Tranh Gustave Klimt
* Lời vào bài của tác giả:
Chủ đề của bài viết này là bàn về vấn đề “thân xác”, liên hệ đến “bản năng” của con người; không phải là truyện X, xin các bạn hiểu cho. Bản năng có thể được kiểm soát, thăng hoa hay buông thả là tùy theo mỗi cá nhân.
***
Hằng ngày vang tiếng cười giòn tan trong căn nhà ấm cúng, trung lưu của cặp đôi hoàn hảo – người vợ xinh đẹp và người chồng trí thức, chức vụ, lương cao, tương lai đầy hứa hẹn – sau giờ làm việc, sau bửa cơm chiều trước giàn tivi.
Một buổi chiều nọ, cũng vẫn những tiếng cười hạnh phúc; thình lình một tên cướp lực lưỡng phá cửa xông vào, tay cầm vũ khí. Hắn uy hiếp rồi trói cặp vợ chồng lại. Sau đó hắn lục soát căn nhà, tìm lấy tư trang, tiền bạc.
Trấn lột xong, vừa định bỏ đi, chợt tên cướp quay mắt nhìn người vợ rồi vội đến lôi cô vào phòng ngủ, xô ngã ngữa ra giường. Có tiếng sột soạt của quần áo bị lột. Cô gái vùng vẫy, cào cấu, chống cự nhưng vô vọng trước sự lực lưỡng và hung bạo của tên cướp. Hắn đổ ập lên thân người cô, đôi môi tham lam cùng khắp… Cô gái cố gắng đẩy hắn ra, nhưng không thể trước sức mạnh và sự bạo cuồng. Hai tay cô cuối cùng đành phải buông xuôi, rồi phó mặc…
Có tiếng động nhịp nhàng, nhịp nhàng… Cô gái bất động, im lặng… Có tiếng thở càng ngày càng gấp của tên cướp. Tiếng động trong phòng ngủ càng lúc càng nhặt nhịp, nhặt nhịp… Một lâu sau chợt vọng lên tiếng rên của cô gái; lúc đầu yếu ớt, mơ hồ, sau càng ngày càng rõ thêm. Hai bàn tay cô gái đang buông xuôi, bất động thình lình nhúc nhích bấu mạnh vào drap giường. Tiếng động của nhịp độ lên xuống càng tăng và tiếng thở tên cướp càng dồn dập. Hình như thân hình cô gái cong rướn lên…
Xong việc, tên cướp mặc đồ lại rồi vội vã thoát đi, bỏ lại cô gái nằm sải chân tay bất động. Chợt đôi mắt cô ứa hai dòng lệ, và từ đôi môi cô, chợt phát ra lời than não lòng:
– Hết rồi anh ơi! Hết rồi anh ơi!
Và từ đó căn nhà không còn vang tiếng cười giòn tan nữa. Khuôn mặt cô gái luôn thẩn thờ, với đôi mắt xa xăm.
Nguyên Lạc
…………………..
* Tìm đọc thêm:
– “Ca Tụng Thân Xác”: sách của GS Nguyễn Văn Trung (1930?) - GS dạy văn học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn trước 1975.
– Phụ lục: Thụy Khuê viết về “Ca Tụng Thân Xác” của Nguyễn Văn Trung:
[ … Thân xác bị lãng quên, bị bỏ quên, con người đâm ra không biết gì về thể xác của mình: Con người xa lạ với thể xác của mình. Triết học hiện đại (hiện sinh) cho rằng không thể tách rời thể xác với tinh thần: Khi ốm đau, đói khát, thì tinh thần cũng chịu, không thể minh mẫn mà suy nghĩ được, cho nên: Tôi là thể xác tôi. Do đó có thể nói: con người hiện diện ở đời bằng thân xác, nhưng lại ở trong một tình trạng vong bản vong thân thường xuyên, nghiã là quên mình vì tâm trí lúc nào cũng ở nơi khác, ở đâu đó, chỉ chăm chú đến những đối tượng ngoài mình.
Vì vậy con người cần phải “khám phá” lại mình, khám phá thân xác, lúc ốm đau đói rét, lúc soi gương, lúc xấu hổ e thẹn… để thấy rằng “thân xác là một thực tại mở”.
Biện chứng mở giải thích vấn đề dục tính và đưa đến kết luận: thân xác là một giá trị. Ca tụng thân xác là ca tụng con người. Không chỉ có tinh thần mới thiêng liêng, thân xác cũng thiêng liêng. Vấn đề không phải là chối bỏ hay hủy diệt thân xác, nhưng phải làm sao đảm nhiệm được một cách đích thực sứ mệnh làm người trong thân phận của mình, là một vật có thân xác…]
– Link đưa đến bài viết về GS. Nguyễn Văn Trung
http://phannguyenartist.blogspot.com/2019/12/nguyen-van-trung.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét