Trước năm 1975, giới sinh viên học sinh miền Nam chúng tôi ở Huế rất thích 2 bản nhạc BÀI CA HỌC TRÒ của 2 nhạc sĩ Phan Ni Tấn và Nguyễn Quyết Thắng.
Đặc biệt 2 bản nhạc có phong cách và nội dung đặc thù thể hiện tâm trạng giới trẻ của chúng tôi thuở đó.
- “BÀI CA HỌC TRÒ” (1) – Nhạc và lời của Phan Ni Tấn, xuất phát từ bài thơ “Kính thưa thầy” ký bút hiệu N.D được đăng trong tờ Văn của nhà văn Mai Thảo trước khi nó chuyển thành nhạc phẩm “Bài Ca Học Trò” do chính tác giả bài thơ Phan Ni Tấn phổ nhạc. Bản nhạc “Bài Ca Học Trò” nói lên tâm trạng u uất của giới trẻ chúng tôi trước cuộc chiến nồi da nấu thịt dai dẳng, đau thương trên quê hương Việt Nam thuở đó.
- “BÀI CA HỌC TRÒ” (2) – Vốn là bài thơ “Những tối hoa xưa” của Đoàn Bằng Hữu được nhạc sĩ Nguyễn Quyết Thắng phổ nhạc. Bản nhạc này nói lên tình cảm yêu đương trong sáng, thơ mộng của thanh niên chúng tôi. Bây giờ các trang mạng đều trả lại tên gốc bản nhạc là “Những tối hoa xưa” như tựa đề của bài thơ.
Đặc biệt 2 bản nhạc có phong cách và nội dung đặc thù thể hiện tâm trạng giới trẻ của chúng tôi thuở đó.
- “BÀI CA HỌC TRÒ” (1) – Nhạc và lời của Phan Ni Tấn, xuất phát từ bài thơ “Kính thưa thầy” ký bút hiệu N.D được đăng trong tờ Văn của nhà văn Mai Thảo trước khi nó chuyển thành nhạc phẩm “Bài Ca Học Trò” do chính tác giả bài thơ Phan Ni Tấn phổ nhạc. Bản nhạc “Bài Ca Học Trò” nói lên tâm trạng u uất của giới trẻ chúng tôi trước cuộc chiến nồi da nấu thịt dai dẳng, đau thương trên quê hương Việt Nam thuở đó.
Nhạc sĩ Phan Ni Tấn
- “BÀI CA HỌC TRÒ” (2) – Vốn là bài thơ “Những tối hoa xưa” của Đoàn Bằng Hữu được nhạc sĩ Nguyễn Quyết Thắng phổ nhạc. Bản nhạc này nói lên tình cảm yêu đương trong sáng, thơ mộng của thanh niên chúng tôi. Bây giờ các trang mạng đều trả lại tên gốc bản nhạc là “Những tối hoa xưa” như tựa đề của bài thơ.
Nhạc sĩ Nguyễn Quyết Thắng
1/
“BÀI CA HỌC TRÒ” – Nhạc và lời của Phan Ni Tấn
Kính thưa thầy đây bài chính tả của conBài chính tả viết về nước MỹCon viết hai lần sai chữ "America"Con viết hai lần sai chữ "communist"Con viết hai lần sai chữ "liberty".Làm sao được, làm sao được bởi anh con vừa chếtKính thưa thầy đây bài luận triết của conMột căn nhà và một trái pháMột đám cưới hồng bên cạnh một đám maMột kiếp sống tàn dưới biển người no ấmÔi tiếng hát nào bên lệ em tuôn mau.Làm sao thuộc bài con học để vinh thân đời sauKính thưa thầy đây là bài toán của conNhững đường cong, đường thẳng đều có gài mìnTừ trong thành phố có bar, có Mỹ, có con gái học tròĐường vào rừng có hầm hố cá nhânĐường vào đời có xương máu căm hờn.Con đã chứng minh nhiều lầnĐường ngoằn ngoèo qua Mỹ, qua Paris thật ngắnNhưng không thể nối liền Sài gòn, Hà NộiNhưng không thể nối liền thành phố với làng quêCon không đậu tú tài để đi sĩ quan Đà LạtCon không đậu tú tài để thành bác sĩ, kỹ sư.Kính thưa thầy đây bài thuộc lòng của conTổ quốc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiếnMột trăm năm Pháp thuộc, hai mươi năm đoạ đàyLàm sao con thuộc được truyện Kiều, Nguyễn Du.Những bài thơ mùa thu Nguyễn KhuyếnNhững bài công dân sử địaNhững bài học con ngại ngùng không dám đọc toTrên đường phố hay những vùng ngoại ô.Kính thưa thầy đây là quyển vở của conSuốt một năm chưa một tờ có chữCon để dành ép khô những dòng nước mắtCủa cha con, của mẹ con, của chị con và của chính con.Phan Ni Tấn
Thơ & nhạc: Phan Ni Tấn - Elvis Phương hát
2/ “BÀI CA HỌC TRÒ” – Thơ Đoàn Bằng Hữu. Nhạc Nguyễn Quyết Thắng
NHỮNG TỐI HOA XƯANăm mười, mười lăm hai mươiTôi che mắt kiếm em cười rất trongCon trăng sớm biết mặn nồngBay ngang một sợ mây hồng như mơ ơ ơ...Thương em xé vở học tròĐêm khuya cắn bút làm thơ tỏ tìnhTrên giòng lục bát mông mênhGọi mưa về lá hồn nhiên ngủ vùiNăm mười, mười lăm hai mươi...Còn người xanh tóc yêu người tóc xanhNguyễn Quyết Thắng
Thơ Đoàn Bằng Hữu. Nhạc Nguyễn Quyết Thắng. Cung My hát
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét