TÌNHBận chi lời gió gieo neoThương nhau chín núi mười đèo cũng quaSầu chi vời vợi trăng xaCòn trong nhung nhớ riêng ta với mình...TỊNH BÌNH(Tây Ninh)
Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021
TÌNH – Thơ Tịnh Bình
CHUYỆN BÀ GIÀ QUẢNG NAM MANG DÉP LÀO... - Lê Thí
Khoảng năm 1981-1982, đời sống giáo viên cực kỳ khó khăn. Tôi quyết định đi xe đạp thồ để có tiền mua sữa cho con. Chiếc xe đạp để đi dạy hàng ngày được bổ sung thêm cái giỏ phía trước và cái yên nệm mút phía sau poóc-ba-ga cho khách ngồi… êm đít!
CHÙM THƠ “ĐOẢN KHÚC...” CỦA LÊ VĂN TRUNG
ĐOẢN KHÚCXin trải hết lòng thơm lên cỏ biếcCho em về ngà ngọc gót chân vuiXin chảy với dòng suối nguồn tinh tuyếtEm về đây xỏa tóc gội mây trời.Tình ươm màu nắng lụaThuở trăng vừa mười lămTình thơm lừng mật sữaTừ độ trăng nguyên rằm.Em từ buổi trăng chưa rằm bóng nguyệtTóc trầm hương chải mộng suối trăng hồngTa từ buổi hồn thanh niên tuyệt bíchBỗng sững sờ một đóa dạ quỳnh hương.Tôi đang mơ giấc luân hồiMai kia gối mộng tay người trăm năm.
Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021
KHÓC... – Thơ Trần Mai Ngân
Em ngã vào hoàng hôn
Liêu xiêu, liêu xiêu gọi anh
Chỉ có nắng quái chiều nay rọi vào đôi mắt - giọt nước đầy rơi...rơi....
Em tự mình lau khô
Đưa bàn tay vuốt ve lan can chiếc cầu đã tróc hết nước sơn...
Chỗ đứng cũ...
Liêu xiêu, liêu xiêu...
Em ngã vào lòng hoàng hôn - khóc!
Trần Mai Ngân
CÔ MÙI CÒN KHÔNG - Nguyễn Đức Tùng
Giữa hai nhân vật chính, Siêu và Mùi, trong tiểu thuyết “Xóm Cầu Mới” của Nhất Linh, có những câu chuyện lai rai tán gẫu nhỏ nhặt thế này:
Mùi hỏi:
- Quả trứng gì?
- Cô không biết à? Bây giờ cô muốn để một quả trứng đứng dựng trên đĩa, cô làm thế nào?
- Em chẳng bao giờ để nó đứng cả. Để nó nằm tiện hơn.
Siêu cười nói:
- Cô ngớ ngẩn lắm, đấy là nói thí dụ thế.
Mùi hỏi:
- Quả trứng gì?
- Cô không biết à? Bây giờ cô muốn để một quả trứng đứng dựng trên đĩa, cô làm thế nào?
- Em chẳng bao giờ để nó đứng cả. Để nó nằm tiện hơn.
Siêu cười nói:
- Cô ngớ ngẩn lắm, đấy là nói thí dụ thế.
TÌNH CÀNG SÂU ĐẬM CÀNG NHIỀU ĐAU THƯƠNG – Phạm Đức Nhì
Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
LÒNG THẬT BÌNH YÊNMÀ SAO BUỒN THẾEm kê dọn, xếp lại những nhớ nhungThuở tóc xanh mình đã cùng ước nguyệnNgăn bên này, ngổn ngang bao lưu luyếnKệ bên kia, ẩn hiện nỗi vui buồnĐang giữa đông, trời cứ đổ mưa tuônChẳng trôi hết giùm muôn vàn mỏi mệtGiá ngày xưa người đi mang theo hếtThì hôm nay em chẳng có cớ sầuNắng bây giờ hạnh phúc ở nơi naoHay dâu bể cũng nghẹn ngào lên mắtNgôi sao cuối trời xa chầm chậm tắtChữ nhoà rồi, lạc mất cả âm vần....Vân Anh
P/S: Chiều chủ nhật đầu tiên 2021
MÙA HÈ TUỔI THƠ – Nhật Quang
MÙA HÈ TUỔI THƠHè về hí hửng tuổi thơNăm… mười, trốn chạy bên bờ ao quêLưng chiều túm tít triền đêLăng xăng bịt mắt bắt dê trốn tìmHè về bắt bướm, đuổi chimThập thò bờ sậy rình bìm bịp kêuLưng trần, tóc úa nắng chiềuĐua nhau chạy níu cánh diều bay caoHè về rón rén bờ ràoChuồn chuồn vụt cánh bay vào dậu thưaTrèo cây bẻ ổi, hái dưaHồn nhiên một thuở tắm mưa cởi truồngHè về nghe khúc ve buồnTuổi thơ trong trắng, tâm hồn tươi vuiKhép trang sách vở, trao dồi…Đón năm học mới ươm ngời tương laiTuổi thơ thế hệ ngày mai…Nhật Quang
Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021
TRƯA – Thơ Tịnh Bình
TRƯAHình như bặt tiếng ve ranBướm vàng trốn nắng bên hàng giậu thưaTiếng gà tan loãng vào trưaSen ru giấc hạ lưa thưa gió nồng...TỊNH BÌNH(Tây Ninh)
TRƯỜNG LÀNG TÔI – Thơ Văn Thiên Tùng
(Riêng tặng Thầy Hiệu trưởng Bùi Hữu Cơ đồng quý cô Hoàng Thị Bê, Tạ Thị Hai - Nguyễn Thị Mơ và các bạn đồng môn của trường Long Hưng - xã Hải Thượng cùng NK 1960 -1966 và 4 chị em XL, XM, Đ, L)… Hằng năm trường có đến 70% học sinh 2 lớp Nhất A&B (gần 120 -130 hs) đều đậu vào trường Trung Học Nguyễn Hoàng Quảng Trị, còn lại là TH. Bồ Đề đến TH. Thánh Tâm).
TRƯỜNG LÀNG TÔITrên đồi cát nơi đây còn lưu dấuDáng trường xưa - thầy cô tự thuở nàoKhuôn viên trường tường bọc "hóp- dứa" baoBấy cây phượng - lắm hàng dương rợp mátBảy phòng lớp cùng lối đi rộng ngátTứ hướng quanh sân cờ đẹp nhường bao…Tuổi thần tiên ươm dệt tự thuở nàoNgần kỷ niệm hằn in trường - lớp họcNhững chữ cái - học vần hay tập đọcCòn thuộc làu từng con chữ hôm naoHình dáng cô, uy phong thầy thuở nàoĐã khơi sáng tâm hồn ta ngày đó…Những mùa hè thắm rực hoa phượng đỏLàm sao quên những hè luyện học thêmTiếng gió Lào - ve hòa khúc nhạc êmTừng tốp - tốp bày trò chơi nào chánTừng cọng "chứa" * thành lắm trò không ngánXếp chóng quay, đồng hồ buộc vào tay,...Từng lối vào căng khắc nhịp đều tayBên hàng "hóp" * hơn thua trò câu cútBắt "rầy môốc - rầy mè" ** nhọc hơn chútĐứa trèo cây - thằng đào cát bắt nàoNhững trò chơi ù mọi... rộn ràng saoCòn tung thẻ - nhảy dây,... thuần thục thiệt,…Lắm trò chơi không thể nào kể xiếtTháng năm học trò... Ôi! tuổi thần tiênTừ lớp "Năm - đến Nhất" *** một mạch liềnNơi đây đúng khởi bồi lực - tâm - trí.Chặng tiếp đến theo đà ta vững chí…Ôi! Ngôi trường thuở ấy của chúng taTrường Long Hưng Tiểu học ấy ấy mà...Cảm ơn Thầy, ơn cô đồng trang lứaĐã ươm mầm tri thức chặng đầu tiên!!!Nào về thôi ...Ta cùng ôn ... .và lật trang ký hôm nào!!!...Mai Vân Văn Thiên Tùng23/5/2021.
(1) Trường tiểu học Long Hưng chính thức tên gọi vào sau những năm 1946-1975. Trường được thành lập vào những năm 1930 với tên trường Yếu Lược - đến Bình dân học vụ và sau cùng tọa lạc trên đồi cát La Lã Hạ của Làng Long Hưng - xã Hải Thượng, quận Hải Lăng (sau đó quận Mai Lĩnh) bên cạnh cái bốt của Pháp gọi là Bậc - Đôốc, trường gồm có 5 phòng học chính rộng 8x10m, 1 phòng học phụ rộng 8x8m và 1 văn phòng Thầy cô cùng 1 phòng nhỏ giáo vụ & tài liệu thành hình chữ L hướng ra cổng theo Tây Bắc.
Từ khi trường Trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị được thành lập vào những năm 1952, hầu hết học sinh trường Tiểu Học Long Hưng đều lên học trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị cho đến năm 1975. Trường quy tụ học sinh các xã lân cận thuộc phía Tây Nam - Đông tỉnh lỵ Quảng Trị đến học và một phần con em các khu gia binh của căn cứ quân đội Miền Nam (TĐ1BB) xã Hải Trí cũng có khá đông hs về học tại trường....
Sau năm 1975, trường thay đổi tên trương cấp 1&2 Hải Thượng, trường Cấp 1 Hải Phú đến trương Trung Tiểu Học Hải Phú ( 2019).
* Chứa: Cây dứa có bẹ gai nhọn hai bên ngày xưa thường trồng làm hàng rào che chắn sự xâm nhập của động vật và người lạ vào... Trẻ thơ thường cắt tước bẹ ra làm chong chóng 4 cánh, đồng hồ đeo tay, các con châu chấu, chơi cáo gai ngược xuôi…
Hóp: Hóp là cây tre nhỏ nhưng có lóng dài, thường trồng làm hàng rào; có 2 loại: hóp rặt nhỏ bằng que đũa, các bạn nữ dùng làm thẻ để chơi tung banh, hóp "mỡ" lớn hơn ngón tay cái, thưa đốt, nên trẻ nhỏ dùng làm ông phóc, làm lạt cột bánh đòn, lạt bó lúa, dây buộc các đồ dùng, củi ...
*** Lớp Năm đến lớp Nhất: Bậc Tiểu học trước những năm 1970 thì lớp Năm tức là lớp 1, lớp tư là lớp 2, lớp ba là lớp 3, lớp Nhì là lớp 4, lớp Nhất là lớp 5 bây giờ...
Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021
BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA THIỀN SƯ TUỆ SỸ – Nguyên Lạc
Nhân ngày sinh của Đức Phật Thích Ca – Phật đản sinh ngày trăng tròn tháng Vesakha/ Vaisakha theo lịch Ấn Độ (ngày 15/4 theo âm lịch), tôi có vài hàng về thầy Tuệ Sỹ - Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ.
. Sơ lược về đại lễ Phật đản Vesak:
Lễ Phật đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn của đạo Phật: gồm có lễ Vu Lan, lễ Thành đạo và lễ Phật đản.
Theo quan niệm Phật giáo, lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni vào 15/4 âm lịch năm 624 trước Công Nguyên. Phật giáo Nam Tông và Tây Tạng còn gọi đó là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập Niết bàn của Đức Phật). Mỗi nước tổ chức kỷ niệm ngày Tam Hiệp (Vesak) vào thời gian khác nhau tùy theo quan niệm.
Một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… thì thường tổ chức lễ Phật đản vào 8/4 âm lịch hàng năm. Các nước theo Phật giáo Nam Tông tổ chức vào 15/4 âm lịch hoặc 15/5 dương lịch. Tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước theo Phật giáo nguyên thủy, lễ Phật đản diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng Vaisakha theo lịch Phật giáo và lịch Hindu (tháng 4 hoặc tháng 5).
Đại lễ Phật đản Vesak năm nay, Phật lịch 2565, rơi vào ngày Thứ Tư Wednesday, May 26, 2021, tức vào rằm tháng 4 âm lịch.
I. VÀI HÀNG VỀ THẦY TUỆ SỸ
Thầy Tuệ Sỹ là một trong những người bất khuất mà tôi kính trọng nhất trong đời. Xin được ghi ra vài lời về Thầy:
1. Thầy Thích Tuệ Sỹ đã từng bị nhà nước CSVN kết án tử hình về tội “Âm mưu lật độ chính quyền”: Vào ngày 1- 4-1984, Thượng Tọa Tuệ Sỹ bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ cùng giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát, 19 Tăng ni và sĩ quan cũ của VNCH; các ông bị kết án “âm mưu võ trang lật đổ chính quyền”. Trong phiên tòa kéo dài nhiều ngày, cuối tháng 9 – 1988 Thầy bị kết án tử hình cùng giáo sư Lê Mạnh Thát.
Những lời tuyên bố của người tù lương tâm Tuệ Sỹ tại Tòa Án, cũng như khí phách kiên cường lúc trong tù là tấm gương sáng chói, niềm tự hào của Phật giáo và của dân tộc: “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo, là lập trường của toàn khối dân tộc”.
Tháng 11 năm 1988, sau một cuộc vận động giảm án, bản án được giảm xuống còn tù chung thân. Ngày 1 tháng 9 năm 1998, ông được thả tự do từ trại Ba Sao – Nam Hà ở miền Bắc Việt Nam. Trước khi thả, nhà cầm quyền CS yêu cầu ông ký vào lá đơn xin khoan hồng để gửi lên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Ông trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi!”. Công an nói không viết đơn thì không thả, Thầy không viết và tuyệt thực. Chính quyền Cộng sản đã phải phóng thích ông sau 10 ngày tuyệt thực .[1]
2. Lời phát biểu gần đây của Thầy Tuệ Sỹ:
“Đúng là ở trong đất nước nào thì phải tôn trọng luật pháp đó, nhưng nếu tự mình đặt ra luật pháp để dùng luật pháp đó xâm phạm tới giá trị, xâm phạm lý tuởng của người khác thì tôi không chấp nhận luật pháp đó, tôi sẵn sàng chịu chết. Tôi đã từng đứng trước bản án tử hình rồi, tôi không sợ, tôi chấp nhận nó. Đây không phải tôi thách thức, mà là vấn đề lý tưởng của mình…
NAM MÔ ĐẠI CƯỜNG TINH TẤN DŨNG MÃNH PHẬT”
. Sơ lược về đại lễ Phật đản Vesak:
Lễ Phật đản là 1 trong 3 ngày lễ lớn của đạo Phật: gồm có lễ Vu Lan, lễ Thành đạo và lễ Phật đản.
Theo quan niệm Phật giáo, lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni vào 15/4 âm lịch năm 624 trước Công Nguyên. Phật giáo Nam Tông và Tây Tạng còn gọi đó là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập Niết bàn của Đức Phật). Mỗi nước tổ chức kỷ niệm ngày Tam Hiệp (Vesak) vào thời gian khác nhau tùy theo quan niệm.
Một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… thì thường tổ chức lễ Phật đản vào 8/4 âm lịch hàng năm. Các nước theo Phật giáo Nam Tông tổ chức vào 15/4 âm lịch hoặc 15/5 dương lịch. Tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước theo Phật giáo nguyên thủy, lễ Phật đản diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng Vaisakha theo lịch Phật giáo và lịch Hindu (tháng 4 hoặc tháng 5).
Đại lễ Phật đản Vesak năm nay, Phật lịch 2565, rơi vào ngày Thứ Tư Wednesday, May 26, 2021, tức vào rằm tháng 4 âm lịch.
I. VÀI HÀNG VỀ THẦY TUỆ SỸ
Thầy Tuệ Sỹ là một trong những người bất khuất mà tôi kính trọng nhất trong đời. Xin được ghi ra vài lời về Thầy:
1. Thầy Thích Tuệ Sỹ đã từng bị nhà nước CSVN kết án tử hình về tội “Âm mưu lật độ chính quyền”: Vào ngày 1- 4-1984, Thượng Tọa Tuệ Sỹ bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ cùng giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát, 19 Tăng ni và sĩ quan cũ của VNCH; các ông bị kết án “âm mưu võ trang lật đổ chính quyền”. Trong phiên tòa kéo dài nhiều ngày, cuối tháng 9 – 1988 Thầy bị kết án tử hình cùng giáo sư Lê Mạnh Thát.
Những lời tuyên bố của người tù lương tâm Tuệ Sỹ tại Tòa Án, cũng như khí phách kiên cường lúc trong tù là tấm gương sáng chói, niềm tự hào của Phật giáo và của dân tộc: “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo, là lập trường của toàn khối dân tộc”.
Tháng 11 năm 1988, sau một cuộc vận động giảm án, bản án được giảm xuống còn tù chung thân. Ngày 1 tháng 9 năm 1998, ông được thả tự do từ trại Ba Sao – Nam Hà ở miền Bắc Việt Nam. Trước khi thả, nhà cầm quyền CS yêu cầu ông ký vào lá đơn xin khoan hồng để gửi lên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Ông trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi!”. Công an nói không viết đơn thì không thả, Thầy không viết và tuyệt thực. Chính quyền Cộng sản đã phải phóng thích ông sau 10 ngày tuyệt thực .[1]
2. Lời phát biểu gần đây của Thầy Tuệ Sỹ:
“Đúng là ở trong đất nước nào thì phải tôn trọng luật pháp đó, nhưng nếu tự mình đặt ra luật pháp để dùng luật pháp đó xâm phạm tới giá trị, xâm phạm lý tuởng của người khác thì tôi không chấp nhận luật pháp đó, tôi sẵn sàng chịu chết. Tôi đã từng đứng trước bản án tử hình rồi, tôi không sợ, tôi chấp nhận nó. Đây không phải tôi thách thức, mà là vấn đề lý tưởng của mình…
NAM MÔ ĐẠI CƯỜNG TINH TẤN DŨNG MÃNH PHẬT”
Tuệ Sỹ
(Trích bài “Định hướng tương lai với thế hệ Tăng sỹ trẻ” của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ, nói với Tăng Sinh Thừa Thiên Huế) [2]
II. PHẠM CÔNG THIỆN VIẾT VỀ THƠ TUỆ SỸ
Trước khi vào trích đoạn bài viết của thi, triết gia Phạm Công Thiện, tôi xin dẫn ra đây lời của Phan Đạo – người bạn danh tiếng trên FB- mà cá nhân tôi cho là chính xác: “Tôi dám nói, ngay cả đại sư Thái Hư, nhà sư cải cách Phật giáo triều nhà Thanh, với bộ sách Thái Hư Bồ Tát tạng, 60 cuốn cũng không so được với thầy Tuệ Sỹ. Nếu thắc mắc phát ngôn của tôi, thì cứ tìm đọc”
Giờ mời các bạn đọc trích đoạn bài viết của Phạm Công Thiện:
[ … Tuệ Sỹ bị CS nhốt tù từ năm 1979 cho đến năm 1981, và sau cùng từ năm 1984 cho đến năm nay, mười năm liên tục, Tuệ Sỹ vẫn bị CS nhốt tù và bị xử tử hình, rồi giảm xuống chung thân hay hai chục năm cấm cố. Lần cuối cùng tôi gặp Tuệ Sỹ thì Tuệ Sỹ mới 26 tuổi. Chiều nay, tôi giựt mình chợt nhớ rằng năm nay Tuệ Sỹ đã 50 tuổi rồi. Thế thì không còn là chú tiểu Tuệ Sỹ mà là một đại thượng tọa Thích Tuệ Sỹ! Dù trong cảnh tù ngục đói khổ trăm điều, thiền sư thiên tài Tuệ Sỹ vẫn bất khuất và hùng khí vẫn ngùn ngụt cao ngất như đỉnh Trường Sơn mà nhà thơ Tuệ Sỹ vẫn trọn đời ngưỡng vọng yêu thương trên những con đường oanh liệt khai mở cho Sử Tính quê hương được vượt thoát ra ngoài chế độ CS, cái chế độ hoang phế tàn tạ mà Tuệ Sỹ gọi là “tha ma mộ địa”. Chúng ta hãy lắng nghe bài thơ “Ngục Tối” của Tuệ Sỹ:
Lửa đã tắt từ buổi đầu sáng thếMột kiếp người ray rứt bụi tro bayTôi ngồi mãi giữa tha ma mộ địaLạnh trăng tà lụa trắng trải rừng câyKhuya rờn rợn gió vèo run bóng quỉQuì run run hôn mãi lóng xương gầyKhóc năn nỉ sao hình hài chưa rãĐể hồn ta theo đốm lửa ma trơi.
Bốn câu thơ cuối đã nói hết tất ca thế giới điêu tàn của CS hiện nay:
Khuya rờn rợn gió vèo run bóng quỉQuì run run hôn mãi lóng xương gầyKhóc năn nỉ sao hình hài chưa rãĐể hồn tan theo đốm lửa ma trơi
Hai câu thơ cuối cùng của bài “Ngục Tối” nói lên ý chí hực lưa đốt cháy tất cả gỗ mục của tâm thức hạ liệt:
Khi tâm tư vẫn chưa là gỗ mụcLòng đất đen còn giọt máu xanh ngời
Bài “Trầm Mặc” đưa chúng ta đi vào sự trầm mặc ung dung, không hẳn bi quan và không hẳn lạc quan, coi cuộc đời “như quáng nắng, như giấc mộng, như thành phố giữa sa mạc: tất cả sự hiện khởi, tồn tục và biến mất đều như vậy” (như câu kệ của Long Thọ mà Tuệ Sỹ đã trích dịch trong quyển Triết Học Về Tánh Không của mình:
Anh ôm chồng sách cũTrầm mặc những đêm dàiXót xa đời khách lữMệnh yểu thế mà hay(Trầm Mặc)
Tuệ Sỹ là một trong số ít đạo sĩ thi nhân với pháp khí phi thường là Trí Huệ Bát Nhã cùng với lòng Đại Bi Thơ Mộng, Tuệ Sỹ là một trong số ít thể hiện được ý nghĩa trọn vẹn của Ý thức chính trị toàn diện, ý thức hành động Bi Trí Dũng dẫn đường soi sáng Thế Mệnh của Sử tính quê hương.
California, ngày 20 tháng 6, 1994.
Phạm Công Thiện …] [3]
Thiền sư Tuệ Sỹ
III. BÀI THƠ TỨ TUYỆT CỦA THẦY TUỆ SỸ
Sau đây là bài thơ tứ tuyệt chữ Hán “ấn tượng” của Thầy Tuệ Sỹ làm khi còn trong tù: “Cúng Dường”.
1. Nguyên văn - phiên âm bài thơ
CÚNG DƯỜNGPhụng thử ngục tù phạnCúng dường Tối Thắng TônThế gian trường huyết hậnBỉnh bát lệ vô ngônTuệ Sỹ
Bản dịch:
Đây bát cơm tù con kính dângCúng dường Đức Phật đấng Tôn ThânThế gian chìm đắm trong máu lửaLệ nhỏ không lời, lòng xót thương.
(Tuệ Sỹ Đạo Sư trang 91 - Thích Nguyên Siêu dịch)
Dâng chén cơm tù lênCúng dường Tối Thắng TônThế gian tràn oán hậnÔm chén lòng khóc thầm
CÚNG DƯỜNGCơm tù hẩm kính Thế TônLòng thành đảnh lễ cúng dường Tôn sưThế gian không dứt hận thùÔm bình bát lệ xuân thu không lời
Mong thầy Tuệ Sỹ sức khỏe và an lạc nhân ngày Phật Đản.
Nguyên Lạc
…………………..
Nguồn:
[1] Vài Nét Về Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ – Viên Linh
http://www.gdpt.net/tailieu/tuesy/tuesy.htm
[2] Duyên Giác Ngộ
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=848810485322783&id=461201424083693
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=848810485322783&id=461201424083693
[3]: Trang FB thơ Tuệ Sỹ
https://www.facebook.com/Thotuesi
https://www.facebook.com/Thotuesi
BÂNG KHUÂNG LỐI VỀ - Thơ Tịnh Bình
BÂNG KHUÂNG LỐI VỀHò ơ... Cây lúa trổ bôngCâu ca ngọt lịm đẹp lòng quê ơiMênh mang sông nước đầy vơiBờ dâu bãi mía đã vời vợi xanhBếp chiều sợi khói quẩn quanhCánh diều tuổi dại chòng chành giấc mơTìm đâu thuyền giấy ngày thơGọi cơn mưa cũ vô bờ yêu thươngMẹ còn gánh gió đội sươngDãi dầu năm tháng dọc đường nắng chanThị thành bao nỗi ngổn ngangQuê hương máu thịt đa mang vào lòngHò ơ... Cây lúa trổ đòngVườn sau bụi ớt còn không chim chuyềnLối về giọt nắng rơi xiênBâng khuâng chân bước giữa triền cỏ may...TỊNH BÌNH(Tây Ninh)
NHỮNG NGƯỜI CẦM TRỊCH NỀN VĂN HỌC CẢ NƯỚC SAU 1975 TỪNG NHÌN NHẬN VĂN HỌC MIỀN NAM RA SAO? – Vương Trí Nhàn
Nguyên là bài "Hòa giải văn hóa" của Gs Nguyễn Văn Tuấn đưa trên trang mạng Tin tức hàng ngày, 25-5-2021. Khi đưa lại tôi có bỏ bớt câu đầu, một câu không có gì là quan trọng.
Nhìn tấm hình Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng (chắc ở tuổi 80), tác giả của 'Vòng tay học trò' nổi tiếng một thời, kí tặng sách cho các độc giả trẻ tuổi tôi thấy vui trong lòng. Vui là vì sau gần 50 năm thì những tác phẩm văn học kinh điển trước 1975 cũng đến tay các bạn đọc thuộc thế hệ trẻ. Nhưng sự kiện đó cũng làm tôi nhớ lại thời đen tối - vô cùng đen tối - sau 1975.
Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021
KHÁT – Thơ Trần Mai Ngân
KHÁT...Đêm không lặng lẽĐêm cồn cào khát...Khát một vầng trăng vàng ánh mùa xưaKhát cơn gió thoảng đẩy đưa cành láKhát hơi thở dập dồn trên đôi mắt khép bình yên...Và khát... đêm triền miên - triền miên!Trần Mai Ngân
HẾT RỒI! – Nguyên Lạc
Tranh Gustave Klimt
* Lời vào bài của tác giả:
Chủ đề của bài viết này là bàn về vấn đề “thân xác”, liên hệ đến “bản năng” của con người; không phải là truyện X, xin các bạn hiểu cho. Bản năng có thể được kiểm soát, thăng hoa hay buông thả là tùy theo mỗi cá nhân.
QUYẾT TÂM CHỐNG DỊCH COVID 19 - Đức Hạnh và thi hữu
QUYẾT TÂM CHỐNG DỊCH COVID-19Chiến sĩ canh phòng tiêu hủy dịchNgành y chữa bệnh khỏi lây trùngCHIẾN binh kiểm dịch mãi truy lùngSĨ tiến biên thùy bảo vệ chungCANH ngõ vùng biên trừ nhập cảnh [1]PHÒNG phương dịch tễ nhớ khoanh vùngTIÊU trừ những ổ đang bùng phátHỦY diệt Cô... [2] nguồn hết trỗi tungDỊCH đã lan tràn ta cảnh giác… [3]NGÀNH Y CHỮA BỆNH KHỎI LÂY TRÙNG.Đức Hạnh20 05 2021[1] Nguy cơ xuất nhập cảnh trái phép, các chủng vi-rút mới, lây lan ra cộng đồng rất nguy hiểm…[2] Covid-19[3] Thực hiện Thông điệp 5K & tiêm phòng vaccine Covid-19HỌA:DỊCH BÙNG PHÁT!CHIẾN chưa kết cục phải săn lùngSĨ gác biên phòng đảm nhiệm chungCANH giữ phân luồng theo đối tượngPHÒNG ngăn giãn cách ở trong vùngTIÊU dòng Cô-Vít đường truyền nhiễmHỦY những chủng loài khuẩn hết tungDỊCH diễn biến toàn dân cẩn trọng…NGÀNH Y CHỮA BỆNH KHỎI LÂY TRÙNG.Hồng Xuyến20 05 2021
Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021
MƯA GẦN SÁNG – Thơ Tịnh Bình
MƯA GẦN SÁNGTrăng sao đi mất hút rồi...Cơn mưa gần sángđơn côigiữa trờiPhố phường im lặng chơi vơiĐèn vànghứng giọt mưa rơiướt nhòaCụ già vé số co roMái hiên nép vộitràng hothay lờiBao giờ ngừng giọt mưa ơiNgười trong chăn ấmthương ngườimưu sinhVội vàng mở một bình minhMưa gần sángcó thình lìnhngừng rơi...?!TỊNH BÌNH(Tây Ninh)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)