Chuyên mục nhằm thuyết minh các kí tự Hán và Nôm trên các tác phẩm tranh dân gian Việt Nam, giúp người Việt Nam hiện đại cảm thụ rõ hơn nội dung các bức tranh này. Tranh dân gian là các di sản Hán - Nôm có giá trị, có sức sống bền bỉ và độ tiếp cận rộng rãi trong dân chúng.
"Vũ Đinh" và "Thiên Ất" là cặp
tranh Đông Hồ vẽ môn thần (thần giữ cửa), dùng để trấn giữ trừ tà.
VŨ ĐINH (tranh bên trái)
THIÊN ẤT (tranh bên phải)
Thiên Ất 天乙
tức là Thành Thang 成湯
- người sáng lập nhà Thương 商
trong lịch sử Trung Hoa, nên còn gọi là Thương Thang 商湯.
Vũ Đinh 武丁
là vị vua hơn 20 đời sau của nhà Thương 商
(có tài liệu ghi thứ 21, 22 hoặc 23), tương truyền là con trai của vị vua 1 đời
trước đó là Tiểu Ất 小乙.
Tiểu Ất nối ngôi người anh của mình là Tiểu Tân 小辛,
Tiểu Tân nối ngôi người anh của mình là Bàn Canh 盘庚, Bàn Canh nối ngôi người anh của mình là
Dương Giáp 陽甲...
Có thể thấy, các thuỵ hiệu của vua nhà Thương (và vợ của
họ) trong sử sách Trung Hoa có chứa tên các can ("giáp - ất - bính - đinh
- mậu - kỉ - canh - tân - nhâm - quý" 甲乙丙丁戊己庚辛壬癸),
gắn với 10 ngày trong tuần ("tuần" 旬
xưa 10 ngày, về sau do ảnh hưởng của Ki-tô giáo đi lễ vào các ngày Chúa nhật
[Chủ nhật] nên đổi sang "tuần lễ" 7 ngày). Nghi thức cúng tế các vị
vua này diễn ra vào ngày ứng với tên can trong thuỵ hiệu.
Vị vua cuối cùng của nhà Thương là Đế Tân 帝辛 con của vua Đế Ất 帝乙. Tương truyền, Chu Vũ Vương 周武王 (người sáng lập nhà Chu 周) đã gọi Đế Tân là Trụ Vương 紂王 nghĩa là vị vua tàn ác bạo ngược. Theo
truyền thuyết, vợ của Đế Tân là Đát Kỉ 妲己
(họ tính Kỉ 己 và họ thị Hữu Tô 有蘇) vốn là hồ li tinh hoá thành.
Ung Chu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét