Nói đến chuyện yêu đương của nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013) thì không biết bắt đầu và kết thúc thế nào cho đầy đủ.
Tuy nhiên, có một mối tình rất mơ mộng kéo dài suốt 10 năm từ 1959 đến 1969, đã mang lại cho công chúng nhiều ca khúc hay, đặc biệt là tuyệt phẩm “Nghìn trùng xa cách”.
Trong hơn ngàn bài hát mà nhạc sĩ Phạm Duy từng công diễn, có một ca khúc có tên gọi “Tôi đang mơ giấc mộng dài”. Ngay khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1970, bản nhạc đã được ghi rõ ràng: “Nhạc: Phạm Duy - Thơ: Lệ Lan”. Đây là một điều lạ, bởi lẽ Phạm Duy vốn lãng đãng nên ít khi nhớ tên tác giả lời thơ mà mình phổ nhạc. Lệ Lan là ai mà được chiếu cố như vậy?
Tuy nhiên, có một mối tình rất mơ mộng kéo dài suốt 10 năm từ 1959 đến 1969, đã mang lại cho công chúng nhiều ca khúc hay, đặc biệt là tuyệt phẩm “Nghìn trùng xa cách”.
Trong hơn ngàn bài hát mà nhạc sĩ Phạm Duy từng công diễn, có một ca khúc có tên gọi “Tôi đang mơ giấc mộng dài”. Ngay khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1970, bản nhạc đã được ghi rõ ràng: “Nhạc: Phạm Duy - Thơ: Lệ Lan”. Đây là một điều lạ, bởi lẽ Phạm Duy vốn lãng đãng nên ít khi nhớ tên tác giả lời thơ mà mình phổ nhạc. Lệ Lan là ai mà được chiếu cố như vậy?
Trên thi đàn, Lệ Lan hoàn toàn vô danh. Về khách quan, ca khúc “Tôi đang mơ giấc mộng dài” dựa theo bài thơ “Năn nỉ” của Lệ Lan in trên tạp chí Bách Khoa xuất bản năm 1969. Về thực tế, bài thơ này đã được chính tác giả trao tay cho Phạm Duy trước đó nhiều năm.
Vừa ra đời, ca khúc “Tôi đang mơ giấc mộng dài” đã được ca sĩ Thái Thanh đưa lên thành một hiện tượng trong đời sống âm nhạc. Bây giờ, sau gần nửa thế kỷ, ca khúc “Tôi đang mơ giấc mộng dài” vẫn được nhiều trái tim xao xuyến khi lắng nghe:
Tôi đang mơ giấc mộng dài.Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh.Tôi đang nhìn thấy màu xanh.Ở trên cây cỏ rất lành rất thơm.Tôi đang nhìn thấy màu hồng.Của tôi thay đổi luôn luôn theo trời.Hoàng hôn màu đỏ mây tươi.Bình minh nắng trắng ấm trôi vào lòng.Những vì sao tím rất trong.Mảnh trăng vàng rỡ chờ mong tôi nhìn.Tôi đang nhìn thấy trong tim.Tình yêu bay những con chim tuyệt vời.Đừng lay tôi nhé cuộc đời.Tôi còn trẻ lắm cho tôi mơ mòng.
Lệ Lan là con gái của người phụ nữ mà nhạc sĩ Phạm Duy say đắm khi còn ở Hà Nội. Sau năm 1954, họ gặp lại nhau tại miền Nam, mỗi người đều có gia đình riêng. Chẳng ai ngờ, tình ý Phạm Duy gửi gắm vào người mẹ lại rơi trượt sang… cô con gái đang tuổi trăng tròn. Năm 1959, Lệ Lan bắt đầu viết thư và thơ gửi cho nhạc sĩ Phạm Duy. Và một kẻ đa tình như Phạm Duy thì không thể nào ngăn cản sự rung động trước một thiếu nữ xinh tươi. Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ Phạm Duy Viết:
“... Cuối tuần lái xe đi đón người tình, rồi chúng tôi ngồi trong xe hơi hay trên một bãi cỏ hoang ở vùng ngoại ô, nói với nhau những chuyện cao xa, thơ mộng”.
Lệ Lan khi đó sống ở Lái Thiêu - Bình Dương, còn nhạc sĩ Phạm Duy sống ở trung tâm Sài Gòn. Khoảng cách khoảng 20 cây số thôi, nhưng trở thành một không gian hư thực cho mối tình bất chấp chênh lệch tuổi tác. Thời khắc họ đến với nhau, nhạc sĩ Phạm Duy viết thành ca khúc “Ngày đó chúng mình” rạo rực:
“Ngày đó có em đi nhẹ vào đời. Và mang theo trăng sao đến với lời thơ nuối. Ngày đó có anh mơ lại mộng ngời. Và xe tơ kết tóc - giam em vào lòng thôi. Ngày đôi ta ca vui tiếng hát với đường dài. Ngâm khẽ tiếng thơ, khơi mạch sầu lơi. Ngày đôi môi, đôi môi đã quyết trói đời người. Ôi những cánh tay đan vòng tình ái. Ngày đó có ta mơ được trọn đời. Tình vươn vai lên khơi - tới chín trời mây khói. Ngày đó có say duyên vượt biển ngoài. Trùng dương ơi! Giữ kín cho lâu đài tình đôi…”.
Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ Phạm Duy khẳng định Lệ Lan là mối tình mơ mộng đẹp đẽ nhất đời ông. Năm 1969, Lệ Lan đi lấy chồng, và viết cho nhạc sĩ Phạm Duy một lá thư từ biệt:
“Mười năm, quá đủ cho một mối tình đẹp và một đời người ngắn ngủi... Từ đây đến ngày cưới có thể L. sẽ xin gặp chú một, hai lần nữa. Chẳng để làm gì cả. L. chắc chú cũng nghĩ như L. Chẳng có gì bi thảm. Chẳng có gì tiếc hận. Một mối tình đẹp kết thúc một cách êm ái. L. chỉ xin giữ lại một chút dư hương để truyền lại cho các con của L. sau này cho chúng nó cũng có một tâm hồn biết yêu thương đằm thắm”.
“Mười năm, quá đủ cho một mối tình đẹp và một đời người ngắn ngủi... Từ đây đến ngày cưới có thể L. sẽ xin gặp chú một, hai lần nữa. Chẳng để làm gì cả. L. chắc chú cũng nghĩ như L. Chẳng có gì bi thảm. Chẳng có gì tiếc hận. Một mối tình đẹp kết thúc một cách êm ái. L. chỉ xin giữ lại một chút dư hương để truyền lại cho các con của L. sau này cho chúng nó cũng có một tâm hồn biết yêu thương đằm thắm”.
Như một sự đáp tạ, nhạc sĩ Phạm Duy đã viết ca khúc “Nghìn trùng xa cách”, một bài hát đến nay đã thành tuyệt phẩm cho những đôi lứa yêu nhau:
“Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa mà giữ cho người... Trả hết về người chuyện cũ đẹp ngời. Chuyện đôi ta buồn ít hơn vui. Lời nói, lời cười. Chuyện ngắn chuyện dài. Trả hết cho người, cho người đi. Trả hết cho ai ngày tháng êm trôi. Đường em đi trời đất yên vui. Rừng vắng ban mai, đường phố trăng soi…”.
Nhạc sĩ Phạm Duy nói về Lệ Lan:
"Tôi yêu người phụ nữ ấy lắm. Trong gia tài các nhạc phẩm của tôi, tôi dành tặng bà ấy 40 bài hát. Có 3 bài hát đánh đấu thời điểm tôi yêu, tôi xa và tôi quên bà ấy là "Ngày đó chúng mình", "Ngàn trùng xa cách" và "Chỉ chừng đó thôi".
Khác với “Ngày đó chúng mình” và “Nghìn trùng xa cách” do chính Phạm Duy viết lời, ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” được Phạm Duy dựa theo thơ Nguyễn Tất Nhiên: “Tưởng chừng nghìn năm sau. Chẳng ai còn yêu nhau. Nào ngỡ đâu tình yêu. Giăng bẫy nhau còn nhiều. Nghe lòng còn khô ráo. Nghe chừng còn khát khao. Nên gục đầu rất lâu. Xưng tội cả kiếp sau…”
Tuy Hoà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét