Một nửa hơn của thế kỉ trước, khi lứa chúng tôi được 10 tuổi, biết ra đường nhặt hòn đá về, rồi kì cạch mài bằng tay. Mới đầu mài thành hình vuông, sau đó nó mài các cạnh dần dần, thành hình khối cầu...
Công đoạn này mất đứt vài ngày. Sau đó tiếp tục mài cho viên đá ấy cho tròn cho đến khi thành một viên đạn tròn, tuy nhiên không được hoàn hảo lắm...!
Công đoạn này mất đứt vài ngày. Sau đó tiếp tục mài cho viên đá ấy cho tròn cho đến khi thành một viên đạn tròn, tuy nhiên không được hoàn hảo lắm...!
Hầu như đám bạn bè chơi bắn đạn, đều có kỹ năng làm mài đá kiểu thế này. Chúng tôi phân biệt được các loại đá khác nhau. Đá "sữa" thì mài nhanh nhưng dễ vỡ, đá "xanh" mài rất lâu nhưng bền chơi được muôn năm. Đá có "thớ ngang" là bỏ đi, mài dễ hư ...! Chúng tôi chỉ cho nhau kinh nghiệm của riêng mình cho cả bọn cùng nghe, không hề dấu diếm...!
Vậy khi mười tuổi, chúng tôi đã là nghệ nhân làm đá rồi...!
Vậy khi mười tuổi, chúng tôi đã là nghệ nhân làm đá rồi...!
- Khi mười tuổi, đám trẻ chúng tôi ngày đó còn biết làm con bông vụ bằng gỗ. Chúng tôi lấy dao phay đẽo gốc cây nhỏ, gọt ra dáng, rồi mài láng thành con bông vụ để chơi, tuy có điều nó mau ngã..., biết tìm cây ổi, cây bình bát để làm súng dài, làm súng lục, làm dao găm, làm cây tán và hòn để chơi trò "đánh trỏng", biết làm cây kiếm gỗ để chơi trò đánh giặc...
Những trò chơi đó tạo cho chúng ta một kỹ năng khéo léo và sáng tạo như một thợ mộc thực thụ...!
- Mười tuổi, chúng tôi biết đắp bờ tát mương, biết bắt cá ngoài ruộng, biết phân biệt tên của những con cá nước ngọt, biết đi câu, đi vó tép, biết cắm câu và làm sạch con cá để kho tiêu nồi cá rô, cá lóc,... biết gọi tên, hái rau các thứ ăn được trong vườn, bờ rào, dưới mương, biết leo cây xoài, cây cau, biết hái trái me, trái ổi sẻ, trái bần để nấu nồi canh chua thật ngon với chén nước mắm có trái ớt đỏ ngon lành...!
Vậy là tụi trẻ chúng tôi đã biết làm nội trợ và thực hiện kĩ năng sống thật giỏi...!
Vậy là chúng tôi đã là những kỵ sĩ tài ba rồi...!
- Mười tuổi, chúng tôi biết tự trông em phụ má, biết tắm em và biết nuôi con gà, con vịt, biết cho ăn món gì, vào lúc nào trong ngày...
Vậy là chúng tôi đã trở thành những đứa trẻ ngoan, là nhà nông thực sự giỏi...!
- Mười tuổi..., chúng tôi đã biết chọn chảng ba của cây ổi, biết làm cây ná để bắn chim, bắn trái cây trong xóm..., biết khoét lỗ bắn đạn thật tròn, biết chọi đáo chính xác trong những cuộc thi tài trong xóm cùng lũ bạn...., chúng tôi đã là những nhà thiện xạ tài ba...!
- Mười tuổi.., chúng tôi biết tắm ao, tắm sông, biết tự dạy nhau tập bơi, biết chạy xe đạp, biết nghe tiếng dế gáy chỗ nào để rình và bắt được những con dế than, dế lửa thật chiến...
Vậy là chúng tôi đã trở thành nhà săn bắt cừ khôi...
- Mười tuổi, chúng tôi cùng đám bạn biết lấy đất sét nhào nặn cho dẻo để làm ra những con trâu sừng dài, con bò sừng ngắn, con chó, con rùa, biết làm ra cái bếp củi, cây súng ngắn, biết làm trái nổi thả trên mặt nước ao hàng giờ mà vẫn không bị chìm, biết dùng những bông hoa dại ven đường, những hạt đậu xanh m, đậu đen để làm đôi mắt cho con vật có hồn,...
Vậy là chúng tôi cũng trở thành nhà điêu khắc tài ba rồi...!
Vậy là chúng tôi cũng trở thành nhà điêu khắc tài ba rồi...!
- Mười tuổi, chúng tôi biết tự mình làm những con diều để rồi chiều chiều cùng mười mấy bạn nhỏ ra đồng lộng gió cùng thả, cất cánh cho chúng bay cao, bay xa trên trời xanh..., biết thả giấy hay những cọng rơm khô quanh cọng chỉ làm sáo diều, gởi gấm ước mơ trong tương lai...!
Vậy là chúng tôi cũng là những phi công giỏi, những nhà thơ có tâm hồn bay bổng...!
- Mười tuổi, những đứa ở phố chợ như tôi đã biết phân màu áo của nhiều sắc lính xưa từ Pilot, Hải quân, Biệt động quân, Nhảy dù, Địa phương quân... đến các bộ quần áo đen như Xây dựng nông thôn, Nhân dân tự vệ. Biết nhìn "lon trên vai" từ Hạ sĩ, Trung sĩ (cánh gà chiên bơ), Thượng sĩ (người ta gọi Thượng sĩ già) rồi Chuẩn Uý đến Đại tá...
- Mười tuổi, chúng tôi biết lấy lá dừa trong xóm, rồi tụ tập cùng nhau xé lá, lấy cọng dừa để làm ra cái chong chóng, cái đồng hồ đeo tay, làm con cào cào quay trong không gian để hát ra âm thanh "rào rào... rào rào" nghe thật vui tai, chúng tôi còn biết làm ra những cây kèn dưa dài và con nhất như sừng con trâu để phùng má thổi toát ra tiếng trầm trầm bỗng bỗng như thúc quân ra trận giống như trong những tuồng cải lương đã xem...
Vậy chúng tôi đã trở thành những nghệ sĩ tạo hình thật rồi...!
- Mười tuổi, nếu đứa nào may mắn đi học bằng xe đạp tới trường... thì chắc cũng phải có hai cục chai đen sì hai bên mông, sẽ biết sửa xe lúc sút dây sên, biết đập cục đá xanh đập vào líp xe khi lỏng, cho "con chó" vô ngàm để chạy tiếp, biết làm linh tinh những thứ " bệnh" thường gặp... và chúng tôi đã là thợ sửa xe đạp trứ danh nhất rồi....!
Sự khốn khó thời đó khiến những bậc cha mẹ chúng tớ không thể chăm lo cho con kỹ lưỡng. Nhưng vô hình chung, điều đó lại tạo cho con cái sự phát triển hoàn hảo cả về thể xác lẫn tinh thần....
Chúng tôi học được tình yêu lao động từ rất sớm. Qua đó, bọn trẻ biết quý và tôn trọng những thành quả mà chúng tôi vất vả có được....!
Nhưng..., thế hệ cha mẹ ngày nay không ý thức được điều đó..., chỉ muốn lúc nào cũng muốn con cái mình sống trong khuôn khổ và chịu sự phán quyết của cha mẹ...!
Các bậc cha mẹ khi bận công việc riêng tư, khi tiếp khách, lúc chờ đợi thứ tự lúc xếp hàng..., dẫn con theo, để được trật tự liền đưa một cái điện thoại thông minh cho trẻ là không bị phiền toái mà trẻ cũng rất ngoan...?
Ngày lại ngày..., trẻ quen dần với những thú vui nên thành nghiện và đôi mắt sớm cận thị..., việc học chắc chắn giảm sút, mất khả năng trong tư duy, sống trong thế giới ảo, không có kĩ năng sống, để kĩ năng tự phục vụ cho chính bản thân trẻ và cho cả gia đình...
Chúng ta không muốn con cái của chúng ta vất vả như thời của bố mẹ nên chúng ta bao bọc chăm lo cho con cái một cách quá kỹ lưỡng....
Từ đó, vô tình chúng ta tạo nên một thế hệ kế cận: lười biếng, thụ động, ích kỷ và trì trệ...
Khi được bao bọc quá kỹ lưỡng, con người ta mất khả năng sinh tồn và tự chủ. Vô số tính xấu từ đây mà ra: Sự hèn nhát, thói coi thường lao động chân tay, sự ích kỷ, thậm chí tàn nhẫn với nhau trong cuộc sống hàng ngày, tạo sự thờ ơ, ngây ngô với thế giới bên ngoài....!
Đinh Trực
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét