BẦU TRỜI ƯỚC VỌNG!Ngày mới mọcdưới bầu trời xanh thẫmHoà giọng ca,chim nhí nhảnh chuyền cànhVệt nắng mớitràn trề trên khung cửaMùi cỏ thơmQuyến rũ cánh đồng hoang !Mặt trời chiếuvô vàn ngàn tia sángVuốt ve - yêunhững chiếc lá ngoan hiềnEm run rẩytrong hương thơm buổi sớmHoa nở trên cànhhôn không khí màu xanhThịt da emxa hoa như gấm lụaMềm mại dịu dànglà lượt satinSay đắm trước thiên nhiên huyền diệuEm ngước nhìnngàn tia sáng mong manh !Ánh nắng trong veolấp đầyMiền không gian vô tậnVang dội trong timnhịp điệu hoà bình...Thiên nhiên:Ôi quyến rũVà duyên dángAn ủi tatrước vô vọngcuộc đờiVà em hỡi,hãy bay lêntrong bầu trờixanh thẳmTrên đôi cánh vàngcủa giấc mộngThiêng liêng!Bích Trần(Codohue - mộng mơ trong ngày sinh nhật)
CẢM NHẬN BÀI THƠ “BẦU TRỜI ƯỚC VỌNG” CỦA BÍCH TRẦN Châu Thạch
Thật tình bài thơ trên đây chỉ là một đoạn văn xuôi bị cắt ra từng khúc nhỏ để thành thơ, nhưng ngược lại, bài văn xuôi ấy là một bài thơ không vần rất hay. Người viết bài nầy xin mạo muội trộm phép tác giả, ghép những câu thơ lại thành một bài thơ không vần như sau:
BẦU TRỜI ƯỚC VỌNG
“Ngày mới mọc, dưới bầu trời xanh thẳm, hòa giọng ca, chim nhí nhảnh chuyền cành. Vệt nắng mới tràn trề trên khung cửa, mùi cỏ thơm quyến rủ cánh đồng hoang.
Mặt trời chiếu, vô vàn ngàn tia sáng, vuốt ve yêu những chiếc lá ngoan hiền.
Em run rẩy trong hương thơm buổi sáng, hoa nở trên cành hôn không khí màu xanh. Thịt da em xa hoa như gấm lụa, mềm mại dịu dàng là lượt Satin.
Say đắm trước thiên nhiên huyền diệu em ngước nhìn ngàn tia sáng mong manh! Ánh sáng trong veo lấp đầy miền không gian vô tận, vang dội trong tim nhịp điệu hòa bình…
Thiên nhiên, ôi quyến rũ và duyên dáng an ủi ta trước vô vọng cuộc đời. Và em hỡi, hãy bay lên trong bầu trời xanh thẳm, trên đôi cánh tay vàng của giấc mộng thiêng liêng.”
Trước khi bàn đến bài thơ của Bích Trần, mời đọc một bài thơ không vần của Nguyên Sa mà cách đây trên 50 năm đã làm say mê đắm đuối biết bao tâm hồn ở tuổi thanh xuân thời ấy:
BẦU TRỜI ƯỚC VỌNG
“Ngày mới mọc, dưới bầu trời xanh thẳm, hòa giọng ca, chim nhí nhảnh chuyền cành. Vệt nắng mới tràn trề trên khung cửa, mùi cỏ thơm quyến rủ cánh đồng hoang.
Mặt trời chiếu, vô vàn ngàn tia sáng, vuốt ve yêu những chiếc lá ngoan hiền.
Em run rẩy trong hương thơm buổi sáng, hoa nở trên cành hôn không khí màu xanh. Thịt da em xa hoa như gấm lụa, mềm mại dịu dàng là lượt Satin.
Say đắm trước thiên nhiên huyền diệu em ngước nhìn ngàn tia sáng mong manh! Ánh sáng trong veo lấp đầy miền không gian vô tận, vang dội trong tim nhịp điệu hòa bình…
Thiên nhiên, ôi quyến rũ và duyên dáng an ủi ta trước vô vọng cuộc đời. Và em hỡi, hãy bay lên trong bầu trời xanh thẳm, trên đôi cánh tay vàng của giấc mộng thiêng liêng.”
Trước khi bàn đến bài thơ của Bích Trần, mời đọc một bài thơ không vần của Nguyên Sa mà cách đây trên 50 năm đã làm say mê đắm đuối biết bao tâm hồn ở tuổi thanh xuân thời ấy:
MỜITôi trân trọng mời em dự chuyến tàu tình ái.Trong một phút, một giây cuộc hành trình sẽ mở. Tôi mời em.Trân trọng mời em cùng đi, cùng khai mạc cuộc đời.Em đến ngay điEm đến ngay cho cuộc hành trình được mởGió được nổi lên từ mớ tóc phiêu bồng,thuyền dong thả từ đường môi óng ả.Và ngực căng buồm,mắt trông tìm vội vã:Tôi đi vào kiều diễm của thân em.Nguyên Sa
Thử so sánh hai bài thơ, Ta thấy “Mời” của Nguyên Sa là môt bài thơ tỏ tình, gói gọn sự đam mê dục vọng. Ngược lại, “Bầu Trời Ước Vọng” của Bích Trần là một bài thơ tả cảnh, lồng vào dó sự thăng hoa của tâm hồn trong buổi bình minh. Tất nhiên hai nhà thơ ở hai thời đại khác, có đề tài khác, có ước vọng khác, nên đem so sánh với nhau là bất cập. Thế nhưng, ở một mặt nào đó, ta tìm thấy sự đồng điệu của họ trong sự rung động tâm hồn, làm cho thơ như muôn ngàn sợi đây thanh tao chuyển động. Ở Nguyên Sa, ta chỉ nghe tiếng thơ âm vọng trong hồn. Ở Bích Trần ta nghe tiếng thơ âm vọng vút trên tầng cao, tỏa trong không gian và tràn mùi thơm vào cảnh vật:
“Ngày mới mọc, dưới bầu trời xanh thẳm, hòa giọng ca, chim nhí nhảnh chuyền cành. Vệt nắng mới tràn trề trên khung cửa, mùi cỏ thơm quyến rũ cánh đồng hoang”.
Thế rồi, tất cả âm vọng trong thiên nhiên truyền vào tâm hồn nhà thơ sự cảm xúc vô biên. Nhà thơ tưởng mình tan ra, biến thành hương, thành khói hòa nhập trong không gian, thấm vào hồn cây cỏ:
“Mặt trời chiếu, vô vàn ngàn tia sáng, vuốt ve yêu những chiếc lá ngoan hiền.
Em run rẩy trong hương thơm buổi sáng, hoa nở trên cành hôn không khí màu xanh. Thịt da em xa hoa như gấm lụa, mềm mại dịu dàng là lượt Satin.”
Ở những thời điểm thăng hoa như thế nầy, nhiều nhà thơ thường hưởng thụ nó như hưởng thụ niềm hạnh phúc ở chốn cực lạc, ở thiên đàng vinh hiển hay ở cõi tình yêu thắm thiết vĩnh hằng. Bích Trần thì không, nhà thơ không mê hoặc vì ảo vọng, nhà thơ tỉnh táo nhìn nhận niềm hạnh phúc đang ở giữa thế gian và đem hạnh phúc đó làm cho “vang dội trong con tim nhịp điệu hòa bình”, có nghĩa là hướng hạnh phúc đó vào cuộc đời, vào tha nhân, vào cuộc sống hiện tại:
“Say đắm trước thiên nhiên huyền diệu em ngước nhìn ngàn tia sáng mong manh! Ánh sáng trong veo lấp đầy miền không gian vô tận, vang dội trong tim nhịp điệu hòa bình…”
Quả như vậy, ở khổ thơ cuối cùng, Bích Trần đã bay lên, bay cao, bay vào giấc mộng thiêng liêng trên đôi cánh tay của thiên nhiên, của bình minh tươi đẹp, nhưng giấc mộng không phải là giấc thụy du mà là một hiện thực tưởng như mơ của bầu trời xanh thẳm:
“Thiên nhiên, ôi quyến rũ và duyên dáng an ủi ta trước vô vọng cuộc đời. Và em hỡi, hãy bay lên trong bầu trời xanh thẳm, trên đôi cánh tay vàng của giấc mộng thiêng liêng.”
Đọc “Bầu Trời Ước Vọng” của Bích Trần ta cảm nhận đây là một bầu trời thật, không phải là bầu trời ước vọng. Ước vọng thường là cái chưa đến, chưa có trong hiện thực, nhưng bầu trời của Bích Trần mô tả là bầu trời mà ai cũng có một hay nhiều lần trong đời. Phải chăng Bích Trần dùng hai từ “Ước Vọng” vì nhà thơ ước vọng bầu trời “quyến luyến vô biên” đó, bầu trời làm cho “vang dội trong tim nhịp điệu hòa bình” sẽ hiện hữu trong mỗi bình minh, sẽ có luôn luôn trong cuộc đời nầy.
Đọc “Bầu Trời Ước Vọng” ta được đắm mình trong ánh xuân thiều, được tắm mình trong mùi thơm quyến rũ thanh khiết của đất trời, được nghe chim hót, được bay cao lên bầu trời xanh thẳm. Đó là cảm nhận tự nhiên khi đọc thơ, không cần suy tư, không cần lý luận. Thơ cho ta cảm nhận cũng giống y như một bình mình nào đó ta thấy “Ngày mới mọc/ Dưới bầu trời xanh thẳm” và tâm hồn ta lúc ấy sẽ bay lên “Trên cánh tay vàng của giấc mộng thiêng liêng”.
Châu Thạch
“Ngày mới mọc, dưới bầu trời xanh thẳm, hòa giọng ca, chim nhí nhảnh chuyền cành. Vệt nắng mới tràn trề trên khung cửa, mùi cỏ thơm quyến rũ cánh đồng hoang”.
Thế rồi, tất cả âm vọng trong thiên nhiên truyền vào tâm hồn nhà thơ sự cảm xúc vô biên. Nhà thơ tưởng mình tan ra, biến thành hương, thành khói hòa nhập trong không gian, thấm vào hồn cây cỏ:
“Mặt trời chiếu, vô vàn ngàn tia sáng, vuốt ve yêu những chiếc lá ngoan hiền.
Em run rẩy trong hương thơm buổi sáng, hoa nở trên cành hôn không khí màu xanh. Thịt da em xa hoa như gấm lụa, mềm mại dịu dàng là lượt Satin.”
Ở những thời điểm thăng hoa như thế nầy, nhiều nhà thơ thường hưởng thụ nó như hưởng thụ niềm hạnh phúc ở chốn cực lạc, ở thiên đàng vinh hiển hay ở cõi tình yêu thắm thiết vĩnh hằng. Bích Trần thì không, nhà thơ không mê hoặc vì ảo vọng, nhà thơ tỉnh táo nhìn nhận niềm hạnh phúc đang ở giữa thế gian và đem hạnh phúc đó làm cho “vang dội trong con tim nhịp điệu hòa bình”, có nghĩa là hướng hạnh phúc đó vào cuộc đời, vào tha nhân, vào cuộc sống hiện tại:
“Say đắm trước thiên nhiên huyền diệu em ngước nhìn ngàn tia sáng mong manh! Ánh sáng trong veo lấp đầy miền không gian vô tận, vang dội trong tim nhịp điệu hòa bình…”
Quả như vậy, ở khổ thơ cuối cùng, Bích Trần đã bay lên, bay cao, bay vào giấc mộng thiêng liêng trên đôi cánh tay của thiên nhiên, của bình minh tươi đẹp, nhưng giấc mộng không phải là giấc thụy du mà là một hiện thực tưởng như mơ của bầu trời xanh thẳm:
“Thiên nhiên, ôi quyến rũ và duyên dáng an ủi ta trước vô vọng cuộc đời. Và em hỡi, hãy bay lên trong bầu trời xanh thẳm, trên đôi cánh tay vàng của giấc mộng thiêng liêng.”
Đọc “Bầu Trời Ước Vọng” của Bích Trần ta cảm nhận đây là một bầu trời thật, không phải là bầu trời ước vọng. Ước vọng thường là cái chưa đến, chưa có trong hiện thực, nhưng bầu trời của Bích Trần mô tả là bầu trời mà ai cũng có một hay nhiều lần trong đời. Phải chăng Bích Trần dùng hai từ “Ước Vọng” vì nhà thơ ước vọng bầu trời “quyến luyến vô biên” đó, bầu trời làm cho “vang dội trong tim nhịp điệu hòa bình” sẽ hiện hữu trong mỗi bình minh, sẽ có luôn luôn trong cuộc đời nầy.
Đọc “Bầu Trời Ước Vọng” ta được đắm mình trong ánh xuân thiều, được tắm mình trong mùi thơm quyến rũ thanh khiết của đất trời, được nghe chim hót, được bay cao lên bầu trời xanh thẳm. Đó là cảm nhận tự nhiên khi đọc thơ, không cần suy tư, không cần lý luận. Thơ cho ta cảm nhận cũng giống y như một bình mình nào đó ta thấy “Ngày mới mọc/ Dưới bầu trời xanh thẳm” và tâm hồn ta lúc ấy sẽ bay lên “Trên cánh tay vàng của giấc mộng thiêng liêng”.
Châu Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét