Mẹ già như chuối chín câyGió lay mẹ rụng, con rày mồ côi(Ca dao)
Nhân ngày rằm tháng 7, lễ Vu Lan bồn, ngày nhớ ơn và tưởng niệm cha mẹ, tôi viết vài hàng về Mẹ.
LỄ HỘI VU LAN BỒN
Trước hết xin có vài lời về Vu Lan bồn:
Vu Lan bồn là tên của một lễ hội Phật giáo được tổ chức rộng rãi ở Đông Á. Lễ hội này được cử hành vào cuối kỳ an cư mùa mưa của cộng đồng Phật giáo, tức là vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch. Những vong linh được tin sẽ quay trở về nhà vào ngày này; và để tỏ lòng thành kính đối với họ, người ta đặt bày phẩm vật dâng cúng lên bàn thờ, đốt hương và thỉnh mời chư Tăng tụng đọc kinh chú, v.v. Tên của lễ hội này được dựa vào kinh Vu Lan bồn (Giáo sư Seishi Karashima – Nguyên Hiệp dịch)
Sự tích:
Xuất phát từ sự tích về Đại đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) – cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Cũng theo kinh Vu Lan bồn, Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư Tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Muốn cứu độ nạn ấy thì đến ngày rằm tháng bảy mời thầy lập hội Vu lan bồn vừa tụng kinh vừa bố thí mới có kết quả”.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan bồn pháp). Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.
Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 (Âm lịch), để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát.
BÀI THƠ DU TỬ NGÂM CỦA MẠNH GIAO
“Tấm lòng nắng xuân” tên tựa bài viết tôi muốn nói là tấm lòng của người mẹ, dựa vào câu Đường thi “Báo đắc tam xuân huy” của Mạnh Giao.
Về sự vinh danh người mẹ trong thơ Đường, chắc ai cũng nhớ đến bài thơ “Du tử ngâm” của Mạnh Giao. Đó là bài thơ ca tụng mẹ với những lời lẽ chân tình, giản dị, dễ hiểu xuất phát từ tấm lòng chân thật làm cảm động lòng người. Tô Thức đã khen bài thơ này: “Thi tùng phế phủ xuất, xuất thiếp sầu phế phủ” (Bài thơ xuất phát từ ruột gan, tâm can mà ra, và đã làm gan ruột phải bồi hồi xao xuyến).
1. Thi Sĩ Mạnh Giao
Mạnh Giao: 孟 郊 (751- 814) tự là Đông Dã, người đất Võ Khang; là viên quan và là nhà thơ Trung Quốc thời Đường Huyền Tông. Lúc nhỏ ở ẩn trong núi Tung Sơn, tánh tình thầm lặng, làm thơ hay thiên về lý trí, lại chắt lọc từng chữ một. Hàn Dũ rất mến tài ông mà kết thành bạn vong niên.
Nhà nghèo nhưng đã được mẹ hy sinh, chăm lo nuôi nấng cho đến khi thành tài, dù muộn màng – mãi đến năm gần 50 tuổi. Khi được làm quan, ông đã nghĩ ngay đến mẹ già ở quê và vội vàng đón mẹ về chung sống với ông.
Tác giả đã sáng tác bài thơ nổi tiếng “Du tử ngâm” khi đón mẹ lên Lật Dương (ở dưới nhan đề tác giả chú rằng: Nghinh mẫu Lật thướng tác 迎母溧上作- Sáng tác lúc đón mẹ đến Lật Dương)
2. Bài thơ Du tử ngâm
遊 子 吟Du tử ngâm慈 母 手 中 线Từ mẫu thủ trung tuyến遊 子 身 上 衣Du tử thân thượng y临 行 密 密 缝Lâm hành mật mật phùng意 恐 遲 遲 歸Ý khủng trì trì quy誰 言 寸 草 心Thuỳ ngôn thốn thảo tâm報 得 三 春 暉Báo đắc tam xuân huy
Dịch Nghĩa
Sợi chỉ trên tay mẹThành chiếc áo mặc trên người đứa con đi xaTrước khi con đi, mẹ khâu thật kĩÝ sợ con đi lâu chưa về áo đã hưAi bảo rằng tấm lòng của tấc cỏCó thể báo đáp được ánh nắng của ba xuân?
Dịch thơ:
– Trần Trọng San
– Trần Trọng San
Mẹ hiền sợi chỉ cầm tayKhâu lên tấm áo trước ngày con điĐường kim khăng khít chinh ySợ con chậm trễ không về lại ngayAi rằng tấc cỏ lòng nàyMà đền đáp nỗi ánh trời ba xuân?
– Nguyên Lạc phóng dịch
Sợi chỉ tay mẹ hiềnKết áo lãng du conKhi đi khâu thật kĩSợ lâu về hư mònAi bảo lòng tấc cỏBáo đáp nắng ba xuân?
3. Vài ý về bài thơ
Người con báo đáp lại những gì mà người mẹ đã cho?
Thốn thảo 寸草: cỏ nhỏ. Xuân huy 春晖: ánh nắng mùa xuân
Bài thơ “Du tử ngâm” là một tuyệt tác diễn tả tấm lòng bao la của Mẹ.
- Trong nguyên tác:
– Mạnh Giao gieo âm vận “Y”: “Y” là âm khít miệng, thả lỏng, âm mềm, một âm chuyển tải nhiều cảm xúc nội tâm. (Phát hiện và nhấn mạnh của nhà thơ Lý Đợi)
– Những điệp tự như “mật mật phùng” (mật = dầy, nhặt, gần, khít / phùng =may) đã đối lại với “trì trì quy” (trì = chậm, trễ, muộn, lâu / quy =về) tạo nên những giai điệu rất hài hoà, âm thanh mật thiết quyện vào nhau đã diễn tả được những gì khăng khít nhất, những khắc khoải lo lắng bồi hồi của người mẹ sợ con đi xa lâu trở về, trên bước đường viễn du không một bàn tay săn sóc, Mẹ chỉ mong sao cho manh áo được dầy, kín, để đủ sưởi ấm thân con trẻ trên bước đường tha phương lưu lạc. (nhận xét của Hải Đà Vương Ngọc Long)
– Hai câu: “Lâm hành mật mật phùng / Ý khủng trì trì quy” (Khi con sắp ra đi mẹ may nhặt mũi kim, trong ý sợ rằng con sẽ lâu về) nói lên một cách sinh động tâm ý sâu xa của bà mẹ với tấm lòng trìu mến thiết tha lo cho con trẻ.
– Hai câu cuối: “Thuỳ ngôn thốn thảo tâm/Báo đắc tam xuân huy” là hai câu tuyệt nhất trong bài thơ như nhiều người đã nói.
Ai rằng tấc cỏ lòng nàyMà đền đáp nỗi ánh trời ba xuân ?(Trần Trọng San)
Hỏi rằng tấc cỏ lòng quêBa xuân nắng ấm đền bù được chăng?(Hải Đà Vương Ngọc Long)
Ta sẽ xét tầm ảnh hưởng của 2 câu này:
4. Tầm ảnh hưởng
- Hai câu cuối trong bài Du Tử Ngâm đã đi sâu vào văn chương Trung Hoa, tạo nên một số thành ngữ khá quen thuộc như:
“Thốn thảo tâm” = tấc lòng nhỏ ví như tấc cỏ, lòng con hiếu thảo với cha mẹ
“Thốn thảo tâm bi” = tấc lòng của con thương cha mẹ
“Thốn thảo xuân huy” = Tấc cỏ và ánh sáng mùa xuân. Ý nói: Tâm ý nhỏ nhoi mong manh của cọng cỏ nhỏ (ví tấm lòng của người con), không thể báo đáp được ân huệ của ánh sáng mùa xuân (ví công ơn sâu nặng của cha mẹ)
- Đặc biệt, Nguyễn Du cũng đã mượn hai câu thơ cuối của bài “Du tử ngâm” để diễn tả nỗi lòng tha thiết của người hiếu nữ Thuý Kiều, muốn báo hiếu, đền ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, dù phải chịu đựng bao nhục nhằn đau khổ:
4. Tầm ảnh hưởng
- Hai câu cuối trong bài Du Tử Ngâm đã đi sâu vào văn chương Trung Hoa, tạo nên một số thành ngữ khá quen thuộc như:
“Thốn thảo tâm” = tấc lòng nhỏ ví như tấc cỏ, lòng con hiếu thảo với cha mẹ
“Thốn thảo tâm bi” = tấc lòng của con thương cha mẹ
“Thốn thảo xuân huy” = Tấc cỏ và ánh sáng mùa xuân. Ý nói: Tâm ý nhỏ nhoi mong manh của cọng cỏ nhỏ (ví tấm lòng của người con), không thể báo đáp được ân huệ của ánh sáng mùa xuân (ví công ơn sâu nặng của cha mẹ)
- Đặc biệt, Nguyễn Du cũng đã mượn hai câu thơ cuối của bài “Du tử ngâm” để diễn tả nỗi lòng tha thiết của người hiếu nữ Thuý Kiều, muốn báo hiếu, đền ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, dù phải chịu đựng bao nhục nhằn đau khổ:
Đau lòng tử biệt sinh ly,Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên!Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân
VÀI BÀI THƠ NHẠC VỀ MẸ Ở VIỆT NAM
1. Tùy bút Bông Hồng Cài Áo
Hoàng hôn phủ trên mộChuông chùa nhẹ rơi rơiTôi thấy tôi mất mẹMất cả một bầu trời.
Mấy đoạn vừa trích dẫn là ở trong tập sách nhỏ Bông Hồng Cài Áo của Nhất Hạnh, một bài văn viết về mẹ có lẽ sâu sắc, cảm động và tạo được ảnh hưởng sâu rộng nhất ở nước ta từ trước tới nay:
Khởi đầu, vào năm 1962, nó chỉ là một đoản văn (hay tùy bút), sau được in riêng thành cuốn sách khổ nhỏ nhắn, bìa màu xanh dương nhạt vẽ một chiếc bông hồng, họa sĩ Hiếu Đệ trình bày đẹp giản dị, do nhà xuất bản Lá Bối in lần đầu tại Sài Gòn dường như vào năm 1968, phần đầu bên trong có ghi hàng chữ: Để dâng mẹ và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ. Medford, Hoa Kỳ, tháng tám, 1962, Nhất Hạnh. Sách được tái bản đến hàng chục lần.
Trong bài viết, thầy Thích Nhất Hạnh đã kể về một tập tục đẹp mà ông gặp ở Nhật Bản:
Đại khái, vào ngày Mẹ (Mother’s Day), nếu ai còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và người đó sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu ai mất mẹ, sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng…“Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.”
Khởi đầu, vào năm 1962, nó chỉ là một đoản văn (hay tùy bút), sau được in riêng thành cuốn sách khổ nhỏ nhắn, bìa màu xanh dương nhạt vẽ một chiếc bông hồng, họa sĩ Hiếu Đệ trình bày đẹp giản dị, do nhà xuất bản Lá Bối in lần đầu tại Sài Gòn dường như vào năm 1968, phần đầu bên trong có ghi hàng chữ: Để dâng mẹ và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ. Medford, Hoa Kỳ, tháng tám, 1962, Nhất Hạnh. Sách được tái bản đến hàng chục lần.
Trong bài viết, thầy Thích Nhất Hạnh đã kể về một tập tục đẹp mà ông gặp ở Nhật Bản:
Đại khái, vào ngày Mẹ (Mother’s Day), nếu ai còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và người đó sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu ai mất mẹ, sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng…“Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.”
2. Bài nhạc Bông Hồng Cài Áo
Bài tùy bút Bông Hồng Cài Áo này cũng là nguồn cảm hứng cho một ca khúc bất hủ cùng tên do nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ (1930/1932? - 2009) sáng tác trong thập niên 60 của thế kỷ trước, đến nay vẫn còn lưu hành rộng rãi, và được mọi người coi là một trong những bài hát tiêu biểu nhất về chủ đề người mẹ, tương đương với bài nhạc rất phổ biến: Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân (1933–1992).
Đây là vài trích đoạn lời nhạc của bài hát Bông Hồng Cài Áo:
[ Một bông Hồng cho em/Một bông Hồng cho anh/Và một bông Hồng cho những ai/Cho những ai đang còn Mẹ
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh/Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em/Thì xin anh, thì xin em/Hãy cùng tôi vui sướng đi.]
3. Tình Mẹ qua bài thơ Du Tử Ngâm
Từ bài Du Tử Ngâm quý hiếm trong kho tàng thơ Đường, Việt Nam chúng ta lại có được bài thơ phóng tác với nội dung mở rộng hơn như sau đây của Vương Ngọc Long, nó đã được nhạc sĩ Mai Đức Vinh phổ nhạc:
Đây chiếc áo chắt chiu từng sợi chỉ,Mũi đan dầy cho ấm ngực đêm đông.Tóc bạc trắng tháng năm chờ mòn mỏi,Con ra đi, con đi, mẹ nhớ mong.Mẹ là đó, là trái tim nhân ái,Đầy hy sinh nhẫn nhục chẳng ngại ngần.Lòng con đây thấm dâng từng tấc cỏ,Biết bao giờ đền đáp nắng ba xuân?(Vương Ngọc Long)
LỜI KẾT
Xin được phép ghi ra đây vài trích đoạn của hai bài thơ tôi viết về mẹ xem như là lời kết bài viết. Mong ngực trái của các bạn cài hoa hồng màu đỏ. Màu đỏ cũng là màu may mắn.
Xin được phép ghi ra đây vài trích đoạn của hai bài thơ tôi viết về mẹ xem như là lời kết bài viết. Mong ngực trái của các bạn cài hoa hồng màu đỏ. Màu đỏ cũng là màu may mắn.
1. Tôi về… Bước khẽ bên góc vắngBóng mẹ còm hom ảm đạm sầuMắt mẹ xa vời phương thăm thẳmMẹ thấy gì không? Lệ xót đau!Mười năm mong đợi mười năm nhớThương nhớ tháng năm bạc mái đầuMắt mẹ đã mù vì lệ đổKhóc con xa biệt tích rừng sâuTôi về bước khẽ ôm tròn mẹMẹ mỏng nhẹ như chiếc lá trầuNgơ ngác đảo quanh tay quýnh quángCon của tôi về … Về thật sao?(Vẫn còn tình mẹ- Nguyên Lạc)2. Quê hương tôi là MẹMẹ cũng là quê hươngMẹ ơi khúc đoạn trường!Mẹ đâu rồi?… Dâu bể!Happy Mother’s Day!Happy ngày của Mẹ!Happy… sao ngấn lệ?Bông hồng trắng ngực tôiSẽ không phải người hiềnNếu quên tình cha mẹChắc chắn là rất tệNếu không nhớ quê hương(Mừng Ngày Của Mẹ- Nguyên Lạc)
Nguyên Lạc
……………………
Tham khảo:
Vương Ngọc Long, Huỳnh Chương Hưng, Đỗ Chiêu Đức, Laiquangnam, Wikipedia…
– Mời nghe nhạc
https://youtu.be/siCuYbaKilg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét