Thôn Lạc An có một thanh niên họ Nhậm từ Lac Dương đến. Tên thật của Nhậm là gì cả người lân cận cũng không nhớ, họ thấy Nhậm uống rượu tối ngày nên cùng gọi là Tửu Lang! Dù là đệ tử lưu linh, nhưng Nhậm luôn ứng xử phải phép nên được lòng mọi người. Tánh tình lại phóng khoáng, lòng ngay như trúc, thêm có văn tài, chữ viết đẹp như hoa bướm, nên dù mái dột cột xiêu mà bằng hữu sáng chiều đẩy nhà chật ngõ.
Nhậm lại có một sở thích khác người là muốn làm bạn với… ma! Nghe vậy bạn bè kẻ cười cho là lạ đời; kẻ cho rằng dại dột; khuyên rằng:
- Ma quỷ là thứ hại người, bằng hữu nên bỏ qua ý thích đó!
- Ma quỷ là thứ ai cũng sợ, bằng hữu chớ điên cuồng!
Nhậm từ tốn đáp:
- Ma hay người ví như cái gương soi: Nếu ta cười thì nó cười lại ta; nếu ta đấm nó thì nó cũng đấm lại ta; vả lại Nhậm mỗ không tin ma tàn ác hơn người. Các huynh đệ có thấy ma đã áp bức ai để hàng vạn người bị hàm oan chưa? Ma có gây đao binh tang tóc để hàng triệu sanh linh phải bỏ mạng sa trường, xương xây thành núi, máu chảy thành sông chưa? Ma có moi tim mổ mật người chưa? Chưa, nhưng con người có đấy!
Bèn hỏi lại trong huynh đệ có ai đã gặp ma. Tất cả đáp “chưa”.
Nhậm cười ngất:
- Chưa gặp mà đã sợ, chưa thấy mà bảo là thứ hại người!
Trong lúc đó con người xảo quyệt như lang sói, hung dữ như hùm beo thì quý vị lại chẳng dè phòng! Khó hiểu thay!
Rồi chỉ tay vào mọi người:
- Trong tất cả huynh đệ chúng ta đây, ai chết cũng phải thành ma. Cớ gì phải sợ?
Nhậm vừa dứt lời thì nghe ngoài cửa có giọng nói như chuông ngân:
- Chư huynh đệ vui vẻ lại tiếc với ta chén rượu sao?
Tất cả nhìn ra, thì ra là một hảo hán tuổi độ tứ tuần, tóc râu tua tủa, hình vóc phương phi, áo quần còn lấm bụi trần, vai quảy tay nải xem như từ xa đến. Mọi người còn ngơ ngác thì Nhậm vội đứng dậy thi lễ:
- Bèo nước tương phùng âu cũng là duyên. Nhậm mỗ mời nhân huynh an tọa rồi dùng chén rượu tẩy trần.
Hảo hán uống liền ba chén, ngoạm miếng thịt lớn, vừa lấy tay áo quẹt miệng, vừa nói:
- Ta vốn kẻ võ biền, không biết khách khí. Huynh đệ chớ chấp. Ta họ Sài, nhà ở Tang thôn 喪村 (làng đau buồn, tang tóc)!
Trừ Nhậm, mọi người trố mắt, cùng hỏi:
- Tang Thôn?
- Chưa gặp mà đã sợ, chưa thấy mà bảo là thứ hại người!
Trong lúc đó con người xảo quyệt như lang sói, hung dữ như hùm beo thì quý vị lại chẳng dè phòng! Khó hiểu thay!
Rồi chỉ tay vào mọi người:
- Trong tất cả huynh đệ chúng ta đây, ai chết cũng phải thành ma. Cớ gì phải sợ?
Nhậm vừa dứt lời thì nghe ngoài cửa có giọng nói như chuông ngân:
- Chư huynh đệ vui vẻ lại tiếc với ta chén rượu sao?
Tất cả nhìn ra, thì ra là một hảo hán tuổi độ tứ tuần, tóc râu tua tủa, hình vóc phương phi, áo quần còn lấm bụi trần, vai quảy tay nải xem như từ xa đến. Mọi người còn ngơ ngác thì Nhậm vội đứng dậy thi lễ:
- Bèo nước tương phùng âu cũng là duyên. Nhậm mỗ mời nhân huynh an tọa rồi dùng chén rượu tẩy trần.
Hảo hán uống liền ba chén, ngoạm miếng thịt lớn, vừa lấy tay áo quẹt miệng, vừa nói:
- Ta vốn kẻ võ biền, không biết khách khí. Huynh đệ chớ chấp. Ta họ Sài, nhà ở Tang thôn 喪村 (làng đau buồn, tang tóc)!
- Tang Thôn?
Lại nhìn Sài dò xét, bởi ai cũng biết Tang thôn, cách An Lạc thôn hơn trăm dặm, là nơi vùi nông hàng vạn thi thể người dân đã bị quân Thái Bình Thiên Quốc tàn sát đẫm máu vào năm 1856; sau đó chôn không xuể vì người chết đầy đường, nên đành để mặc làm bữa ăn cho hùm sói, quạ diều. Từ đó về sau, Tang thôn bị xem như là vùng đất hoang vu, tuyệt nhiên không người lui tới; dần dà cây mọc thành rừng, là nơi đắc địa của thú hoang rắn độc. Khi chiều xuống, bao chuyện ma quái yêu tinh nhiều đời được truyền miệng nhau khiến người nghe không khỏi hồn phi phách tán!
Mắt nhìn nhanh vào mọi người, Sài thản nhiên đáp:
- Ta từ đó mà đến.
Mấy người bạn của Nhậm thót tim, im lặng.
Không khí có vẻ nặng nề. Nhậm rót rượu mời:
- Bốn biển đều anh em. Sài huynh đến chung vui là Nhậm mỗ vui rồi. Nào Sài huynh! Nào bằng hữu! Cạn!
Cả bọn nhìn Sài, cùng dốc chén, rồi viện cớ rút lui.
Sài uống rất hào. Không biết cạn hết bầu thứ mấy, Sài lại nâng chén:
- Ta vốn ít học, không biết dùng lời hoa mỹ nhưng cũng biết câu: “Người thì đầy thiên hạ, nhưng tri kỷ chẳng bao nhiêu!”. Ta biết đại danh Nhậm bằng hữu từ lâu, chẳng ngại đường xa, nay quyết lòng kết giao mới thỏa lòng. Chẳng hay ý Nhậm bằng hữu thế nào?
Nhậm:
- Được kết giao với người hào hiệp như Sài huynh là điều vinh hạnh cho tiểu đệ.
Sài đảo mắt quanh căn lều, cười thông cảm:
- Người xưa nói: “Nam tử dù tài hoa thế nào mà trong nhà không có bàn tay nữ nhân thì không thể chu toàn được!”.
Rồi chỉ tay vào mọi thứ vật dụng ngổn ngang, bừa bãi, lại cười:
- Sao hiền đệ, không tìm một nội tướng để những thứ nầy được sắp xếp sạch sẽ, gọn gàng?
Nhậm ngần ngừ đáp:
- Một thân một mình còn lo chưa đầy cái bụng, có đâu dám vọng tưởng xa vời? Hơn nữa,..
- Hơn nữa đâu có hồng nhan nào mà tự nguyện đến chốn hàn môn chớ gì? Chuyện nầy hiền đệ chớ bận tâm, để ta lo!
Không biết đùa hay thật, Nhậm nói:
- Nhưng phải là…ma, và phải cá lặn chim sa đệ mới chịu!
Sài cười lớn:
- Ha ha! Ta làm sao quen với người mà đệ phải căn dặn chớ! Ha ha! Hãy chuẩn bị loan phòng, ngày mai tân nương sẽ đến. Chớ quên!
*
Nhậm nghĩ thầm: “Chuẩn bị loan phòng, ngày mai tân nương sẽ đến!”. Sài huynh khéo biết đùa. Người như ta thì họa ra có …ma nó thích mà thôi! Lại nghĩ: “Một hảo hán như Sài huynh lẽ nào đem lời nói bông đùa?” Bèn dọn phòng khá “tươm tất” hơn mọi khi; rồi một mình rót rượu nhâm nhi. Tới chiều tối, chẳng thấy bóng “tân nương”! Bèn vào phòng đánh một giấc ngon lành.
Đến khuya, gió lạnh thấu xương, lại khát nước cháy cổ, bèn trỗi đậy; kinh hoàng thấy một nữ nhân trang phục lộnglẫy như “tân nương” đang ngồi ở mép giường tự lúc nào;lòng đoán được đôi phần, nhưng cũng không khỏi ngạcnhiên, hỏi:
- Nàng là …?
Mắng:
- Hôm qua Sài huynh đã nói như thế nào mà chẳng nhớ? Đêm động phòng mà tân lang say chẳng biết trời mây lại coi được hay sao? Hãy nói thiệt lòng mình. Ta có xứng đáng với ngươi không thì bảo?
Nhậm nắm lấy tay nàng, ánh mắt thiết tha:
- Lỗi tại ta mọi đàng! Nàng chớ nóng giận mà vóc liễu hao gầy, dung nhan tiều tụy…. Nhưng nàng cũng phải hiểu chota: Ta chờ nàng từ ban sáng tới đầu hôm, vả lại cứ ngỡ Sài huynh cao hứng nói những lời bên chén rượu!
Nữ nhân có chút ấm lòng nhưng vẫn nhìn thẳng vào mắt chàng, rõ ràng từng tiếng từng lời:
- Sài huynh là một hảo hán chân đạp đất đầu đội trời, chuyện nhỏ như lòng bàn tay huynh ấy cũng chẳng đùa, huống chi là chuyện phu phụ trăm năm? Ngươi là dòng dõi viên môn, bụng đầy sách vở chớ đâu phải phường giá áo túi cơm, mà lại hồ đồ như vậy?
Bỗng dịu giọng:
- Anh em nhà thiếp là dõng dõi thế gia, cũng như mọi người dân vô tội khác, gia đình thiếp đã chung số phận vớibao người bị thảm sát đẫm máu của Thái Bình Thiên Quốc. Chàng biết rõ mà! Người hay ma cũng vậy: Người hảo hán khi chết thì thành ma hảo hán; kẻ gian tham tàn bạo khi chết có bao giờ là con ma trung thục hiền lương? Người xưa có câu: “Đấng anh hùng thì cùng quý trọng nhau; bậc hảo hán thì thường tìm đến nhau, giúp đỡ nhau”. Sài huynh thấy chàng là người khinh tài trọng nghĩa, đáng bậc trượng phu, lại sống giữ bầy người ít trắng nhiều đen, chột què nhân phẩm; nên cảm thương mà không ngại ngần xe mối lương duyên, hầu đỡ đần nhau lúc tối lửa tắt đèn. Dù thiếp chưa liệt vào hàng bế nguyệt tu hoa, nhưng chắc chằn không phải là phường liễu ngõ hoa tường. Chàng chớ nghĩ là “cọc tìm trâu” e không phải lẽ!”
Giờ Nhậm mới dám nhìn thẳng vào nàng: Rõ là một xuân nữ dung nhan thoát tục, phong nghi hiếm găp. Bèn nói:
- Người như ta mà được song bước với nàng trên đườngđời đầy chông gai ghềnh thác, đó là ta đã tu nhiều kiếp!
- Khéo ăn khéo nói! Thiếp họ La, tên Trạch Lan. Cứ theo đó mà gọi!
Nhậm ôm choàng: “Tên đẹp như người!”
Bên ngoài gió lùa mạnh, làm tắt phụp ngọn đèn leo lét!
- Người như ta mà được song bước với nàng trên đườngđời đầy chông gai ghềnh thác, đó là ta đã tu nhiều kiếp!
- Khéo ăn khéo nói! Thiếp họ La, tên Trạch Lan. Cứ theo đó mà gọi!
Nhậm ôm choàng: “Tên đẹp như người!”
Bên ngoài gió lùa mạnh, làm tắt phụp ngọn đèn leo lét!
*
Tiếng gà gáy rộ. Trạch Lan vội bật dậy, vừa trang điểm qua loa, vừa liếc nhìn Nhậm:
- Kẻ đói khát lâu ngày làm bản tiểu thư chết khiếp!
Nhậm như không nghe, đến bên hỏi:
- Xinh đẹp như nàng cần gì phải điểm trang?
Trạch Lan lườm Nhậm, tủm tỉm cười:
- Nói ra lời nào cũng làm mát lòng người, thế mà mỏi mắt kiếm một hồng nhan cùng uống rượu không có. Cũng lạ!
Kể từ hôm ấy, việc nhà đâu vào đó, Nhậm buông thùa một chút cũng không xong. Tiếng chì chiết thưa dần. Lại nghiêm cấm Nhậm giao du với bọn người ngoa ngôn vọng ngữ, nhân cách chó tha, với bầy vô liêm vô sỉ, áo gấm lòng dơ.
Một lần nói:
- Ngày nay củi mục đầy trước mặt, còn gỗ quý muôn dặm khó tìm. Trong triều quan võ thì trước kẻ thù lại co cổ rút đầu; quan văn thì tranh nhau rút bòn ngân khố, lơ là điều đói khổ muôn dân. Sài huynh và thiếp biết chàng là người chí tại cao sơn, làu làu kinh điển, thừa tài tế thế an bang, nên tiếc cho chàng sao không viết những điều lợi dân ích nước để lưu truyền vạn đại, mà cam tâm viết mướn, bán chữ cho người, ngửa tay lấy vài đồng lẻ, không phí phạm lắm sao?
Nhậm lặng thinh. Với lời ôn tồn hiếm thấy, nàng tiếp:
- Từ nay, chàng hãy an tâm mà khoa nghiên múa bút, tạo nhiều danh trước 名著 cho thế hệ mai sau. Chuyện cơm áo gạo tiền hãy phó mặc thiếp lo. (Mỉm cười, liếc qua Nhậm). Mỗi chiều vẫn có vài bình gụ giải khát, chớ lo lắng!
Nhậm thấy lòng ấm lại. Càng về sau, Nhậm càng trân quý người vợ tào khang mà chàng thường gọi đùa là… “La Sát” bởi sau mỗi lần nàng “ban lệnh” đều kết thúc bằng mấy từ “Hiểu chưa?”, “Nghe không thì bảo?”,…
Một lần vui miệng Nhậm hỏi vợ:
- Nàng và Sài huynh bị thảm sát bởi Thái Bình Thiên Quốcvào thời Hàm Phong hoàng đế (1850-1861), tính đến nay cũng cả nửa thế kỷ, cớ sao mà nàng vẫn xinh đẹp và Sài huynh vẫn cường tráng như vậy?
- Không hiểu thật hay giả đò ngây ngô vậy? Người chết làm gì có tuổi tác? Người đã chết thì dù bao lâu dung quang vẫn không thay đổi, Thiếp mất hồi hai mươi, thì dẫu trăm năm, ngàn năm vẫn tuổi hai mươi. Chàng đã đọc truyện của Bồ tiên sinh sao không nhớ?
Một hôm Sài đến, vợ chồng vui ra mặt. Cả ba cùng ngồi vào bàn (không ngồi chiếu như trước kia) liền đảo mắt quanh nhà, cười cười:
- Phải nói là sạch sẽ ngăn nắp muôn bề! Không có bàn tay… “La Sát” thì không thể được như vầy!
Nhậm trố mắt:
- Sao đại huynh biết tiện nội là… “La Sát”?
Cười lớn:
- Biểu muội của ta sao ta không biết chớ? Trong gia đinh thường gọi “La Sát”, nhưng chẳng qua là chọc ghẹo cho vui; bởi biểu muội ta tuy có tật thấy sai không cầm lời được, nhưng mọi đức hạnh khác, biểu muội có thừa! Sao? Ân hận à?
Nhậm đứng dậy, vòng tay:
- Ngàn lần không! Ngu đệ mang ơn đại huynh không hết, cớ sao ân hận? (Nhìn qua vợ) Ngu đệ mà được một nội tướng như thế này tất đã tu từ chín kiếp!
“La Sát” chín hồng đôi má. Sài cũng vui ra mặt; tự uống cạn chén đầy rồi để tay nải lên bàn, moi ra đầy châu báu kim ngân chóa mắt, nói:
- Đây là của hồi môn. Trước khi di mẫu 姨母 (chị của mẹ) ta qua đời, có gởi biểu muội (nhìn Trạch Lan) lại cho ta, nhờ ta tìm nơi xứng đáng để an bề gia thất. Số kim ngân nầy phần lớn do di mẫu ta để lại, ta chỉ đóng góp một phần. Bận bịu quá hôm nay ta mới đến.
Sài nhìn vẻ mặt ngần ngại của Nhậm, liền nói thêm:
- Với cõi âm chúng ta thì những thứ nầy chỉ là sỏi đá mà thôi.
- Từ nay, chàng hãy an tâm mà khoa nghiên múa bút, tạo nhiều danh trước 名著 cho thế hệ mai sau. Chuyện cơm áo gạo tiền hãy phó mặc thiếp lo. (Mỉm cười, liếc qua Nhậm). Mỗi chiều vẫn có vài bình gụ giải khát, chớ lo lắng!
Một lần vui miệng Nhậm hỏi vợ:
- Nàng và Sài huynh bị thảm sát bởi Thái Bình Thiên Quốcvào thời Hàm Phong hoàng đế (1850-1861), tính đến nay cũng cả nửa thế kỷ, cớ sao mà nàng vẫn xinh đẹp và Sài huynh vẫn cường tráng như vậy?
- Không hiểu thật hay giả đò ngây ngô vậy? Người chết làm gì có tuổi tác? Người đã chết thì dù bao lâu dung quang vẫn không thay đổi, Thiếp mất hồi hai mươi, thì dẫu trăm năm, ngàn năm vẫn tuổi hai mươi. Chàng đã đọc truyện của Bồ tiên sinh sao không nhớ?
Một hôm Sài đến, vợ chồng vui ra mặt. Cả ba cùng ngồi vào bàn (không ngồi chiếu như trước kia) liền đảo mắt quanh nhà, cười cười:
- Phải nói là sạch sẽ ngăn nắp muôn bề! Không có bàn tay… “La Sát” thì không thể được như vầy!
Nhậm trố mắt:
- Sao đại huynh biết tiện nội là… “La Sát”?
Cười lớn:
- Biểu muội của ta sao ta không biết chớ? Trong gia đinh thường gọi “La Sát”, nhưng chẳng qua là chọc ghẹo cho vui; bởi biểu muội ta tuy có tật thấy sai không cầm lời được, nhưng mọi đức hạnh khác, biểu muội có thừa! Sao? Ân hận à?
Nhậm đứng dậy, vòng tay:
- Ngàn lần không! Ngu đệ mang ơn đại huynh không hết, cớ sao ân hận? (Nhìn qua vợ) Ngu đệ mà được một nội tướng như thế này tất đã tu từ chín kiếp!
“La Sát” chín hồng đôi má. Sài cũng vui ra mặt; tự uống cạn chén đầy rồi để tay nải lên bàn, moi ra đầy châu báu kim ngân chóa mắt, nói:
- Với cõi âm chúng ta thì những thứ nầy chỉ là sỏi đá mà thôi.
*
Chỉ mấy năm sau, “Nhậm gia trang” đã hoàn thành như ý nguyện, tất cả đều nhờ bàn tay của nàng mà của mà gia trang càng khuếch dương quang đại: Ruộng đất liền bờ, gia nhân đầy ngõ trước nhà sau. Dù vậy, Nhậm cũng không hề lơ là việc trước tác: “Cường Quốc Sách” là một kiệt tác gồm năm mươi vạn chữ, tiếng tăm vang dội vượt biên cương.
Bao lần Nhậm ôm vợ xúc động:
- Ta được như ngày nay là trăm sự nhờ nàng. Dù một ngày ta bỏ buông tất cả, nhưng ân tình nàng ta vẫn mang theo.
- Chàng nói nghe sao lạ ? Đạo vợ chồng phải thương yêu, giúp đỡ nhau. Danh chàng lẫy lừng biên ngoại, thiếp cũng một chút thơm lây. Từ nay thiếp không muồn nghe những lời khách khí như vậy nữa! Hiểu chưa?
Nhậm mỉm cười vì hai tiếng “Hiểu chưa” cố hữu, ban đầu thấy như bị xúc phạm, nhưng càng về sau càng thấy thân thương vô cùng!
*
Chẳng bao lâu Sài lại đến, lần nầy thần thái không vui, nhìn án thư của Nhậm rồi nhẹ lắc đầu:
- Nước nhà ly loạn, Trong triều thì vua u tối, thái giám lộng hành; trung thần bị hãm hại, muôn dân đói khổ mà mụ Từ Hi chẳng chịu theo biến pháp (tạm hiểu là tư tưởng đổi mới chính sách) để dân tộc được hồi sinh, lại đành giết vua Quang Tự (1875-1908) là người tán thành đường lối duy tân của nhị vị Khang, Lương. Đất nước đang nằm trong tay của mụ già thủ cựu, của bọn thái giám chuyên quyền, của bầy quan sâu mọt! Phổ Nghi hỉ mũi còn chưa sạch (lên ngôi lúc 2 tuổi) thì làm được trò trống gì?
Biết ngày tàn sắp tới nên bọn sâu mọt càng bòn rút công khố, càng rỉa xương hút tủy nhân dân. Mạng sống hai em còn chưa biết thế nào thì tiếc gì ruộng đất nghìn vuông?
Bây giờ hai người mới hoảng hốt:
- Vậy phải làm thế nào?
Sầm dứt khoát:
- Về Tang Thôn lánh nạn!
Nhậm hỏi một câu khờ khệch:
- Em sao ở chung với ma được?
Sài chỉ vào Trạch Lan, cười ngất:
- Vậy chớ em rể đang ở với ai đây?
Trạch Lan thêm vào:
- Tang thôn là nơi con người bất khả xâm phạm, đạn bom, dao kiếm không thể tiêu diệt được chúng ta, nhưng chúng ta lại có thể giết chúng bất cứ lúc nào, nên năm chục năm nay quan binh không hề bén mãn tới.
Sài:
- Mọi sinh hoạt không khác nơi nầy, có điều nhân tình không hề xảo trá gian manh, mà hết mực thương yêu, giúp đở nhau. Đến đó rồi, ta e rằng hiền đệ không không cam lòng quay lại!
Nhậm còn đang trù trừ thì Trạch Lan nhìn thẳng vào Nhậm:
- Có muốn đi không thì bảo?
Nhậm nhanh nhẩu:
- Có, có! Ta không thể sống thiếu nàng!
Trạch Lan chu hai bờ môi đỏ mọng. Sài cười cười:
- Không còn sớm nữa. Chuẩn bị lên đường!
*
Cách mạng Tân Hợi thành công (1911), Phổ nghi thoái vị, chấm dứt triều đại nhà Thanh ngót 300 năm cai trị Trung Hoa. Năm Đinh Tỵ (1917), có nhiều người biết chuyện, họ đến thôn Lạc An, ghé thăm Nhậm gia trang, chỉ thấy nhện bám rêu phong, dây leo chằng chịt. Cỗng Nhậm Gia Trang bị gãy đổ do đạn bom chinh chiến sau năm Tân Hợi!
Kha Tiệm Ly
(Trích TỨ PHƯƠNG KỲ LỤC sắp xb)
*
KHA TIỆM LY
99/5 Đinh Bộ Lĩnh Phường 2, tp Mỹ Tho Tiền Giang
Tel: 0987 701 952 - 01229 880 130
Email: khatiemly@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét