Với 5 kỷ lục được Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) công nhận, ẩm thực Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên khắp thế giới.
WorldKings là Liên minh Kỷ lục đầu tiên trên thế giới do các Tổ chức Kỷ lục quốc gia cùng hợp lực lại để tạo thành. WorldKings thành lập từ năm 2013 có trụ sở chính tại New Delhi (Ấn Độ) và San Diego (Mỹ), với văn phòng liên lạc đặt tại 5 châu lục trên thế giới, trong đó Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings là một thành viên chính thức. Hiện tại WorldKings có 22 tổ chức thành viên.
Thật không ngoa khi nói Việt Nam là một "thiên đường ẩm thực" với hàng trăm hàng nghìn các món ăn đến từ 3 miền Bắc - Trung - Nam. Món nào cũng mang hương vị đậm đà, kết hợp hài hoà giữa các loại gia vị và nguyên liệu. Từ những quán ăn bình dân cho đến những nhà hàng sang trọng đều đủ sức làm nức lòng du khách. Không những vậy, các món ăn Việt Nam cũng luôn được sự đón nhận nồng nhiệt từ bạn bè quốc tế và liên tục "lên sóng" những tờ báo nước ngoài. Trong số đó, thành tích "phổng mũi" nhất là được Liên minh Kỷ lục thế giới (WorldKings) công nhận 5 kỷ lục ẩm thực.
ĐẤT NƯỚC SỞ HỮU NHIỀU MÓN SỢI VÀ NƯỚC DÙNG HẤP DẪN NHẤT THẾ GIỚI
Quả thật các món sợi và nước ở Việt Nam nhiều không kể xiết, nào là phở, bánh canh cho đến các loại bún. Ở Hà Nội thì có phở, bún mọc, bún ốc, bún thang,… Miền Trung thì nổi tiếng với bún bò, bún tôm, bún chả cá,… Còn miền Nam thì có hủ tiếu, bún bì, bún mắm, bún cá, bánh canh,… Mỗi món đều có hương vị riêng biệt, khó trộn lẫn. Chưa kể đến 7749 các món biến tấu từ bản gốc, chẳng hạn như phở gà, phở phay,… Thậm chí, cùng 1 món ăn nhưng chỉ cần khác địa điểm là sẽ ra 1 món mới.
Quả thật các món sợi và nước ở Việt Nam nhiều không kể xiết, nào là phở, bánh canh cho đến các loại bún. Ở Hà Nội thì có phở, bún mọc, bún ốc, bún thang,… Miền Trung thì nổi tiếng với bún bò, bún tôm, bún chả cá,… Còn miền Nam thì có hủ tiếu, bún bì, bún mắm, bún cá, bánh canh,… Mỗi món đều có hương vị riêng biệt, khó trộn lẫn. Chưa kể đến 7749 các món biến tấu từ bản gốc, chẳng hạn như phở gà, phở phay,… Thậm chí, cùng 1 món ăn nhưng chỉ cần khác địa điểm là sẽ ra 1 món mới.
PHỞ
Không chỉ là "món ăn quốc dân" của Việt Nam, mang hương vị đậm đà, tinh tế, mà phở còn luôn nằm top đầu trong danh sách các món Việt phải thử của bạn bè quốc tế. Ngoài món phở truyền thống đã quá nổi tiếng, thì mỗi vùng miền sẽ có một công thức biến tấu phở hoàn toàn khác nhau, làm nên những "đặc sản phở" riêng biệt như phở bò, phở sốt vang, phở gan cháy,... Đặc biệt hơn, vào năm 2007, phở Việt đã chính thức trở thành một danh từ riêng trong từ điển Oxford.
Bên cạnh phở thì món hủ tiếu cũng nhận được nhiều lời khen không kém với phần bánh dai mềm và nước dùng ngọt thanh từ xương hầm. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở bất kì nơi đâu trên đường phố, từ những chiếc xe đẩy nhỏ cho đến các hàng quán. Hiện tại, hủ tiếu đã có nhiều phiên bản khác nhau như hủ tiếu gõ, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu bò kho, hủ tiếu cá,...
Các món bún ở Việt Nam hầu như có mặt khắp mọi nơi với vô vàn cách chế biến cũng như cách ăn khác nhau. Ở Hà Nội, nổi tiếng nhất là bún chả bao gồm bún rối ăn cùng chả nướng hay bún thang, bún ốc, bún mọc, bún riêu,... Còn đến miền Trung thì nhất định phải thử qua món bún bò Huế trứ danh, bún chả cá đặc sản Nha Trang. Nếu có dịp ghé qua miền Tây, hãy thưởng thức ngay bún mắm ngon "ngất lịm" và bún nước lèo với hương vị hiếm có.
Tuy không có nhiều biến tấu đặc sắc như phở, bún nhưng bánh canh cũng là 1 món ăn đủ sức hấp dẫn những chiếc bụng đói. Nếu bạn là tín đồ ẩm thực Việt Nam thực thụ thì nhất định không nên bỏ qua bánh canh Nam Phổ với nước dùng từ nước luộc tôm, cua tươi, bánh canh hẹ Phú Yên với sợi bánh bằng bột lọc dai dai, bánh canh bột xắt độc lạ của Bến Tre hay bánh canh Tràng Bàng nổi tiếng rần rần của Tây Ninh.
ĐẤT NƯỚC SỞ HỮU NHIỀU LOẠI MẮM VÀ CÁC MÓN CHẾ BIẾN TỪ MẮM VỚI HƯƠNG VỊ ĐẶC TRƯNG NHẤT THẾ GIỚI.
Mặc dù có mùi hơi "khắm", đặc biệt là khó ngửi đối với các khách Tây do được lên men, ủ muối từ các loại cá tôm, nhưng đây lại là loại gia vị "quốc hồn quốc tuý" của ẩm thực Việt Nam. Khi nấu các món ăn, người ta sẽ thường cho thêm mắm vào để tăng độ thơm ngon, kích thích vị giác. Các món ăn làm từ mắm cũng đặc biệt hấp dẫn, chẳng hạn như bún mắm, lẩu mắm, mắm kho,… Thậm chí, chỉ cần dùng mắm để chấm hoặc nêm nếm thêm cũng đủ làm món ăn trở nên "đỉnh chóp".
Bắt nguồn từ miền Tây, bún mắm từ lâu đã trở thành một trong những món đặc sản mà ai ghé đến cũng phải thử qua 1 lần. Món ăn này được nấu từ nhiều loại đặc sản của vùng sông nước như cá lóc, tôm sú, mực, cà tím, bông điên điển, kết hợp cùng các loại mắm đặc trưng như mắm cá linh, mắm cá sặc,… nên khi ăn có hương vị đậm đà và mùi hương nồng nồng từ mắm rất đặc biệt.
Lẩu mắm là một phiên bản đặc sắc và trù phú hơn của bún mắm. Điểm nổi bật của món ăn này đến từ phần nước lẩu dùng nước dừa tươi để nấu, sau đó người ta sẽ cho thêm xương heo và các loại mắm vào hầm cùng để dung hòa hương vị. Ngoài ra, lẩu mắm còn được "bồi" thêm cà tím, khổ qua và nhiều loại rau để chống ngán. Khi ăn, bạn có thể nhúng tôm, tép, mực, cá basa, thịt ba chỉ vào phần nước lẩu rồi ăn cùng cà tím để hương vị được giao hoà.
So với lẩu mắm, bún mắm thì mắm kho sẽ có vị đậm hơn do nước dùng được kho sền sệt và thành phần mắm nhiều. Món này ngon nhất là khi ăn cùng cơm trắng còn nóng hổi để cảm nhận trọn vẹn hương vị độc đáo từ cá, tôm được kho rục trong mắm.
Mắm chưng là sự kết hợp giữa mắm cốt, thịt băm, trứng, củ hành, nấm mèo và các loại gia vị. Tất cả được trộn đều lên để từng thành phần đan xen vào nhau và đem hấp cách thuỷ. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị mặn của mắm, vị béo của thịt băm, cùng với mùi thơm phức của trứng và độ giòn giòn của củ hành.
ĐẤT NƯỚC CÓ NHIỀU MÓN BÁNH LÀM TỪ BỘT GẠO HẤP DẪN NHẤT THẾ GIỚI
Lúa gạo vốn là cây lương thực chính của Việt Nam nên những món bánh được làm từ gạo phải nói là nhiều vô số kể. Ngoài những món bánh truyền thống như bánh đúc, bánh giò, bánh nậm, bánh bèo,… gạo còn được chế biến thành nhiều món bánh cao cấp khác để xuất khẩu ra nước ngoài, đưa ẩm thực Việt len lỏi vào thực đơn ăn uống của bạn bè quốc tế.
BÁNH XÈO
Bánh xèo là một món ăn truyền thống vô cùng bình dân, thơm ngon. Tùy vào từng khu vực, cách chế biến và hương vị của món bánh xèo sẽ có thể thay đổi chút đỉnh. Chẳng hạn như ở miền Nam, vỏ của bánh xèo sẽ to, mỏng và giòn, còn miền Trung thì phần vỏ sẽ nhỏ, dày và ít giòn hơn. Thế nhưng, dù ở miền nào thì điểm chung của món bánh xèo luôn là phần nhân tôm, thịt, giá đỗ, đậu xanh đầy ắp. Khi ăn, thực khách sẽ xé 1 miếng bánh, đặt trong lá rau sống và cuộn lại, sau đó chấm ngập vào nước mắm chua ngọt.
BÁNH BÈO
Ngoài bánh xèo thì bánh bèo cũng là một món bánh trứ danh của Việt Nam. Bánh bèo thường được làm từ bột gạo nguyên chất hấp chín, ăn cùng với tôm, thịt xay hoặc chỉ đơn giản là đậu xanh cùng mỡ hành. Ở mỗi vùng miền sẽ có cách chế biến khác nhau. Ở miền Trung, bánh bèo sẽ được đựng trong chén, chấm với nước mắm. Còn ở miền Nam, bánh bèo sẽ được đổ thành những chiếc tròn tầm 5cm. Riêng ở Hải Phòng, bánh sẽ được gói trong lá chuối và ăn cùng nước mắm xíu mại.
Bánh xèo là một món ăn truyền thống vô cùng bình dân, thơm ngon. Tùy vào từng khu vực, cách chế biến và hương vị của món bánh xèo sẽ có thể thay đổi chút đỉnh. Chẳng hạn như ở miền Nam, vỏ của bánh xèo sẽ to, mỏng và giòn, còn miền Trung thì phần vỏ sẽ nhỏ, dày và ít giòn hơn. Thế nhưng, dù ở miền nào thì điểm chung của món bánh xèo luôn là phần nhân tôm, thịt, giá đỗ, đậu xanh đầy ắp. Khi ăn, thực khách sẽ xé 1 miếng bánh, đặt trong lá rau sống và cuộn lại, sau đó chấm ngập vào nước mắm chua ngọt.
BÁNH BÈO
Ngoài bánh xèo thì bánh bèo cũng là một món bánh trứ danh của Việt Nam. Bánh bèo thường được làm từ bột gạo nguyên chất hấp chín, ăn cùng với tôm, thịt xay hoặc chỉ đơn giản là đậu xanh cùng mỡ hành. Ở mỗi vùng miền sẽ có cách chế biến khác nhau. Ở miền Trung, bánh bèo sẽ được đựng trong chén, chấm với nước mắm. Còn ở miền Nam, bánh bèo sẽ được đổ thành những chiếc tròn tầm 5cm. Riêng ở Hải Phòng, bánh sẽ được gói trong lá chuối và ăn cùng nước mắm xíu mại.
BÁNH ĐÚC
Bánh đúc nóng nổi tiếng với mùi thơm thoang thoảng của bột gạo tẻ, hoà quyện cùng thịt băm đậm vị, mộc nhĩ sần sật, hành phi và nước dùng mặn ngọt. Ngoài bánh đúc nóng ra thì ở miền Nam còn một loại bánh đúc ngọt lá dứa ăn cùng nước cốt dừa beo béo cũng khá lạ vị.
BÁNH GIÒ
Vốn có giá thành rẻ, lại tiện để mang đi khắp nơi, bánh giò đã trở thành một món bánh ăn sáng quen thuộc của nhiều người Việt. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được phần vỏ bánh mềm mịn, thơm nhẹ mùi gạo và lá chuối, cộng với phần nhân thịt bằm và trứng cút mặn ngọt, phải nói là thơm ngon "số dzách".
BÁNH NẬM
Cùng với bánh bèo, bánh nậm là một món ăn truyền thống đặc trưng của xứ Huế. Loại bánh này được làm từ bột gạo, được đổ khá mỏng, dài, xếp đều trên lá chuối. Bên trên sẽ rắc thêm tôm khô nhuyễn và hành lá và chấm cùng với nước mắm pha khi ăn.
Bánh đúc nóng nổi tiếng với mùi thơm thoang thoảng của bột gạo tẻ, hoà quyện cùng thịt băm đậm vị, mộc nhĩ sần sật, hành phi và nước dùng mặn ngọt. Ngoài bánh đúc nóng ra thì ở miền Nam còn một loại bánh đúc ngọt lá dứa ăn cùng nước cốt dừa beo béo cũng khá lạ vị.
Vốn có giá thành rẻ, lại tiện để mang đi khắp nơi, bánh giò đã trở thành một món bánh ăn sáng quen thuộc của nhiều người Việt. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được phần vỏ bánh mềm mịn, thơm nhẹ mùi gạo và lá chuối, cộng với phần nhân thịt bằm và trứng cút mặn ngọt, phải nói là thơm ngon "số dzách".
BÁNH NẬM
Cùng với bánh bèo, bánh nậm là một món ăn truyền thống đặc trưng của xứ Huế. Loại bánh này được làm từ bột gạo, được đổ khá mỏng, dài, xếp đều trên lá chuối. Bên trên sẽ rắc thêm tôm khô nhuyễn và hành lá và chấm cùng với nước mắm pha khi ăn.
ĐẤT NƯỚC CÓ NHIỀU MÓN CUỐN NGON NHẤT THẾ GIỚI
Việt Nam là "thiên đường" món cuốn với 103 loại khác nhau như phở cuốn, gỏi cuốn tôm, bò cuốn lá lốt, bò bía,… với cách chế biến và sự kết hợp thành phần phong phú. Đặc trưng của những món cuốn Việt là có khá nhiều rau, hương vị tươi mát, thường được ăn cùng nước chấm.
Việt Nam là "thiên đường" món cuốn với 103 loại khác nhau như phở cuốn, gỏi cuốn tôm, bò cuốn lá lốt, bò bía,… với cách chế biến và sự kết hợp thành phần phong phú. Đặc trưng của những món cuốn Việt là có khá nhiều rau, hương vị tươi mát, thường được ăn cùng nước chấm.
PHỞ CUỐN
Đây là một món ăn đặc trưng của Hà Nội, nổi tiếng với hương vị "không phải dạng vừa" nhưng nguyên liệu thì vô cùng đơn giản. Mỗi cuốn phở bao gồm lớp bánh mềm dẻo bên ngoài, bọc lấy phần nhân thịt bò xào, xà lách, rau thơm, cà rốt,... bên trong, được chấm với nước mắm chua cay khá "cuốn".
GỎI CUỐN
Món gỏi cuốn thường gây ấn tượng với thực khách với lớp bánh tráng trong suốt bao bọc tôm luộc, thịt ba chỉ cùng các loại rau sống, xà lách, hẹ xanh và thêm một chút bún tươi nhìn vô cùng đẹp mắt. Điểm đặc biệt của món gỏi cuốn là không có loại nước chấm rõ ràng nào mà tùy từng khẩu vị người ăn có thể kết hợp với tương đen, mắm nêm, mắm tỏi ớt hay sốt bơ đậu phộng. Ngoài ra, gỏi cuốn còn một phiên bản khác là bì cuốn với phần nhân là thịt heo và da heo dai giòn ăn kèm với dưa muối chấm cùng nước mắm chua ngọt.
NEM RÁN
Nem rán hay chả giò, chả ram là một món ăn phổ biến, quá đỗi quen thuộc trong mâm cơm người Việt. Nguyên liệu chính của món ăn bao gồm thịt lợn, tôm, mộc nhĩ, miến dong,… tất cả được xay nhỏ, kết hợp cùng các loại gia vị như hành lá, tiêu xay, nước mắm,… làm cho chiếc nem trở nên thơm ngon với hương vị đậm đà.
BÒ LÁ LỐT
Bò lá lốt này tuy không rầm rộ nhưng hầu như ai từng ăn 1 lần vì món ăn này gần như phủ sóng ở khắp mọi nơi và giá cả thì lại cực kì bình dân. Bò lá lốt thường được làm từ 2 nguyên liệu chính là thịt bò cuộn trong lá lốt và đem nướng đến khi chín thơm. Sau đó sẽ được ăn kèm với những loại rau sống khác như diếp cá, xà lách, húng quế, dưa leo, khế,… và chấm cùng mắm nêm.
BÒ BÍA
Món bò bía có 2 loại: bò bía ngọt và bò bía mặn. Bò bía mặn là món ăn đặc sản miền Nam, bao gồm lạp xưởng, trứng gà, cà rốt, rau xà lách, củ sắn, tôm khô, rau thơm,… tất cả được thái nhỏ và cuốn khéo léo trong lớp bánh tráng. Nước chấm của món này chỉ gồm tương ớt trộn với lạc rang giã nhỏ khá đơn giản nhưng khi ăn kèm cuốn bò bía thì lại thơm ngon khó cưỡng. Còn riêng về bò bía ngọt thì đã quá quen thuộc với tuổi thơ nhiều người. Thành phần món này cũng khá đơn giản với vị ngọt lịm từ thanh mạch nha, thơm ngậy của dừa, bùi bùi của vừng đen,... tạo thành một tổng thể hương vị đáng mê mẩn.
BÁNH TRÁNG CUỐN
Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì món ăn này vẫn có những thành phần cơ bản của bánh tráng trộn bình thường như mực khô xé, xoài chua, rau răm thơm, sốt bơ, sốt me nhưng lại được cuốn lại thành từng cuộn và cắt miếng vừa ăn. Chính nhờ sự độc đáo về hương vị và hình thức, bánh tráng cuộn dần trở thành món ăn vặt quen thuộc với nhiều người.
Đây là một món ăn đặc trưng của Hà Nội, nổi tiếng với hương vị "không phải dạng vừa" nhưng nguyên liệu thì vô cùng đơn giản. Mỗi cuốn phở bao gồm lớp bánh mềm dẻo bên ngoài, bọc lấy phần nhân thịt bò xào, xà lách, rau thơm, cà rốt,... bên trong, được chấm với nước mắm chua cay khá "cuốn".
GỎI CUỐN
Món gỏi cuốn thường gây ấn tượng với thực khách với lớp bánh tráng trong suốt bao bọc tôm luộc, thịt ba chỉ cùng các loại rau sống, xà lách, hẹ xanh và thêm một chút bún tươi nhìn vô cùng đẹp mắt. Điểm đặc biệt của món gỏi cuốn là không có loại nước chấm rõ ràng nào mà tùy từng khẩu vị người ăn có thể kết hợp với tương đen, mắm nêm, mắm tỏi ớt hay sốt bơ đậu phộng. Ngoài ra, gỏi cuốn còn một phiên bản khác là bì cuốn với phần nhân là thịt heo và da heo dai giòn ăn kèm với dưa muối chấm cùng nước mắm chua ngọt.
NEM RÁN
Nem rán hay chả giò, chả ram là một món ăn phổ biến, quá đỗi quen thuộc trong mâm cơm người Việt. Nguyên liệu chính của món ăn bao gồm thịt lợn, tôm, mộc nhĩ, miến dong,… tất cả được xay nhỏ, kết hợp cùng các loại gia vị như hành lá, tiêu xay, nước mắm,… làm cho chiếc nem trở nên thơm ngon với hương vị đậm đà.
BÒ LÁ LỐT
Bò lá lốt này tuy không rầm rộ nhưng hầu như ai từng ăn 1 lần vì món ăn này gần như phủ sóng ở khắp mọi nơi và giá cả thì lại cực kì bình dân. Bò lá lốt thường được làm từ 2 nguyên liệu chính là thịt bò cuộn trong lá lốt và đem nướng đến khi chín thơm. Sau đó sẽ được ăn kèm với những loại rau sống khác như diếp cá, xà lách, húng quế, dưa leo, khế,… và chấm cùng mắm nêm.
BÒ BÍA
Món bò bía có 2 loại: bò bía ngọt và bò bía mặn. Bò bía mặn là món ăn đặc sản miền Nam, bao gồm lạp xưởng, trứng gà, cà rốt, rau xà lách, củ sắn, tôm khô, rau thơm,… tất cả được thái nhỏ và cuốn khéo léo trong lớp bánh tráng. Nước chấm của món này chỉ gồm tương ớt trộn với lạc rang giã nhỏ khá đơn giản nhưng khi ăn kèm cuốn bò bía thì lại thơm ngon khó cưỡng. Còn riêng về bò bía ngọt thì đã quá quen thuộc với tuổi thơ nhiều người. Thành phần món này cũng khá đơn giản với vị ngọt lịm từ thanh mạch nha, thơm ngậy của dừa, bùi bùi của vừng đen,... tạo thành một tổng thể hương vị đáng mê mẩn.
BÁNH TRÁNG CUỐN
Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì món ăn này vẫn có những thành phần cơ bản của bánh tráng trộn bình thường như mực khô xé, xoài chua, rau răm thơm, sốt bơ, sốt me nhưng lại được cuốn lại thành từng cuộn và cắt miếng vừa ăn. Chính nhờ sự độc đáo về hương vị và hình thức, bánh tráng cuộn dần trở thành món ăn vặt quen thuộc với nhiều người.
ĐẤT NƯỚC CÓ NHIỀU MÓN ĂN ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ HOA NHẤT THẾ GIỚI
Với 272 món làm từ 43 loài hoa khác nhau là con số giúp Việt Nam nắm giữ kỷ lục này. Ở mỗi vùng miền đều có mỗi loài hoa khác nhau, vì thế mà các món ăn từ hoa cũng đa dạng và đủ vị. Hoa có thể dùng để trộn nộm, chiên, xào, nấu canh, luộc hay thậm chí là pha trà. Tuy nhiên, những loài hoa thường được dùng để nấu ăn nhất tại Việt Nam có thể kể đến như hoa điên điển, hoa chuối, hoa thiên lý,…
Nếu có cơ hội khám phá ẩm thực miền Tây, chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức qua những món ăn từ bông điên điển – một loại hoa mọc dại nhưng lại có vị ngọt, bùi ăn ý cùng với mùi thơm thoang thoảng. Một số món ngon kết hợp với hoa điên điển có thể kể đến như canh chua bông điên điển ăn cùng cá linh, hoa điên điển xào thịt, gỏi hoa điên điển chua ngọt hay lẩu điên điển nóng ăn với bún tươi rất "được lòng dân".
HOA CHUỐI
Hoa chuối cũng là một bộ phận của cây chuối được người Việt tận dụng triệt để. Hoa chuối thường dùng để nấu canh hoặc ăn cùng nhiều món sợi như bún, mì,… để làm đa dạng hương vị. Ngoài ra, loài hoa này còn được thái sợi mỏng, trộn cùng nước dùng chua ngọt để làm món nộm hoa chuối Nam Bộ nổi tiếng.
HOA THIÊN LÝ
Hoa thiên lý là một loại hoa dân dã mọc khá nhiều ở các vùng quê Việt Nam và góp mặt trong vô vàn món ăn ngon. Loài hoa này thường được sử dụng để nấu thành các món như hoa thiên lý xào thịt bò, canh chua hoa thiên lý, salad tôm hoa thiên lý xá xíu, gỏi hoa thiên lý,… Món nào cũng ngon đến "chảy nước miếng".
*
Nguồn:
https://afamily.vn/tu-hao-ngoi-ngoi-voi-5-ky-luc-am-thuc-lam-rang-danh-viet-nam-tren-dau-truong-am-thuc-the-gioi-20220726123245674.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét