Xưa nay đa phần chúng ta đều biết vợ của vua gọi là hoàng hậu, con trai vua gọi là hoàng tử, con gái của vua gọi là công chúa, con rể của vua gọi là phò mã nhưng con dâu của vua thì có lẽ ít người biết được gọi là gì.
Đây cũng là việc khá dễ hiểu. Trước đây các triều đại quân chủ phong kiến của ta cũng như Trung Hoa đều có quan niệm trọng nam khinh nữ. Phụ nữ thường sinh hoạt trong nhà, lo công việc nội trợ, sinh nuôi con cái, không được đi học,… hầu như họ không đóng một vai trò xã hội gì khiến họ ít được đề cập đến trong sinh hoạt xã hội. Vậy nên ngay cả khi họ là dâu của nhà vua, gọi họ là gì cũng ít được sách vở đề cập.
Con dâu của vua gọi là hoàng tức (皇媳).
Tức là dạng tắt của tức phụ đã trở nên thông dụng, có nghĩa là con dâu.
Con rể của vua vốn được gọi là hoàng tế (皇婿, tế là rể). Từ đời Nguỵ, đời Tấn, chàng rể được phong làm làm phụ mã đô uý, gọi tắt là phụ mã, âm xưa là phò mã. Đây là một chức quan chuyên trách chuyện ngựa xe cho nhà vua, anh chàng hoàng tế được cái tên phò mã là nhờ ở chức này
Sưu tầm
Theo KiếnThứcThúVị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét