, có dịp đến phẹt mới biết đó là "Ferme", trang trại của người Pháp có đồn điền trà và cà phê tại đây. Mấy ông trong xứ Tân Thanh, Tân Phát phiên âm thành tiếng Việt là Phẹt.
Cái phố quận quá nhỏ, đến nỗi có người ví von, con chó cũng nằm không đủ chỗ phải ló cái đuôi ra bên ngoài. Cho nên mấy ông giáo đi đâu cũng đụng học trò của mình. Học trò ở đây đi học rất trễ. Có đứa cao tồng ngồng bằng thầy. Do đó, muốn giữ cái vỏ mô phạm luôn luôn sáng như trăng rằm để làm gương soi cho học trò, chúng tôi, mỗi tháng phải kéo nhau lên tận Đà Lạt, thác Gu gha, để du hí. Ở đây, ngoài phong cảnh thơ mộng, hữu tình, còn có những em Thái trắng, Thái đỏ chuyên phục vụ cái khoản... thứ ba. Nghe nói các em có nhiều kiểu lạ hơn người Kinh. Cả bọn chúng tôi về cái khoản... đó, đều "thường thường bậc trung". Chỉ có Võ Đôn Thao là được võ lâm tôn lên hàng Sư phụ. Đã không mất tiền cho em mà còn được em bao ngược. Tha hồ cơm no, bò cưỡi.
Ngón nghề này, anh nào cũng theo xin bí kíp. Võ Đôn Thao ngoài khả năng "Yêu em thật sâu...Yêu em dài lâu...", anh còn có tài "xúc cốt" đánh lừa Hội Đồng Y Khoa để được miễn dịch vĩnh viễn. Xúc cốt, theo Kim Dung, ông tổ nói phét trong truyện chưởng thì đó là môn võ công luyện được phép làm cho thân mình biến dạng, hoặc nhỏ lại, xương cốt co lại như đứa trẻ. Ở đây, Thao chỉ cần bẻ quặt chân phải mình qua một bên, đi lặt lìa, hệt như người què. Anh biểu diễn cho chúng tôi coi. Lại được một phen cười vỡ bụng. Nhờ vậy anh khỏi đi lính. Nhưng đây chỉ là chuyện nhỏ. Quan trọng là bí kíp "Nhất dương chỉ" chúng tôi ai cũng muốn theo thọ giáo. Đứng đầu là Trịnh Công Sơn. Công lực của anh rất kém. Theo Thao, đây là cơ duyên, trời cho ai nấy hưởng, không phải ai muốn luyện cũng được.
Anh kể lại cái cơ duyên của mình:
- Lúc tôi mới mười hai tuổi, học lớp Nhất ở Tuy Hòa, Phú Yên, bỗng dưng mắc một chứng bệnh kỳ lạ. Người cứ xanh mướt, ngày càng gầy ốm. Cha mẹ tôi hết lòng chạy chữa đủ thứ thuốc vẫn không thuyên giảm. Sau có ông thầy Tàu thuốc Bắc bắt mạch, chẩn bệnh quả quyết rằng tôi mắt bệnh hượt tinh. Thầy giảng giải cho cha tôi rõ về căn bệnh này là tuổi thanh niên thường vướng phải ba thứ tinh. Thông thường là mộng tinh. Trai đang sung sức, ban ngày thấy gái đẹp, đêm mơ tưởng giao hợp mà xuất tinh. Ví như bình đầy mà tràn. Không có hại. Cưới vợ là hết. Thứ hai, không nằm mơ mà vẫn xuất tinh, ấy là di tinh, giống như cái bình nghiêng, nước đổ. Cũng không hại lắm. Phương thuốc hiệu nghiệm để chữa là cưới vợ. Còn cái này, ông thầy Tàu chỉ tôi, gọi là hượt tinh, tức giống như cái bình lũng đít, chảy ngày, chảy đêm cho đến chết. Bệnh này gây ra do thần kinh quá yếu hoặc chơi bời quá độ mà thành.
Cha tôi nghe tới đó, trợn mắt:
- Thầy nói sao? Thằng con tôi mới mười hai tuổi mà thầy nói nó chơi bời quá độ?
Ông thầy Tàu biết mình bị hớ, nói chữa:
- A! Cái này tôi nói theo sách vở mà! Nhưng ông đừng có lo. Tôi cho mấy hộp "Tam tinh Hải cẩu bổ thận hoàn", cháu nó uống một tháng là hết bệnh.
Cả chục hộp, viên nào cũng to như ngón cẳng cái, tôi cố trợn trạo nuốt. Thuốc hết mà bệnh cứ y như cũ. Nghĩa là mỗi lần có chuyện gì xúc động bất ngờ hoặc hồi hộp, lo âu thì đũng quần tôi ướt đẫm. Ví dụ làm bài thi, gần hết giờ, bài vẫn chưa xong thì bị. Thình lình ai vỗ vai hù một tiếng cũng bị. Tiếp tục uống Tam Tinh Hải cẩu cả năm, người tôi cứ rạc dần, đi đứng hết nổi. Cha tôi phải mang tôi vào nhà thương Grall, Sài Gòn xin chữa. Ở đó bác sĩ Tây, họ tiêm vào đầu tôi cây kim dài cả gang tay để chữa. Tôi nằm ở đó gần sáu tháng thì bệnh dứt hẳn. Cha tôi tốn rất nhiều tiền nhưng cứu được thằng quí tử ông rất mừng. Đến năm mười tám tuổi, đi chơi gái lần đầu, tôi tình cờ phát hiện ra mình có khả năng kỳ diệu đó. Tôi có thể kiểm soát và điều khiển thằng "em tôi" theo ý muốn. Muốn tấn, thối, hoãn binh hoặc trường kỳ kháng chiến bao lâu cũng được. Bởi vậy, anh em trong võ lâm mới bái tôi là Sư phụ.
Nghe xong, chúng tôi đều thất vọng. Ngàn năm mới có cơ duyên một lần. Đâu đã đến phiên mình!
Mỗi lần lên Gu Gha, chúng tôi kêu bia uống vài chai cho nóng máy, thong thả ngắm các em Thái lượn qua, lượn lại để chọn thì Sơn lúc nào cũng tình nguyện làm người lính xung kích đầu tiên. Đánh nhanh, rút nhanh. Đó là phương pháp chiến đấu của Sơn. Có lần chúng tôi chưa uống hết chai bia, Sơn đã tàn cuộc chiến, mặt mũi bơ phờ, trở về hậu cứ.
- Thật phí đồng tiền, bát gạo! Tín phê bình.
Đến lượt Thao trổ tài. Quả thật lời đồn không sai. Chúng tôi cà kê đến chai thứ tư thì Thao đang hùng dũng trên đường chiến thắng trở về mang theo một tù binh: Một em Thái trắng (đồ mạo hóa) cũng Xà rông, cũng vòng cườm đeo tứ tung, nhưng chỉ nói được ba tiếng "bắt cái nước". Đó là tiếng Thượng, có nghĩa "ấy em". Còn thì nói rặc tiếng Việt. Hóa ra, em từ sông Mao, Phan Thiết lên đổi vùng. Bà chủ bắt mạch biết khách yêu hoa hay ham của lạ, đặc sản, nên treo đầu dê, bán thịt chó. Bà bắt mấy em thay đổi xiêm y, đeo vòng, giả làm sơn nữ Phà Ca câu khách.
Dần dà, thời gian sau, Sơn không tháp tùng với chúng tôi nữa. Cố "nài hoa, ép liễu" đến mấy, Sơn cũng tìm cớ thối thác. Khi thì lý do này, khi thì lý do nọ. Ngô Thanh Bạch phán một câu chắc nịch:
- Bây giờ ông Sơn có chị Năm rồi. Ổng đang hợp tác với hãng súc ve chai !
Tập vẽ :
Đến bây giờ, tôi mới biết Sơn còn kiêm thêm tài hội họa và đã nhiều lần cùng các ông Đinh Cường, Trịnh Cung đem tranh đi triển lãm khắp nơi. Lúc bấy giờ, Sơn chỉ ngồi hí hoáy vẽ theo mấy cái hình thiếu nữ mặt nhọn, một mắt. Người ốm tong, dài thoòng. Hai bàn tay thường kẹp giữa đùi. Hình nào cũng mờ mờ, không rõ nét. Sơn vẽ theo những hình bìa của Đinh Cường. Tôi không có óc thẩm mỹ và "i tờ rít" về hội họa nên thường phá đám Sơn trong lúc vẽ:
- Ông Sơn nè! Ví dụ như người con gái ông vẽ lâu nay, thình lình hiện ra như trong chuyện Bích Câu kỳ ngộ, thì ông có lấy làm vợ không?
Sơn đang chăm chú gôm đi vẽ lại, nghe tôi hỏi thế, ngẫn ra mấy giây mới đáp:
- Sao ông lại thô tục thế! Người đẹp trong tranh phải có cái khác người thật ngoài đời chứ. Nếu cứ phải cho giống thì chụp hình là dễ nhất. Mà đã thế thì còn đâu là nghệ thuật.
Tôi làm như hiểu ra thế nào là nghệ thuật bèn à lên một tiếng:
- Vậy nghệ thuật, nhất là về hội họa là phải vẽ làm sao cho khác với sự thật, lạ hơn sự thật, càng quái dị càng hay, đến lúc người xem không thể nào hiểu được bức tranh ông họa sĩ vẽ cái gì, thì lúc đó ông họa sĩ mới thực có tài và nổi tiếng?
Nghe tôi dài dòng cái sự "mới hiểu ra" nghệ thuật, Sơn gật gù:
- Gần gần như vậy.
- Thế thì tôi cũng sẽ nổi tiếng! Tôi sẽ vẽ tranh trừu tượng! Tôi hớn hở khoe.
Sơn trợn mắt nhìn tôi:
- Thiệt không cha? Cha mà cũng biết vẽ tranh trừu tượng? Vẽ thử tôi coi!
Tôi cười thầm trong bụng, vì Sơn bị tôi gạt:
- Dễ thôi! Tôi sẽ treo một khung tranh trống không. Nếu có ai hỏi, tôi sẽ nói: Đó là bức tranh tôi vẽ đàn bò đang ăn cỏ theo phái trừu tượng. Nếu còn thắc mắc: Đàn bò đâu? Tôi sẽ nói: Đàn bò ăn hết cỏ rồi, nó đi chỗ khác, chớ còn đứng đó làm chi!
Đến đây, Sơn chợt hiểu, cười phá lên, hỏi tôi:
- Ông đào ở đâu ra những chuyện tiếu như vậy?
- Thiếu khối gì! Cứ hỏi ông Đặng Trần Huân khắc biết.
Sơn không biết ông Huân là ai !
Tâm mập có dáng xấu nhất vì cái bụng phệ phát triển quá sớm ở cái tuổi hai mươi bốn. Anh phải đứng dạng chân chàng hảng để cho cái bụng thấp xuống khỏi cấn thành bàn. Tay trái đặt trên mặt bàn, ngón tay trỏ cong lại như cái móc câu để giữ đầu "cơ", chứ không chịu hợp với ngón tay cái thành vòng tròn như mọi người.
Ngô Thanh Bạch to con, cao bằng Sơn, đứng phải rùn chân xuống. Mỗi lần chuẩn bị thụt một quả, anh nhắm tới, nhắm lui, lưỡi thè ra khỏi miệng, quẹo qua bên trái, hai hàm răng cắn chặt. Tôi cứ có cảm giác mỗi lần anh thụt trái banh là mỗi lần đứt lưỡi. Nhất là những cú "đề trô" lại càng toát mồ hôi lạnh.
Nguyễn Đức Tín đặc biệt có khuôn mặt tròn, trắng trẻo như cô Thúy Vân. Mỗi lần đi những đường cơ lắc léo, "ép phê còng tre", anh mắm môi, bặm miệng, hai con mắt ốc nhồi mở ra hết cở. Trán anh nhướng lên thành bốn lằn xếp. Anh liếm môi vài cái trước khi thụt một đường banh quyết tử. Trước khi thụt, mặt anh tái ngắt. Thụt xong, mặt lại đỏ như gấc, trước khi trở lại bình thường.
Riêng Sơn, tôi thích ngắm nhìn cái dáng của anh nhất. Người dong dõng, hai chân dài, anh đứng thẳng người, hai chân chụm lại, cúi xuống mặt bàn tạo thành một hình thước ở thắc lưng. Anh đặt tay trái xuống mặt bàn, hai ngón út và đeo nhẫn xòe ra hình rẽ quạt tựa xuống mặt nỉ, ngón giữa đỡ ngón cái và ngón trỏ đan hợp nhau thành một vòng tròn, ôm khít khao đầu ngọn cơ. Trước khi quyết định một đường banh, anh chăm chú nhìn ba trái bi, tay cầm cục "lơ" miết miết trên đầu "cơ". Khi anh bỏ cục "lơ" xuống thành bàn là đường "cơ" đã quyết định. Anh đánh thong thả, nhẹ nhàng, xoay quanh bốn cạnh bàn một cách khoan thai, từ tốn, không một chút phí sức. Tối thiểu một đường cơ của anh phải từ năm điểm trở lên. Tuy nhiên, có bữa phe anh cũng thua tơi bời hoa lá. Anh không thể nào cứu nổi bồ, khi Tâm mập chơi bết bát quá. Trong khi hai tay Bạch và Tín ngang sức, ngang tài. Chúng tôi chơi giải trí không ăn tiền. Cá độ bằng những chầu cà phê, bữa cơm trưa hoặc chầu bia tùy theo giờ giấc sáng, trưa, chiều và có lúc cả buổi tối nữa.
Những ngày cuối tháng lãnh lương, càng đông, càng vui nhộn. Chúng tôi có thêm Nguyễn Văn Chất, Võ Đôn Thao biệt danh "Sư phụ" từ cầu Đại Nga, giáp ranh với Tuyên Đức về. Di Linh có Nguyễn Văn Hiện và Lâm Văn Rầm. Lại có thêm lính mới tò te Đỗ Danh Đạo hổn danh Đạo Sữa. Ngoài ra còn có những bạn nhà binh. Những sĩ quan trẻ tuổi trạc chúng tôi, nhưng "xếp bút nghiên theo việc đao cung" sớm. Đó là những anh Vĩnh, Ngự, Tinh đều cùng cấp bậc Thiếu úy. Chỉ có anh Thành là Trung úy, Chi khu phó, đã có vợ và một con. Còn toàn là đám độc thân vui tính. Ông trùm Lãng không có tên trong bảng "phong thần" vì năm giờ chiều là ông đã trùm mền, xoa dầu Nhị Thiên Đường rồi.
Mỗi thứ sáu đầu tháng, phòng chúng tôi trở thành sòng bạc. Nhà hai anh Lãng và Đạo thành nhà chứa. Đám bạn từ các nơi về tụ lại nhà tôi chơi bạc xong, kéo về nhà Lãng, Đạo ngủ. Đánh bạc thì tôi mù tịt. Tôi không có khiếu về môn này. Sau, cố học lắm, mới biết chơi tứ sắc. Nhưng lên rác, xuống rác, trôi rác, khui, quằn, đếm lệnh chẵn, lẻ, tới trơn, tới quan thì rắc rối quá. Tôi chỉ thích đánh "bấc" của người Bắc. Môn này vui và hấp dẫn hơn bài cào. Nó hay ở chỗ là bài cùng điểm mà lại ăn nhau ở hàng thập, hàng vạn, hàng văn, hàng sách. Nhưng đám nhà nghề như Sơn, Hiện, Rầm, Bạch, Thao, Tín... đều chê. Đó là dành cho dân nhà quê. Còn dân chơi thì chỉ xập xám hoặc xì phé mới đúng điệu. Sau khi lãnh lương, buổi sáng, ăn nhậu, bi da, cà phê đã đời, anh nào không có máu đen đỏ thì về nhà Lãng ngủ. Phần còn lại về phòng chúng tôi gầy sòng. Sơn một tay chấp hết. Anh trụ từ đầu hôm cho đến sáng, người vẫn khỏe. Nói theo kiểu Kim Dung, sắc mặt không thay đổi, hơi thở vẫn điều hòa. Nghĩa là có những anh, nửa đêm mệt quá phải ngã lưng, khò một chút. Anh khác thay tay. Sơn vẫn ngồi một chỗ, thuốc lá liên tục; cà phê hết ly này đến ly khác; không đi tiểu, mới lạ. Cứ trung bình mười ván là Sơn vơ làng hết bảy, tám.
Thua quá, những lần sau, Tín cạch. Tín chấp hai tay làm bộ xá xá:
- Ông Sơn ơi là ông Sơn ơi! Tiền lương em đây! Ông cứ lấy mà xài. Đừng "rê" em vào sòng nữa. Bàn tay ông có ma, ghê thấy mẹ. Em sợ lắm!
Nói xong, Tín cười hềnh hệch, đổi giọng:
- Bố bảo em cũng chả dám chơi với ông! Ghê thấy mẹ!
Có lần tôi hỏi Sơn:
- Này, ông học nghề ở đâu vậy. Có chơi lận không?
Sơn nói cho tôi biết bí quyết đánh bạc:
- Chẳng có gian lận gì hết! Chẳng qua mấy cha ấy cứ đưa bài cho tôi coi, tôi mới thắng được dễ dàng mà thôi.
Tôi không tin, vặn lại:
- Ông lại xạo rồi! Có ai đánh bài mà lại đưa bài mình cho người khác coi bao giờ?
Sơn thích thú giảng nghĩa:
- Tôi nói đưa bài có nghĩa là họ đưa cái mặt họ cho tôi biết. Nước bài của họ hiện lên nét mặt hết. Tại ông không ở trong nghề nên không biết, không chú ý theo dõi. Ông chỉ nhìn xuống chiếu, ngó quân bài thôi. Phải không nào?
Tôi phải công nhận Sơn nói đúng. Tôi chỉ nhìn những cây bài đánh xuống hoặc những chi bài binh xong xòe ra mà thôi. Sơn nói tiếp:
- Những tay cao thủ đánh bạc họ rất trầm tính. Không bao giờ để lộ cảm xúc trên nét mặt cho đối thủ biết. Ngược lại, đôi mắt họ rất sắc. Họ kín đáo quan sát đối phương để đoán từng nước bài mà tùy cơ ứng phó. Trong khi đó, ông ngẫm lại coi! Mất tay Thao, Tín, Hiện, Rầm, hễ bài tốt thì cười nói rầm rĩ. Bài xấu thì xịu mặt xuống, chửi thề ỏm tỏi thì làm sao mà tôi không biết.
Tôi phải phục lăn kinh nghiệm của Sơn. Một chân lý không cãi vào đâu được. Dẫu bên này hay bên kia chân núi Pyrhéné.
Tuy nhiên hay không bằng hên. Sự đời có những cái trớ trêu, tréo cẳng ngỗng, không ai có thể ngờ hết được. Sơn đã đại bại trước Phạm Quang Chữ, một tay mơ mới tập chơi. Anh Chữ, chân chỉ hạt bột, ngoài giờ dạy học là về phụ với vợ trong việc mua bán. Vợ anh có gian hàng bán quần áo trong chợ. Chị vợ ngồi thu tiền. Anh chạy vòng ngoài, gom hàng, giao hàng, tất bật suốt ngày. Anh ít giao thiệp với bạn đồng nghiệp vì mặc cảm với căn bệnh nan y của anh: bệnh cùi. Chỉ là đồn đoán thôi. Anh vẫn béo tốt, da dẻ hồng hào. Duy chỉ có hai bàn tay là hơi lạ. Bắp thịt hổ khẩu giữa ngón tay cái và ngón trỏ mất hẳn. Những ngón khác co rút lại, cầm đồ vật rất khó khăn. Người ta đồn anh nhờ uống vàng hàng tháng nên mới cầm giữ được không cho bệnh phát ra ngoài.
Trước khi bọn trẻ chúng tôi được bổ nhiệm tới, Ty Tiểu Học Lâm Đồng ở trong tình trạng buồn tẻ. Chúng tôi đã đem lại một nguồn sinh lực mới cho Ty. Với phương pháp giáo dục mới và tinh thần trẻ trung đã thay đổi hẳn cái không khí đều đều, buồn tẻ bao nhiêu năm nay ở cái xứ cao nguyên này. Phạm Quang Chữ là người đầu tiên bứt ra khỏi cái ao tù nước đọng đó. Về sau, còn có thêm nhiều người nữa tham gia vào cái không khí vui nhộn, cởi mở, phóng khoáng của chúng tôi. Trong đó có cả cụ Trạch, hiệu trưởng trường Nam Bảo Lộc, sắp hồi hưu. Ông Lợi Ty trưởng, rất văn nghệ, chịu chơi. Nhiều lần xắn tay áo cùng đám trẻ "hạ cờ tây", vừa nhậu, vừa đánh bạc.
Trở lại chuyện Phạm Quang Chữ đại thắng Trịnh Công Sơn.
Bài của Chữ đỏ từ đầu đến cuối. Hai tay cầm bài lòng khòng, lèo khoèo, rớt lên, rớt xuống, binh tầm bậy, tầm bạ mà vẫn cứ thắng. Chuyển sang tứ sắc. Mới đánh vài cây anh đã "tới" mà lại tới quan, khui, quằn tùm lum. Đêm đó anh hốt trọn. Anh nào cũng nhẵn túi. Nguyễn Đức Tín nổi khùng, chửi thề:
- Địt mẹ! Đúng là thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Mèo mù vớ cá rán. Ông bà ta bạc tóc mới nói ra được điều gì thì trúng phóc điều đó, không sai một ly ông cụ.
Quay sang Sơn, Tín thọc cù léc:
- Chỉ có bàn tay ông cùi mới trị được ông bàn tay ma!
Nói xong, Tín cười hắc hắc một thôi. Quả thật, đêm đó, Trịnh Công Sơn không còn một xu dính túi.
"... Em Pleiku má đỏ môi hồng...Ở đây mùa đông...đi dăm phút đã về chốn cũ." Cái ông nhà thơ nào đó đã tả cái xứ cao nguyên rất đúng. Thật vậy! Cái phố quận Bảo Lộc gom lại bằng bàn tay ở một đoạn phố ngắn. Hầu hết cư dân đều sống biệt lập trong các xứ đạo hoặc trong những "phẹt". Danh từ "phẹt" lần đầu nghe lạ tai và buồn cười. Tôi cứ có ý nghĩ thô tục khi thấy những chiếc xe Lam chở khách, hai bên hông kẻ hàng chữ chỉ tuyến đường "Bờ Lao-Phẹt." Mãi về sau, có dịp đến phẹt mới biết đó là "Ferme", trang trại của người Pháp có đồn điền trà và cà phê tại đây. Mấy ông trong xứ Tân Thanh, Tân Phát phiên âm thành tiếng Việt là Phẹt.
Cái phố quận quá nhỏ, đến nỗi có người ví von, con chó cũng nằm không đủ chỗ phải ló cái đuôi ra bên ngoài. Cho nên mấy ông giáo đi đâu cũng đụng học trò của mình. Học trò ở đây đi học rất trễ. Có đứa cao tồng ngồng bằng thầy. Do đó, muốn giữ cái vỏ mô phạm luôn luôn sáng như trăng rằm để làm gương soi cho học trò, chúng tôi, mỗi tháng phải kéo nhau lên tận Đà Lạt, thác Gu gha, để du hí. Ở đây, ngoài phong cảnh thơ mộng, hữu tình, còn có những em Thái trắng, Thái đỏ chuyên phục vụ cái khoản... thứ ba. Nghe nói các em có nhiều kiểu lạ hơn người Kinh. Cả bọn chúng tôi về cái khoản... đó, đều "thường thường bậc trung". Chỉ có Võ Đôn Thao là được võ lâm tôn lên hàng Sư phụ. Đã không mất tiền cho em mà còn được em bao ngược. Tha hồ cơm no, bò cưỡi.
Ngón nghề này, anh nào cũng theo xin bí kíp. Võ Đôn Thao ngoài khả năng "Yêu em thật sâu...Yêu em dài lâu...", anh còn có tài "xúc cốt" đánh lừa Hội Đồng Y Khoa để được miễn dịch vĩnh viễn. Xúc cốt, theo Kim Dung, ông tổ nói phét trong truyện chưởng thì đó là môn võ công luyện được phép làm cho thân mình biến dạng, hoặc nhỏ lại, xương cốt co lại như đứa trẻ. Ở đây, Thao chỉ cần bẻ quặt chân phải mình qua một bên, đi lặt lìa, hệt như người què. Anh biểu diễn cho chúng tôi coi. Lại được một phen cười vỡ bụng. Nhờ vậy anh khỏi đi lính. Nhưng đây chỉ là chuyện nhỏ. Quan trọng là bí kíp "Nhất dương chỉ" chúng tôi ai cũng muốn theo thọ giáo. Đứng đầu là Trịnh Công Sơn. Công lực của anh rất kém. Theo Thao, đây là cơ duyên, trời cho ai nấy hưởng, không phải ai muốn luyện cũng được.
Anh kể lại cái cơ duyên của mình:
- Lúc tôi mới mười hai tuổi, học lớp Nhất ở Tuy Hòa, Phú Yên, bỗng dưng mắc một chứng bệnh kỳ lạ. Người cứ xanh mướt, ngày càng gầy ốm. Cha mẹ tôi hết lòng chạy chữa đủ thứ thuốc vẫn không thuyên giảm. Sau có ông thầy Tàu thuốc Bắc bắt mạch, chẩn bệnh quả quyết rằng tôi mắt bệnh hượt tinh. Thầy giảng giải cho cha tôi rõ về căn bệnh này là tuổi thanh niên thường vướng phải ba thứ tinh. Thông thường là mộng tinh. Trai đang sung sức, ban ngày thấy gái đẹp, đêm mơ tưởng giao hợp mà xuất tinh. Ví như bình đầy mà tràn. Không có hại. Cưới vợ là hết. Thứ hai, không nằm mơ mà vẫn xuất tinh, ấy là di tinh, giống như cái bình nghiêng, nước đổ. Cũng không hại lắm. Phương thuốc hiệu nghiệm để chữa là cưới vợ. Còn cái này, ông thầy Tàu chỉ tôi, gọi là hượt tinh, tức giống như cái bình lũng đít, chảy ngày, chảy đêm cho đến chết. Bệnh này gây ra do thần kinh quá yếu hoặc chơi bời quá độ mà thành.
Cha tôi nghe tới đó, trợn mắt:
- Thầy nói sao? Thằng con tôi mới mười hai tuổi mà thầy nói nó chơi bời quá độ?
Ông thầy Tàu biết mình bị hớ, nói chữa:
- A! Cái này tôi nói theo sách vở mà! Nhưng ông đừng có lo. Tôi cho mấy hộp "Tam tinh Hải cẩu bổ thận hoàn", cháu nó uống một tháng là hết bệnh.
Cả chục hộp, viên nào cũng to như ngón cẳng cái, tôi cố trợn trạo nuốt. Thuốc hết mà bệnh cứ y như cũ. Nghĩa là mỗi lần có chuyện gì xúc động bất ngờ hoặc hồi hộp, lo âu thì đũng quần tôi ướt đẫm. Ví dụ làm bài thi, gần hết giờ, bài vẫn chưa xong thì bị. Thình lình ai vỗ vai hù một tiếng cũng bị. Tiếp tục uống Tam Tinh Hải cẩu cả năm, người tôi cứ rạc dần, đi đứng hết nổi. Cha tôi phải mang tôi vào nhà thương Grall, Sài Gòn xin chữa. Ở đó bác sĩ Tây, họ tiêm vào đầu tôi cây kim dài cả gang tay để chữa. Tôi nằm ở đó gần sáu tháng thì bệnh dứt hẳn. Cha tôi tốn rất nhiều tiền nhưng cứu được thằng quí tử ông rất mừng. Đến năm mười tám tuổi, đi chơi gái lần đầu, tôi tình cờ phát hiện ra mình có khả năng kỳ diệu đó. Tôi có thể kiểm soát và điều khiển thằng "em tôi" theo ý muốn. Muốn tấn, thối, hoãn binh hoặc trường kỳ kháng chiến bao lâu cũng được. Bởi vậy, anh em trong võ lâm mới bái tôi là Sư phụ.
Mỗi lần lên Gu Gha, chúng tôi kêu bia uống vài chai cho nóng máy, thong thả ngắm các em Thái lượn qua, lượn lại để chọn thì Sơn lúc nào cũng tình nguyện làm người lính xung kích đầu tiên. Đánh nhanh, rút nhanh. Đó là phương pháp chiến đấu của Sơn. Có lần chúng tôi chưa uống hết chai bia, Sơn đã tàn cuộc chiến, mặt mũi bơ phờ, trở về hậu cứ.
- Thật phí đồng tiền, bát gạo! Tín phê bình.
Đến lượt Thao trổ tài. Quả thật lời đồn không sai. Chúng tôi cà kê đến chai thứ tư thì Thao đang hùng dũng trên đường chiến thắng trở về mang theo một tù binh: Một em Thái trắng (đồ mạo hóa) cũng Xà rông, cũng vòng cườm đeo tứ tung, nhưng chỉ nói được ba tiếng "bắt cái nước". Đó là tiếng Thượng, có nghĩa "ấy em". Còn thì nói rặc tiếng Việt. Hóa ra, em từ sông Mao, Phan Thiết lên đổi vùng. Bà chủ bắt mạch biết khách yêu hoa hay ham của lạ, đặc sản, nên treo đầu dê, bán thịt chó. Bà bắt mấy em thay đổi xiêm y, đeo vòng, giả làm sơn nữ Phà Ca câu khách.
Dần dà, thời gian sau, Sơn không tháp tùng với chúng tôi nữa. Cố "nài hoa, ép liễu" đến mấy, Sơn cũng tìm cớ thối thác. Khi thì lý do này, khi thì lý do nọ. Ngô Thanh Bạch phán một câu chắc nịch:
- Bây giờ ông Sơn có chị Năm rồi. Ổng đang hợp tác với hãng súc ve chai !
Tập vẽ :
Đến bây giờ, tôi mới biết Sơn còn kiêm thêm tài hội họa và đã nhiều lần cùng các ông Đinh Cường, Trịnh Cung đem tranh đi triển lãm khắp nơi. Lúc bấy giờ, Sơn chỉ ngồi hí hoáy vẽ theo mấy cái hình thiếu nữ mặt nhọn, một mắt. Người ốm tong, dài thoòng. Hai bàn tay thường kẹp giữa đùi. Hình nào cũng mờ mờ, không rõ nét. Sơn vẽ theo những hình bìa của Đinh Cường. Tôi không có óc thẩm mỹ và "i tờ rít" về hội họa nên thường phá đám Sơn trong lúc vẽ:
- Ông Sơn nè! Ví dụ như người con gái ông vẽ lâu nay, thình lình hiện ra như trong chuyện Bích Câu kỳ ngộ, thì ông có lấy làm vợ không?
Sơn đang chăm chú gôm đi vẽ lại, nghe tôi hỏi thế, ngẫn ra mấy giây mới đáp:
- Sao ông lại thô tục thế! Người đẹp trong tranh phải có cái khác người thật ngoài đời chứ. Nếu cứ phải cho giống thì chụp hình là dễ nhất. Mà đã thế thì còn đâu là nghệ thuật.
Tôi làm như hiểu ra thế nào là nghệ thuật bèn à lên một tiếng:
- Vậy nghệ thuật, nhất là về hội họa là phải vẽ làm sao cho khác với sự thật, lạ hơn sự thật, càng quái dị càng hay, đến lúc người xem không thể nào hiểu được bức tranh ông họa sĩ vẽ cái gì, thì lúc đó ông họa sĩ mới thực có tài và nổi tiếng?
Nghe tôi dài dòng cái sự "mới hiểu ra" nghệ thuật, Sơn gật gù:
- Gần gần như vậy.
- Thế thì tôi cũng sẽ nổi tiếng! Tôi sẽ vẽ tranh trừu tượng! Tôi hớn hở khoe.
Sơn trợn mắt nhìn tôi:
- Thiệt không cha? Cha mà cũng biết vẽ tranh trừu tượng? Vẽ thử tôi coi!
Tôi cười thầm trong bụng, vì Sơn bị tôi gạt:
- Dễ thôi! Tôi sẽ treo một khung tranh trống không. Nếu có ai hỏi, tôi sẽ nói: Đó là bức tranh tôi vẽ đàn bò đang ăn cỏ theo phái trừu tượng. Nếu còn thắc mắc: Đàn bò đâu? Tôi sẽ nói: Đàn bò ăn hết cỏ rồi, nó đi chỗ khác, chớ còn đứng đó làm chi!
Đến đây, Sơn chợt hiểu, cười phá lên, hỏi tôi:
- Ông đào ở đâu ra những chuyện tiếu như vậy?
- Thiếu khối gì! Cứ hỏi ông Đặng Trần Huân khắc biết.
Sơn không biết ông Huân là ai !
Nguyễn Thanh Ty
Nguồn:
http://www.ninh-hoa.com/NguyenThanhTy-VeMotQuangDoiTCS-06U.htm
(Đón đọc tiếp kỳ 7)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét